Tăng Cường Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra, Rà Soát Các Thủ Tục, Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Tổ Chức Lễ Hội Và Các Quy Định Báo Cáo Tổ Chức Lễ Hội

- Cần trang bị phông nền kiến thức văn hoá lễ hội cho người dân. Thiết thực và gần gũi nhất là việc thông tin, giảng giải về giá trị, ý nghĩa, biểu tượng của lễ hội cổ truyền cho họ. Khi người dân có được những kiến thức nhất định về lễ hội mà họ tham dự, nắm bắt được ý nghĩa của các thực hành nghi lễ mà họ tiến hành, thì họ mới hiểu hết được giá trị của lễ hội, có thái độ trân trọng hơn đối với lễ hội cổ truyền. Hiện nay, rất nhiều người tham dự lễ hội mà hiểu biết rất mù mờ về nhân vật được thờ tự và ý nghĩa của các nghi lễ. Do đó, họ không thể thẩm thấu hết các giá trị văn hóa của lễ hội và vì thế không lưu lại được sự tôn trọng cần thiết đối với lễ hội mình vừa tham dự.

Nên chăng ở các di tích và lễ hội, chúng ta cần văn bản hoá một cách cô đọng và chính thống các giá trị chính của di tích và lễ hội, qua đó tuyên truyền, giáo dục kiến thức văn hóa về lễ hội cho người dân.

- Cần nâng cao ý thức của cộng đồng đối với di sản văn hóa của họ, thể hiện ở lòng tự hào đối với lễ hội của địa phương mình và ý thức tham gia bảo tồn lễ hội, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp gắn với lễ hội.

- Trong việc phục dựng các lễ hội truyền thống vẫn rất cần có sự hướng dẫn, tư vấn của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu văn hoá. Tuy nhiên, sự dẫn dắt đó phải chuẩn xác, đầy trách nhiệm, trên cơ sở tôn trọng các giá trị văn hoá truyền thống và tâm thức của người dân địa phương.

- Nên trao trả vai trò tự quản lễ hội cho cộng đồng. Nhà nước chỉ làm công tác quản lý về mặt hành chính, pháp luật, còn việc quản lý nhân lực, vật lực, tài chính thì nên để cộng đồng tự quản. Như vậy sẽ khuyến khích được tinh thần tự chủ, sáng tạo của cộng đồng.

3.1.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức lễ hội và các quy định báo cáo tổ chức lễ hội truyền thống

Chấn chỉnh các hành vi tiêu cực, phi văn hóa, hoạt động mê tín dị đoan, tình trạng lộn xộn tại các khu dịch vụ trên địa bàn tổ chức lễ hội. Thường xuyên nhắc nhở, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để các sai phạm và hành vi tiêu cực. Chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau lễ hội, các khâu, vấn đề phát sinh, có phương án xử lý kịp thời .

3.1.2.8. Đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ văn hóa

Ngành Văn hóa các địa phương của ĐBSCL cần quy hoạch lại đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở để phân loại và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung và

di sản văn hóa phi vật thể nói riêng. Nói cách khác, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, giúp họ trở thành những người có tri thức, có chuyên môn, quan tâm đến di sản văn hóa là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra trong giai đoạn hiện nay của thành phố.

Công việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống ở ĐBSCL chỉ có thể đạt hiệu quả cao trong sự tổ chức có hệ thống, chặt chẽ và sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đội ngũ cán bộ quản lí văn hóa cơ sở và sự tự nguyện tham gia của người dân.

3.2. Định hướng phát triển du lịch lễ hội truyền thống ĐBSCL‌

3.2.1. Định hướng phát triển du lịch của vùng‌

3.2.1.1. Một số định hướng chung

- Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường bền vững: phát triển du lịch phải gắn liền việc khai thác có hiệu quả với việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái,… để đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững.

- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng – làng nghề truyền thống: phát triển du lịch dựa trên nguyên tác bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao: Phú Quốc, Hà Tiên là khu vực có tài nguyên du lịch biển đảo nổi trội so với cả vùng và cả nước, đây cũng là một trong những điểm phát triển du lịch biển đảo trọng điểm ở nước ta.

Ba định hướng chính này vừa khai thác lợi thế đặc thù của vùng, vừa là sự bổ sung quan trọng cho sản phẩm du lịch của cả nước.

3.2.1.2. Định hướng thị trường khách du lịch

Khách quốc tế

Trong những năm tới, các nhóm thị trường Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc); Tây Âu như Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sỹ; Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada vẫn giữ vai trò quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến vùng. Với thị trường này, đối tượng cần hướng tới là nhóm khách chất lượng cao, có thời gian lưu trú dài, có khả năng chi tiêu cao.

Ngoài ra, thị trường Đông Âu, Australia, Asian là thị trường mà ngành du lịch của vùng cần hướng đến bởi vì đây là thị trường rất tiềm năng nhưng trong những năm qua vẫn

chưa khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, đây là những thị trường tiềm năng trong tương lai của du lịch Việt Nam nói chung và Tiểu vùng Mê Kông nói riêng. Với đặc thù nằm dọc biên giới với Campuchia, đây là thị trường quốc tế rất quan trọng của ĐBSCL. Campuchia không chỉ là thị trường gửi khách mà còn là nơi trung chuyển khách quốc tế, kết nối các tour du lịch quốc tế theo đường bộ và đường thủy của ĐBSCL.

Khách nội địa

Trên cơ sở sản phẩm du lịch, hiện trạng và tiềm năng của vùng, hiện trạng thị trường khách nội địa,... định hướng ưu tiên đầu tư cho các đối tượng khách nội địa theo từng loại sản phẩm du lịch như sau:

- Khách tham quan, nghiên cứu: ưu tiên những khách đi theo tour của các công ty lữ hành hoặc theo nhóm tự tổ chức, tầng lớp sinh viên học sinh và công nhân viên chức (lứa tuổi 30 – 55). Có thể kết hợp với các mục đích khác như công vụ hoặc đi lễ hội,...

- Khách du lịch văn hóa - lễ hội: ưu tiên những khách cũng đi theo nhóm tự tổ chức, là những người có thu nhập trung bình, thuộc lứa tuổi trung niên và về hưu, tầng lớp lao động, tiểu thủ công, buôn bán,...

- Khách đi nghỉ cuối tuần: ưu tiên những khách từ TP.HCM và các tỉnh lớn trong vùng, khách có thu nhập trung bình trở lên, trình độ văn hóa trung bình và cao; nhiều loại lứa tuổi, các gia đình, cặp vợ chồng trẻ; đi theo tour lữ hành, nhóm tổ chức hoặc đi lẻ,...

- Khách thương mại, công vụ: ưu tiên những khách có thu nhập trung bình trở lên, đi lẻ không thông qua các tour trọn gói của các công ty lữ hành, lứa tuổi từ 30 – 55.

- Khách đi nghỉ mát biển đảo: hướng tới thị trường cao cấp với các sản phẩm du lịch biển đảo của Hà Tiên – Phú Quốc.

3.2.1.3. Định hướng sản phẩm du lịch

Dựa vào đặc thù của tài nguyên du lịch, thị hiếu của khách du lịch và các yếu tố có liên quan có thể nêu những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng như sau:

- Du lịch sinh thái

- Du lịch tìm hiểu văn hóa

- Du lịch tham quan miệt vườn, sông nước, du lịch cộng đồng

Ngoài ra, trong từng cụm thuộc vùng ĐBSCL còn có các sản phẩm đặc thù riêng của từng địa bàn như:

- Du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng

- Du lịch lễ hội, tín ngưỡng

- Du lịch thương mại, công vụ (MICE)

- Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo

3.2.1.4. Định hướng tổ chức không gian

Căn cứ vào đặc thù tài nguyên, phân vùng văn hóa, tự nhiên, các hệ sinh thái điển hình, tổ chức không gian du lịch vùng ĐBSCL có thể được chia thành 4 cụm:

- Cụm trung tâm: bao gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang

- Cụm Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng

- Cụm Duyên hải: gồm các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh bị chia cắt mạnh bởi các tuyến nhánh của sông Tiền.

- Cụm Đồng Tháp: gồm 2 tỉnh Đồng Tháp và Long An

3.2.1.5. Định hướng đầu tư phát triển du lịch

Những lĩnh vực cần đầu tư cơ bản cho du lịch của vùng là:

- Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch, quan tâm phát triển các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch chủ yếu.

- Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí phù hợp.

- Phát triển, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử cách mạng và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

- Đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch và trung tâm cung cấp thông tin du lịch.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch và nâng cao nhận thức về du lịch.

- Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Theo Ban chỉ đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL, hiện ĐBSCL có tất cả 81 dự án đang nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư; trong đó có 18 dự án về hạ tầng cơ sở, khách sạn, nhà hàng; 55 dự án về khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, điểm tham quan; 8 dự án về hạ tầng giao thông,… với tổng vốn cần kêu gọi đầu tư gần 19.231 tỷ đồng.

3.2.2. Các chỉ tiêu dự báo phát triển du lịch của vùng‌

Dự báo thị trường du khách

Căn cứ vào các nguồn khách quốc tế và cả nội địa đến vùng, vào khả năng thu hút và cung cấp các dịch vụ du lịch,… dự báo khách du lịch quốc tế và nội địa của vùng đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch quốc tế đến vùng ĐBSCL đến năm 2020


Năm

2015

2020

Khách quốc tế

Lượt khách (ngàn lượt)

2.700

3.900

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

2,4

2,6

Tổng số ngày khách (ngàn ngày)

6.500

10.000

Khách nội địa

Lượt khách (ngàn lượt)

5.200

6.500

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

2,0

2,2

Tổng số ngày khách (ngàn ngày)

10.400

14.300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch - 13

Nguồn: Dự báo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2010

Dự báo về nhu cầu khách sạn

Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch đến ĐBSCL từ nay đến 2020, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng khách sạn là rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng trung bình. Dự báo đến 2015 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 2,0 ngày, khách nội địa là 1,8 ngày; đến năm 2020 tương ứng là 2,4 và 2,1 ngày. Dự kiến công suất sử dụng phòng khách sạn trung bình cho từng thời kỳ đạt khoảng 60% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020. Số giường trung bình một phònghiện nay cũng như xu hướng phát triển của hệ thống khách sạn của vùng là 2 giường/buồng. Và với dự báo các chỉ số như trên, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã đưa ra dự báo nhu cầu khách sạn toàn vùng vào năm 2015 là 22.650 buồng, đến 2020 là 50.000 buồng.

Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực

Căn cứ và tình hình phát triển, tăng trưởng du lịch của vùng cả về cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch,… Viện nghiên cứu phát triển du lịch cũng đã đưa ra những dự báo về nhu cầu lao động du lịch của vùng.

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu lao động du lịch ĐBSCL đến năm 2020 (*)

Đơn vị: người


TT

Tỉnh, thành

2015

2020

1

Long An

5.000

7.600

2

Tiền Giang

25.500

37.500

3

Trà Vinh

3.400

5.900

4

Bến Tre

11.800

18.200


5

Sóc Trăng

3.900

6.700

6

Bạc Liêu

6.700

12.600

7

Cà Mau

12.600

17.100

8

Kiên Giang

23.100

38.400

9

Cần Thơ

25.800

36.600

10

An Giang

10.600

17.100

11

Vĩnh Long

16.800

23.200

12

Đồng Tháp

6.700

11.200

13

Hậu Giang

2.800

4.500

Toàn vùng

154.700

326.600

Nguồn: Dự báo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2010

(*) Bao gồm lao động trực tiếp trong du lịch và lao động gián tiếp ngoài xã hội

Bảng 3.3. Nhu cầu nguồn nhân lực du lịch của ĐBSCL đến 2020

Đơn vị: người



Trình độ

2015

2020

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Trên ĐH

0,5

271

0,5

414

ĐH, cao đẳng

14,0

7.574

20,0

16.540

Trung cấp

15,0

8.115

25,0

20.675

Sơ cấp

20,5

11.091

20,0

16.540

Ngắn hạn

50,0

27.050

34,5

28.532

Tổng số

100

54.100

100,0

82.700

Nguồn: Dự báo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2010

Dự báo thu nhập du lịch

Hiện nay ở các tình thành của vùng ĐBSCL trung bình mỗi ngày, một khách du lịch chi tiêu với những mức khác nhau giữa các địa phương. Ở những nơi du lịch phát triển mạnh như Cần Thơ và Phú Quốc (Kiên Giang),… khách du lịch chi tiêu nhiều hơn so với các địa bàn còn lại (năm 2008, ở các trung tâm du lịch lớn khách quốc tế chi tiêu mỗi ngày 70 USD, khách nội địa là 25 USD so với các địa bàn còn lại tương ứng là 62 USD và 21 USD). Như vậy, trong thời gian tới, khi chất chượng sản phẩm du lịch được nâng cao, phong phú, đa dạng thì chi tiêu của khách du lịch cũng sẽ tăng theo.

Bảng 3.4. Dự báo thu nhập du lịch vùng ĐBSCL đến 2020

Đơn vị: triệu USD


TT

Tỉnh, thành

2015

2020

1

Long An

12.100

24.600

2

Tiền Giang

168.750

296.000

3

Trà Vinh

10.400

24.200

4

Bến Tre

72.050

130.500

5

Sóc Trăng

11.350

28.200

6

Bạc Liêu

21.850

50.900

7

Cà Mau

42.700

72.000

8

Kiên Giang

96.300

198.500

9

Cần Thơ

130.500

227.500

10

An Giang

43.800

90.500

11

Vĩnh Long

84.400

140.500

12

Đồng Tháp

22.400

49.500

13

Hậu Giang

6.500

16.600

Toàn vùng

723,100

1.349,500

Nguồn: Dự báo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2010

Dự báo vốn đầu tư

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển du lịch của ĐBSCL, vấn đè đầu tư vào hệ thống cơ vật hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo,… giữ vai trò hết sức quan trọng. Vấn đề đặt là phải tính toán nhu cầu đầu tư, các nguồn đầu tư hợp lý, hiệu quả. Viện nghiên cứu phát triển du lịch đã đưa ra các dự kiến về nguồn vốn đầu tư ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Dự kiến các nguồn vốn đầu tư du lịch vùng ĐBSCL đến 2020

Đơn vị tính: triệu USD


TT

Nguồn vốn

Đến 2015

2016 – 2020

1

Vốn ngân sách (10%)

95,960

96,370

2

Vốn tích lũy từ GDP của các doanh nghiệp du

lịch trong vùng (10%)

95,960

96,370

3

Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (25%)

239,900

240,925

4

Vốn đầu tư tư nhân (10%)

95,960

96,370


5

Vốn liên doanh, liên kết trong nước (25%)

239,900

240,925

6

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên

doanh với nước ngoài (20%)

191,920

192,740

Tổng cộng (100%)

959,600

963,700

Nguồn: Dự báo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2010

3.2.3. Định hướng phát triển du lịch lễ hội truyền thống‌

3.2.3.1. Quan điểm xây dựng định hướng

Quan điểm chủ đạo xuyên suốt đối với phát triển du lịch lễ hội truyền thống ĐBSCL là nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của vùng, của cả nước, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả và bền vững những lợi thế về vị trí, tài nguyên du lịch lễ hội của vùng.

Căn cứ vào tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của lễ hội truyền thống của ĐBSCL cũng như thực trạng các sản phẩm du lịch khác của vùng, du lịch lễ hội truyền thống ĐBSCL có thể được phát triển dựa trên 4 định hướng chủ yếu là:

- Định hướng phát triển thị trường khách du lịch

- Định hướng sản phẩm du lịch

- Định hướng tổ chức không gian du lịch

- Định hướng đầu tư

3.2.3.2. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch lễ hội

Định hướng về thị trường khách du lịch quốc tế

ĐBSCL, khách du lịch lễ hội vẫn thuộc các nhóm thị trường Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, đây là nhóm khách có tỉ trọng lớn trong cơ cấu khách quốc tế. Đối với nhóm thị trường này, những đối tượng cần hướng tới là nhóm khách du lịch chất lượng cao, có trình độ học vấn cao, có thời gian lưu trú dài, có khả năng chi tiêu cao,… với mục tiêu tham quan nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, lễ hội,... đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia, các nước Tây Âu.

Thị trường Hoa Kỳ, Canada, Tây Âu, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc thì đây là thị trường có khả năng chi trả cao, có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ, đặc biệt quan tâm nhiều đến nghiên cứu văn hóa các lễ hội truyền thống. Khách du lịch từ những thị trường này thường tự nguyện đóng góp cho việc bảo tồn lễ hội, giá trị văn hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023