Giải Pháp Về Tuyên Truyền, Quảng Bá Du Lịch Lễ Hội


thực hiện và cả cộng đồng dân cư địa phương những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của du lịch lễ hội. Việc đào tạo, bồi dưỡng không những về kiến thức mà còn chú trọng đến chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ, nhận thức của mọi người đối với loại hình du lịch này.

Muốn có nguồn nhân lực tốt, cần phải được đào tạo. Thường xuyên mở các lớp, các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kiến thức cho những đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch lễ hội góp phần nâng cao công tác chuyên môn cho nhà quản lý, người tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch lễ hội cũng như các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch lễ hội. Tạo điều kiện cho những nòng cốt có thể tham gia trải nghiệm học tập kinh nghiệm về tổ chức du lịch lễ hội ở trong và ngoài nước qua các chuyến tham quan, tham dự các hội thảo, hội nghị chuyên đề du lịch và lễ hội.

3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội

Trước hết cần xác định du lịch lễ hội là loại hình du lịch văn hóa hấp dẫn tại Huế. Để tuyên truyền quảng bá tốt về du lịch lễ hội, đầu tiên hết là cần có sản phẩm. Cần xúc tiến đẩy mạnh nghiên cứu các lễ hội có thể phục vụ cho hoạt động du lịch từ đó xây dựng nên các chương trình du lịch lễ hội. Việc tuyên truyền quảng bá cần tiến hành song song, quảng bá tuyên truyền về lễ hội và quảng bá tuyên truyền, bán các chương trình du lịch lễ hội. Việc quảng bá tuyên truyền không chỉ nhằm mục đích giới thiệu về lễ hội để khách biết mà còn phải tạo được sức lôi cuốn khách đến với lễ hội.

Thực trạng hiện nay hoạt động lễ hội và du lịch lễ hội còn chưa có được sự kết hợp chặt chẽ. Thông tin về lễ hội còn sơ sài chưa được chú trọng. Việc tuyên truyền quảng bá mới thiên về giới thiệu các lễ hội, chưa chú trọng khai thác lễ hội để phục vụ cho du lịch. Đối với khách du lịch để đặt hàng một chương trình


du lịch lễ hội không phải dễ do hoạt động này bị động, mang tính chất phụ thuộc vào thời điểm, không gian tổ chức lễ hội. Để khắc phục nhược điểm đó cần có các cuộc khảo sát điều tra, tính toán lập kế hoạch xây dựng các chương trình du lịch lễ hội. Các chương trình này cần lên kế hoạch trước cả năm, có sự hệ thống hóa về các chương trình du lịch lễ hội, các lễ hội với thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung lễ hội cũng như những sự kiện đặc sắc nổi bật của lễ hội có như vậy mới chủ động trong việc giới thiệu và tuyên truyền quảng bá.

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phải được tiến hành mọi lúc, mọi nơi trên tất cả các phương tiện từ sân bay, nhà ga đến phương tiện thông tin đại chúng như trang mạng, báo, dài, truyền hình… đây là công việc không dành riêng cho ngành du lịch, ngành văn hóa mà đòi hỏi sự chung tay của mọi cơ quan, mọi phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông cũng như tất cả tầng lớp mọi người trong xã hội.

Khách đến tham gia lễ hội đa dạng, từ nhiều nơi khác nhau nên cần chú trọng tuyên truyền quảng bá không những trong địa phương mà cả ngoài địa phương, không những trong nước mà ra ngoài nước thông qua các hội chợ triển lãm, các cuộc trưng bày giao lưu với các nước, thông qua các con đường ngoại giao các sinh hoạt văn hóa giao lưu. Để thực hiện tốt điều này cần có các sách lược, chiến lược trong quảng bá truyền thông. Các nhà quản lý, các đơn vị tham gia vào du lịch lễ hội cần tạo ra các sự kiện nhằm thu hút du khách đến để thực hiện lồng ghép giới thiệu về loại hình du lịch lễ hội. Cần lưu ý tận dụng phối hợp lồng ghép tuyên truyền về du lịch lễ hội vào trong các sự kiện khác nhau khi có điều kiện nhằm đạt hiệu quả về tuyên truyền quảng bá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

3.2.6. Giải pháp bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội

Hoạt động du lịch lễ hội chắc chắn sẽ có những tác động đến các yếu tố văn hóa trong lễ hội. Vấn đề đó đặt ra trách nhiệm cho những nhà khai thác lễ hội để

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 12


phục vụ cho du lịch. Như vậy để bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội cần chú trọng một số vấn đề sau:

Trong công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch lễ hội, không những giới thiệu về sản phẩm du lịch lễ hội mà cần có những hướng dẫn khách khi tham gia vào loại hình du lịch đó. Cung cấp cho khách những hiểu biết nhất định trong ứng xử, giao tiếp cũng như phương thức cảm nhận giá trị của lễ hội. Đảm bảo chức năng giáo dục trong hoạt động du lịch, ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội.

Một đối tượng quan trọng góp phần làm nên thành công đó chính là người dân địa phương. Bản thân họ phải thấy được lợi ích từ hoạt động du lịch lễ hội để từ đó họ có ý thức bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của địa phương mình. Đơn vị du lịch cũng cần chia sẻ lợi ích từ hoạt động kinh doanh và tổ chức du lịch lễ hội đến cộng đồng địa phương để khuyến khích người dân địa phương cùng tham gia vào hoạt động du lịch qua các hành động cụ thể như thể hiện cử chỉ thân thiện, giữ gìn vệ sinh, văn minh trong giao tiếp và mua bán hàng hóa với du khách…

Khai thác lễ hội phục vụ cho du lịch cần đứng trên quan điểm giữ gìn, bảo tồn để phát triển. Cần trách tình trạng tận thu, khai thác triệt để vì mục đích kinh doanh mà làm tổn hại đến những giá trị văn hóa vốn có.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Cần có giải pháp đồng bộ, có sự phối hợp giữa việc quản lý của nhà nước, địa phương, giữa các cơ quan quản lý văn hóa và du lịch. Có các chính sách khuyến khích sự tham gia tính cực của cộng đồng địa phương. Chú ý khai thác


các lễ hội cho du lịch cần trên tinh thần tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội.

Chú trọng phối hợp và khai thác các chương trình du lịch lễ hội với việc giới thiệu các giá trị văn hóa của vùng đất cố đô. Kết hợp tổng hòa du lịch lễ hội với du lịch tâm linh, tham quan các di tích văn hóa lịch sử.

Tăng cường nâng cao chất lượng lễ hội qua việc thanh tra, kiểm soát, đánh giá và thường xuyên điều chỉnh các hoạt động du lịch lễ hội để vừa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch vừa đảm bảo việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

Hoàn thiện các văn bản pháp quy, xây dựng cơ chế hoạt động cho việc phát triển loại hình du lịch lễ hội.

Chú trọng đầu tư trên tất cả các mặt từ nguồn nhân lực, điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến tăng cường hoạt động xúc tiến công tác truyên truyền quảng bá cho các hoạt động du lịch lễ hội.

Chú trọng cho phát triển du lịch văn hóa, du lịch lễ hội bằng các hoạt động thiết thực như tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu tiềm năng du lịch văn hóa của địa phương, trong đó nhấn mạnh sức hấp dẫn của lễ hội, du lịch lễ hội. Khuyến khích kêu gọi sự đầu tư cho tổ chức lễ hội và du lịch lễ hội thông qua các sự kiện trong và ngoài nước. Có chính sách ưu đãi cho đầu tư vào du lịch lễ hội.

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch

Xác định du lịch lễ hội là một trong những sản phẩm chính của doanh nghiệp để có sự đầu tư và định hướng chiến lược cho loại hình du lịch này.

Nâng cao nhận thức về vai trò của đơn vị du lịch đối với địa phương. Hoạt động kinh doanh nhưng cần chú trọng đến vấn đề bảo tồn văn hóa. Thực hiện tốt chính sách đào tạo và tự đào tạo cho đội ngũ nhân viên và hướng dẫn viên công ty về ý thức bảo tồn giữ gìn các di sản văn hóa. Đồng thời lồng ghép vào chương


trình du lịch lễ hội trách nhiệm của du khách chung tay cùng giữ gìn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội thông qua vai trò của người hướng dẫn viên.

Nâng cao nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong khai thác lễ hội, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành để có sự đầu tư cho du lịch lễ hội. tránh việc khai thác tiềm năng có sẵn mà thiếu sự đầu tư. Việc đầu tư thể hiện toàn diện: Đầu tư cho nhân lực, đầu tư cho việc xây dựng các chương trình du lịch lễ hội qua việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá các lễ hội để lựa chọn các lễ hội tiêu biểu nhằm đưa vào trong chương trình du lịch lễ hội và phù hợp với các nhu cầu, đối tượng khách khác nhau. Không những vậy sự hỗ trợ về cả vật chất lẫn chuyên môn cho lễ hội nhằm làm nổi bật giá trị văn hóa của lễ hội, sự thuận lợi để khách có thể tiếp cận được với lễ hội. Sự đầu tư này là đóng góp hữu ích để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương, khơi dậy lòng tự hào và ý thức gìn giữ, bảo tồn sinh hoạt lễ hội.

Chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá về lễ hội, du lịch lễ hội. Ưu tiên cho loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội. Lập kế hoạch tuyên truyền quảng bá cụ thể mang tầm chiến lược lâu dài. Thông qua các hình thức như tham gia tích cực vào các hội chợ triển lãm, tổ chức các sự kiện như văn nghệ, thể thao để tăng cường giới thiệu nét đặc sắc của các lễ hội cũng như lợi ích khi tham gia vào loại hình du lịch lễ hội.

Tổ chức các cuộc thi viết bài giới thiệu về lễ hội và du lịch lễ hội để thường xuyên ra các tập gấp, ấn phẩm sách báo, băng hình nhằm dưa lễ hội, loại hình du lịch lễ hội đến gần với du khách. Công tác tuyên truyền cần tiến hành rộng rãi tại các đầu mối giao thông, khu vực công cộng (tại các trạm chờ xe buýt hay bên ngoài xe)... hay tận dụng sức mạnh mạng internet, kỹ thuật hiện đại của công nghệ thông tin đẻ xúc tiến quảng bá tuyên truyền.


Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch lễ hội qua việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rà soát, bổ sung điều chỉnh các dịch vụ của loại hình du lịch lễ hội. Có các hình thức thu hút khách đến với loại hình du lịch lễ hội như khuyến mại, tăng dịch vụ bổ sung, bốc thăm trúng thưởng…

Chủ động xây dựng đề ra các chương trình du lịch lễ hội, xúc tiến hoạt dộng bán các sản phẩm du lịch lễ hội trực tiếp đến khách hàng hay thông qua các hình thức khác như thông qua mạng điện tử…

Phối hợp chặt chẽ với địa phương, với cộng đồng dân cư địa phương để cùng với địa phương vừa bảo tồn, vừa phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội đạt hiệu qủa kinh tế xã hội qua việc hướng dẫn các hình thức tổ chức, rà soát nội dung đảm bảo sinh hoạt lễ hội lành mạnh văn minh.

3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương

Chính quyền và cư dân địa phương cần nhận thức về vai trò của lễ hội đối với du lịch và ngược lại. Tích cực chủ động sáng tạo trong các hoạt động tổ chức lễ hội, biết gạn đục khơi trong chọn lựa những hình thức và nội dung sinh hoạt lễ hội vừa mang đậm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt người dân địa phương vừa phù hợp với lối sống văn minh, hiện đại tránh các thủ tục quá rườm rà, các hủ tục đã lỗi thời để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn khách.

Về phía chính quyền: Khuyến khích người dân tổ chức lễ hội lành mạnh, có sự đóng góp công sức vật chất và tinh thần cho lễ hội qua các hành động cụ thể.

Đề ra các văn bản pháp qui, cơ chế hoạt động thống nhất chung cho các lễ hội, tạo điều kiện thuận lợi để các lễ hội diễn ra đảm bảo đúng khuôn khổ. Chú trọng công tác tổ chức lễ hội.


Về phía cư dân địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch có thể tiếp cận với sinh hoạt truyền thống của địa phương mình. Dựa trên nội lực của chính mình đồng thời phối hợp với cơ quan chính quyền để tận dụng mọi nguồn lực để làm cho lễ hội ngày càng trở nên một sinh hoạt cộng đồng có tính phổ biến thu hút đông đảo mọi người cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.

Tích cực phối hợp với các đơn vị du lịch để xây dựng chương trình nội dung cho loại hình du lịch lễ hội. Không ai hết người dân địa phương là chủ thể của lễ hội. Chính bản thân họ phải không ngừng nâng cao nhận thức về vai trò của lễ hội đối với du lịch. Lễ hội là hoạt động văn hóa mà qua đó các giá trị văn hóa được tỏa sáng. Ngược lại hoạt động du lịch cũng sẽ có những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân vì vậy cư dân địa phương trong quá trình đưa lễ hội đến với du lịch cần chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa của riêng mình không để các yếu tố tiêu cực bên ngoài tác động, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa trong du lịch.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Với những tiềm năng thế mạnh về văn hóa, Thành phố Huế đã đưa ra những chính sách chủ trương, lập ra các dự án đầu tư và phát triển du lịch. Thông qua việc rà soát đánh giá khoanh vùng các khu du lịch. Chính quyền địa phương đã xác định du lịch lễ hội là một trong những thế mạnh để tiến hành xúc tiến quảng bá và xây dựng định hướng chiến lược cho du lịch tại thành phố Huế.

Theo kế hoạch phát triển du lịch tại Huế, vấn đề đặt ra là chúng ta phải khai thác các tiềm năng về du lịch văn hóa, du lịch lễ hội như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện vẫn còn có những khiếm khuyết, thậm chí loại hình du lịch lễ hội chưa thực sự để lại dấu ấn, thu hút khách du lịch. Mối quan hệ giữa các ngành du lịch, văn hóa và bảo tồn chưa thực sự chặt chẽ, chưa xác định hết được vai trò ý nghía của loại hình du lịch lễ hội trong hiện tại và tương lai. Để phát triển loại hình du lịch lễ hội cần có định hướng đúng, chính xác và đưa ra các giải pháp kịp thời để khai thác tiềm năng thế mạnh của du lịch lễ hội tại Huế.

Trong nội dung chương III, trên cơ sở mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Huế, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về chính sách, quy hoạch tổ chức quản lý lễ hội để có định hướng chung đồng thời các giải pháp cho việc đầu tư và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội. Nhấn mạnh rằng việc đầu tư là trách nhiệm của tất cả mọi tổ chức cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan đến lễ hội và khai thác lợi ích của lễ hội. Việc đầu tư này là toàn diện không những về sản phẩm, xây dựng thị trường, tuyên truyền quảng bá mà quan trọng nhất là nguồn nhân lực trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch lễ hội.

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí