Tác Động Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ Đến Nền Kinh Tế Việt Nam

mại toàn cầu giảm 66%35. Và bài học rút ra là không nên dựng hàng rào thuế quan trong thời kỳ suy thoái.

1.2.6.2. Khủng hoảng tài chính Đông Á

Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á. Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan.

Khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Các quy định an toàn và sự giám sát thận trọng cần liên tục hoàn thiện phù hợp với sự thay đổi của môi trường; hệ thống cảnh báo sớm và những hành động sửa sai nhanh chóng có ý nghĩa rất quan trọng; quản trị công ty và các quy tắc của thị trường cũng như cơ sở hạ tầng pháp lý và tài chính cần được tạo lập để thuận lợi cho việc giải quyết sớm khủng hoảng. Để ngăn chặn tình trạng suy thoái trầm trọng hơn, cần kịp thời nới lỏng chính sách thắt lưng buộc bụng.

1.2.6.3. Khủng hoảng tài chính Mỹ

Bài học lớn nhất rút ra từ cuộc khủng hoảng này là: không nên tiến hành mua lại công việc kinh doanh khi không hiểu kỹ về nó. AIG bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm khả năng vỡ nợ tín dụng cho các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp, trong khi họ gần như không hiểu biết gì về nó. Merrill Lynch lặp lại sai lầm tương tự khi quyết định rót vốn vào các khoản đầu tư


35http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%20178.

htm

mà bản thân chúng đều là các khoản nợ khó đòi. Và Ngân hàng Mỹ có thể cũng không tránh khỏi sai lầm này khi đồng ý mua lại Merrill Lynch, mà toàn bộ hoạt động môi giới chứng khoán, ngân hàng đầu tư và danh mục đầu tư của Merrill Lynch đều vượt quá chuyên môn của Ngân hàng Mỹ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Khi xảy ra khủng hoảng, tính thanh khoản có thể biến mất ngay trong chốc lát. Quỹ phòng chống rủi ro từng cho rằng, khi các vấn đề nảy sinh, họ hoàn toàn có thể tháo gỡ từng vấn đề một cách ổn thỏa. Nhưng trên thực tế lúc đó đã không còn sự hiện diện của bất kỳ một khách hàng nào nữa - mọi người mua đều đã ra đi. Điều tương tự cũng xảy ra với Merrill Lynch, WaMu và một số tập đoàn khác. Tâm lý hoang mang, sợ hãi lan nhanh trong thị trường tới nỗi không một ai muốn bỏ tiền ra mua lại các khoản nợ của họ - dù ở bất kỳ mức giá nào. Trong khi đó, lúc Ngân hàng Mỹ (Bank of America) quyết định thực hiện thương vụ mua lại Merrill Lynch với mức giá hời – 50 tỷ USD, cũng chính là lúc họ thu về được một khoản nợ xấu lên tới 64 tỷ USD, mà theo tính toán thì cuối cùng nó sẽ vượt quá cả chi phí thực của vụ mua bán.

Những nước nhỏ không thể chỉ trông chờ vào xuất khẩu và coi đây là một yếu tố tăng trưởng lâu dài, mà phải dần dần chuyển đổi để đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, chuyển đổi từ sản xuất để xuất khẩu qua các dịch vụ. Việt Nam cũng cần rút ra các bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Nếu để hệ thống tiền tệ phát triển tự phát với sự xuất hiện các công cụ tài chính càng tinh vi, phức tạp thì càng khó quản lý. Thị trường chứng khoán phải được phát triển từng bước và phải có đủ cơ chế công khai thông tin và việc thực thi các luật lệ phải có tính minh bạch. Phát triển thị trường tài chính một cách vội vàng sẽ dễ phát sinh khủng hoảng. Đối với Việt Nam hiện nay, mục tiêu tối thượng của hệ thống tiền tệ là phải làm sao góp phần tăng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu, huy động vốn trong dân và giúp những doanh nghiệp tiếp cận với vốn. Thêm vào đó, hệ thống tiền tệ phải hoàn toàn nằm trong khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước.

Khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến xuất nhập khẩu Việt Nam - 6

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM‌‌


2.1. TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng toàn cầu và hậu quả nặng nề của nó ngày càng lộ rõ. Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng với một nền kinh tế đã hội nhập thì những tác động gián tiếp là không thể tránh khỏi.

2.1.1. Thương mại

Kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn, chiếm 30% tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường thế giới36. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên “nhất cử, nhất động” của một nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới, chưa nói tới một nền kinh tế lớn như Mỹ.

Tốc độ xuất, nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Mỹ phát triển tương đối nhanh và Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam. Mỹ chỉ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, các dự án phần lớn còn ở giai đoạn đầu và phần nhiều đầu tư vào hạ tầng dài hạn. Một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung vít chi tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm chỉ mua đủ dùng... thì nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ xuất khẩu sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Do cầu tiêu dùng tại Mỹ đang trên đà suy giảm mạnh bởi tác động của khủng hoảng tài chính, trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ


36 http://www.vcci.com.vn/kinh-te/kinh-te-viet-nam-co-vuot-qua-con-bao-tai-chinh-my

đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, từ 20,7% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm nay37. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng nhất là may mặc, giày da, gạo, cá basa, cà phê...

Cuộc khủng hoảng cũng tác động đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Nhật Bản - hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ có xu hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18%38. Xuất khẩu sẽ gặp khó khăn lớn và giảm cả số lượng và giá cả… do tổng cầu thế giới giảm và cạnh tranh trên các thị trường sẽ khó khăn, giảm thu ngoại tệ cho quốc gia, giảm sản xuất trong nước, giảm GDP, thất nghiệp tăng,…

2.1.2. Thị trường tài chính

Hoạt động ngân hàng

Tuy cuộc khủng hoảng chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, nhưng một số tác động gián tiếp là đáng kể. Trước hết, đó là diễn biến của tỷ giá và lãi suất USD. Tỷ giá USD với đồng Việt Nam trên thị trường có nhiều biến động do tâm lý của người dân.

Ngoài ra, do cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài khó khăn hơn, các hạn mức tín dụng mà các tổ chức tài chính nước ngoài dành cho các ngân hàng Việt Nam cũng đắt đỏ hơn. Bên cạnh đó, việc tìm đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân

37 www.doi-thoai.com/baimoi1208_318.html

38 http://www.economics.vnu.edu.vn/111iem-tin-kinh-te-trong-nuoc-va-quoc-te/tin-kinh-te-trong- nuoc/phong-ngua-tac-111ong-cua-khung-hoang-tai-chinh-my/print_preview

hàng Việt Nam (cả cổ phần lẫn quốc doanh) cũng sẽ khó khăn hơn trước nhiều. Ngoài ra, các hoạt động hợp tác đầu tư tài chính của các tổ chức nước ngoài với các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ giảm so với trước.

Trước tình hình đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có các biện pháp, chính sách để điều hành, ổn định tỷ giá, hạ lãi suất cơ bản, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, rà soát và kiểm soát nợ xấu của các ngân hàng thương mại.

Thị trường chứng khoán

Hiện nay, trong thời kỳ khủng hoảng, lợi nhuận của đa số các công ty suy giảm mạnh, tình trạng các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản diễn ra phổ biến. Khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại khó có khả năng phục hồi.

Luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và đã có hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường. Việc nhà đầu tư nước ngoài có biểu hiện rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước.

Với những nhà đầu tư riêng lẻ như các ngân hàng, tổ chức tài chính thời gian tới cũng sẽ phải tính lại và có thể bán ra để cơ cấu lại danh mục cũng như sắp xếp lại nguồn lực đầu tư. Việc các tổ chức này bán ra mạnh liên tục trong vài ngày có thể tạo ra tâm lý “bầy đàn” kéo theo sự tháo chạy trên thị trường.

Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc bán tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao, do tính thanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các

doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao.

2.1.3. Đầu tư nước ngoài

Trong những năm tới, khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Về ngắn hạn, khủng hoảng ở Mỹ chưa có tác động lớn đến Việt Nam do dòng vốn đầu tư vào Việt Nam hầu hết bắt nguồn từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,...

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã không chỉ dừng lại ở Mỹ mà đã lan sang các nước phát triển khác, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các nước châu Á, nơi chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam39, cũng đang chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng. Việc huy động vốn trên thế giới sẽ gặp nhiều khó

khăn do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn. Hậu quả là các nhà đầu tư sẽ hạn chế tăng thêm đầu tư mới và thực hiện các dự án đã cam kết. Đã có xu hướng một số công ty mẹ ở chính quốc yêu cầu các chi nhánh tại Việt Nam phải giảm đầu tư để rút vốn về để tháo gỡ khó khăn cho các công ty mẹ. Do vậy, trong dài hạn, nếu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới không bị chặn lại thì chắc chắn nó sẽ tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng đã bước đầu có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Số dự án FDI đăng ký mới có xu hướng chững lại. 9 tháng đầu năm 2008 có 885 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký là 56,27 tỉ USD40. Đến tháng 10-2008, tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỉ USD, tháng 11/2008


39 http://www.vnfa.com/anews09/0901_105.html

40 http://www.ktdt.com.vn/print.asp?newsid=107258

cả nước có 106 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký 726 triệu USD và tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu USD.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm 2009 đến 20/3/2009 đạt 6 tỷ USD, giảm 40,1% so với cùng kỳ năm 2008, gồm có: Vốn đăng ký mới 2,2 tỷ USD của 93 dự án được cấp phép (giảm 72,2% về dự án và giảm 69,7% về vốn so với cùng kỳ năm trước)

Giải ngân vốn FDI cũng có thể sẽ giảm, khi mà trong tình hình khó khăn hiện nay, các công ty đầu tư vào Việt Nam sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch tài chính và đầu tư. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân. Ngay cả các dự án FDI đang triển khai cũng có thể bị chững lại, vì rất có thể, các công ty sẽ phải cân đối lại nguồn vốn, bảo đảm tài chính an toàn trong khủng hoảng. Riêng các dự án mới cấp phép, nếu chủ đầu tư bị tổn thương lớn từ cuộc khủng hoảng này, thì có thể bị tạm dừng triển khai, thậm chí rút bỏ. Do vậy, năm 2009 - 2010, tốc độ giải ngân vốn FDI được dự báo là sẽ theo xu hướng chậm lại.

Những dự báo ban đầu cho thấy, số vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam trong những năm tới sẽ có xu hướng giảm do nguồn vốn đầu tư của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và dự trữ cho vay của các nước phát triển được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính.

Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất nhằm hưởng chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường mang tính đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo VND vào USD của Việt Nam trong khi lãi suất VND vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số

giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có thể tạo áp lực tỷ giá cho VND.

Dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn. Trong một vài năm trở lại đây, dòng kiều hối về Việt Nam tăng mạnh, với mức doanh số 8 tỉ - 10 tỉ USD/năm. Ngoài mục đích hỗ trợ thân nhân và đầu tư vào kinh doanh, một phần không nhỏ của dòng kiều hối này được đầu tư vào chứng khoán và bất động sản - những lĩnh vực hiện nay không còn "nóng" như trước. Hơn nữa, một phần lớn nguồn kiều hối về Việt Nam lại từ nước Mỹ, nơi tăng trưởng kinh tế đang sa sút và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Điều này khiến cho dòng kiều hối trong các năm tới có thể cũng sẽ suy giảm.

Hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư vẫn cam kết nhiều vì họ tin tưởng vào tương lai và triển vọng đi lên của nền kinh tế nước ta. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, tác động của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức độ nhất định và sẽ được khắc phục trong thời gian tới. Một điểm thuận lợi nữa của Việt Nam là các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, EU đã hướng vào khu vực Đông - Nam Á và có chiến lược đầu tư dài hạn trong 10 năm tới.

2.1.4. Tăng trưởng kinh tế

Những tác động trực tiếp và gián tiếp của khủng hoảng tài chính thế giới đang và sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 chỉ đạt khoảng 6.237%, thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 7%.

Tháng 4/2009, các chuyên gia IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2009 từ 4,8% xuống còn 3,3%. Với những tác động ban đầu của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngoài, thương mại, tài chính tiền tệ,... trong thời gian vừa qua, cũng như phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng đến kinh tế thế giới như đã phân tích ở trên, nền kinh tế nước ta cũng sẽ còn gặp khó khăn trong năm 2009 và các năm tiếp theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022