Định Hướng Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Lễ Hội

(ngoài chi phí cho tour du lịch và những chi phí phát sinh khác). Cho nên, tập trung khai thác những thị trường này rất quan trọng để có phát triển cả hai lĩnh vực: kinh doanh du lịch và đóng góp cho việc bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống. Nhưng đây cũng đồng thời là những thị trường khó tính, nên cần có những sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống đích thực, hấp dẫn cũng nhu việc đầu tư thỏa đáng cho hoạt động xúc tiến quảng bá tại những thị trường này.

Định hướng thị trường khách du lịch nội địa

Trong thời gian gần đây, khách du lịch lễ hội truyền thống phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng đáng kể, đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh,… thường tổ chức đi theo từng nhóm lẻ, hoặc theo gia đình. Khách du lịch đến đây tham gia vào các lễ hội để cầu may, cầu phúc, cầu lộc. Đối tượng khách quan tâm đến loại hình du lịch này ngoài người dân ở khu vực ĐBSCL, thì các lễ hội truyền thống cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch từ TPHCM, một số tỉnh Đông Nam Bộ. Ưu tiên những khách đi theo nhóm tự tổ chức, là những người có thu nhập trung bình, thuộc lứa tuổi trung niên và về hưu, tầng lớp lao động, kinh doanh, buôn bán,…

3.2.3.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch lễ hội

ĐBSCL có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, tuy nhiên không phải lễ hội nào cũng có thể khai thác để phục vụ khách du lịch, nhất là khách nước ngoài. Vì vậy cần tìm hiểu nhu cầu đa dạng của khách du lịch, sản phẩm lễ hội nào là phù hợp để có thể nghiên cứu, khai thác tiềm năng du lịch và xúc tiến quảng bá, giới thiệu với khách du lịch trong và ngoài nước.

Tạo sản phẩm du lịch liên kết vì nếu chỉ tập trung vào một số lễ hội tiêu biểu của vùng mục đích là tham quan thôi mà không liên kết với sản phẩm du lịch khách thì khó giữ chân khách du lịch lưu trú lại vùng. Nên muốn du lễ hội có sức hút thì cần phải kết hợp với du lịch nghiên cứu tìm hiểu văn hóa các dân tộc: chương trình du lịch có thể kết hợp tham quan nghiên cứu văn hóa vùng sông nước của người Việt với văn hóa người Khmer, người Chăm và người Hoa ở các địa điểm đặc trưng nhất cho từng nền văn hóa. Qua đó, khách được tiếp cận với các nền văn hóa, với văn hóa nghệ thuật, với phong tục tập quán, di tích lịch sử,… của các dân tộc nơi đây bằng việc tổ chức các tour homestay.

3.2.3.4. Định hướng tổ chức không gian du lịch lễ hội

Tổ chức không gian phát triển du lịch ĐBSCL dựa trên các trục không gian chính là trục đường bộ Quốc lộ 1A nối với Quốc lộ 91 kéo tới Rạch Giá, trục đường thủy dọc sông

Tiền và sông Hậu và trục hàng không TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Phú Quốc. Bên cạnh đó các trục nhánh lớn quan trọng là trục Quốc lộ 60 ven biến phía Đông, trục Quốc lộ 80 ven biển phía Tây và trục N1 dọc biên giới với Campuchia. Các cửa khẩu quốc tế quan trọng của vùng là: cảng hàng không (Cần Thơ, Phú Quốc), đường sông - Vĩnh Xương (An Giang), đường biển - Phú Quốc và các cửa khẩu đường bộ: Hà Tiên, Tịnh Biên, Thường Phước và Dinh Bà.

Về cụm du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nhằm phát huy thế mạnh từng khu vực, xây dựng sản phẩm đặc thù trên cơ sở phân vùng sinh thái, văn hóa, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm liên kết, khai thác lợi thế về cơ sở vật chất của từng địa phương, phân vùng lãnh thổ du lịch lễ hội ĐBSCL được chia thành cụm du lịch:

- Cụm 1: gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang nổi bật với các lễ hội Đình Bình Thủy, Bà chúa Xứ núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ hội Nguyễn Trung Trực,… kết hợp với là du lịch tham quan sông nước, du lịch với mục đích thương mại và du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp.

Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch - 14

- Cụm 2: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch lễ hội quan trọng là lễ hội Nghinh Ông sông Đốc, lễ hội Mẹ Nam Hải, lễ hội Nghinh Ông Gành Hào, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc Trăng như: đua ghe Ngo, lễ hội Thác Côn,… kết hợp tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa.

- Cụm 3: gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm du lịch lễ hội chủ đạo là lễ hội Nghinh Ông Vàm Láng, lễ hội Tứ Kiệt, lễ hội Nghinh Ông ở Bình Đại, lễ hội Lăng Ông Trà Ôn, lễ hội cúng biển Mỹ Long, lễ hội của dân tộc Khmer ở Trà Vinh… kết hợp với du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng.

- Cụm 4: gồm 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp nổi bật với lễ hội Gò Tháp, lễ hội làm chay Tầm Vu,… kết hợp du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười.

Về tuyến điểm du lịch

Tuyến trục quan trọng nhất hiện nay của du lịch vùng ĐBSCL là trục từ TP.HCM – Cần Thơ, hầu hết mọi tuyến du lịch của vùng đều xuất phát hoặc đầu nối với trục này.

Trong định hướng phát triển tuyến du lịch lễ hội truyền thống của vùng, nổi bật là các tuyến:

- TPHCM – Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau

- TPHCM – Cần Thơ – Châu Đốc – Hà Tiên

- TPHCM – Cần Thơ – Rạch Giá – Hà Tiên

- TPHCM – Cần Thơ – Long Xuyên – Châu Đốc – Tịnh Biên

- TPHCM – Đồng Tháp – Long Xuyên

- TPHCM – Long An – Đồng Tháp

- TPHCM - Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh

- TPHCM – Vĩnh Long – Trà Vinh

- Ngoài ra, hình thành chuỗi điểm đến trong toàn vùng, gắn với TPHCM và các trung tâm du lịch trong nước, mở rộng sang Phnom Penh, Siem Reap (Campuchia) và một số điểm du lịch của Thái Lan trên cả 3 đường hàng không, biển và đường bộ...

3.2.3.5. Định hướng đầu tư du lịch lễ hội

Trong “Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020”, một trong những vấn đề cần được ưu tiên đầu tư phát triển được Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2010) đưa ra là: “Đầu tư phục hồi, phát triển các lễ hội nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của lễ hội”.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, ở vùng ĐBSCL có tất cả 23 dự án được ưu tiên đầu tư với tổng kinh phí dự kiến là 1.758,9 triệu USD và được chia làm hai giai đoạn thực hiện. Trong đó, dự kiến kinh phí đầu tư cho lễ Sen Dolta và hội đua bò bảy Núi là 10 triệu USD thực hiện giai đoạn 2011 – 2015; lễ Ok Om Bok với hội Đua ghe ngo cũng có nguồn kinh phí đầu tư và thời gian thực hiện tương tự (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2010).

Những định hướng đầu tư cơ bản của du lịch ở ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch lễ hội truyền thống là:

- Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch lễ hội.

- Phát triển tôn tạo các di tích gắn liền với lễ hội cũng như bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của lễ hội.

- Đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch và nhận thức về du lịch lễ hội.

- Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

3.3. Giải pháp phát triển du lịch lễ hội truyền thống ĐBSCL‌

3.3.1. Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch lễ hội‌

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.

- Trước hết tập trung nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm là cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác. Với nguồn vốn này, chủ yếu đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước,…), cho công tác bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống, các di tích gắn liền với lễ hội,… có giá trị thu hút khách du lịch), hỗ trợ cho công tác quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực. Đối với các lễ hội mang tầm quốc gia, cấp vùng như lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội Ok Om Bok đua ghe Ngo,… thì ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn Trung ương, còn các lễ hội cấp địa phương thì sử dụng nguồn vốn của địa phương.

- Các tỉnh thành của vùng phải xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh du lịch. Thu hút vốn từ các doanh nghiệp, vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp ngước ngoài, vốn ODA.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, thương nhân, các tổ chức.

Nguồn vốn dự kiến cho các dự án phát triển du lịch lễ hội ở ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015 là lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là 30 triệu USD, lễ hội đua ghe Ngo và đua bò Bảy núi mỗi nơi 10 triệu USD.

3.3.2. Đầu tư xây dựng cơ hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch lễ hội‌

Mặc dù hiện nay ở ĐBSCL có hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch tương đối phát triển, nhưng với tộc độ phát triển du lịch của vùng thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặc biệt là trong cao điểm mùa du lịch nói chung và mùa vào lễ hội nói riêng. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho du lịch đang được quan tâm đầu tư. Để công tác đầu tư thực hiện có hiệu quả, tác giải xin đưa ra một số giải pháp:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật trước hết ở các địa phương có lễ hội tầm quốc gia và vùng như: lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội Ok Om Bok đua ghe Ngo, lễ hội Nguyễn Trung Trực,… bằng nguồn vốn từ TW. Các lễ hội cấp tỉnh như đua Bò Bảy Núi, cúng biển Mỹ Long, Quán Âm Nam Hải, Gò Tháp,… sử dụng nguồn vốn địa phương, từ đóng góp của các mạnh thường quân.

- Xây dựng thêm hệ thống khách sạn với đầy đủ các công trình dịch vụ bổ trợ (tổ hợp thể thao, khu thể thao, khu hội chợ, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí,...) ở lễ hội lớn như là lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ Ok Om Bok hội đua ghe Ngo, lễ hội Nguyễn Trung Trực là hết sức quan trọng và cần thiết vì các lễ hội này địa điểm diễn ra ngay trung tâm các đô thị, nên vấn đề sử dụng, khai thác các công trình này có hiệu quả hơn. Các lễ hội còn lại nên đẩy mạnh việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ tiêu chuẩn kết hợp với hệ thống lưu trú trong nhà dân, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

- Những đầu tư cần thiết mà Nhà nước cần nên xem xét nữa là điều kiện giao thông thủy, bộ thuận lợi đến những địa phương có lễ hội muốn khai thác để phát triển du lịch lễ hội. Phải tiếp tục xây dựng, mở rộng mạng lưới đường giao thông để tiện cho việc tiếp cận điểm đến của du khách và việc tổ chức lễ hội được tiện lợi. Ngoài ra, đầu tư cần quan tâm chú ý đến phương tiện vận chuyển khách du lịch kể cả đường sông hay đường bộ. Như tuyến đường đến lễ hội Gò Tháp, đến lễ hội cúng biển Mỹ Long, hội đua bò Bảy Núi,… nhỏ hẹp và xuống cấp nghiêm trọng.

- Đầu tư xây dựng hệ cấp nước, cấp năng lượng, thông tin liên lạc, xử lý chất thải bảo vệ môi trường,… vì vào mùa cao điểm du lịch thì đây là những vấn đề rất bức bối.

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát triển các lễ hội truyền thống, các di tích gắn với lễ hội. Việc đầu tư này trước hết có ý nghĩa giáo dục ý thức cho thế trẻ, mặt khác lại có ý nghĩa để khai thác du lịch.

- Một vấn đề nữa là đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho vấn đề phát triển du lịch nói chung và du lịch lễ hội nói riêng.

3.3.3. Xúc tiến quảng bá, tiếp thị mở rộng thị trường‌

Lễ hội ăn sâu trong tiềm thức của cộng đồng nên tự thân nó đã có sự hấp dẫn đám đông, trong đó có khách du lịch. Tuy nhiên muốn thu hút khách du lịch, muốn lễ hội thành điểm tham quan du lịch thì ngành Du lịch của các tỉnh ĐBSCL phải phối hợp với địa phương tuyên truyền xúc tiến quảng bá về lễ hội. Khi xúc tiến tiếp thị cho du lịch lễ hội rất phải chú ý cung cấp thông tin đầy đủ và chân thực về sản phẩm du lịch lễ hội, về giá trị của

lễ hội để phát đi những thông điệp tin cậy về lễ hội và du lịch lễ hội, làm cho những người tiếp nhận thông tin sau này sẽ là du khách tương lai của lễ hội hiểu rõ về lễ hội, về những quy ước chung của cộng đồng có lễ hội và xác định trách nhiệm của họ khi tham gia lễ hội. Giáo dục và thông tin về du lịch lễ hội và lễ hội cho khách và cộng đồng dân cư một cách thường xuyên, chú ý từ giải thích đến thuyết phục, từ thông tin đến giáo dục để có thái độ và cách ứng xử đúng đắn đối với lễ hội. Có như vậy mới tạo ra cơ sở cho hoạt động du lịch lễ hội phù hợp với lễ hội về quy mô, sức tải và cách ứng xử đúng từ phía chủ thể và khách thể của lễ hội.

Trên cơ sở các giá trị của các lễ hội định đưa vào khai thác để phát triển du lịch lễ hội và dựa vào kết quả điều tra nhu cầu của khách du lịch lễ hội phải xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch lễ hội theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm du lịch lễ hội là loại hình sản phẩm du lịch đặc biệt, chứa đựng hàm lượng các yếu tố văn hoá cộng đồng, dân tộc rất cao và đa dạng, nhất là những yếu tố tâm linh, thành kính, linh thiêng. Vì vậy phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa chuyên gia xây dựng sản phẩm du lịch với chuyên gia văn hóa, nhất là những người am hiểu về lễ hội trong quá trình thiết kế, xây dựng, xúc tiến quảng bá và thực hiện sản phẩm du lịch lễ hội.

Tác giả xin đưa một một số giải pháp sau:

- Xây dựng hệ thống thu thập thông tin phản hồi thường xuyên của khách du lịch lễ hội để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà các nhà tổ chức, quản lý lễ hội, các nhà làm du lịch chưa chú trọng và chưa thực hiện thường xuyên.

- Xây dựng hình ảnh, thương hiệu đặc trưng của các lễ hội tiêu biểu phát triển du lịch của vùng một cách thống nhất, độc đáo, hấp dẫn, làm cơ sở cho công tác tiếp thị điểm đến.

- Sử dụng mọi phương tiện, hình thức quảng bá về lễ hội du lịch ở ĐBSCL như truyền hình, triển lãm, ấn phẩm, quảng bá trên internet (các công cụ quảng bá, quảng cáo như trang chuyên về văn hóa, lữ hành, các banner quảng cáo, blog du lịch,…). Đặc biệt coi trọng thông tin truyền khẩu như hình thức quảng bá hiệu quả nhất. Đối với những lễ hội lớn mang tẩm quốc gia cần phải có các website với đầy đủ thông tin được cập nhật để du khách tra cứu và tham khảo trên mạng Internet. Hiện nay ở ĐBSCL, chỉ có lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực là có trang web giới thiệu về lễ hội, tuy nhiên hiệu quả tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách vẫn chưa cao.

- Các seri sách về lễ hội truyền thống cần phải được xuất bản và tái bản rộng rãi trong xã hội để người dân có nguồn tìm hiểu kỹ và sâu về ý nghĩa, nội dung, tính nhân văn, thông

điệp,… của lễ hội hay phong tục tập quán gắn liền với lễ hội ấy cũng như kiến trúc, nghệ thuật của di tích. Đối với các hướng dẫn viên du lịch thì đây là cẩm nang hành nghề. Hiện tượng thường thấy khi hướng dẫn viên giới thiệu về di tích và lễ hội rất qua loa cũng chỉ vì thiếu thông tin. Ngoài sách ra, các ấn phẩm khác như băng, đĩa, sách bỏ túi, bưu ảnh cũng cần được sản xuất và phát hành rộng rãi trong các nhà sách, tiệm báo ngoài chức năng lưu niệm còn dùng để quảng cáo.

- Lịch tổ chức lễ hội tuyền thống cần phải được quảng bá rộng rãi và quảng bá sớm vì ở ĐBSCL có rất nhiều lễ hội hay nhưng do Việt Nam sử dụng âm lịch nên thay đổi hàng năm. Có nhiều người muốn tham dự nhưng bỏ lỡ cơ hội vì tính sai ngày. Lịch tổ chức cần phải đi kèm nội dung chương trình, địa điểm làm lễ, khu vui chơi, khu có trò diễn dân gian,... cũng như những chỉ dẫn về nơi đậu xe, gửi xe, nơi nghỉ ngơi, ăn uống và lưu trú.

- Ở những địa chỉ du lịch lễ hội truyền thống đạt chuẩn như lễ hội Bà chúa Xứ núi Sam, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội Ok Om Bok,… các công ty du lịch cần đưa vào nội dung của Tour để du khách nước ngoài biết thêm một nét đẹp văn hóa của Việt Nam nói chung, của ĐBSCL nói riêng.

3.3.4. Hợp tác liên kết khu vực và quốc tế‌

Cần tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL, giữa các công ty du lịch, các trung tâm du lịch cả nước, các nước Đông Nam Á với ĐBSCL nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch lễ hội của vùng nói riêng và sản phẩm du lịch của vùng nói chung.

- Liên kết hợp tác xây dựng các sự kiện du lịch, nâng tầm lễ hội du lịch của địa phương: cần chọn lựa và nâng tầm các lễ hội truyền thống thành lễ hội có qui mô cấp vùng và cấp quốc gia. Thí dụ như lễ hội Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang), lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò (An Giang), đua ghe ngo (Sóc Trăng, Trà Vinh), lễ hội Gò tháp (Đồng Tháp), lễ hội nghinh Ông (Cà Mau, Trà Vinh),... thành những lễ hội du lịch có sự tham gia của tất cả các địa phương, với qui mô tầm cỡ cấp vùng, cấp khu vực.

- Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cần đẩy mạnh chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, gồm: Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ. Tăng cường, làm tốt việc kết nối các tour, tuyến du lịch, khai thác hiệu quả các loại hình du lịch ở các địa phương, như du lịch lễ ở An Giang; du lịch sinh

thái, nghỉ dưỡng, biển đảo và lễ hội của Kiên Giang, du lịch sông nước miệt vườn, sinh thái rừng ngập mặn ở thành phố Cần Thơ và Cà Mau.

- Ngoài liên kết nội vùng, Hiệp hội du lịch ĐBSCL và Sở VH – TT & DL các địa phương trong vùng xúc tiến liên kết, quảng bá, đẩy mạnh thị trường du lịch truyền thống là TPHCM, Đông Nam Bộ mà còn phải mở rộng ra miền Trung, miền Bắc, nơi có những thị trường du lịch rất tiềm năng.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết phát triển du lịch với nước láng giềng Campuchia với hai con đường chủ yếu là các cửa khẩu quốc tế ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang. Trong tương lai với Dự án liên vùng đó là Dự án đường cao tốc Cần Thơ - An Giang – Phnom Penh được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng sẽ là một tiến đề quan trong trong phát triển du lịch của vùng nói chung, đặc biệt là tuyến điểm Cần Thơ – Châu Đốc – Phnom Penh sẽ ngày càng phát triển, thậm chí thúc đẩy tận thị trường Thái Lan.

3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội‌

Nguồn nhân lực này bao gồm cả nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, quản trị kinh doanh và nhân lực kinh doanh phục vụ trực tiếp. Trong đó chú trọng đến nhân lực trực tiếp phục vụ khách du lịch lễ hội, nổi lên là các hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên du lịch lễ hội. Họ cần có kiến thức toàn diện, chú trọng đến sự hiểu biết về giữ gìn lễ hội, hiểu biết về môi trường tự nhiên và đặc trưng văn hoá của chủ nhà và của khách tham quan du lịch lễ hội.

Yếu tố con người là quyết định đối với mọi lĩnh vực, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, chính vì vậy công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch cần được coi là khâu đột phá trong phát triển du lịch lễ hội đột phá ở ĐBSCL.

ĐBSCL cần tập trung đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, văn hóa (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,…), hình thành mạng lưới đào tạo nhiều cấp độ để tăng nhanh qui mô đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đồng thời chú trọng dạy nghề ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về du lịch, văn hóa cho lao động gián tiếp và người dân trong vùng có tham gia du lịch lễ hội.

Du lịch lễ hội ở ĐBSCL hầu như mới được quan tâm phát triển gần đây, nên đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức và kinh nghiệm để hướng dân loại hình du lịch này còn hạn chế. Trong khi đó du khách đến một lễ hội truyên thống đều muốn tiếp thu những điều mới

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023