Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

*****


NGUYỄN THỊ HỒNG VINH


NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

*****

NGUYỄN THỊ HỒNG VINH


NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.,TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO PGS.,TS. HẠ THỊ THIỀU DAO


CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62 34 02 01


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TÓM TẮT


Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm: (i) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam; (ii) Nghiên cứu tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận, an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng ước lượng dữ liệu bảng động GMM để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng cũng như tác động của nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả chi phí trung bình của các NHTM Việt Nam được đo lường bằng bao dữ liệu DEA trong giai đoạn nghiên cứu đạt 69,3%, tức là còn lãng phí các nguồn lực đầu vào. Nghiên cứu lần đầu tiên kiểm định mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam. Mối quan hệ ngược chiều này cho thấy việc kiểm soát chi phí kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu phát hiện bằng chứng nhóm các yếu tố tác động ngược chiều đến nợ xấu là hiệu quả ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, vốn chủ sở hữu, dư nợ trên vốn huy động, mức độ tập trung thị trường, tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, các yếu tố tác động cùng chiều đến nợ xấu là dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, mức độ kiểm soát của chủ sở hữu, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá nhà đất. Nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận, vốn và tăng trưởng tín dụng theo hướng tiêu cực.

Với các kết quả nghiên cứu trên, luận án đã đóng góp về mặt lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ xấu với các yếu tố đặc thù ngân hàng, ngành cũng như yếu tố vĩ mô của quốc gia mới nổi như Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của các yếu tố tác động đến nợ xấu cũng như hậu quả của nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Ngoài ra, luận án đã có đóng góp quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc ổn định hệ thống ngân hàng cũng như các nhà quản trị ngân hàng trong việc kiểm soát tốt hơn các yếu tố tác động đến nợ xấu.

Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại Việt Nam, yếu tố đặc thù, yếu tố vĩ mô.


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả cam đoan luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án.

Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.

TP.HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2016

Tác giả


Nguyễn Thị Hồng Vinh


LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.,TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo và PGS.,TS. Hạ Thị Thiều Dao vì sự hướng dẫn tận tình, hỗ trợ hết lòng của hai Cô cũng như sự động viên quý báu giúp tôi hoàn thành luận án này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM và Khoa Sau Đại Học vì đã giúp đỡ tôi trong việc học tập và nghiên cứu để hoàn thiện kiến thức cũng như khả năng tư duy. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Hồ An Châu vì những góp ý quan trọng của Cô về cơ sở lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu cho luận án này. Tôi cũng cảm ơn TS. Nguyễn Minh Sáng trong việc hỗ trợ tôi thực hiện các kỹ thuật ước lượng cũng như cung cấp một số dữ liệu nghiên cứu. Xin cảm ơn các đồng nghiệp khoa Kinh tế Quốc tế đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian qua.

Cuối cùng, tôi cũng gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình tôi, những người thân yêu luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập của mình. Trên hết, xin cảm ơn Chúa là Đấng tôi tin đã thêm sức mạnh để tôi có thể hoàn thành luận án.

TP.HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2016 Tác giả


Nguyễn Thị Hồng Vinh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

---------∆---------


Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AMC

Asset Management Company

Công ty Quản lý tài sản

BĐS


Bất động sản

CSTT


Chính sách tiền tệ

ctg


Các tác giả

DEA

Data Envelopment Analysis

Phân tích bao dữ liệu

DEAP 2.1

Data Envelopment Analysis Program Version 2.1

Phần mềm phân tích bao dữ liệu phiên bản 2.1

FSIS

Financial Soundness Indicators

Chỉ số lành mạnh tài chính

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

Generalized method of moments

Phương pháp ước lượng Tổng

quát hóa dựa trên Moment

IAS

International Accounting Standards

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

International Finalcial Reporting Standards

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc

tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

NHTMCP


Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMNN


Ngân hàng thương mại nhà nước

UBGSTC


Ủy ban Giám sát Tài chính

TCTD


Tổ chức tín dụng

VAMC

Vietnam Asset Management Company

Công ty TNHH một thành viên Quản lý Tài sản của các TCTD

Việt Nam

VAS

Vietnam Accounting Standards

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC BIẾN

---------∆---------


Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CE

Cost Efficiency

Hiệu quả chi phí

CR4

Concentration Ratio

Hệ số tập trung 4 NHTM

ESI

Real estate Price Index

Chỉ số giá bất động sản

ETA

Equity to total assets ratio

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài

sản

EXI

Exchange rate index

Tỷ giá hối đoái trung bình

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

HHI

Herfindahl-Hirschman Index

Chỉ số tập trung thị trường

INF

Inflation, average consumer price

Tỷ lệ lạm phát

IR

Lending interest rate

Lãi suất cho vay

LDR

Total loans to customer deposit ratio

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tiền gửi khách hàng

LGR

Bank’s Loan growth ratio

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

LLR

Loan loss reserves ratio

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên

tổng dư nợ

NPL

Non performing loan

Nợ xấu

ROA

Return on total assets

Suất sinh lời trên tổng tài sản

TA

Total assets

Tổng tài sản


DANH MỤC BẢNG

---------∆---------

Bảng 2.1. So sánh định nghĩa nợ xấu của Việt Nam và thế giới 21

Bảng 2.2. Phân loại nợ của các nước trên thế giới 23

Bảng 2.3 Lược khảo nghiên cứu tác động của nhóm yếu tố đặc thù đến nợ xấu 50

Bảng 2.4. Lược khảo nghiên cứu tác động của nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ xấu. 53 Bảng 2.5. Lược khảo nghiên cứu tác động của yếu tố đặc thù ngành đến nợ xấu 55

Bảng 2.6. Lược khảo nghiên cứu tác động của nợ xấu đến hiệu quả 57

Bảng 2.7. Lược khảo nghiên cứu tác động của nợ xấu đến vốn 58

Bảng 2.8. Lược khảo nghiên cứu tác động nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng 59

Bảng 3.1. Mô tả các biến dùng trong mô hình yếu tố tác động đến nợ xấu 73

Bảng 3.2. Mô tả các biến dùng trong mô hình tác động của nợ xấu 79

Bảng 4.1. Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 88

Bảng 4.2. Quy mô hệ thống NHTM Việt Nam 90

Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu 105

Bảng 4.4. Ma trận tương quan giữa các biến trong nghiên cứu 106

Bảng 4.5. Kiểm định tính dừng Fisher với độ trễ=1 114

Bảng 4.6. Kiểm định đồng liên kết bảng Westerlund 115

Bảng 4.7. Kết quả đo lường hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân bổ(AE) và hiệu quả chi phí (CE) của các NHTM bằng phương pháp DEA 117

Bảng 4.8. Chi phí trả lãi, chi phí nhân công, chi phí TSCĐ, hiệu quả chi phí trung bình của các NHTM Việt Nam, 2005-1015 118

Bảng 4.9. Kết quả ước lượng GMM về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam 120

Bảng 4.10. Ước lượng GMM tác động của nợ xấu đến hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí 133

Bảng 4.11. Ước lượng GMM tác động của nợ xấu đến an toàn vốn 135

Bảng 4.12. Ước lượng GMM tác động của nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng 137

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023