Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài 12

Bảng 1. 2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trong nước 25

Bảng 3. 1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng sự lựa chọn chính sách kế toán dựa trên các nghiên cứu trước 51

Bảng 3. 2: Bảng các nhân tố ảnh hưởng sự lựa chọn chính sách kế toán dựa trên cơ sở lý thuyết nền 52

Bảng 3. 3: Bảng tổng hợp các thang đo 55

Bảng 3. 4: Bảng kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia 58

Bảng 4. 1: Bảng thống kê số lượng bảng khảo sát 63

Bảng 4. 2: Bảng kết quả thống kê mẫu khảo sát 63

Bảng 4. 3: Kết quả thống kê mô tả thang đo Thuế 64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Bảng 4. 4: Kết quả thống kê mô tả thang đo Nhu cầu thông tin 65

Bảng 4. 5: Kết quả thống kê mô tả thang đo Trung thực hợp lý BCTC 65

Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 2

Bảng 4. 6: Kết quả thống kê mô tả thang đo Trình độ nhân viên kế toán 65

Bảng 4. 7: Kết quả thống kê mô tả thang đo Kế hoạch tiền thưởng 66

Bảng 4. 8: Kết quả thống kê mô tả thang đo Mức vay nợ 66

Bảng 4. 9: Kết quả thống kê mô tả thang đo Chính sách kế toán 66

Bảng 4. 10: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố thuế 67

Bảng 4. 11: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố nhu cầu thông tin 68

Bảng 4. 12: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố sự trung thực và hợp lý của BCTC 69

Bảng 4. 13: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố trình độ nhân viên kế toán 70

Bảng 4. 14: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo lường nhân tố kế hoạch trả thưởng 71

Bảng 4. 15: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố mức vay nợ . 72

Bảng 4. 16: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo biến phụ thuộc sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương 72

Bảng 4. 17: Tổng hợp kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 73

Bảng 4. 18: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 74

Bảng 4. 19: Phân tích nhân tố - phương sai trích biến độc lập 75

Bảng 4. 20: Ma trận nhân tố xoay biến độc lập 76

Bảng 4. 21: Tổng hợp thang đo biến độc lập sau khi phân tích khám phá EFA 77

Bảng 4. 22: Kết quả hệ số KMO and Bartlett's Test biến phụ thuộc 80

Bảng 4. 23: Phân tích nhân tố - phương sai trích biến phụ thuộc 80

Bảng 4. 24: Phân tích nhân tố biến phụ thuộc 81

Bảng 4. 25: Ma trận hệ số tương quan 82

Bảng 4. 26: Kiểm định sự phù hợp của mô hình 83

Bảng 4. 27: Kiểm định ANOVA 84

Bảng 4. 28: Kết quả phân tích hồi quy đa biến 84

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Hình 3. 1: Mô tả quy trình nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương 48

Hình 3. 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 53

Hình 4. 1: Kết quả mô hình nghiên cứu 87

Hình 4. 2: Đồ thị Histogram 88

Hình 4. 3: Đồ thị Q-Q Plot 88

Hình 4. 4: Đồ thị Scatterplot 89

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó, đưa ra các hàm ý quản trị và kiến nghị trong công tác lựa chọn chính sách kế toán phù hợp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nghiên cứu trình bày tổng quan các nghiên cứu trước ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp. Tác giả kế thừa kết quả các nghiên cứu trước xác định khoảng trống nghiên cứu cho luận văn. Nghiên cứu vận dụng, phát triển mô hình các nghiên cứu trước đây và lý thuyết đại diện, lý thuyết bất cân xứng thông tin, lý thuyết thông tin hữu ích để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu góp phần ý nghĩa cho các nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực thực hiện chính sách kế toán về các nhân tố tác động đến chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 03 nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán:“Thuế”, “Sự trung thực hợp lý BCTC”, “Kế hoạch trả thưởng”. Trong đó, nhân tố “Thuế” (β = 0,489) tác động mạnh nhất, thứ hai là nhân tố “Sự trung thực hợp lý BCTC” (β = 0,295) và cuối cùng là nhân tố “Kế hoạch trả thưởng” (β = 0,282). Ngoài ra, tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp lựa chọn chính sách kế toán phù hợp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chính sách kế toán (CSKT) là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp (DN) lựa chọn áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. CSKT không chỉ có kế toán quan tâm mà được các kiểm toán viên, nhà quản trị doanh nghiệp, chủ DN, nhà đầu tư cùng quan tâm. Khái niệm CSKT được hình thành và sử dụng rộng rãi khi Việt Nam ban hành và áp dụng các chuẩn mực kế toán (VAS 21, VAS 29).

Mỗi DN lựa chọn và áp dụng CSKT một cách nhất quán đều có ảnh hưởng đáng kể đến các số liệu tài chính được công bố ra bên trong và bên ngoài. Ở các nước phát triển việc áp dụng và thực hiện lựa chọn CSKT của DN luôn được đặt lên hàng đầu vì liên quan đến lợi nhuận của nhà đầu tư, việc phân chia cổ tức cho các cổ đông, dòng tiền ngắn hạn và dài hạn trong sử dụng nợ vay. CSKT phù hợp với DN sẽ giúp ích cho việc cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính quan trọng phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng. Các doanh nghiệp FDI đang áp dụng hướng dẫn chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 và 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam để lựa chọn các CSKT, thực hiện các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp ghi chép và lập báo cáo tài chính theo quy định của Luật tại Việt Nam một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cục thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ảnh trung thực hợp lý. Mặc khác, các doanh nghiệp FDI cũng thực hiện và áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cho việc trình bày và lập báo cáo tài chính giữa công ty con tại Việt Nam và công ty mẹ ở nước ngoài, các công ty đa quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam với chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và Bình Dương là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư lớn trong cả nước. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Bình Dương đóng vai trò quan trọng giúp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tăng thu ngân sách và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số

doanh nghiệp FDI chưa quan tâm đến việc lựa chọn CSKT cho phù hợp mà chỉ lợi

dụng một số chính sách ưu đãi của địa phương và khoảng trống của luật để mang lại lợi ích cho DN. Cũng như, các doanh nghiệp FDI chưa quan tâm môi trường đầu tư, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước hoặc các chính sách phúc lợi cho người lao động mà chỉnh mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng.

Từ thực tế của các doanh nghiệp FDI, cũng như tính thiết thực của CSKT đối với các doanh nghiệp FDI. Luận văn chọn đề tài “Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tình Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó, đưa ra các hàm ý và kiến nghị trong công tác lựa chọn chính sách kế toán phù hợp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Xác định các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

(2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

(3) Đề xuất một số hàm ý và kiến nghị liên quan đến kết quả nghiên cứu.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi

sau:

(1) Những nhân tố nào tác động đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI

trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?

(3) Những hàm ý và kiến nghị nào cần đề xuất phù hợp sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Về thời gian: Nghiên cứu các nhân tố tác động sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm báo cáo tài chính 2020.

Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu.

Quá trình nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu hỗn hợp,

cụ thể:

Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu thu thập thông tin trực tiếp bằng cách

phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia là kế toán, kế toán trưởng, giám đốc tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hệ thống hóa cơ sở lý luận bằng phương pháp tổng hợp, phân tích. Tiến hành khảo sát các thông tin nhằm giúp công tác lựa chọn CSKT phù hợp với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát sau khi hình thành bảng câu hỏi từ kết quả điều tra của nghiên cứu định tính, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

5.2. Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu sơ cấp: Lấy từ các bảng khảo sát thực hiện thông qua lấy ý kiến dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn của mẫu quan sát là những người kế toán, kế toán trưởng, giám đốc tài chính đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thu được trong quá trình quan sát, khảo sát trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ 10/2021 đến 12/2021.

6. Ý nghĩa khoa học

6.1 Về mặt lý luận

Nghiên cứu vận dụng, phát triển mô hình các nghiên cứu trước đây và lý thuyết đại diện, lý thuyết bất cân xứng thông tin, lý thuyết thông tin hữu ích để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu góp phần ý nghĩa cho các nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực thực hiện CSKT về các nhân tố tác động đến CSKT của doanh nghiệp FDI.

6.2 Về mặt thực tiễn

Xác định các nhân tố tác động đến sự lựa CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời đo lường mức độ tác động và phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu của các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nghiên cứu giúp các doanh nghiệp FDI hiểu được tầm quan trọng của sự lựa chọn CSKT phù hợp để đảm bảo tính trung thực và hợp lý của cáo cáo tài chính. Qua việc đánh giá thực trạng lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu đề xuất các đưa ra một số hàm ý kiến nghị nhằm trong công tác lựa chọn chính sách kế toán phù hợp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có 5 chương

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận – Hàm ý và kiến nghị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023