quyết định chất lượng mọi dịch vụ y tế, đặc biệt với ngành y tế với đối tượng phục vụ là sức khỏe con người. Do vậy cán bộ y tế phải được học tập suốt đời mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
4.1.2. Thực trạng mắc viêm gan B, viêm gan C của nhân viên y tế
Công việc của các NVYT có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu (VGB, Viêm gan C, HIV…) do hầu hết các nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của bệnh nhân (nhất là khi chưa có kết quả xét nghiệm) như khoa khám bệnh, và điều trị ngoại trú và cấp cứu, khoa cận lâm sàng,… [23]. Nhiễm HBV, HCV là một nguy cơ nghề nghiệp được công nhận đối với NVYT, nguy cơ nhiễm HBV, HCV chủ yếu liên quan đến việc tiếp xúc với máu tại nơi làm việc cũng như tình trạng kháng nguyên VGB của người tiếp xúc [67]. Trong nghiên cứu này, tại thời điểm nghiên cứu, chúng tôi thực hiện xét nghiệm các dấu ấn HBV và HCV cho toàn bộ 626 NVYT, kết quả HBsAg dương tính là 9,7%, Anti-Hbs là 43,5%, Anti-HCV là 0,5% (hình 3.7). Trước thời điểm nghiên cứu, trong tổng số 626 NVYT tham gia nghiên cứu có 366 đối tượng thực hiện xét nghiệm VGB, trong đó có 40 đối tượng có kết quả dương tính (chiếm 11,9%), 10 đối tượng thực hiện xét nghiệm VGC trong đó cho kết quả dương tính là 01 đối tượng (chiếm 10,0%). Kết quả trên cho thấy chỉ có 53,7% NVYT thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi công tác tại các CSYT, việc này sẽ gây khó khăn cho việc xác định BNN cho NVYT nếu không may xảy ra phơi nhiễm trong quá trình làm việc. Theo một nghiên cứu của K. Djeriri và cộng sự tại Ma Rốc, có 5% NVYT có tiền sử nhiễm HBV được xác định bằng huyết thanh học trước đó [124]. Nghiên cứu của K. Souly và cộng sự (2015) trên 601 NVYT tại Bệnh viện Ibn Sina, R abat, Morocco cho thấy 3,16% có kết quả HBsAg dương tính và 2,50% HCV dương tính. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với viêm gan B và C là cao nhất
trong khoa phẫu thuật lần lượt là 4,22% và 3,45%. Các y tá bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nhiễm virus viêm gan [125]. Trong bệnh viện, nhân viên ngành y tế là những người thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm khuẩn, dịch bệnh dễ lây lan làm tăng nguy cơ phơi nhiễm BNN. Đồng thời NVYT không chỉ là những người có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn mà còn là nguồn lan truyền nhiễm khuẩn cho người bệnh [13], [126]. Trước thực trạng trên, các CSYT trước khi trước khi bố trí việc làm cần nghiêm túc thực hiện các quy định về khám tuyển và khám bố trí việc làm, cả bệnh nhân và NVYT đều phải được bảo vệ thông qua các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn đã được khuyến cáo để phòng ngừa mắc hoặc truyền các nhiễm khuẩn bệnh viện.
Xem xét tình trạng nhiễm HBV, HCV đã biết trước và mới phát hiện của đối tượng nghiên cứu (bảng 3.19), chúng tôi phát hiện: Trong số 61 trường hợp nhiễm VGB có 65,6% NVYT đã biết từ trước và 34,4% mới phát hiện; Trong 03 trường hợp nhiễm VGC có 01 trường hợp đã biết trước và 02 trường hợp mới phát hiện. Kết quả này cho thấy còn không ít đối tượng vẫn chưa biết được tình trạng bệnh của mình cho đến khi tham gia nghiên cứu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc theo dõi và điều trị bệnh của họ, bên cạnh đó việc không phát hiện bệnh kịp thời sẽ góp phần tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho các nhóm đối tượng khác mà họ tiếp xúc, đây là vấn đề cần được quan tâm. Những NVYT có xét nghiệm dương tính thường không nên tham gia vào các phẫu thuật tim mạch hoặc sản phụ khoa và các thủ thuật răng miệng. Nguy cơ làm lan truyền HBV cho người bệnh mặc dù đã áp dụng tốt các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, do vậy những NVYT có HBsAg dương tính cần phải thường xuyên đi 2 đôi găng ở bất cứ thủ thuật nào mà máu hoặc dịch tiết cơ thể của họ có thể tiếp xúc với người bệnh. NVYT nhiễm HBV, HCV cần áp dụng
triệt để các biện pháp dự phòng cơ bản nhằm giảm tối đa nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Kết quả phát hiện viêm gan B, C ở nhân viên y tế trong nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Hoàn và cộng sự tại 3 Trung tâm y tế huyện Phú Vang, Phong Điền, thành phố Huế năm 2009 (tỷ lệ nhiễm HBsAg ở NVYT là 9,0%) [118]; Tuy nhiên kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Võ Hồng Minh Công và cộng sự tại bệnh viện nhân dân Gia Định (tỷ lệ HBsAg dương tính là 6,05, Anti-Hbs là 33,3%) [78]; Bên cạnh đó, kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Bích Phượng (tỷ lệ NVYT thành phố Cần Thơ nhiễm HBV trong nghiên cứu là 16,2%) [77]; Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thế Trâm và cộng sự tại một số tỉnh miền Trung cũng phát hiện tỷ lệ kháng nguyên bề mặt (HBsAg) là 17,6%, tỷ lệ có kháng thể (Anti-HBs) là 52,9% và tỷ lệ nhiễm HBV là 70,5%. Kết quả một khảo sát tại 9 bệnh viện khu vực miền Trung: tỷ lệ mang HBsAg và tỷ lệ mắc VGB nói chung của NVYT là 17,6% và 70,5% [127].
Có thể bạn quan tâm!
- Kiến Thức, Thực Hành Trước - Sau Can Thiệp Của Nvyt
- Yếu Tố Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghề Nghiệp Do Vi Sinh Vật Ở Nhân Viên Y Tế Tại Thành Phố Cần Thơ
- Thực Trạng Nhiễm Viêm Gan Vi Rút B, C Của Nhân Viên Y Tế
- Yếu Tố Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghề Nghiệp Do Vi Sinh Vật Ở Nhân Viên Y Tế
- Nghiên cứu thực trạng và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật ở nhân viên y tế tại thành phố Cần Thơ và đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp - 18
- Nghiên cứu thực trạng và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật ở nhân viên y tế tại thành phố Cần Thơ và đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp - 19
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, chúng tôi thu được kết quả: Theo kết quả nghiên cứu của Abdel-Nasser Elzouki và cộng sự tại năm bệnh viện chính của miền Đông Libya, tỷ lệ HBsAg dương tính là 1,8%. Tuy nhiên, kháng thể kháng Hbc, HBsAg và Anti- Hbe được tìm thấy lần lượt là 8,5%, 0,7% và 8,0% [119]; nghiên cứu của Luiz AS Ciorlia, Dirce MT Zanetta tại một bệnh viện của Brazil ghi nhận tỷ lệ nhiễm VGB ở NVYT là 0,8% cao hơn nhân viên hành chính và các ứng cử viên hiến máu, tỷ lệ người có Anti-HBs dương tính là 9,4% [128]; theo nghiên cứu của Bo-Moon Shin và cộng sự tại Hàn Quốc tỷ lệ dương tính với HBsAg và anti-HBs lần lượt là 2,45 và 76,9% ; một nghiên cứu của K. Djeriri và cộng sự tại Ma Rốc tỷ lệ nhiễm HBsAg là 1% [124]. Theo WHO, ở Châu Âu, số người bị phơi nhiễm ở NVYT mỗi năm sẽ là
304.000 người mắc HBV nguy cơ, 149.000 người mắc HCV nguy cơ,
22.000 người có nguy cơ nhiễm HIV và khả năng bị nhiễm trùng sau khi phơi nhiễm nghề nghiệp sẽ là < 0.3-4.4% đối với HIV , 0.5-39% cho HCV và 18-37% cho HBV [40], .Theo ước tính của WHO, gần 40% các trường hợp nhiễm HBV trong NVYT là do lây nhiễm nghề nghiệp. Theo ước tính hàng năm, cứ trong 100 y tá thì có 30 trường hợp chấn thương do kim tiêm ít nhất một lần và cứ mỗi lần bị kim tiêm đâm thì nguy cơ lây nhiễm HBV là cao nhất (lên đến 30%) so với HCV và HIV [34]. Nhóm nghiên cứu của Adriana Garozzo (2017) đã thực hiện một nghiên cứu quan sát trong
10 năm để xác định tần suất nhiễm HCV trong số các NVYT từ một CSYT. Một chương trình giám sát sức khỏe phù hợp với 3.138 NVYT làm việc tại bốn cơ sở y tế của Ý đã được áp dụng. Trong đó, nhiễm HCV được phát hiện ở 229 trên 3.138 NVYT (7,3%). Trong số các NVYT bị nhiễm HCV, 43% là y tá, 34% bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật và 23% là nhân viên khác[74]. Theo nghiên cứu của Olorunfemi Akinbode Ogundele và cộng sự năm 2017 về thực trạng nhiễm và kiến thức về viêm gan B, C ở NVYT tại một bệnh viện chuyên khoa phía Tây Nam, Nigeria. Nghiên cứu được thực hiện trên 209 NVYT, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg là 6,7%, tỷ lệ hiện mắc HCV là 8,1%, và đồng nhiễm HBV và HCV là ± 0,1%, kiến thức về viêm gan B ở đối tượng nghiên cứu là 80,0%, viêm gan C là 75,6%. Một số yếu tố liên quan đến việc lây nhiễm VGB, VGC như thời gian làm việc, kiến thức [72]. Theo kết quả nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy trong số 571 NVYT được xét nghiệm máu có 2,4% mang HBsAg và tỉ lệ có kháng thể kháng HBsAg là 76,9%. Nhóm y tá có tỉ lệ cao nhất mang HBsAg là (3.1%) và có kháng thể kháng HBsAg (79,6%). Nhóm bác sỹ có 0% mang HBsAg và 64,3% có kháng thể kháng HbsAg [85]. Như vậy, tình trạng nhiễm HBV và HCV có sự khác nhau giữa các khu
vực nghiên cứu, sự khác biệt này có thê bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: điều kiện lao động, việc trang bị và thực hiện bảo hộ lao động có sự khác nhau tại các CSYT, sự khác biệt về kiến thức về thực hành phòng ngừa bệnh VGB, VGC giữa các NVYT trong từng khu vực nghiên cứu.
Xem xét tỷ lệ nhiễm viêm gan B theo giới tính của NVYT (bảng 3.20), chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ nhiễm VGB ở nhóm nam cao hơn nhóm nữ, tỷ lệ này lần lượt là 16,3% và 7,0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thế Trâm và cộng sự tại một số tỉnh miền Trung nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng, tỷ lệ nhiễm HBV trong nhóm nghiên cứu ở nam cao hơn ở nữ một cách rõ gàng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [127]; nghiên cứu của Đặng Thị Bích Phượng cũng ghi nhận tỷ lệ NVYT nam nhiễm HBV (19,8%) cao hơn nữ (14,1%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,196 [77]. Tuy nhiên, kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Hoàn và cộng sự tại 3 Trung tâm y tế huyện Phú Vang, Phong Điền, thành phố Huế năm 2009, tác giả ghi nhận số màng mang HBsAg dương tính theo giới thì nữ (5,7%) có tỷ lệ cao hơn nam (3,3%) [118], kết quả nghiên cứu của Võ Hồng Minh Công và cộng sự tại bệnh viện nhân dân Gia Định, tỷ lệ nhiễm HBV ở nữ (7,1%) cao hơn ở nam (1,8%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [78]. Theo nghiên cứu của Masomeh Bayani và cộng sự tại Miền Bắc Iran thì chưa tìm thấy mối liên quan giữa giới tính và tình trạng phơi nhiễm HBV của NVYT [120]; nghiên cứu của Bo- Moon Shin và cộng sự tại Hàn Quốc, tỷ lệ HBsAg dương tính giữa nam và nữ là như nhau (2,4%) [85].
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nhiễm VGB tăng dần theo thâm niên nghề nghiệp của NVYT, ở nhóm có thâm niên nghề nghiệp < 5 năm tỷ lệ nhiễm viên gan B là 6,2%, ở nhóm 5 - 10 năm là 8,3%, ở nhóm
có thâm niên nghề nghiệp trên 10 năm là 14,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.21). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Võ Hồng Minh Công và cộng sự tại bệnh viện nhân dân Gia Định cho thấy thời gian công tác còn lâu thì tỷ lệ nhiễm VGB càng nhiều, tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05) [78]. Nghiên cứu của Lê Văn Hoàn và cộng sự tại 3 Trung tâm y tế huyện Phú Vang, Phong Điền, thành phố Huế năm 2009, tỷ lệ nhiễm VGB giữa các nhóm thời gian làm việc có sự khác nhau, ở nhóm ≤ 5 năm là 3,3%, từ 6 - 10 năm là 1,75%, ở nhóm từ 11 - 20 năm là 1,0%, ở nhóm > 20 năm là 3,0% [118]; nghiên cứu của Đặng Thị Bích Phượng ghi nhận tỷ lệ nhiễm HBV ở nhóm có thời gian công tác từ 3 - 9 năm là 15,5%, ở nhóm từ 10 - 19 năm là 12,6%, ở nhóm từ 20 - 29 năm là 22,2 và ở nhóm có thời gian công tác từ 30 năm trở lên là 21,1%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,452 [77]. So sánh với một số nghiên cứu ngoài nước kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng, theo nghiên cứu của Luiz AS Ciorlia, Dirce MT Zanetta tại một bệnh viện của Brazil ghi nhận tăng thời gian làm việc góp phần làm tăng cơ hội huyết thanh có HBsAg dương tính 14% mỗi năm với p = 0,004 [128]. Điều này cho thấy, thâm niên nghề nghiệp càng lâu sẽ càng tăng nguy cơ tiếp xúc với các yếu phơi nhiễm, tăng khả năng mắc bệnh.
Xem xét tỷ lệ nhiễm VGB theo khoa/phòng công tác của đối tượng nghiên cứu, kết quả bảng 3.22 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm ở khoa Ngoại/Sản cao nhất chiếm 13,2%, khoa Truyền nhiễm chiếm 9,3%, khoa Nội chiếm 8,4%, khoa Khám chiếm 9,5%, khoa Cận lâm sàng chiếm 6,5%. Có thể lý giải điều này là do đặc thù công việc, nhân viên y tế khoa ngoại/sản có thể tiếp xúc với yếu tố nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi cũng chưa có đủ cơ sở để lý giải. Nghiên cứu của Võ Hồng Minh Công và cộng sự tại bệnh viện nhân dân Gia Định cũng cho
kết quả tương tự, tỷ lệ nhiễm HBV của NVYT tại khoa Sản là 60,9% (HBsAg (+) là 4,3%), tại khoa Nhi là 58,7% (HBsAg (+) là 8,7%), khoa Hồi sức nội là 42,8% (HBsAg (+) là 7,1%) [78]; nghiên cứu của Đặng Thị Bích Phượng ghi nhận tỷ lệ nhiễm HBV ở nhân viên công tác tại khoa sản có tỷ lệ cao nhất 23,3%, tiếp đến là khoa Nhiễm 22,2%, phòng Khám 16,7%, khoa Hồi sức cấp cứu 15,3%, khoa Nội 13,2%, khoa Xét nghiệm là 10,7% và các khoa khác là 13,3%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,863 [77]. Theo kết quả nghiên cứu của Abdel- Nasser Elzouki và cộng sự tại năm bệnh viện chính của miền Đông Libya, các NVYT làm việc tại khoa Sản, khoa Phẫu thuật, khoa Xét nghiệm và phòng Nha có tần suất nhiễm HBV cao hơn (tỷ lệ phổ biến dao động từ 3% đến 5,6%) so với các khoa/phòng khác [119].
Kết quả bảng 3.23, xem xét tỷ lệ nhiễm VGB phân theo chức danh chuyên môn cho thấy nhóm bác sĩ và nhóm y sĩ/điều dưỡng có tỷ lệ nhiễm cao nhất lần lượt là 11,6% và 11,4%, nhóm kỹ thuật viên là 4,6%, nhóm nữ hộ sinh là 6,0%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Một nghiên cứu ở bệnh viện Duyên hải miền Trung cho thấy tỷ lệ nhiễm VGB ở bác sĩ là 23,4% và hộ lý là 16,6% [33]; Nghiên cứu của Võ Hồng Minh Công và cộng sự tại bệnh viện nhân dân Gia Định, tỷ lệ nữ hộ sinh và điều dưỡng nhiễm VGB chiếm tỷ lệ cao, sự kết biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05 [78]; nghiên cứu của Đặng Thị Bích Phượng cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV ở nhóm hộ lý chiếm tỷ lệ cao nhất 27,9%, ở nhóm điều dưỡng là 14,9%, ở nhóm kỹ thuật viên là 14,3% và ở nhóm bác sĩ là 12,0%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,152 [77]. Theo kết quả nghiên cứu của Abdel-Nasser Elzouki và cộng sự tại năm bệnh viện chính của miền Đông Libya, cũng ghi nhận các y tá và y tá phụ tá có tỷ lệ nhiễm HBsAg và Anti-HCV cao nhất trong số các NVYT được nghiên cứu (HBsAg: 2,1% và 3,2%, kháng thể kháng
HCV là 3,2% và 4,9%). Đáng chú ý là các bác sĩ cũng có tỷ lệ kháng HCV tương đối cao (2,2%) [119]; nghiên cứu của Masomeh Bayani và cộng sự tại Miền Bắc Iran ghi nhận có mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng phơi nhiễm HBV của NVYT (p < 0,001) [120]; nghiên cứu của Bo-Moon Shin và cộng sự tại Hàn Quốc tỷ lệ HBsAg cao nhất ở nhóm y tá (3,1%) [85]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thuý Quỳnh (2009) tại 2 bệnh viện đa khoa cho thấy có 16,4% NVYT có HBsAg dương tính, trong số đó Y tá/Điều dưỡng chiếm 61,9%; tỉ lệ bác sỹ có HBsAg (+) chiếm 17,5% và hộ lý/y công chiếm 9,5% [9]. Tác giả Hà Thế Tấn (2010), tỷ lệ NVYT bị mang kháng thể HBsAg chiếm 9,7%, tỷ lệ mang Anti-HBs chiếm 37,8%, tỷ lệ nhiễm HCV chiếm 1,14%. Từ 1995-2004, nhómNVYT làm công tác dự phòng bị phơi nhiễm bệnh do VSV khi chống dịch là 85 trường hợp, trong đó có 30 người phải nằm viện điều trị, đặc biệt số NVYT bị chết khi tham gia chống dịch là 3 người. Tỷ lệ NVYT bị tổn thương do vật sắc nhọn là 48%, chỉ có 19,9% được thống kê, báo cáo, trong đó 286 trường hợp bị phơi nhiễm với HIV qua các tổn thương do dụng cụ sắc nhọn khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV [75]. Đặng Thị Bích Phượng (2012), tại một số bệnh viện ở TP. Cần Thơ, tỷ lệ nhiễm HBV ở NVYT là 16,2%, trong đó có 40,0% có tiền sử bị kim tiêm đâm. Tỷ lệ nhiễm HBV ở NVYT tăng theo nhóm tuổi (< 30 tuổi là 6,6%, 31 -40 tuổi là 17,8%, 41-50 tuổi là 19,4%, ≥ 51 tuổi là 24,2%), thâm niên (3-9
năm là 15,5%, 10-19 năm là 12,6%, ≥ 30 năm là 21,1%), nam nhiều hơn
nữ (19,8% và 14,1%), hộ lý (27,9%) nhiều hơn điều dưỡng (14,9%), kỹ thuật viên (14,3%), bác sĩ (12,0%), tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ nhiễm ở nhóm có tiền sử bị kim đâm (59,2%) cao hơn nhóm không bị kim tiêm đâm (40,8%) với p < 0,001 [77].
Nguy cơ nhiễm HBV của NVYT có liên quan đến nghề nghiệp đã được chứng minh là có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố