Hình 19: Tiến trình cài đặt file SAP Crystal Report 32
Hình 20: Hoàn thành cài đặt file SAP Crystal Report 33
Hình 21: Giao diện đăng nhập 33
Hình 22: Giao diện chính của chương trình 34
Hình 23:Form tùy chỉnh 35
Hình 24:Form danh mục 36
Hình 25:Form quản lý khoa 37
Hình 26:Form quản lý ngành 37
Hình 27:Form quản lý niên khóa 38
Có thể bạn quan tâm!
- Phần mềm quản lý thông tin sinh viên - 1
- M I Quan Hệ Hoạt Ng Ngoại Khóa V I Tổ Chức Hoạt Ng
- Phần mềm quản lý thông tin sinh viên - 4
- Tiến Tr Nh Ài Ặt File Crforvs_13_0_12.exe
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
Hình 28:Form quản lý học kỳ - năm học 38
Hình 29:Form quản lý lớp 39
Hình 30:Form quản lý sinh viên 39
Hình 31:Form nhập sinh viên 40
Hình 32: Thông báo lưu thành công 40
Hình 33: Form sửa sinh viên 41
Hình 34: Thông báo sửa thành công 41
Hình 35: Form kiểm tra sửa sinh viên 42
Hình 36: Form nhập điểm từ excel 42
Hình 37: Form báo cáo / thống kê sinh viên trong lớp 43
Hình 38: In sinh viên trong lớp 43
Hình 39: Excel sinh viên trong lớp 44
Hình 40: Form quản lý điểm 45
Hình 41: Form nhập điểm 45
Hình 42: Form báo cáo / thống kê điểm môn học 46
Hình 43: In điểm môn học 46
Hình 44: Excel điểm môn học 47
Hình 45: In điểm cá nhân sinh viên trong lớp 47
Hình 46: Form báo cáo / thống kê điểm cá nhân sinh viên 48
Hình 47: In điểm cá nhân sinh viên 49
Hình 48: Excel điểm cá nhân sinh viên 49
Hình 49: Form báo cáo / thống kê điểm sinh viên theo học kỳ 50
Hình 50: In điểm sinh viên theo học kỳ 50
Hình 51: Excel điểm sinh viên theo học kỳ 51
Hình 52: Form quản lý hoạt động ngoại khóa 51
Hình 53: Form quản lý tổ chức hoạt động 52
Hình 54: Form quản lý sinh viên tham gia hoạt động 52
Hình 55: Form nhập sinh viên tham gia hoạt động 53
Hình 56: Form báo cáo / thống kê sinh viên tham gia hoạt động 53
Hình 57: In sinh viên tham gia hoạt động 54
Hình 58: Excel sinh viên tham gia hoạt động 54
Hình 59: Form quản lý môn học 55
Hình 60: Form quản lý chương trình đào tạo 56
Hình 61: Form báo cáo / thống kê chương trình đào tạo 56
Hình 62: In chương trình đào tạo 57
Hình 63: Excel chương trình đào tạo 57
TÓM TẮT, ABSTRACT VÀ TỪ KHÓA
I. Tóm tắt
Hầu hết hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp đều áp dụng công nghệ vào quản lý các công việc thường ngày để thay thế cho việc quản lý một cách thủ công bằng sức người, vốn dễ nhầm lẫn, độ chính xác và tin cậy không cao, và ở lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ, trường Đại học Tây Đô mỗi năm phải tiếp đón một lượng lớn sinh viên nhập học. Do đó, đòi hỏi việc quản lý thông tin sinh viên phải được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. Xuất phát từ nhu cầu đó em đã quyết định xây dựng đề tài Quản lý thông tin sinh viên. Đề tài tập trung xây dựng vào các chức năng quản lý điểm và quản lý hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, nhập xuất danh sách sinh viên, bảng điểm sinh viên, danh sách sinh viên tham gia hoạt động. Nhìn chung đề tài đã xây dựng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản về một phần mềm quản lý thông tin sinh viên. Về hướng phát triển, phần mềm cần cập nhập thêm tính năng như: Hỗ trợ web tra cứu cho sinh viên, xây dựng cổng giao tiếp với các phần mềm quản lý khác của trường.
II. Abstract
Currently, organizations, enterprises are adopting the technology to manage the
routine work to replace the manually managed by who, which easily confused, accuracy and reliability is not high. In the field of education, Taydo University school has so many students to the school each year. Therefore, the student information management must be done quickly and accurately. That's why I have chosen and the construction of the subject: "information management". The project was the construction of the functions: the management point and managing extracurricular activities for students, enter the export list of students, student transcripts, a list of students active participants.In General, the subject has built the basic requirements of a software to manage student information. In the future, the software will need updates and add features such as: support for lookup web for student, students communicate with other management software of school.
III. Từ khóa
Quản lý sinh viên (student management) Sinh viên (student)
Quản lý điểm (transcript management) Hoạt động (activity)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
I. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, các chương trình quản lí không còn xa lạ với chúng ta. Quản lý đã xâm nhập vào các lĩnh vực như giáo dục, kinh doanh,… đặc biệt trong giáo dục và đào tạo, công tác quản lí thông tin sinh viên trong quá trình học tập là rất quan trọng, phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao. Ứng dụng Công nghệ Thông tin vào trong quản lý giúp người dùng giảm thiểu đi việc quản lý thủ công mất nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao.
Nắm bắt được xu thế đó, nên em đã tìm hiểu và nghiên cứu xây dựng chương trình Quản lý thông tin sinh viên nhằm hỗ trợ các nhà quản lý trong việc quản lý thông tin sinh viên một cách có hiệu quả.
- Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quản lý thông tin sinh viên của trường Đại học Tây Đô.
Các công cụ dùng để xây dựng chương trình: SQL Server 2008 và Visual studio C# 2012, Devexpress v16.2.
- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng vào quản lý sinh viên tại trường Đại học Tây Đô.
- Mục đích nghiên cứu
Quản lý thông tin sinh viên gồm có điểm và các hoạt động ngoại khóa sinh viên tham gia.
Quản lý khoa, ngành, lớp.
Quản lý các môn học, học kỳ, niên khóa.
Tối ưu việc nhập điểm.
Đưa ra các báo cáo, thống kê tổng hợp bằng report hoặc excel.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu nghiệp vụ quản lý sinh viên tại trường Đại học Tây Đô.
- Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực tế hệ thống kết hợp nghiên cứu lý thuyết để xây dựng cơ sở dữ liệu.
Lựa chọn công cụ lập trình và tiến hành xây dựng các module xử lý.
Cài đặt và chạy thử chương trình.
Microsoft SQL Server 2008: Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Microsoft Visual Studio 2012: Dùng để lập trình.
Developer Express v16.2.5: Dùng để thiết kế giao diện chương trình.
Chương trình cài đặt trên Windows.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Giúp em hiểu về nghiệp vụ của quản lý thông tin sinh viên.
Áp dụng kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống thông tin.
Hiểu về ngôn ngữ lập trình c#.
II. Mô tả vấn đề và cách giải quyết
II.1. Phân tích nghiệp vụ
Phòng quản lý sinh viên cần quản lý toàn bộ sinh viên đang theo hoc tại trường, mỗi sinh viên trong trường sẽ được gán một mã số sinh viên duy nhất, thông tin của một sinh viên trong trường bao gồm họ tên sinh viên, ngày sinh, giới tính, dân tộc, địa chỉ, thành phố, số điện thoại.
Một khoa trong trường sẽ có một hoặc nhiều ngành và một ngành cũng sẽ có một hoặc nhiều lớp, khi sinh viên tiến hành nhập học tại trường thì sinh viên đó sẽ thuộc một lớp dựa vào ngành học của sinh viên đó. Phòng quản lý sinh viên sẽ tiến hành nhập danh sách sinh viên từ phần mềm hoặc từ file excel.
Khi cố vấn học tập cần thống kê danh sách sinh viên trong lớp phòng quản lý sinh viên sẽ in danh sách sinh viên trong lớp đó cho cố vấn học tập.
Mỗi ngành học sẽ học nhiều môn học giống hoặc khác nhau tùy theo khung chương trình đào tạo của mỗi ngành.
Vào cuối học kỳ sau khi có kết quả thi của sinh viên phòng quản lý sinh viên sẽ tiến hành nhập điểm thi lần 1 theo môn học cho toàn bộ cho sinh viên trong lớp, trường hợp sinh viên thi lại lần 2 phòng đào tạo sẽ cập nhật lại điểm lần 2 và điểm tích lũy của sinh viên sẽ lấy điểm cao nhất trong 2 lần thi.
Khi có kết quả thi của từng môn học phòng quản lý sinh viên sẽ xuất bảng điểm cho từng lớp.
Khi sinh viên cần xem lại điểm toàn bộ các môn mình đã học phòng đào tạo sẽ xuất bảng điểm cá nhân cho sinh viên đó.
Mỗi học kỳ nhà trường sẽ tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên đăng ký tham gia những sinh viên đăng ký tham gia hoạt động khóa sẽ được đánh giá như sau: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Dựa vào danh sách sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa trong học kỳ đó nhà trường sẽ tiến hành xét điểm rèn luyện cho sinh viên trong học kỳ đó.
II.2. Chức năng chính của chương trình
- Quản lý cập nhật thông tin sinh viên.
- Nhập điểm, nhập danh sách sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa.
- Báo cáo / thống kê: danh sách sinh viên theo lớp, bảng điểm theo lớp – môn học, bảng điểm cá nhân cho cả lớp, bảng điểm cá nhân sinh viên, danh sách sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa trong học kỳ, chương trình đào tạo.
CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT
I. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
Hệ thống: Là tập hợp các phần tử có những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau cùng
hoạt động chung cho một số mục tiêu nào đó. Trong hoạt động có trao đổi vào ra với môi trường ngoài.
Hệ thống quản lý: Là một hệ thống có một mục đích mang lại lợi nhuận hoặc lợi ích nào đó. Đặc điểm của hệ thống là có sự tham gia của con người và có trao đổi thông tin.
Hệ thống thông tin (information system) : Là một hệ thống sử dụng công nghệ
thông tin để thu thập, truyền, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều quá trình kinh doanh.
II. Ngôn ngữ lập trình C#
II.1. Giới thiệu về ngôn ngữ C#
C# là một trong rất nhiều ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ bởi .NET Framework (như C++, Java,VB…). Có thể hiểu đơn giản đây là một trung tâm biên dịch trong đó tất cả các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi .NET Framework sẽ được chuyển đổi ra MSIL (một dạng mã trung gian) rồi từ đấy mới được biên dịch tức thời (Just in time Compiler – JIT Compiler) thành các file thực thi như exe. Một thành tố quan trọng nữa trong kiến trúc
.NET Framework chính là CLR (.NET Common Language Runtime), khối chức năng cung cấp tất cả các dịch vụ mà chương trình cần giao tiếp với phầncứng, với hệ điều hành. C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến
.NET Framework mà tất cả các chương trình .NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào Framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy bỏ bởi trình dọn rác Garbage-Collector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng hạn như class, delegate, interface, exception, v.v, phản ánh rò ràng những đặc trưng của .NET runtime.
II.2. Đặc trưng của ngôn ngữ C#
C# là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Ra đời sau ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng C++ và Java nên nó kết tinh những ưu điểm của hai ngôn ngữ trên.
Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng:
- Tính trừu tượng (abstraction): Đây là khả năng của chương trình bỏ qua hay không chú ý đến một số khía cạnh của thông tin mà nó đang trực tiếp làm việc lên, nghĩa là nó có khả năng tập trung vào những cốt lòi cần thiết. Mỗi đối tượng phục vụ như là một "động tử" có thể hoàn tất các công việc một cách nội bộ, báo cáo, thay đổi trạng thái của nó và liên lạc với các đối tượng khác mà không cần cho biết làm cách nào đối tượng tiến hành được các thao tác. Tính chất này thường được gọi là sự trừu tượng của dữ liệu.
Tính trừu tượng còn thể hiện qua việc một đối tượng ban đầu có thể có một số đặc điểm chung cho nhiều đối tượng khác như là sự mở rộng của nó nhưng bản thân đối tượng ban đầu này có thể không có các biện pháp thi hành. Tính trừu tượng này thường được xác định trong khái niệm gọi là lớp trừu tượng hay lớp cơ sở trừu tượng.
- Tính đóng gói (encapsulation) và che giấu thông tin (information hiding): Tính chất này không cho phép người sử dụng các đối tượng thay đổi trạng thái nội tại của một đối tượng. Chỉ có các phương thức nội tại của đối tượng cho phép thay đổi trạng thái của nó. Việc cho phép môi trường bên ngoài tác động lên các dữ liệu nội tại của một đối tượng theo cách nào là hoàn toàn tùy thuộc vào người viết mã. Đây là tính chất đảm bảo sự toàn vẹn của đối tượng.
- Tính đa hình (polymorphism): Thể hiện thông qua việc gửi các thông điệp (message). Việc gửi các thông điệp này có thể so sánh như việc gọi các hàm bên trong của một đối tượng. Các phương thức dùng trả lời cho một thông điệp sẽ tùy theo đối tượng mà thông điệp đó được gửi tới sẽ có phản ứng khác nhau. Người lập trình có thể định nghĩa một đặc tính (chẳng hạn thông qua tên của các phương thức) cho một loạt các đối tượng gần nhau nhưng khi thi hành thì dùng cùng một tên gọi mà sự thi hành của mỗi đối tượng sẽ tự động xảy ra tương ứng theo đặc tính của từng đối tượng mà không bị nhầm lẫn.
Ví dụ khi định nghĩa hai đối tượng "hinh_vuong" và "hinh_tron" thì có một phương thức chung là "chu_vi". Khi gọi phương thức này thì nếu đối tượng là "hinh_vuong" nó sẽ tính theo công thức khác với khi đối tượng là "hinh_tron".
- Tính kế thừa (inheritance): Đặc tính này cho phép một đối tượng có thể có sẵn các đặc tính mà đối tượng khác đã có thông qua kế thừa. Điều này cho phép các đối tượng chia sẻ hay mở rộng các đặc tính sẵn có mà không phải tiến hành định nghĩa lại. Tuy nhiên, không phải ngôn ngữ định hướng đối tượng nào cũng có tính chất này.
II.3. Mô hình 3 lớp
Mô hình 3-layer gồm có 3 phần chính :
- Presentation Layer (GUI) : Lớp này có nhiệm vụ chính giao tiếp với người dùng. Nó gồm các thành phần giao diện ( win form, web form,…) và thực hiện các công việc như nhập liệu, hiển thị dữ liêu, kiểm tra tính đúng đắn dữ liệu trước khi gọi lớp Business Logic Layer (BLL).