Một Số Địa Bàn Du Lịch Lễ Hội Trọng Điểm

một số địa phương có năm lễ hội diễn ra hoành tráng nhưng do thiếu kinh phí nên có thể năm sau lễ hội lại bị gián đoạn hoặc làm đơn giản hơn. Điều đó khiến cho việc xây dựng sản phẩm tour du lịch văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh nói chung và du lịch lễ hội nói chung gặp khó khăn.

Các lễ hội lớn thu hút lượng khách từ hàng trăm ngàn lượt khách trở lên cho đến hàng triệu như: Lễ hội Bà Chúa Xứ Gò Tháp, lễ hội Ok Om Bok, lễ hội Nguyễn Trung Trực,… Bằng quan sát thực địa, một điều dễ nhận thấy ở hầu hết các lễ hội là nguồn khách chủ yếu là khách du lịch nội địa, số du khách nước ngoài có thể nói là ít ỏi. Để giải thích cho hiện tượng này khi tham khảo các chương trình Tour bán cho khách quốc tế của hầu hết các công du lịch lớn có tên tuổi như: Viettravel, Saigontourist hay Fiditour,… không thấy có tên các lễ hội diễn ra hàng năm . Như vậy nếu khách mua Tour đến địa danh đó đúng dịp lễ hội thì sẽ được xem, còn không thì thôi. Các công ty du lịch chưa xây dựng Tour du lịch lễ hội chung của khu vực để chào bán mặc dù đây được xác định là một tiềm năng rất lớn của ngành du lịch đồng bằng. Đây là một sự lãng phí rất lớn đối với nguồn tài nguyên nhân văn này. Đưa các lễ hội vào nội dung của Tour không chỉ hấp dẫn khách được dài ngày mà còn là một thái độ văn hóa - du lịch.

Một thực trạng nữa là nhiều du khách nước ngoài khi đến đây, tận mắt chứng kiến cảnh những đoàn rước, tế lễ, những trò chơi dân gian như: đua bò, đua ghe, kéo co, nhảy bao bố, đập nồi, chọi gà,… họ đã thực sự bị lôi cuốn. Thế nhưng, có một thực tế buồn, đó là du lịch ĐBSCL thừa lễ hội đặc sắc nhưng lại đang thiếu một chiến dịch quảng bá chuyên nghiệp. Nghịch lý ở chỗ thường là các địa phương cố gắng, ra sức tổ chức lễ hội sao cho công phu, hoành tráng, nhưng lại quên yếu tố mà tất cả du khách trong nước và quốc tế mong muốn, cần biết: đó là thông tin hình ảnh của lễ hội. Có lễ hội cũng được quảng bá, nhưng cập rập, đến gần ngày diễn ra lễ hội mới tiến hành giới thiệu, làm cho các công ty du lịch, du khách khó có được thời gian, tinh thần để chuẩn bị tham gia. Và nếu tổ chức lễ hội với mục đích thu hút khách du lịch mà không quảng bá ràm rộ thì chẳng khác nào “tổ chức tiệc mà không mời khách dự”.

Có thể nói, không thể tìm thấy một chương trình quảng bá mang tính chuyên nghiệp nào về lễ hội của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói tiêng trên thị trường du lịch quốc tế. Như vậy lễ hội của vùng làm sao có đủ sức cạnh tranh được với các vùng còn lại chứ đừng nói đến việc cạnh tranh cách thức tiếp thị sản phẩm du lịch rầm rộ, sâu rộng và chuyên nghiệp của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Singapore,…

Cho đến nay, có thể nói chưa có lễ hội nào thành công về mặt du lịch. Gần đây, một số llễ hội Đua bò - An Giang, lễ hội Đua ghe Ngo - tỉnh Sóc Trăng,… thu hút khá đông du khách. Điều này thể hiện sự chuyển động đáng mừng của ban tổ chức, quan tâm đến nhu cầu của du khách chứ không phải mong muốn chủ quan của lãnh đạo.

Hiện nay, lễ hội mới từng bước trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch có sức thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Một số địa phương ở ĐBSCL đã tổ chức lễ hội văn hóa - du lịch theo hình thức sân khấu hóa với quy mô lớn, mong muốn tập hợp những nét nổi bật của nhiều lễ hội trong địa phương. Tuy nhiên, các chương trình sân khấu hóa này chưa thật sự gắn chặt với bản sắc văn hóa từng địa phương và cách thức thể hiện văn hóa dân gian mà thường rập khuôn, máy móc, khiến các chương trình na ná giống nhau, không thật sự hấp dẫn và trở nên nhàm chán. Một số lễ hội quy mô lớn và hầu hết các lễ hội văn hóa - du lịch tuy thu hút nhiều người tham dự nhưng chưa ấn tượng, chưa đem lại lợi ích kinh tế so với kinh phí đầu tư tổ chức, gây dư luận lễ hội tổ chức tràn lan, phô trương, lãng phí.

Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Về hạ tầng khách sạn, hiện toàn vùng ĐBSCL có khoảng 42.000 phòng khách sạn từ 3 – 4 sao (đang xây dựng 5 sao), trong đó chủ yếu là 3 sao. Thực tế cũng chứng minh, qua các lễ hội được tổ chức tại ĐBSCL, vấn đề “cháy” phòng khách sạn hầu như là chuyện thường nhật làm cho du khách không khỏi ái ngại khi quyết định đến đây. Các chuyên gia du lịch cho rằng, nguồn thu từ khách sạn là một trong những nguồn thu chính trong ngành du lịch của mỗi địa phương. Bởi vì khi thống kê doanh thu du lịch lễ hội thì gần như để có con số cụ thể chỉ trông chờ vào báo cáo từ các khách sạn, nhà nghỉ (tương đối), còn các doanh thu dịch vụ còn lại khó có thể thống kê được.

Đối với giao thông bộ, hầu hết các tỉnh đều bị ngăn cách bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, các tuyến đường chưa thể thông suốt, nhất là đường kết nối các điểm du lịch lễ hội vì rất nhiều lễ hội ở ĐBSCL phân bố ở vùng nông thôn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở du khách đến với lễ hội.

Ở các lễ hội lớn và phân bố ở thành thị như lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội đua ghe Ngo, lễ hội Quán Âm Nam Hải,… thì về cơ bản phần nào cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật đáp ứng được du khách (mặt dù hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng), có thể không hoàn toàn thỏa mãn du khách nhưng cũng có một số nơi vui chơi, mua sắm, khách được sử dụng nước sạch, các dịch vụ tiện ích,… Tuy nhiên, nói là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

đảm bảo hơn nhưng cơ sở lưu trú này cũng chỉ là cơ sở tự phát của người dân, chưa có qui hoạch của nhà nước, dân tự cất lên để kinh doanh hoặc thậm chí lấy nhà ở của mình cho khách trọ. Hàng quán thì nhiều nhưng tình trạng lấn chiếm lòng đường, lấn sang cả diện tích trong di tích, giá cả chênh lệch với thực tế,…

Còn đối với các lễ hội ở nông thôn như lễ hội đua Bò bảy Núi, lễ hội cúng biển Mỹ Long, lễ hội Gò Tháp,… thì đường sá đi đến rất khó khăn do xuống cấp, nhỏ hẹp còn về dịch vụ lưu trú, vui chơi, sắm sửa thì nếu không đầu tư xây dựng thì dù có tăng trưởng khách đến đây thì cũng không thể nào đáp ứng được nhu cầu và đấy là nguyên nhân lễ hội ĐBSCL ít khách.

Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch - 11

Có thể nói, hạ tầng cơ sở nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng là yếu tố mang tính sống còn của ĐBSCL trong chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch. Mặc dù, trong những năm gần đây, đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch trong vùng ngày càng được cải thiện, đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho các tỉnh trong vùng song để phát triển nhanh, mạnh, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của vùng thì cần phải tăng cường đầu tư hơn nữa.

Hiện nay, về thực trạng nguồn nhân lực du lịch ĐBSCL còn thiếu và yếu chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếng Anh, kiến thức du lịch, văn hóa xã hội,... và nhân lực phục vụ cho du lịch cũng nằm trong số đó. Các hướng dẫn viên của công ty du lịch hầu như chỉ trang bị kiến thức chung chứ chưa thật sự đi sâu nghiên cứu, am tường về các lễ hội, và thực sự thì cũng quá ít tài liệu để họ tham khảo về lĩnh vực này. Cho nên khi đưa khách đến thì họ cũng chỉ giới thiệu sơ nét, còn những người có kiến thức về lễ hội thì ngày càng ít dần. Đó là những người trong Ban trị sự, những người dân địa phương nhưng tuổi của họ thì cũng đã cao, thế nhưng hiện nay ở các điểm diễn ra lễ hội hầu như không tìm ra người có thể hướng dẫn du khách tại điểm bởi vì nhiều lý do trong đó phải kể đến vấn đề không ai tổ chức đào tạo, quản lý cho những người dân địa phương am tường về lễ hội cách tiếp cận nghề hướng dẫn.

Chẳng hạn như lễ hội lớn nhất vùng – lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam, khách đến đây tìm mãi cũng chẳng ra người thuyết minh tại điểm mà thay vào đó chỉ là các đoàn khách tự tìm cho mình điểm tham quan, tự mình tìm hiểu. Và các lễ hội lớn nhỏ còn lại thì vào những ngày thường chỉ có người trụ trì (người địa phương hay gọi là ông Từ) tại nơi di tích mà lễ hội diễn ra có thể giới thiệu cho khách thập phương. Còn ngay vào ngày diễn ra lễ hội thì khách tự tìm hiểu.

Còn đối với các cơ sở lưu trú, chỉ có những khách sạn nhà hàng lớn thì mới có đội ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, còn nếu đến các lễ hội ở vùng nông thôn như Nghinh Ông, đua Bò, Gò Tháp,… thì khó thể tìm thấy những nhân viên có chuyên môn, có khả năng giao tiếp am hiểu tâm lý du khách mà thay vào đó hầu hết là những chủ cơ sở, hoặc những người địa phương chưa qua đào tạo, làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phục vụ.

Qua khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy, người dân ĐBSCL rất thân thiện, gần gũi với du khách; cho nên nếu những người dân địa phương được làm du lịch, được hướng dẫn du khách thì với vốn kiến thức thực tế, với tính cách gần gũi của người miền Tây thì đây là một điểm nhấn trong vấn đề phát triển du lịch lễ hội. Làm được điều đó sẽ nhân rộng số lượng người có kiến thức về lịch sử hình thành lễ hội, phần nào tạo công ăn việc làm tăng thu nhập trong lúc nhàn rỗi cho người dân địa phương.

2.3.2.3. Một số địa bàn du lịch lễ hội trọng điểm

Du lịch lễ hội truyền thống thu hút rất nhiều du khách, chiếm gần một nửa số lượng khách đến ĐBSCL, nhưng khó giữ chân được khách do thiếu nhiều dịch vụ đi kèm, thiếu nơi vui chơi giải trí cho khách ở lại qua đêm. An Giang, Kiên Giang có lợi thế phát triển loại hình du lịch lễ hội - văn hóa, tâm linh nhưng cũng khó giữ chân khách vì thiếu nơi vui chơi giải trí, nhất là vào ban đêm. Nguyên nhân chính là do thiếu các dịch vụ đi kèm với kỳ nghỉ của du khách. Điều đáng buồn là hầu như các điểm đến của du lịch lễ hội tại ĐBSCL đều chưa đáp ứng các yếu tố này. Một điều hết sức quan trọng và đang bức thiết đối với du lịch lễ hội là thiếu trầm trọng các dịch vụ bổ sung, đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí về đêm. Du khách không biết đi đâu và làm gì trong chuyến đi của mình khi đến du lịch lễ hội. Từ đó, chương trình tour cung ứng cho du khách giảm sự hấp dẫn, chi tiêu của du khách không tăng, du khách không có nơi để tiêu tiền.

Lễ hội truyền thống là một trong những chìa khóa để phát triển du lịch, giúp địa phương dễ dàng xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng. Thế nhưng, du lịch đến ĐBSCL, khách dễ nhàm chán vì thiếu các dịch vụ cần thiết để giữ chân khách. Vào mùa lễ hội vía Bà, đa số khách ngủ đêm trên xe rồi đến núi Sam thật sớm để chiêm bái, trả lễ...; sau đó, tiếp tục hành trình mua sắm tại chợ biên giới và siêu thị miễn thuế Tịnh Biên rồi trở về ngay trong ngày. Nhiều đoàn khách đi xa hơn thì di chuyển đến Hà Tiên - Kiên Giang ngay chiều hôm đó. Một số lượng nhỏ người nghỉ lại tại núi Sam với giá phòng rẻ, thậm chí thuê chiếu nghỉ tại đình chùa, giá chỉ 5.000 – 10.000 đồng/người/đêm.

Tương tự, Lễ hội Nguyễn Trung Trực cũng thu hút khá đông khách nhưng hầu hết khách đều “ngủ bụi” hoặc tá túc ở các gia đình gần đình. Dịp này, rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ ở Rạch Giá đồng loạt giảm giá để thu hút khách nhưng cũng khó thu hút được khách đặt phòng. Vả lại lễ hội này cơ bản chưa thật sự đưa yếu tố phục vụ mục đích du lịch mà chủ yếu chỉ nghiueneg về yếu tố văn hóa, tâm linh nhiều hơn. Bằng chứng cụ thể là phần lớn là người lớn tuổi đến đây cúng vái, trả lễ, cầu an, hốt thuốc năm hoặc làm công quả là chủ yếu. Các dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm chưa tạo sức hút, thỏa mãn và níu chân du khách.

Ở An Giang, lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia đã hơn từ 2001, mỗi dịp Tết đến, xuân về lại thu hút đông đảo khách du lịch đến xin lộc cầu may. Đây là lễ hội lớn nhất miền Nam, khách đến rất đông trong ngày lễ hội và cả những ngày khác trong năm. Tuy theo thống kê, đây là lễ hội thu hút hàng triệu lượt khách nhưng thực chất khách du lịch không đáng kể mà chuể yếu là người dân địa phương, những người thương nhân, buôn bán,… đến cầu an hoặc trả lễ,… cho nên nơi đây vẫn nặng về giá trị văn hóa tâm linh hơn là một lễ hội du lịch như tiềm năng vốn có của nó. Là một trong những lễ hội tiêu biểu quốc gia thế nhưng đến đây điều kiện cơ sở vật chất, phục vụ rất hạn chế, chủ yếu là các cơ sở tự phát không theo qui hoạch, khó quản lí về chất lượng phục vụ, giá cả,… Hầu như ít có trạm dừng chân qui mô, đảm bảo vệ sinh, an toàn để khách nghỉ ngơi mua sắm, mà chủ yếu chỉ là những cơ sở nhỏ lẻ, bừa bộn, không đáng tin cậy.

Dù năm nào chính quyền địa phương và Ban Quản lý miếu Bà cũng lên kế hoạch phục vụ và tăng cường quản lý, kiểm soát thế nhưng, vấn đề trật tự, nhất là nạn chèo kéo ép khách mua hàng của một số đối tượng vẫn còn. Các dịch vụ, hàng quán cũng tăng theo tỉ lệ thuận với lượng khách tham quan. Những chủ hàng quán có thái độ lịch sự thì ngao ngán vì khách có đông thật nhưng hàng bán rất chậm. Đây là hệ quả từ việc buôn bán chụp giựt của một số đối tượng, khiến cho khách hành hương bị ám ảnh, dẫn đến ngại ngần khi mua hàng ở khu vực này. Những tay cò mồi càng ngày càng tăng thêm về số lượng với những hành vi thiếu văn hóa. Họ làm mọi cách để bắt khách mua cho bằng được món đồ họ bán, sẵn sàng đeo bám từ cổng vào cho đến nơi chánh điện thờ Bà. Nhang đèn, áo bà bằng giấy, chim phóng sinh,… là những mặt hàng để cánh cò mồi ra sức lôi kéo, mời mọc với giá cả trên mây. Họ cũng tỏ thái độ bất lịch sự nếu khách không trả giá hoặc trả giá thấp. Bên cạnh đó, tình trạng “cái bang” móc túi khách vẫn diễn ra đều đều càng khiến khách du lịch chán nản.

Mặc dù lực lượng bảo vệ khu vực miếu Bà tương đối nhiều, nhưng từ hai bên đường dẫn vào khu vực chánh điện luôn có cảnh người ngồi la liệt bán vé số và kiêm luôn xin tiền khách hành hương.

Cũng tại địa phương này, năm 2010 vừa qua, ở lễ hội đua bò Bảy Núi tổ chức tại Tri Tôn đã phải hủy thi đấu trận chung kết tình trạng lộn xộn, bạo lực của các tay đua và người dân địa phương,…

Còn lễ hội Quan âm Nam Hải là một trong những lễ hội dân gian đặc sắc của người Bạc Liêu, thu hút đông đảo khách hành hương trong, ngoài tỉnh tấp nập kéo về. Lễ hội được tổ chức tại khu Phật bà Nam Hải, nằm trong quần thể du lịch thuộc khu du lịch Nhà Mát, khu du lịch lớn nhất tỉnh. Lễ hội Quan âm Nam Hải được xem như điểm nhấn của ngành du lịch Bạc Liêu, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm. Mặc dù thời gian qua, Ban quản lý khu du lịch Phật bà Nam Hải, kết hợp với ngành chức năng, chính quyền địa phương có nhiều cố gắng sắp xếp, lập lại trật tự mua bán hàng hóa, ăn uống, bến bãi đậu xe,... nhưng tình trạng lộn xộn này chưa giảm, mà đang biến tướng, gây phiền hà cho du khách. Theo Ban quản lí khu du lịch, từ những ngày đầu tháng 5 bước vào lễ hội Quan âm Nam Hải, tại khu du lịch Phật bà Nam Hải, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu) các dịch vụ ăn theo mọc lên như nấm. Ngoài việc mua bán lấn chiếm lòng lề đường, đội quân bán hàng rong, tình trạng chèo kéo khách, mua bán chen lấn đã tạo ra cảnh lộn xộn, bát nháo tại các điểm du lịch. Ngành chức năng không quản lý xuể, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn vệ sinh công cộng cũng lơ là, khiến việc xả nước bẩn, chất thải tràn lan, làm toàn khu vực bên ngoài cổng khu Phật bà Nam Hải rất mất vệ sinh, ô nhiễm.

Từ khi đất nước mở cửa và hội nhập, lễ hội còn là dịp để các địa phương quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước với du khác nước ngoài, thu hút du khách đến Việt Nam và ĐBSCL nói chung. Vì vậy, cần tổ chức chu đáo việc đưa đón du khách, đảm bảo an toàn cho khách, tổ chức tốt các tour du lịch để vừa giới thiệu văn hóa vùng sông nước thông qua các lễ hội khiến họ muốn quay trở lại khi có dịp. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp, làm mới lễ hội từ cơ sở hạ tầng đến hoạt động văn hoá là việc nên làm thường xuyên để khách du lịch đến vùng ngày càng nhiều hơn.

2.3.2.4. Doanh thu

Về mặt kinh tế rất khó thống kê chính xác được nguồn lợi kinh tế mà du lịch lễ hội mang lại cho ĐBSCL vì khó phân biệt rõ ai là khách du lịch lễ hội theo đúng nghĩa chỉ đi du

lịch lễ hội, khó phân biệt khách du lịch, khách tham quan trong ngày đến với một lễ hội. Hiện nay có thể nói cả Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, chưa có địa phương nào có thể thống kê chính xác được doanh thu du lịch lễ hội truyền thống của địa phương mình. Nhưng có thể khẳng định được rằng lợi ích kinh tế mà du lịch lễ hội và lễ hội mang lại mang rất lớn và ngày càng tăng. Nguồn thu từ việc đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch tham quan lễ hội chủ yếu bao gồm vận chuyển, phục vụ ăn uống, lưu trú, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí là con số không nhỏ, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư và cũng chính là nguồn tiền phát sinh chi tiêu trên chính địa phương diến ra lễ hội. Cho nên dù không thống kê chính xác nhưng qua thực tế, hoạt động du lịch lễ hội đã đóng góp rất lớn trong doanh thu ngành du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

2.3.2.5. Các tuyến điểm du lịch lễ hội đang khai thác

Hiện nay, ở ĐBSCL đã và khai thác một số tuyến du lịch lễ hội truyền thống kết hợp với các loại hình du lịch khác và thường xuất phát từ trục TPHCM – Cần Thơ rồi tỏa đi các hướng.

Tuyến 1: Châu Đốc – Tịnh Biên – Hà Tiên (khai thác tuyến này cả cho lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam và lễ hội đua bò Bảy Núi tùy vào thời điểm)

Với tuyến du lịch kết hợp này, trước tiên khách viếng chùa Tây An và miếu Bà Chúa Xứ, tham dự lễ hội vía Bà (nếu khách đến vào mùa lễ hội tháng 4 Âm lịch), tham quan các di tích như: mộ của đức Phật thầy Tây An, lăng thoại Ngọc Hầu, sau đó đi chợ Châu Đốc mua đặc sản như khô, mắm các loại, đường thốt nốt,… sẽ tiếp tục đi Tịnh Biên đi chợ biên giới, kết hợp với tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như: Lâm viên núi Cấm, đồi Tức Dụp, rừng tràm Trà Sư, xem đua bò (nếu đi vào mùa lễ hội đua bò tháng 8 Âm lịch),… Còn đến với Hà Tiên thì khi ngáng qua Kiên Lương khách sẽ tham quan chùa Hang, ngắm Hòn Phụ Tử; sau đó sẽ tham quan danh thắng Hà Tiên như: Thạch Động, núi Đá Dựng, tắm biển,…

Tuyến 2: Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau (khai thác tuyến này cho cả lễ hội đua ghe Ngo, lễ hội Quán Âm Nam Hải, lễ hội Nghinh Ông Gành Hào tùy vào thời điểm)

Các điểm tham quan của tuyến: tham quan hệ thống chùa chiềng ở Sóc Trăng như Mã Tộc (Dơi), Đất Sét, K’leng, Chén Kiểu; bảo tàng Khmer Sóc Trăng, tham dự lễ Ok Om Bok và hội đua ghe Ngo (nếu khách đi vào tháng 10 Âm lịch); đến Bạc Liêu tham quan các điểm như nhà công tử Bạc Liêu, chùa cổ Xiêm Cán, chùa Quan Đế, vườn nhãn cổ, sân chim

Bạc Liêu, sân chim Vĩnh Lợi, tham dự lẽ hội Nghinh Ông Gành Hào hoặc lễ hội Quán Âm Nam Hải (nếu khách đi vào tháng 3 Âm lịch). Đến với nơi cực nam tổ quốc Cà Mau, các điểm tham quan nổi bật thu hút khách là: chùa Quan Âm, mũi Cà Mau, hòn Đá Bạc, hệ thống các sân chim, rừng U Minh, đảo Hòn Khoai,…

Tuyến 3: Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá (khai thác tuyến này cho cả lễ hội Chăm và lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực tùy vào thời điểm)

Tuyến điểm này mang cho khách du lịch nhiều điều thú vị, các điểm đến trọng tâm của tuyến là: núi Sam, chùa Tây An, miếu bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, mua sắm đặc sản, khô, mắm các loại, đường thốt thốt,… tham quan làng nổi Châu Đốc, làng Chăm, thánh đường Mubarak, hòa minh vào lễ hội của người Chăm (tháng 9 Hồi lịch, dương lịch thường rơi vào 3 tháng 8,9,10), tham quan làng dệt thổ cẩm,… Còn khi đến Hà Tiên, các điểm tham quan nổi bậc sẽ là: Thạch Động, lăng Mạc Cửu, núi Đá Dựng, Phù Dung cổ tự, tắm biển Mũi Nai, mua sắm đặc sản,… Trên đường về Rạch Giá, khi đến Kiên Lương, khách sẽ dừng lại để ngắm Hòn Phụ Tử, chùa Hang, tham quan quần đảo Bà Lụa (nếu có thời gian), và tiếp theo sẽ đến Rạch Giá để tham dự lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực (nếu khách đi và tháng 8 Âm lịch), tham quan các điểm như chùa Tam Bảo, khu đô thị lấn biển, trung tâm thương mại 30/4,…

Trên đây chỉ là một số tuyến tiêu biểu đặc trưng đang khai thác của vùng, cũng còn nhiều tuyến khác tuy nhiên ít phổ biến và tùy vào nhu mục đích của khách là muốn đến lễ hội thì có thể lên lịch trình tuyến điểm cho phù hợp mà thôi.

Các tuyến điểm du lịch lễ hội ở ĐBSCL hiện khai thác còn rất hạn chế, chủ yếu là tuyến du lịch sinh thái miệt vườn sông nước hay biển đảo. Cái khó trong khai thác tuyến du lịch lễ hội ở đây là do thời gian lễ hội không trùng nhau, cho nên cũng là tuyến đấy nhưng tùy vào thời điểm mà các công ty du lịch khai thác, hoặc khách lẻ tự chọn. Chẳng hạn như lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh, theo đánh giá của các nhà làm du lịch là rất tiềm năng nhưng vì giao thông chưa phát triển, lại không thuận đường nên việc nối tuyến điểm đến đây gặp rất nhiều khó khăn. Hay lễ hội với số lượng khách khá rất tượng là Gò Tháp thì nếu lướt qua các trang wed du lịch của các công ty thì chương trình tour hầu như là không có, đây quả thật là một thực trạng đáng quan tâm. Vì tuyến lịch đến đây cũng thuộc dạng xa xôi, các cơ quan ban ngành, các công ty du lịch chưa quan tâm để có thể nối tuyến đến đây. Khách chủ yếu vẫn chỉ là những người dân địa phương tự tổ chức hành hương đến đây theo dạng khách lể, khách gia đình.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí