Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


BÙI NGỌC DIỄM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


Thành phố Hồ Chí Minh

Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam - 1

Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường

Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Ảnh

Hưởng Của Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Đến Nền Kinh Tế Việt Nam”, do Bùi Ngọc Diễm, sinh viên khóa 31, ngành Kinh tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày.


TS. Nguyễn Văn Ngãi Người hướng dẫn,



Ký tên, ngày tháng năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ


Thấm thoắt cũng tới ngày con tốt nghiệp. Cảm ơn Ba Mẹ đã sinh ra con, luôn luôn bên con trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời. Đó là nguồn động lực lớn lao để con cố gắng bay cao vươn tới những ước mơ của riêng mình.

Con sẽ không quên những gương mặt thân thương của quý thầy cô Khoa

Kinh Tế, đại học Nông Lâm, những người thầy đã dạy dỗ, dìu dắt con trong suốt thời gian theo học tại trường. Đặc biệt con muốn gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Ngãi, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ con trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Cảm ơn các bạn! Những người bạn đồng hành cùng tôi trong quãng thời gian thật ý nghĩa của thời sinh viên.

Xin gửi đến quý thầy cô, anh chị và các bạn tấm lòng tri ân, cảm ơn tất cả những gì mà mọi người đã dành cho tôi để tôi có được ngày hôm nay.

Luận văn này được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn với những hạn chế về kiến thức của tác giả nên không thể tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô, và các bạn để luận văn thêm hoàn chỉnh hơn.

Đại học Nông Lâm, ngày 15 tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực hiện

Bùi Ngọc Diễm


NỘI DUNG TÓM TẮT


BÙI NGỌC DIỄM, Tháng 6 năm 2009. “Phân Tích Những Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Đến Nền Kinh Tế Việt Nam”.


BUI NGOC DIEM, June 2009. “Analyse Impacts of The global financial crisis to Vietnam Economy”.


Khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng này đang là vấn đề nóng hổi đối với nhiều quốc gia trên thế giới không loại trừ Việt Nam. Khủng hoảng tài chính đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước và do đó nó trở thành chủ đề của rất nhiều hội thảo, các cuộc tranh luận với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà làm chính sách, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hiện nay.

Việt Nam đang tham gia ngày một sâu và rộng hơn vào hệ thống thương mại thế giới. Vì thế, những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính lần này đã để lại cho nền kinh tế Việt Nam không ít những khó khăn và thách thức. Trước hết, đó là những khó khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng suy giảm mạnh, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước trì trệ, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở mức đáng lo ngại cần phải có sự điều chỉnh kịp thời.

Bằng phương pháp mô tả và phân tích các số liệu, thông tin về hiện trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đề tài “Phân Tích Những Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Đến Nền Kinh Tế Việt Nam” được thực hiện nhằm làm rõ những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam thông qua thị trường xuất nhập khẩu, tình hình đầu tư, sự chu chuyển vốn trên thị trường tài chính và tỷ lệ thất nghiệp. Qua đó đề tài cũng thảo luận kỹ hơn về các chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế đang được áp dụng hiện nay, những thành công và hạn chế của những chính sách này. Cuối cùng là những đề xuất về các giải pháp đối phó với khủng hoảng bao gồm chính sách nới lỏng tiền tệ, chính sách mở rộng tài khóa và chính sách tỷ giá linh hoạt.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

MỤC LỤC


Trang

vii viii ix

1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3

1.4. Cấu trúc của luận văn 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 4

2.1. Một số vấn đề về kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây 4

2.1.1. Vấn đề kinh tế thế giới 4

2.1.2 Diễn biến và nguyên nhân của khủng hoảng tài chính toàn cầu 11

2.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế từ năm 1986 đến năm 2009 13

2.3. Chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế của một số nước 20

2.3.1 Trung Quốc 20

2.3.2 Thái Lan 21

2.3.3 Singapore 21

2.3.4 Philippine 22

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. Cơ sở lý luận 23

3.1.1 Khái niệm chu kỳ kinh tế 23

3.1.2 Lý thuyết về khủng hoảng tài chính 25

3.1.2.1 Khủng hoảng tiền tệ 25

3.1.2.2 Khủng hoảng ngân hàng 26

3.1.2.3 Khủng hoảng nợ nước ngoài 28

3.2 Các mô hình kinh tế được sử dụng để mô phỏng quá trình khủng hoảng 28

3.2.1 Mô hình “ Nguy cơ đồng tiền bị phá giá” 28

3.2.2 Mô hình “Nguy cơ phá sản doanh nghiệp” 29

3.2.3 Mô hình “Nguy cơ phá sản các ngân hàng” 30

3.2.4 Mô hình “Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán” 31

3.3 Mô hình dòng lưu chuyển của chi tiêu và thu nhập 32

3.4 Lý thuyết về mô hình tổng cung – tổng cầu (AS –AD) 34

3.5 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm kinh tế ở Việt Nam 37

3.6 Lý luận về các chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính 38

3.7 Phương pháp nghiên cứu 41

3.7.1 Phương pháp mô tả 41

3.7.2 Phương pháp phân tích 41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

4.1 Những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Việt Nam 42

4.1.1 Thương mại 42

4.1.2 Tình hình đầu tư 57

4.1.3 Chu chuyển vốn và thị trường tài chính 59

4.1.4 Thất nghiệp và hậu quả của khủng hoảng kinh tế đối với xã hội 63

4.2 Những giải pháp ngăn chặn suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay 65

4.3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của khủng hoảng đến Việt Nam 68

4.3.1 Chính sách tiền tệ mở rộng 70

4.3.2 Chính sách tài khóa mở rộng 72

4.3.3 Chính sách tỷ giá linh hoạt 77

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

5.1 Kết luận 82

5.2 Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



DTBB : Dự trữ bắt buộc

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế

NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NSNN : Ngân sách nhà nước

TARP : Chương trình hỗ trợ tài sản xấu XHCN : Xã hội chủ nghĩa

WB : Ngân hàng thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 2.1 Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới (IMF) 9 Bảng 2.2 Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới (WB) 10 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu phát triển Nông nghiệp 15

Bảng 4.1 Cơ cấu tăng trưởng và nhập khẩu 44

Bảng 4.2 Cơ cấu tăng trưởng và xuất khẩu 46

Bảng 4.3 Các mức lãi suất chủ yếu của NHNN năm 2008 61

Bảng 4.4 So sánh quốc tế: Quy mô chi ngân sách 74

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022