CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU DAN-VAND VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
2.1 Mô hình cơ sở dữ liệu DAN-VAND
Xuất phát từ kinh nghiệm làm việc từ các dự án cấp thoát nước tại các quốc gia Đan Mạch, Thái Lan, Trung Quốc, Philipines và Việt Nam, công ty WaterTech (nay đổi tên thành công ty Alectia Aqua) đã phát triển thành mô hình Cơ sở dữ liệu cho cấp nước với tên gọi DAN-VAND, được hiệp hội cấp thoát nước Đan Mạch (Danish Water & Sewerage association) công nhận năm 2004, lấy tên từ tiếng Đan Mạch
Các quy tắc trong mô hình cơ sở dữ liệu DAN-VAND là cơ sở cho các thao tác quản lý trong hoạt động cấp nước. DAN-VAND đơn thuần là một mô hình dữ liệu về chuẩn hệ thống đăng ký đường ống nước được sử dụng ở Đan Mạch và hiện đang được ứng dụng vào quản lý cấp nước tại Malaysia.
Một trong những mục đích chính của mô hình DAN-VAND là tạo ra một chuẩn thống nhất cho liên kết và trao đổi dữ liệu. Việc trao đổi dữ liệu này cũng phải phù hợp với hệ thống không hỗ trợ GIS. Chính vì vậy, sẽ có các trường dữ liệu về tọa độ và trường để lưu các đối tượng hình học trong các bảng dữ liệu. Dữ liệu hình học được mô tả trong đó là các điểm nối (Nodes) và các đường ống dẫn nước (Pipes)
Có 3 thành phần cơ bản nhất trong mô hình dữ liệu DAN-VAND gồm có những đối tượng sau:
Đường ống dẫn nước (Pipes)
Các điểm nối (Nodes) của các ống nước
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gis của esri và mô hình dữ liệu dan-vand trong lĩnh vực cấp nước sạch - 1
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gis của esri và mô hình dữ liệu dan-vand trong lĩnh vực cấp nước sạch - 2
- Arcgis Là Hệ Thống Phần Mềm Gis Đầy Đủ.
- Lớp Cha Building Có Nhiều Lớp Con: Residence, Hospital, Commercialbuilding
- Dân Số Của Một Quốc Gia Được Lấy Từ Dân Số Của Các Vùng
- Yêu Cầu Về Môi Trường Phát Triển Và Sử Dụng Hệ Thống
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Các thiết bị (Components) được gắn trên các điểm nối, như van khóa-mở nước(valve), đồng hồ đo nước (meter), các mối nối, các điểm lắp đặt, bơm tăng - giảm áp…
Quan hệ hình học giữa các đối tượng:
Đường ống
Điểm nối kép 1 - n
Thiết bị
• Thiết bị hình chữ T
• Dữ liệu
Thiết bị
• Bể chứa
• Dữ liệu bể chứa
Thiết bị
• Van
• Dữ liệu Van
Điểm nối đơn 1 - 1
Điểm nối
Hình 2.1: Mô hình quan hệ giữa đường ống(Pipe), điểm nối(Node )và thiết bị lắp đặt(Component)
Các thiết bị (Components) gắn với các điểm nối và nằm trên các đường ống. Các điểm nối có thể cắt ở giữa các đường ống và chúng có thể là các điểm nút của đường ống. Một hay nhiều thiết bị (components) có thể gắn với một điểm nối. Các thiết bị phức tạp (Complex components) có thể được gắn vào như các thiết bị thông thường khác.
Cơ sở dữ liệu chứa chứa các bảng dữ liệu, các bảng đối tượng trong đó có một tập các giá trị được định nghĩa trước (pre-defined) và không được phép thay đổi bởi người sử dụng hay người quản trị hệ thống. Các bảng chứa các trường dữ liệu cơ bản (mandatory fields), phải là các trường bắt buộc và một số trường khác (voluntary fields).
Trong tài liệu đặc tả về mô hình DAN-VAND mô tả các bảng dữ liệu của các đối tượng được dùng trong hệ thống, quy định cách thức đặt tên trường dữ liệu, kiểu dữ liệu, độ rộng và mối liên hệ giữa các đối tượng. Mỗi một bảng dữ liệu về một thành phần là các quy tắc để kiểm tra về mặt hình học (topology check) và danh sách các đối tượng mà nó liên kết. [16]
Chi tiết của các đối tượng và mô tả sẽ được làm rõ trong mục 1.13.4.3.1 ở chương 3: Mô tả chi tiết thiết kế các lớp dữ liệu trong CSDL nghiệp vụ.
Một số thành phần mở rộng của mô hình DAN-VAND được sử dụng trong hệ thống đăng ký và quản lý hệ thống cấp nước:
- Các điểm rò rỉ (Bursts), các điểm khách hàng phàn nàn (complaints), và dữ liệu phục hồi - để bảo dưỡng hệ thống (rehabilitation data) không nằm trong mô hình DAN-VAND. Nhưng nó vẫn được xây dựng trong hệ thống đăng ký và quản lý hệ thống cấp nước.
- Ngoài ra, trong hệ thống đăng ký và quản lý hệ thống cấp nước cho phép người đăng ký quan sát các đối tượng điểm, đối tượng đường thẳng nằm trên một đường ống và các đối tượng vùng.
- Trong mô hình DAN-VAND, tất cả mọi sự thay đổi trong CSDL phải được lưu lại. Điều đó có nghĩa là có một trường “physical status” để lưu lại trạng thái của đối tượng.
- Nếu một đường ống được chia cắt thành hai vì lý do nào đó, thì đối tượng ban đầu phải được lưu giữ trong CSDL với trường thuộc tính 'Historic' = True. Sau đó đối tượng ban đầu này sẽ bị giấu đi.
Ngoài ra còn có những thành phần khác hỗ trợ cho việc quản lý, đó là các vùng (Zones) cấp nước
Mô hình dữ liệu DAN-VAND cũng quy định về sự liên hệ và ràng buộc giữa các thành phần trong mô hình, cụ thể là các thành phần được gắn trên các điểm nối của ống nước sẽ quy định cụ thể về số lượng đầu ống được phép nối với thành phần này, do vậy khi hệ thống tự kiểm tra thì sẽ phát hiện được sai sót trong hệ thống.
Trong phân hệ Đăng ký đường ống, chỉ làm việc với các đối tượng: Điểm nối, Đường ống, thiết bị, vùng cấp nước, do vậy trong phần phân tích CSDL của hệ thống chỉ mô tả các lớp đối tượng phục vụ cho phân hệ Đăng ký đường ống.
2.2 Mô hình hướng đối tượng đối với cơ sở dữ liệu GIS
2.2.1 Giới thiệu
Các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) đóng một vai trò trọng tâm trong Hệ thống thông tin địa lý. Chúng đã giải phóng các nhà thiết kế GIS khỏi việc xây dựng và duy trì một bộ phận trọng yếu và phức tạp trong hệ thống phần mềm rộng lớn (Frank 1988a). DBMS đã trở thành một công cụ được chấp nhận rộng rãi trong việc lưu trữ dữ liệu theo định dạng cho phép nhiều người truy cập đồng thời, ngăn chặn mất mát dữ liệu, cũng như cung cấp các chức năng bảo mật khi truy cập (Codd 1982). Với việc sử dụng một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, lập trình viên và người sử dụng cuối cùng không cần tiến hành tất cả các thao tác của quản lý dữ liệu thứ cấp. Theo quan điểm của một lập trình viên, dữ liệu được miêu tả bởi những đặc tính riêng mang tính logic của chúng chứ không phải cấu trúc tự nhiên nơi chúng được lưu trữ. Chẳng hạn, người sử dụng cơ sở dữ liệu có thể truy vấn đối tượng “thành phố Orono” bằng cách cung cấp tên “Orono” như một đặc tính của một đối tượng thuộc lớp “thành phố” mà chẳng cần có kiến thức gì về địa điểm cất trữ file chứa bản ghi cụ thể hay các chi tiết về phương thức truy cập. DBMS như là một hệ thống con của GIS có thể được thay thế bởi một sản phẩm khác có cùng mô hình, miễn là các giao diện tương thích với nhau. [12]
Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học về máy vi tính đã nghiên cứu thiết kế và việc ứng dụng DBMS và hiện nay một vài hệ thống thương mại đã trở nên sẵn có. Chúng thường dựa trên một trong các mẫu dữ liệu cổ điển – có thứ bậc (Tsichritzis và Lochovsky 1977), mạng (CODASYL 1971), hoặc quan hệ (Codd 1982) – hoặc các mẫu phái sinh của chúng. Trong vài năm trở lại đây, các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ thương mại đã trở nên khá phổ biến, các sản phẩm như Oracle hay Ingres được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Chúng được xây dựng dựa trên mô hình quan hệ, mô hình này tổ chức dữ liệu thành các bảng hoặc các mối quan hệ (Codd 1970). Các cột trong bảng được gọi là các thuộc tính và tất cả các giá trị trong một thuộc tính là các nhân tố của một miền chung miêu tả tập hợp của tất cả các giá trị có thể. Còn các hàng được tham chiếu đến như các bản ghi, các cặp dữ liệu (tuples) hoặc các phân tử quan hệ (Ullman 1982).
Trong khi các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ phù hợp và thành công đối với các ứng dụng cho các dữ liệu có cấu trúc yếu như các tài khoản ngân hàng và các hồ sơ cá nhân thì tình hình lại hoàn toàn đảo ngược đối với các dữ liệu có cấu trúc phức tạp. Các hệ thống thông tin địa lý làm nhiệm vụ tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào một hệ thống đồng nhất thì cần phải có các mô hình
dữ liệu mạnh mẽ và linh hoạt nhằm phục vụ được nhiều nhiệm vụ hơn. Chúng bao gồm:
Cách giải quyết phức tạp của thế giới hình học thực (Frank and Kuhn 1986; Greene and Yao1986; Herring 1987; Egenhofer et al. 1989; Milenkovic 1989;)
Trình bày cùng một loại dữ liệu từ nhiều cung bậc khái niệm khác nhau về độ phân giải và chi tiết (Bruegger 1989; van Oosterom 1990; Buttenfield and McMaster 1991);
Quản trị nguồn gốc và các phiên bản của đối tượng (Sernadas 1980; Snodgrass 1987; Langran 1989; Al-Taha and Barrera 1990); và
Sự kết hợp của các hệ thống đo lường ở nhiều độ phân giải và độ chính xác khác nhau (Davis 1986; Buyong et al. 1991).
Các văn bản về GIS (Morehouse 1990; Frank and Mark 1991) thường chỉ ra sự khác biệt giữa các hệ thống coi mỗi đối tượng như một thực thể riêng biệt với các hệ thống raster. Các hệ thống raster lại lưu trữ việc phân phối các đặc tính trong không gian (Tomlin 1990).
Do mô hình dữ liệu quan hệ tỏ ra không phù hợp với những khái niệm tự nhiên từ trước tới nay của con người về dữ liệu không gian, người sử dụng phải tự chuyển đổi các mô hình mental sang một tập hợp giới hạn các khái niệm mang tính chất phi không gian. Ví dụ, do tập hợp này áp đặt quá nhiều giới hạn như các quy tắc tiêu chuẩn hóa hóa (Codd 1972) nên các đối tượng không gian buộc phải chia nhỏ ra thành những bộ phận nhỏ hơn (Nyerges 1980; Frank 1988a).
Gần đây một vài nhánh trong số những đề tài nghiên cứu khoa học máy tính (như trí thông minh nhân tạo, kỹ sư phần mềm, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, tương tác giữa người - máy) đã xúc tiến phương thức tiếp cận hướng đối tượng:
Các mô hình hướng đối tượng đã được phát triển để thu được nhiều ngữ nghĩa hơn mẫu quan hệ (Brodie et al. 1984; Peckham and Maryanski 1988).
Giao diện với người sử dụng hướng đối tượng giúp hệ thống trở nên thân thiên và dễ sử dụng hơn (Schmucker 1986).
Các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu hướng đối tượng đã được nghiên cứu một cách tỉ mỉ để có thể cung cấp các tính năng tương ứng cho việc lưu trữ và phục hồi các đối tượng phức tạp (Zdonik and Maier 1990).
Các kỹ thuật phần mềm hướng đối tượng và các ngôn ngữ lập trình đã được phát triển để hỗ trợ cho việc ứng dụng các hệ thống phần mềm chúng ta đã thiết kế theo cách tiếp cận hướng đối tượng. Chúng cho phép ứng dụng ngay lập tức các khái niệm đối tượng hơn là việc tái tạo chúng bằng những ngôn ngữ lập trình truyền thống (Stroustrup 1986; Meyer 1988).
2.2.2 Mô hình cho hệ thống thông tin địa lý GIS [6]
Các hệ thống thông tin địa lý có chức năng như kho chứa đựng những quan sát của con người về các đối tượng có quan hệ không gian và các đặc tính của chúng. Để tập trung vào các vấn đề này, con người đã xây dựng các mô hình nhận thức của các đối tượng thực và tiến hành đơn giản hóa chúng, sử dụng kỹ thuật trừu tượng hóa cho tới khi chỉ còn lại những thành phần trọng yếu nhất. Các mô hình nhận thức như hoặc được liên lạc một cách không chính thức bằng cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, hoặc nằm trong một hệ thống dựa trên một mô hình trừu tượng chính thức của thực thể.
Các nhà thí nghiệm quan sát thấy rằng các khái niệm cơ bản con người sử dụng đã được hình thành từ giai đoạn đầu trong cuộc đời con người như những kinh nghiệm có được từ chính những trải nghiệm của cơ thể (Johnson 1987). Điều này xảy ra ở tất cả mọi người, bởi về cơ bản chúng đều được sinh ra từ các chức năng sinh lý học của cơ thể. Mô hình biến đổi là sự miêu tả khái quát hóa một tình huống (Ellis et al. 1990) (ví dụ: “một người sở hữu một ngôi nhà” tương phản với mô hình cụ thể “Ông A sở hữu ngôi nhà tại số 56 đường Nguyễn Chí Thanh”). Cơ chế trừu tượng hóa sẵn có trong mô hình dữ liệu quyết định các mô hình biến đổi và mô hình cụ thể có thể được sử dụng, và từ đó quyết định khả năng diễn đạt của GIS. Nếu cơ chế trừu tượng hóa không đầy đủ, mô hình biến đổi của thực tế sẽ trở nên không tương thích và việc tham chiếu từ khái niệm của người sử dụng về hoạt động đối tượng vào mô hình GIS sẽ gặp nhiều trở ngại và rất khó hiểu. Điều này sẽ khiến cho GIS trở nên khó sử dụng.
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa Mô hình, Công nghệ phần mềm và cơ sở dữ liệu cho GIS.
2.2.2.1 Các mô hình dữ liệu và cơ chế trừu tượng hóa
Một bộ phận quan trọng trong các chức năng xây dựng – mô hình được phát triển từ mô hình dữ liệu cho hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trong GIS. Một mô hình dữ liệu là một tập hợp của:
Các loại cấu trúc dữ liệu
Các quy tắc thực hành hoặc suy diễn
Ràng buộc toàn vẹn dữ liệu
Nó cung cấp các công cụ, chẳng hạn như các ngôn ngữ sẵn có, để mô tả mô hình biến đổi của cơ sở dữ liệu (Date 1986). Các ví dụ về mô hình dữ liệu có thể tìm thấy là mô hình quan hệ (Codd 1970), Mô hình – Quan hệ - Thực thể (Chen 1976) và mô hình hướng – đối tượng (Manola and Dayal 1986;Bancilhon et al. 1988).
Mô hình dữ liệu của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phải thiết lập cơ sở cho các cơ chế trừu tượng hóa, những cơ chế cũng được đưa vào ngôn ngữ lập trình và môi trường phần mềm; do đó công nghệ phần mềm phải cung cấp cho người sử dụng những công cụ để ứng dụng các cơ chế trừu tượng hóa vào ngôn ngữ lập trình. Ví dụ, nếu một mô hình yêu cầu một cơ chế để thiết lập các đối tượng có thể bao hàm các đối tượng khác thì ngôn ngữ lập trình sử dụng trong trường hợp này cần đưa ra một phác đồ để tập hợp tất cả các nhân tố mà là một bộ phận của một nhân tố khác. Sự thiếu hụt các phác đồ thích hợp trong ngôn ngữ lập trình thường dẫn tới việc giả lập khiến cho các hệ thống phần mềm trở nên phức tạp và khó duy trì.
Việc một hệ thống thông tin được thiết kế sử dụng một mô hình – quan hệ - đối tượng (Chen 1976), rồi được bổ sung vào một ngôn ngữ lập trình tương tự - Algol (như Pascal hay C), và được mở rộng để truy cập vào một hệ thống quản lý dữ liệu quan hệ thông qua một ngôn ngữ truy vấn nhúng như SQL nhúng hay Quel nhúng được coi là chuẩn mực. Sự bất tương thích xuất hiện tại mỗi giao diện giữa hai tập hợp công cụ là do tồn tại các mô hình khác nhau cho việc trình bày thông tin.. Các chức năng quan trọng của một nhân tố phải thường xuyên được mô phỏng trong một nhân tố khác. Những mô phỏng này khiến tính hiệu quả bị giảm xuống và dẫn tới sự thiếu nhất quán giữa việc thiết kế, triển khai và thực thi. Kết quả là sản phẩm, dựa trên một mẫu thiết kế rời rạc, đã tiêu tốn một cách thái quá các nguồn lực và rất khó để duy trì.
2.2.2.2 Mô hình hướng đối tượng
Ý tưởng cơ bản về định hướng đối tượng xuất phát từ việc quan sát thấy thế giới thường được coi là một tập hợp bao hàm các đối tượng tương tác lẫn nhau theo nhiều cách khác nhau. Tương tác giữa các đối tượng có thể được nhìn nhận như một lệnh, hay thông điệp, được gửi tới một đối tượng – bằng lời nói hoặc bằng một số hành động, ví dụ như các tác động cơ học. Dựa trên các hoạt động thông thường được ứng dụng vào trong đối tượng – hoặc lệnh mà chúng phản hồi – chúng được nhóm lại thành các lớp. Ban đầu khái niệm này được giới thiệu trong lĩnh vực lập trình như một bộ phận của ngôn ngữ mô phỏng SIMULA (Dahl and Nygaard 1966). Càng gần đây chúng càng trở nên phổ biến và được thừa nhận rộng rãi.
Trong công nghệ phần mềm, hướng đối tượng đã trở thành phương pháp thiết kế hàng đầu cho việc tạo mô hình đối tượng giống như những gì con người quan sát được từ thực tế. Không giống như các phương pháp tiếp cận được sử dụng
trước đây, phương pháp này kết hợp việc tạo mô hình cấu trúc và các hoạt động hành vi của đối tượng. Trừu tượng hóa trước tiên tạo mô hình cho họat động, trong khi các phương pháp được sử dụng cho việc thiết kế giản đồ cơ sở dữ liệu tập trung vào cấu trúc của thực thể.
Phương pháp hướng đối tượng tỏ ra hoàn toàn phù hợp với khái niệm toán học về đa tương thích hoặc đại số không đồng nhất. Đứng trên quan điểm này, miêu tả của một đối tượng bao gồm tên cho loại của nó, một tập hợp các hoạt động thích hợp cho các đối tượng loại này, và một tập hợp các tiên đề định nghĩa các hành vi của hoạt động… ví dụ như tiên đề định nghĩa hành vi của một hoạt động dưới dạng các hoạt động khác
2.2.3 Cơ chế trừu tượng hướng đối tượng [6]
Trong phần này chúng ta sẽ được giới thiệu về các khái niệm về các đối tượng và các công cụ trừu tượng hiện có đối với các đối tượng đó theo phương pháp tổng hợp của Dittrich’s (1986). Định hướng đối tượng có thể được định nghĩa như sau:
Bất cứ một thực thể nào không phụ thuộc vào bất cứ một cấu trúc hoặc một phức thể nào đều có thể được thể hiện chính xác bởi một đối tượng.
Việc phân tích nhân tạo thành các phần đơn giản hơn do những hạn chế của kỹ thuật là không cần thiết và được gọi là định hướng cấu trúc của đối tượng. Bản thân các loại dữ liệu phức tạp tạo nên mẫu các đối tượng rộng hơn ví dụ như toàn bộ cả thành phố với toàn bộ các thông tin chi tiết về các đường phố, nhà cửa…thì không thể khắc phục được những vấn đề về cấu trúc dữ liệu, và chỉ bằng cách kết hợp các loại đối tượng phức tạp với các hoạt động trong phạm vi của nó mới có thể cho ta một cái nhìn cụ thể về đối tượng đó. Yếu tố thứ 2 của định hướng đối tượng này được gọi là:
Định hướng đối tượng toán tử và đòi hỏi khả năng xác định các đối tượng phức tạp mà không thông qua việc phân tích các đối tượng đó thành các đối tượng đơn giản khác.
Một khái niệm về trạng thái hành vi hướng đối tượng cho rằng:
Một hệ thống cho phép các đối tượng trong nó được đánh giá và chỉnh sửa chỉ thông qua các hoạt động cụ thể đối với một loại đối tượng nhất định.
Mẫu dữ liệu định hướng đối tượng được xây dựng dựa trên 4 định nghĩa cơ bản về khái niệm trừu tượng là (Brodie et al. 1984): phân loại, tổng quát hóa, kết hợp và hợp tác.
2.2.3.1 Phân loại
Phân loại là việc tạo lập bản đồ đối với một số đối tượng(khoảng cách) vào một nhóm chung. Từ “đối tượng” được dùng cho một sự kiện riêng lẻ của dữ liệu (được minh họa bằng một ví dụ cụ thể) mô tả một đối tượng nào đó có những đặc tính riêng và có hành vi có thể quan sát trực quan. Thuật ngữ loại hình đối tượng,
sự phân loại, các kiểu dữ liệu trừu tượng hay các mẫu chỉ đến các loại đối tượng phụ thuộc vào từng văn cảnh. Trong cách tiếp cận định hướng đối tượng, đối với mỗi đối tượng, chỉ tồn tại ít nhất 1 nhóm tương ứng, nói cách khác, mỗi một đối tượng là một ví dụ điển hình của một nhóm, do đó, sự phân loại thường được nói đến như là một ví dụ của mối quan hệ qua lại.
Một loại cụ thể mô tả hành vi của mỗi ví dụ thuộc loại đó bằng cách chỉ ra những toán tử chung có thể thao tác bằng tay những đối tượng đó (O’Brien et al. 1986). Những phép tính này chỉ là phương tiện để tính toán các toán hạng đó. Tất cả các đối tượng đối với cùng 1 lớp đều được mô tả bởi những đặc tính giống nhau và chúng có cùng các phép toán như nhau:
Hình 2.3: Miêu tả 2 lớp RESIDENCE và STREET.
Dựa trên các đặc tính giá trị, người ta phân biệt các đối tượng thuộc cùng một lớp. Đặc tính giá trị miêu tả các đặc điểm riêng biệt của mỗi đối lượng. Ví dụ, 2 LANDPARCELS có thể được phân biệt bởi địa chỉ, các giá trị khác nhau của vùng, hoặc là LandUseTypes
2.2.3.2 Tổng quá hóa
Tổng quát hóa – khác biệt hoàn toàn với từ đồng nghĩa được sử dụng trong khoa nghiên cứu bản– là việc nhóm một số lớp đối tượng có nhiều đặc điểm hoạt động chung vào các lớp cha mang tính tổng quát hơn(Dahl and Nygaard 1966; Smith and Smith 1977b; Goldberg and Robson 1983). Thuật ngữ lớp cha (superclass) là đặc trưng của phương thức nhóm các đối tượng này và ám chỉ tới các loại đối tượng được ràng buộc với nhau bởi mối quan hệ là một. Mối quan hệ nghịch đảo của các lớp cha, tức các lớp con, miêu tả sự chia nhỏ các lớp cha. Thông thường thuật ngữ “bố mẹ” và “con cái” cũng được sử dụng thay thế cho “Lớp cha” và “lớp con”. Mặc dù thuật ngữ này rất hữu ích trong việc miêu tả sự phụ thuộc của lớp con vào lớp cha nhưng nó lại không chính xác xét trên phương diện trừu tượng, bởi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không phải là một mối quan hệ 1-1. Lớp con và lớp cha là các khái niệm trừu tượng cho cùng loại đối tượng và không dùng để miêu tả 2 đối tượng khác nhau. Chẳng hạn, mỗi NHÀ Ở (residence) là một NHÀ CỬA (building) thì NHÀ Ở là một lớp con của NHÀ CỬA, còn NHÀ CỬA là lớp cha của NHÀ Ở. Nhà có địa chỉ tại “số 26 phố Grove” là một ví dụ đồng thời thuộc lớp NHÀ Ở và lớp cha là NHÀ CỬA.