ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
QUYỀN THỊ QUỲNH ANH
NGHIÊN CỨU MÓI QUAN HỆ GIỮA SINH KẾ
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG,
TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MẠNH HÀ
HÀ NỘI – 2012
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................... . MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Sinh học bảo tồn 4
1.1.1. Các phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học 5
1.1.2 Hệ thống chính sách về bảo tồn ở Việt Nam 6
1.2. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển 9
1.2.1. Vai trò của đa dạng sinh học đối với cuộc sống con người 9
1.2.2. Vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước 10
1.2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học 11
1.2.4. Mâu thuẫn giữa phát triển và công tác bảo tồn 13
1.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu sinh kế, bảo tồn ở Vân Long 14
1.3.1. Các nghiên cứu về sinh kế ở Vân Long 14
1.3.2. Các nghiên cứu, dự án liên quan đến bảo tồn ở Vân Long 15
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội 16
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 16
2.1.2. Điều kện kinh tế - xã hội 18
2.2. Thời gian nghiên cứu 19
2.3. Đối tượng nghiên cứu 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Hiện trạng và ảnh hưởng từ hoạt động sinh kế của người dân lên khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long 24
3.1.1. Hiện trạng và ảnh hưởng từ hoạt động sinh kế của người dân lên KBT trước khi thành lập KBT 27
3.1.2. Hiện trạng và ảnh hưởng từ hoạt độngsinh kế của người dân lên KBTsau khi thành lập KBT 31
3.1.3. Sự thay đổi sinh kế của người dân trước và sau khi thành lập KBT và các tác động của chúng 36
3.2. Hiện trạng hoạt động và ảnh hưởng từ hoạt động bảo tồn lên sinh kế của người dân địa phương 41
3.3. Nhận thức của người dân về khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước VânLong 48 3.3.1.Nhận thức của người dân về công tác bảo tồn 48
3.3.2. Nhận thức của người dân về sự thay đổi của môi trường sống và thu nhập của gia đình qua công tác bảo tồn. 50
3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và nâng cao sinh kế cho người dân địa phương .53
3.4.1. Giải pháp nhằm phát triển sinh kế cho người dân địa phương 53
3.4.2. Giải pháp về quản lý 55
3.4.3. Các giải pháp về nâng cao nhận thức trong công tác bảo tồn cho người dân địa phương 56
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 63
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Khu bảo tồn thiên nhiên đấ ngập nước | |
VCF | Quỹ Bảo tồn Việt Nam |
FZS | Hội Động vật hoang dã Frankfurt |
BQL | Ban quản lý |
CITES | Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp |
KBT | Khu bảo tồn |
BĐKH | Biến đổi khí hậu |
ĐDSH | Đa dạng sinh học |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh kế của người dân địa phương và hoạt động bảo tồn ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình - 2
- Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Lên Đa Dạng Sinh Học
- Hiện Trạng Và Ảnh Hưởng Từ Hoạt Động Sinh Kế Của Người Dân Lên Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Vân Long
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kế hoạch nghiên cứu 19
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn các hộ dân về tỷ lệ khai thác trước và sau khi thành lập khu bảo tồn 25
Bảng 3.3.Ảnh hưởng từ công tác bảo tồn lên hoạt động chăn thả gia súc, thức ăn cho gia súc và củi đun 43
Bảng 3.4. Mức độ tác động của hoạt động bảo tồn ảnh hưởng lên sinh kế của người dân địa phương 45
Bảng 3.5.Nhận thức của người dân về công tác bảo tồn 49
Bảng 3.6. Nhận thức của người dân về sự thay đổi của môi trường và thu nhập của gia đình 51
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1.Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
................................................................................................................................................... 17
Hình 3.2. Hoạt động sinh kế của người dân trước khi thành lập KBT 31
Hình 3.3. Hoạt động sinh kế của người dân sau khi thành lập KBT 36
Hình 3.4. So sánh thay đổi hoạt động sinh kế trước và sau khi thành lập KBT 40
Hình 3.5.Ảnh hưởng từ công tác bảo tồn lên hoạt động chăn thả gia súc, thức ăn cho gia súc và củi đun 44
Hình 3.6. Mức độ hoạt động bảo tồn ảnh hưởng lên sinh kế của người dân địa phương 47
MỞ ĐẦU
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long được thành lập theo quyết định số 2888/QĐ- UB, ngày 18/12/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, có tổng diện tích là 2.736 ha thuộc địa giới hành chính 7 xã miền núi huyện Gia Viễn là: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh (Đỗ Văn Các, 2011).
Là khu vực có các hệ sinh thái đại diện cho hệ núi đá vôi và đất ngập nước nội địa ở đồng bằng Bắc Bộ. Vân Long được biết đến như là một trong những khu vực cư ngụ quan trọng của các loài thủy sinh nước ngọt, các loài chim nước di cư và đặc biệt Vân Long là nơi có quần thể voọc mông trắng có số lượng tốt nhất còn lại trên thế giới (Nadler, 2003).
Bên cạnh các lợi thế về tự nhiên,Vân Long cũng đang chịu nhiều các tác động bất lợi từ các hoạt phát triển kinh tế của cộng đồng và địa phương như xâm lấn đất canh tác, khai thác thủy sản, săn bắt động vật, khai thác đá vôi… Các hoạt động kinh tế và khai thác tài nguyên không có kiểm soát như trên đang gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn ở Vân Long (Nguyễn Bá, 2000).
Chính vì thế, việc bảo vệ và duy trì sự phục hồi và phát triển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước ở Vân Long nhưng vẫn đảm bảo được sự hài hòa với các hoạt động kinh tế và phát triển ở địa phương đang được đánh giá là một thách thức đối với hoạt động bảo tồn ở đây. Dó đó, cần thiết phải có các đánh giá nhằm xác định được các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội đang có các ảnh hưởng tích cực đến khu bảo tồn cũng như tìm ra được các bất cập trong quản lý bảo tồn chưa phù hợp đang gây ra các ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng địa phương. Và đặc biệt, là dựa trên các bất cập đó để đưa ra được các giải pháp nhằm giảm thiểu được các tác động bất lợi, tăng hiệu quả của công tác bảo tồn thiên nhiên và hài hòa được việc khai thác và sử dụng tài nguyên bền vững sẽ là kết quả quan trọng nhất hướng tới giải quyết hiệu quả hoạt động quản lý bảo tồn ở Vân Long.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của các hệ sinh thái, tính cấp thiết của việc tăng cường các hoạt động hiệu quả hơn cho các hoạt động bảo tồn Khu bảo tồn
Thiên nhiên Vân Long, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh kế của người dân địa phương và hoạt động bảo tồn ở Khu bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình”. Kết quả của đề tài nhằm đưa ra được các vấn đề phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động bảo tồn ở Vân Long, tìm ra được các bất cập trong quản lý bảo tồn và phát triển của địa phương; dựa trên các đánh giá đó để đưa ra được các khuyến nghị nhằm giúp cho việc quản lý bảo tồn thiên nhiên đặc biệt là trung hòa được việc khai thác và sử dụng tài nguyên của cộng đồng và quản lý bảo tồn ở Vân Long.
Ý nghĩa khoa học: Đây là cơ sở khoa học để có thể áp dụng cho các mô hình quản lý bảo tồn tại các khu bảo tồn khác dựa vào cộng đồng địa phương.
Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra được thứ tự các hoạt động sinh kế làm suy giảm đa dạng sinh học và đánh giá mức độ quản lý bảo tồn nhằm kết hợp hài hòa giữa sinh kế và bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đạt hiệu quả nhất.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá mối quan hệ giữa sinh kế của người dân địa phương và hoạt động bảo tồn thiên nhiên để đưa ra các biện pháp bảo tồn hiệu quả hơn.
Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương và ảnh hưởng của các hoạt động đó tới khu bảo tồn.
Liệt kê và phân tích các hoạt động quản lý và bảo tồn và những ảnh hưởng của chúng đối với cộng đồng địa phương.
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, bảo tồn của Vân Long.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đốitượng nghiên cứu: