Phân Loại Theo Việc Sử Dụng Phương Tiện Giao Thông

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN‌


1.1. Du lịch

1.1.1. Khái niệm về du lịch‌

1.1.1.1. Du lịch là một dạng hoạt động của con người

Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội còn rất mới mẻ so với nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Ngành khoa học về du lịch trên thế giới được hình thành vào đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trong mấy thập kỷ qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế (IUOTO - International of Union Official Travel Organization) tại Hà Lan năm 1925 đến nay, khái niệm du lịch vẫn luôn được tranh luận.

Thuật ngữ “Tourism” (Du lịch) hiện nay trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và trở thành một từ trong tiếng Pháp: “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, đi dạo chơi,… Trong tiếng Việt, “Du lịch” là một từ Hán - Việt, trong đó “Du” cũng có nghĩa tương tự như chữ “Tour” (du khảo, du ngoạn, du xuân…).

Du lịch, trước hết có thể hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hay một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình đi đến các vùng xung quanh để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Trong nhiều thế kỉ trước đây, người đi du lịch hầu hết là những người hành hương, lái buôn, sinh viên và các nghệ sĩ. Vào đầu thế kỉ XX, du lịch vẫn là hoạt động của những người khá giả, họ đi du lịch để giải trí.

Theo Glusman (Thụy Sỹ, 1930) định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Tuyên bố La Hay (Hà Lan) về du lịch đã nêu: “Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại. Bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người”.

Như vậy, trước hết du lịch được hiểu là hoạt động của cá nhân hoặc nhóm dân cư. Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoại trừ mục đích kiếm tiền; đồng thời những người này phải tiêu tiền mà họ kiếm được ở nơi khác. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản

Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch - 3

tất cả các dạng hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước, ngoại trừ việc đi cư trú chính trị, đi tìm việc làm và đi xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch.

Theo I.I.Pirojnic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.

Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Canađa (1991) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu

tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ».

1.1.2.2. Du lịch là một ngành kinh tế

Thuở ban đầu du lịch là sự tự thoả mãn nhu cầu của bản thân người đi du lịch. Người đi du lịch phải tự lo liệu tất cả các khâu trong chuyến đi du lịch của mình. Đến năm 1841 với sự kiện Thomas Cook tổ chức một chuyến du lịch tập thể bằng tầu hoả đã mở đầu cho sự ra đời hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỷ XX, du lịch vẫn chủ yếu là hoạt động mang tính cá nhân, khách du lịch phải tự lo lấy việc đi lại, ăn nghỉ,… Sau chiến tranh thế giới 2, khi dòng khách du lịch tăng lên, việc đáp ứng nhu cầu ăn ở, giải trí,… đã trở thành một cơ hội kinh doanh. Trên cơ sở đó, ngành kinh tế du lịch đã hình thành và phát triển mạnh mẽ.

Với căn cứ nêu trên, du lịch còn được hiểu là một hoạt động kinh tế hay một ngành kinh doanh. Theo nghĩa này, du lịch là toàn bộ các hoạt động phối hợp nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.

Đứng trên góc độ kinh tế có thể định nghĩa: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: tổ chức, hướng dẫn du lịch; sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch.

Như vậy, khái niệm du lịch thể hiện mối quan hệ tác động tổng hợp của các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính

quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.

Các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động du lịch trong mối quan hệ tác động lẫn nhau; trong đó, khách du lịch là trung tâm của toàn bộ hoạt động du lịch.

+ Khách du lịch: du lịch thể hiện ở nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu (sự hài lòng).

+ Nhà kinh doanh du lịch: du lịch thể hiện ở cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng các dịch vụ du lịch cho khách du lịch.

+ Chính quyền sở tại: du lịch tạo sự phát triển kinh tế địa phương (giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo nguồn thu…).

Du khách

Dân cư sở tại

Nhà kinh doanh du lịch

+ Dân cư địa phương: du lịch là cơ hội “làm ăn” của họ đồng thời khách du lịch lại coi họ là đối tượng du lịch (sự hiếu khách, đặc điểm văn hoá…).


Chính quyền sở tại

Có thể biểu diễn công thức về du lịch như sau:

Du lịch = Đi lại + Lưu trú, nghỉ ngơi + Vui chơi, giải trí + Tham quan, tìm hiểu

Từ những góc độ nêu trên, có thể định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hoá, dưỡng sức… và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống” (UNWTO, 1994).

Kết luận: Du lịch là một hiện tượng phức tạp, du lịch liên quan đến hoạt động nghỉ ngơi của con người cũng như các hoạt động kinh tế phục vụ mục đích đó. Trong quá trình phát triển, nội dung của khái niệm du lịch không ngừng mở rộng. Khó có thể nói định nghĩa nào là chính xác nhất, đầy đủ nhất. Việc chúng ta chọn định nghĩa nào sẽ tuỳ theo quan điểm, góc độ tiếp cận và mục đích sử dụng.

1.1.2. Các loại hình du lịch‌

Phân loại các loại hình du lịch giúp xác định được những đóng góp về kinh tế cũng như hạn chế của từng loại hình du lịch, trên cơ sở đó các tổ chức quản lý du lịch sẽ hoạch định những chính sách phù hợp để khuyến khích hoặc hạn chế đối với từng thể loại du lịch

tuỳ theo mục tiêu và chính sách phát triển chung của một vùng, một địa phương hay một quốc gia.

Phân loại các loại hình du lịch làm cơ sở cho hoạt động marketing của các nơi đến và các tổ chức kinh doanh du lịch. Mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng của nhóm khách du lịch. Thông qua việc phân tích các loại hình du lịch, mỗi vùng, mỗi địa phương, quốc gia có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình để lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp.

1.1.2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi

- Du lịch thuần túy

+ Du lịch tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi

mặt.

+ Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí đề

phục hồi sức khỏe (thể chất và tinh thần) sau những thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Đời sống xã hội càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người ngày càng tăng.

+ Du lịch thể thao không chuyên là loại hình nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao của mọi người. Khách du lịch có thể tự mình chọn chơi một môn thể thao nào đó để giải trí.

+ Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những mục đích mới lạ về thế giới xung quanh. Tùy thuộc vào mức độ và yêu cầu có thể chia thành hai loại là du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm.

+ Du lịch nghĩ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục sức khỏe của con người sau những ngày lao động vất vả. Địa điểm yêu thích đối với các du khách tham gia hoạt động nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp,…

- Du lịch kết hợp

+ Du lịch tôn giáo là một hình thức du lịch tâm linh. Khách đến hành hương, chiêm ngưỡng, cúng bái trong sự tôn kính nghiêm trang, gìn giữ bản sắc tự nhiên cùng với tín ngưỡng của dân bản xứ.

+ Du lịch học tập, nghiên cứu là loại hình du lịch ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong những hình thức biểu hiện của loại hình này là sinh viên của các ngành như địa lý, du lịch, lịch sử, văn hóa, môi trường,… được tổ chức đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế.

+ Du lịch thể thao kết hợp khác với du lịch thể thao thuần túy ở chỗ chuyến đi của các vận động viên có mục đích chính là tập luyện, tham dự các hoạt động thể thao. Vì vậy hoạt

động thể thao của vận động viên, huấn luyện viên được coi như một nghề chuyên nghiệp, giống như nhiều nghề khác của xã hội. Ngoài thời gian tập luyện thi đấu, họ có thể tìm hiểu các giá trị tự nhiên, văn hóa xã hội ở nơi đến. Vì thế có thể xem chuyến đi của họ là chuyến du lịch thể thao kết hợp.

+ Du lịch công vụ bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo, hoặc tham gia các cuộc họp, đàm phán, kinh doanh,… Bên cạnh mục đích chính của chuyến đi là đi thực hiện các công việc, họ có thể tranh thủ nghĩ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh trong thời gian rãnh rỗi. Ở loại hình du lịch này, khách thường là những đối tượng có khả năng chi trả cao.

+ Du lịch chữa bệnh với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho khách du lịch. Địa điểm đến thường là những khu an dưỡng, chữa bệnh, khu vực có nguồn nước khoáng, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp,…

+ Du lịch thăm thân nhân là loại hình du lịch kết hợp trong chuyến đi với mục đích thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè,… Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng với các nước có nhiều Kiều bào sống xa Tổ quốc.

1.1.2.2. Phân loại theo tài nguyên du lịch

- Du lịch văn hóa “là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. (Luật du lịch Việt Nam, 2005).

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội với sự tham gia của cộng đồng, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa – lịch sử, bảo tàng, lễ hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao,…

- Du lịch sinh thái “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa đị phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” (Luật du lịch Việt Nam, 2005).

Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch sinh thái thường là những khu vực có hệ sinh thái còn tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hóa,… Loại hình này hiện đang thu hút được sự chú ý của hầu hết các du khách yêu chuộng thiên nhiên và văn hóa trên toàn thế giới.

1.1.2.3. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

- Du lịch nội địa là tất cả các hoạt động phuc vụ cho nhu cầu của du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi đất nước mình, chi phí bằng tiền nội tệ.

- Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà điểm đi và điểm đến của du khách nằm ở các quốc gia khác nhau. Trong quá trình thực hiện loại hình này sẽ nảy sinh sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc tế được chia thành:

+ Du lịch quốc tế chủ động (Inbound): là loại hình du lịch quốc tế, đón tiếp, phục vụ khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch tại đất nước của cơ quan cung ứng du lịch, còn gọi là du lịch chủ động nhận khách và thu ngoại tệ.

+ Du lịch quốc tế thụ động (Outbound): là loại hình du lịch phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước đi nước ngoài và mất một khoản ngoại tệ.

1.1.2.4. Phân loại theo vị trí địa lý

- Du lịch nghỉ biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho các hoạt động tắm biển, thể thao biển,… Loại hình này có tính mùa vụ rõ rệt nên thường được tổ chức vào mùa nóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20oC.

- Du lịch núi là loại hình du lịch gắn liền với các khu vực có địa hình cao, hoạt động du lịch ở đây thuận lợi để nghỉ mát vào mùa hè ở các nước nhiệt đới và nghỉ đông ở các nước xứ lạnh với nhiều hoạt động thể thao mùa đông,…

- Du lịch đô thị mà điểm đến là các thành phố lớn, trung tâm hành chính nổi tiếng với những kiến trúc tầm cỡ quốc gia, quốc tế đặc biệt cả những khu thương mại lớn phục vụ chiêm ngưỡng và mua sắm,…

- Du lịch đồng quê thường diễn ra ở những nơi có không khí trong lành yên tĩnh, thanh bình và thoáng mát. Vì vậy, khu vực này thường có sức hút đối với người dân đô thị, nhất là các đô thị lớn.

1.1.2.5. Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình

- Du lịch ngắn ngày là loại hình du lịch thường kéo dài dưới một tuần, tập trung vào những ngày cuối tuần, loại hình này thích hợp với đối tượng du khách có ít thời gian.

- Du lịch dài ngày là loại hình du lịch thường gắn với các kỳ nghỉ kéo dài từ vài tuần đến một năm ở các địa điểm cách xa nơi ở của khách, kể cả trong nước và ngoài nước.

1.1.2.6. Phân loại theo việc sử dụng phương tiện giao thông

- Du lịch xe đạp là loại hình sử dụng phương tiện chính là xe đạp, phát triển ở các khu vực có địa hình bằng phẳng, con người thân thiện với môi trường. Du lịch xe đạp là loại

hình phổ biến ở các phát triển, du khách có thể dễ dàng thâm nhập vào đời sống của cư dân bản địa,…

- Du lịch ô tô là loại hình du lịch phổ biến và chiếm ưu thế so với các phương tiện khác, giá rẻ, dễ tiếp cận với các điểm du lịch.

- Du lịch máy bay là loại hình vận chuyển tiên tiến nhất, trang bị tiện nghi đầy đủ, tốc độ cực lớn, đi xa mà tốn ít thời gian song giá cả cao, khả năng rủi do lớn. Tuy nhiên ngày nay số khách đi du lịch bằng máy bay vẫn tăng lên đáng kể.

- Du lịch tàu hoả là loại hình du lịch phổ biến của nhiều du khách với giá thành rẻ, có thể tranh thủ ngắm cảnh bên đường, tiết kiệm thời gian vì có thể thực hiện hành trình vào ban đêm, tuy nhiên không chủ động và phải kết hợp với các phương tiện vận chuyển khác,…

- Du lịch tàu thuỷ là loại hình du lịch xuất hiện từ khá lâu, ngày nay nhiều tàu du lịch với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, bể bơi, sân thể thao… đảm bảo nhiều loại dịch vụ. Tuy nhiên hình thức du lịch này giá thành cao và không thích hợp cho những người có vấn đề về sức khỏe.

1.1.2.7. Phân loại theo hình thức tổ chức

- Du lịch có tổ chức theo đoàn là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ trước, mỗi thành viên trong đoàn biết được kế hoạch đi du lịch của mình.

- Du lịch cá nhân là hoạt động du lịch do cá nhân tự quyết định chuyến đi, kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống. Đây là loại hình ngày càng phát triển và dần chiếm ưu thế trong hoạt động du lịch.

- Du lịch gia đình là loại hình du lịch do các gia đình tự tổ chức hoặc thông qua các công ty cung ứng dịch vụ trong thời gian sao cho phù hợp với công việc và thu nhập của mình.

Kết luận: Hoạt động du lịch có tính phong phú và đa dạng về loại hình. Việc nghiên cứu các thể loại du lịch và xu hướng phát triển của nó giúp những người làm du lịch xác định được mục tiêu, nội dung và phương thức kinh doanh thích hợp, có hiệu quả nhất. Trong thực tế, nhìn chung các loại hình du lịch thường kết hợp với nhau, do đó phải có cách nhìn tổng hợp về loại hình du lịch.

1.1.3. Tài nguyên du lịch‌

1.1.4.1. Khái niệm

Tài nguyên hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả các nguồn vật chất, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu trong đời sống và sản xuất của mình. Tài nguyên được phân thành tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên còn tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch luôn được coi là tiền đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển của du lịch. Bản thân tài nguyên du lịch cũng có tính lịch sử và có xu hướng ngày càng mở rộng do nhu cầu phát triển du lịch.

Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.

Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Như vậy, có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thoả mãn nhu cầu du lịch.

Tài nguyên du lịch chia làm 2 nhóm:

- Tài nguyên tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên sinh vật.

- Tài nguyên nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện khác.


1.2. Một số vấn đề về văn hóa và du lịch văn hoá‌

1.2.1. Khái niệm văn hóa‌

Muốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023