Thực Trạng Phát Triển Ngân Hàng Xanh Tại Việt Nam


đảm bảo mục tiêu phát triển xanh và bền vững. Trên thực tế, các hướng dẫn và các sổ tay đánh giá mang tính khuyến khích, chưa bắt buộc nhưng cũng đã có tác động tích cực trong việc áp dụng tiêu chuẩn và thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong thực hiện nghiệp vụ của NHTM. Theo kết quả khảo sát của NHNN (2019) về áp dụng tín dụng xanh trong ngành Ngân hàng, đã có 19 TCTD xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội, trong đó có 13 tổ chức tín dụng tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường xã hội vào quy trình hoạt động tín dụng xanh, 10 tổ chức tín dụng đã xây dựng được sản phẩm tín dụng ngân hàng cho tín dụng xanh, 17 tổ chức tín dụng đã sử dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngành kinh tế.

Định hướng phát triển tín dụng xanh – ngân hàng xanh cũng đã được khẳng định tại “Chiến lược Phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018), theo đó cần thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh; tăng tỷ trọng tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có hiệu lực thi hành tháng 01/01/2022, trong đó quy định Điều 149 về Tín dụng xanh Điều 150 về Trái phiếu xanh, nêu rõ định nghĩa về Tín dụng xanh “là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây: a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; b) Ứng phó với biến đổi khí hậu; c) Quản lý chất thải; d) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; đ) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; g) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.” và khuyến nghị rõ “hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đối với dự án đầu tư phải phù hợp với quy định về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay”, đồng thời “khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều này”.

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực từ ngày ký 10/01/2022 cụ thể hoá và hướng dẫn cụ thể các quy định từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy


định ưu đãi, hỗ trợ và vốn đầu tư, cấp tín dụng xanh cho các dự án, tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Tuy nhiên có thể thấy, các qui định này mới chỉ mang tính chất khuyến khích, động viên, thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh thông qua việc tăng cường nguồn vốn xanh và các công cụ huy động vốn xanh, chưa chú trọng đến các chính sách về đầu tư xanh hay thành lập các trung gian tài chính xanh, phát triển các kênh dẫn vốn xanh gián tiếp,... Việc thực hiện chính sách tín dụng hướng đến tăng trưởng xanh tại Việt Nam tuy đã đạt được kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như chính sách hỗ trợ phát triển ngành, lĩnh vực xanh vẫn rải rác, thiếu những quy định, quy chuẩn và hướng dẫn cụ thể để xác định, đo lường quản lý rủi ro liên quan đến môi trường - xã hội, các tổ chức tín dụng chưa phát huy được lợi thế hoạt động để tận dụng nguồn vốn xanh, nhất là các nguồn vốn quốc tế.

3.1.2 Thực trạng phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam

3.1.2.1 Đối với hoạt động tín dụng xanh

Các ngân hàng tại Việt Nam đã bắt đầu chú trọng xây dựng các chiến lược riêng để phát triển tín dụng xanh hiệu quả, bắt đầu từ việc sử dụng những bộ nguyên tắc đang được các ngân hàng trên thế giới sử dụng, ví dụ như Nguyên tắc xích đạo làm căn cứ để xét duyệt tài trợ cho các dự án hoặc tham khảo để tự xây dựng nên bộ chuẩn mực riêng phù hợp, ví dụ như BIDV với “Khung quản lý môi trường và xã hội”, Sacombank có hệ thống quản lý rủi ro môi trường…

Theo kết quả khảo sát của NHNN (2019) về áp dụng tín dụng xanh trong ngành ngân hàng, đã có 19 tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội, trong đó có 13 tổ chức tín dụng tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường xã hội vào quy trình hoạt động tín dụng xanh, 10 tổ chức tín dụng đã xây dựng được sản phẩm tín dụng ngân hàng cho tín dụng xanh, 17 tổ chức tín dụng đã sử dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngành kinh tế. Chính sách ưu đãi/hỗ trợ đối với các ngân hàng cho vay các lĩnh vực nhạy cảm với môi trường, khí hậu, như được cung cấp các khoản vay ưu đãi hoặc áp dụng lãi suất thấp, hoặc cấp bù lãi suất chênh lệch… cũng đã được thực hiện. Bên cạnh đó, các NHTM có tỷ trọng cho vay tín dụng xanh cao cũng được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển. Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng xanh vẫn còn khiêm tốn


trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ “tín dụng xanh” tăng tương ứng từ 1,55% năm 2015 lên mức 3,69% năm 2020 (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2021)

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ dư nợ tín dụng xanh và dư nợ tín dụng khác


2020

3,70%

96,30%

2019

3,54%

96,46%

2018

3,30%

96,70%

2017

2,73%

97,27%

2016

1,52%

98,48%

2015

1,55%

98,45%

Dư nợ các lĩnh vực khác

Dư nợ tín dụng xanh

Nguồn: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước Việt Nam

(2015-2020)

Về cơ cấu tín dụng xanh, số liệu từ Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết:

Theo kỳ hạn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh, trong đó, lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn từ 5-8%/năm, trung và dài hạn từ 9-12%/năm.

Theo lĩnh vực, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm 45% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 17%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâm nghiệp bền vững chiếm 5%.


Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng tín dụng xanh theo lĩnh vực năm 2020


Nông nghiệp xanh

22%

45%

5%


11%

Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch

Quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn

Lâm nghiệp bền vững

17%

Khác

Nguồn: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước Việt Nam

(2020)

Một số gói sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực tín dụng xanh:

Năng lượng tái tạo: Việt Nam đã có kế hoạch thúc đẩy tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo lên 21% tổng công suất lắp đặt nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng và giảm 25% lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030. Đây chính là lí do khiến ngày càng nhiều các nhà đầu tư quan tâm đến việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Nhiều ngân hàng cũng đã bắt đầu có những gói cho vay giá trị lớn để thúc đẩy phát triển ngành năng lượng xanh này.

Bảng 1.1: Một số gói tín dụng nổi bật về năng lượng tái tạo


Ngân hàng

Gói tín dụng nổi bật

BIDV

- Phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa hỗ trợ cho các hộ gia đình trong liên kết tối đa 75% tổng vốn đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái với thời hạn 12-36 tháng, lãi suất 10%/năm để đầu tư hệ thống sản xuất điện mặt trời.

- Cấp tín dụng cho nhiều dự án điện gió lớn như dự án Hường Linh và Hường Linh 2 (Quảng Trị), tổng công suất 60MW và dự án Phương Mai 3 (Bình Định), công suất 20.7 MW

Sacombank

- Chương trình cho vay lên dến 70% nhu cầu vốn đầu tư dự án

điện mặt trời dành cho khách hàng doanh nghiệp tại khu vực Tây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam - 12



Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, lãi suất ưu đãi 8.5%/năm đầu tiên, thời gian vay tối đa 96 tháng.

- Triển khai gói cho vay hạn mức tối đa 500 triệu đồng, lãi suất giảm 1% so với lãi suất hiện hành, thời hạn vay tối đa 60 tháng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu mua thiết bị điện năng lượng mặt trời phục vụ trong sinh hoạt và kinh doanh sản xuất

TPBank

Tài trợ 11.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 1.6GW của Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) trong vòng 2 năm, được sử dụng cho các dự án điện gió với tổng công suất 6550MW tại tỉnh Cà Mau, Vũng Tàu, Sóc Trăng, Trà Vinh; Nhà máy điện mặt trời 330MW tại Bình Định và các dự án điện mặt trời mái nhà.

Vietcombank

Cho vay 3 dự án là Srepok 1, Srepok 2 và BP Solar. Srepok 1 có tổng mức đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng tại Đăk Lăk, Srepok 2 và BP Solar 1 là 2 dự án ở Phước Hữu, Ninh Thuận. Ngoài ra Vietcombank đã cho vay 360 tỷ đồng để thực hiện dự án Nhà máy thuỷ điện Bản Ang tại Nghệ An.

HDBank

Dành 7.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tính đến năm 2018 đã cấp 3.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng điện mặt trời. Cụ thể, HDBank cho vay với doanh nghiệp đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà, tỷ lệ vay lên đến 70%, thời hạn cho vay 5 năm

Nam Á Bank

Ký kết với Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu về việc triển khai chương trình Tín dụng xanh tại Việt Nam. Theo đó, ngân hàng sẽ cấp tín dụng xanh trung và dài hạn cho các dự án thúc đẩy giảm khí thải CO2 và các dự án tiết kiệm 20% nhu cầu năng lượng.

MB

Cung cấp một nguồn tài chính cho 34 dự án điện mặt trời và điện

gió với tổng quy mô vào khoảng 70.000 tỷ đồng, giúp các chủ



đầu tư tạo ra khoảng 3.600 MW điện năng lượng tái tạo, góp phần gia tăng nguồn năng lượng sạch đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong số các lĩnh vực được tài trợ, nông nghiệp xanh cũng được các ngân hàng chú trọng. Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.

Bảng 3.2: Một số gói tín dụng nổi bật về nông nghiệp xanh


Ngân hàng

Gói tín dụng nổi bật

Vietcombank, VietinBank, HDBank, BacABank, Sacombank,

ACB

Gói tín dụng 135.000 tỷ đồng dành cho nông nghiệp công nghệ cao ra đời theo Quyết định 813/QĐ-NHNN, trong đó các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, HDBank, mỗi ngân hàng đăng ký tài trợ 10.000 tỷ đồng, BacABank, Sacombank, ACB đăng ký tổng cộng 55.000 tỷ đồng.

Agribank

- Giảm lãi suất cho vay từ 0.5%/năm đến 1.5%/năm cho khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp xanh, tuỳ từng trường hợp cụ thể khi khách hàng tham gia vào các khâu khác nhau của quá trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cung ứng vật tư đầu vào, sản xuát hoăc tiêu thụ sản phẩm.

- Khách hàng vay vốn theo chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank, giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống Agribank

HDBank

- Triển khai chương trình cho vay nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao với hạn mức 10.000 tỷ đồng theo yêu cầu của Chính


phủ và NHNN. CỤ thể, trong chương trình này, HDBank áp dụng lãi suất thấp hơn 1% so với lãi suất thông thường. Hạn mức cho vay có thể đạt tới 80% và doanh nghiệp được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Kỳ hạn vay tối đa lên tới 10 năm.

- Triển khai nhiều chương trình liên kết với các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi trong cả nươc cũng như xây dựng các chương trình xuất khẩu đi kèm các giải pháp tài chính chuyên biệt nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến tay người tiêu dùng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nước sạch là cũng là lĩnh vực mà các ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng. Đây là tài nguyên quý giá, không thể thiếu trong đời sống của con người. Cấp nước sạch và vệ sinh nông thông đã trở thành chiến lược quốc gia thông qua quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ. Ngân hàng ADB cho dự án Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền Trung vay vốn 45 triệu USD, Agribank tham gia dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thông vùng đồng bằng sông Hồng do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ…

Trong lĩnh vực Lâm nghiệp: ngân hàng Agribank được chỉ định là ngân hàng phục vụ dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển (FMCR). Mục tiêu của Dự án FMCR là cải thiện quản lý rừng ven biển nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; đồng thời kéo dài, nâng cao chuỗi giá trị cho sản phẩm lâm nghiệp, cải thiện sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng ven biển.

Ngoài các lĩnh vực nêu trên, các ngân hàng còn mở rộng ra các lĩnh vực khác, cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Các gói tín dụng nổi bật trong một số lĩnh vực khác


Ngân hàng

Gói tín dụng nổi bật

Nam Á Bank

Cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân, cho vay mua ô tô,

vay tiêu dùng, vay đầu tư, vay xây dựng – sửa chữa nhà



cửa, … với điều kiện là các nhu cầu này không gây tác động xấu tới môi trường. Ví dụ, việc cấp vốn tín dụng xanh cho nhu cầu vay mua ô tô với điều kiện dòng xe này đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên

SHB

Thực hiện tài trợ các doanh nghiệp ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản và lĩnh vực quản lý và xử lý rác thải, nước thải, hoạt động chuyên môn và chuyển giao công nghệ như: Dự án Rivera Park Sài Gòn, Khu đô thị mới Phú Cường – Kiên Giang, Dự án Evergreen Quận 7, TPHCM

VietinBank, BIDV, MB

Ký kết hợp đồng nguyên tắc về phát triển du lịch canh cho ba dự án tại Kiên Giang, Cần Thơ với tổng số vốn cho vay khoảng 1.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực du lịch sinh thái, xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.1.2.2 Đối với các hoạt động xanh hoá ngân hàng khác

Hiện nay, quy mô ngày càng tăng của các ngân hàng làm tăng lượng khí thải cac-bon ra môi trường xung quanh. Với số lượng các chi nhánh khổng lồ, các ngân hàng sẽ làm tăng đáng kể lượng khí thải cacbon vào môi trường do sử dụng nhiều năng lượng, máy điều hòa, thiết bị in ấn… Để giảm lượng cacbon khách hàng cần thay đổi thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt và giao dịch qua ngân hàng điện tử, đồng thời xanh hoá nhiều hoạt động nội bộ ngân hàng.

Theo thống kê, chỉ tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 65 ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng dịch vụ internet banking, 35 cung ứng dịch vụ mobile banking và nhiều tổ chức trung gian cung ứng các dịch vụ thanh toán điện tử (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017). Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, người dân đã sử dụng ngày càng nhiều hơn các dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, quét mã QRCode để thanh toán, đặt mua hàng mà không cần đến trực tiếp các cửa hàng, trung tâm thương mại,…Các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển đa dạng và tiện ích, linh hoạt theo nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường. Gắn liền với các yếu tố thị trường, mỗi ngân hàng có những sản phẩm hấp dẫn thu hút

Ngày đăng: 08/06/2023