Tổng Quan Về Hiện Trạng Môi Trường Của Sông Tô Lịch

1.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế


Tình hình phát triển công nghiệp của các tỉnh trên lưu vực là không đồng đều, các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung chủ yếu tại Hà Nội với 4 nhóm ngành có ý nghĩa then chốt là: cơ - kim khí, dệt - da - may, chế biến lương thực thực phẩm và đồ điện - điện tử. Sản lượng sản xuất công nghiệp của thành phố Hà Nội chiếm tới 85,8% tổng sản xuất công nghiệp toàn lưu vực sông Nhuệ Đáy.

Tổng lượng nước thải của khu vực trung tâm thành phố Hà Nội năm 2013 xấp xỉ 795.000 m3/ngày, trong đó lượng NTSX bao gồm NTCN và NTDV là

490.410 m3/ngày. Lượng NTCN ước tính năm 2011 là 100.000m3/ngày và chỉ có

khoảng 30% là được xử lý. Ước tính, năm 2013 lưu lượng xả NTCN là khoảng 117.774 m3/ngày, và NTDV là 337.136 m3/ngày. Tỷ lệ đóng góp các loại hình nước thải khu trung tâm thành phố Hà Nội được mô tả trong hình 1.1. Trong đó tỷ lệ NTDV là cao nhất, chiếm tới 47%, sau đó là NTSH là 37%, NTCN chỉ đóng góp 15%, NTBV có tỷ lệ đóng góp thấp nhất chỉ là 2% so với tổng lưu lượng xả thải.

Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống. Lưu vực sông Nhuệ có khoảng 39 làng nghề gồm có các làng nghề ươm tơ, dệt vải; làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu; làng táichế phế liệu; làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren; làng nghề vật liệu xây dựng,khai thác đá, làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy... và các làng nghề khác.

Tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp cùng sự gia tăng mật độ dân số là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước tại Hà Nội. Ô nhiễm nguồn nước gây ra nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân thủ đô. Theo báo cao của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, lượng nước thải mà cư dân thủ đô cùng các nhà máy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thải ra mỗi ngày lên đến 300.000 tấn. Trong lượng nước thải này chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cụ thể mỗi năm,

lượng chất thải thải ra các sông ngòi, ao hồ tự nhiên là 3.600 tấn hữu cơ, 317 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại năng, dung môi cùng nhiều kim loại khác.

1.2 Tổng quan về hiện trạng môi trường của sông Tô Lịch


1.2.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình của sông Tô Lịch


Sông Tô Lịch bắt nguồn từ cống Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), chảy qua mương Thụy Khuê và chạy dọc đường Thụy Khuê về phía chợ Bưởi, cắt ngang qua đường Lạc Long Quân rồi tới đường Hoàng Quốc Việt (HQV). Bắt đầu từ điểm HQV, trên bản đồ thành phố Hà Nội, được coi là điểm lộ diện của sông Tô Lịch, chiều rộng của sông tại đây là khoảng 30m, mực nước sông ở mức cao có thể đạt tới 3m. Tiếp theo, sông chạy dọc đường Bưởi tới Cầu Giấy (CGI), rồi sau đó chạy dọc theo đường Láng, ngang qua điểm giao với đường Trần Duy Hưng (TDH) cho tới điểm cắt ngang đường Nguyễn Trãi tại vị trí Ngã Tư Sở (NTS). Đoạn sông ở khu vực này có chiều rộng dao động trong khoảng 30-40 m, chiều sâu từ 3-4m. Sau đó sông tiếp tục chạy dọc đường Kim Giang, Đại Kim, Thịnh Liệt đi qua các điểm Cầu Khương Đình (CKD), Cầu Lủ (CLU), Cầu Dậu (DAU) về phía Nam thành phố. Tới khu vực Nhà máy Sơn Hà Nội, sông Tô Lịch rẽ nhánh. Nhánh thứ nhất chảy sang hướng Đông đổ về phía hồ Yên Sở, nhánh thứ 2 chảy xuôi theo hướng Nam qua Đập Thanh Liệt (DTL) và đổ vào sông Nhuệ.

Đối với nhánh sông Tô Lịch chảy về phía hồ Yên Sở, sông chảy qua địa phận của xã Thịnh Liệt, phường Hoàng Liệt, xã Tam Hiệp. Tại khu vực thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, sông lại tiếp tục rẽ thành 2 nhánh, một nhánh chạy tiếp về hướng Đông đổ vào hồ Yên Sở, nhánh còn lại chạy theo hướng Nam qua địa phận các xã Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì) và cuối cùng cũng đổ vào sông Nhuệ.

Khu vực thượng lưu của sông Tô Lịch (từ HQV đến NTS) tiếp nhận nước thải từ các khu vực quận Ba Đình, quận Cầu Giấy, quận Đống Đa, quận Thanh Xuân, một phần quận Hai Bà Trưng. Khu vực hạ lưu (từ NTS đến DTL) tiếp nhận

nước thải của quận Hoàng Mai và các xã Thịnh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Đông Mỹ (huyện Thanh Trì).

Từ cuối những năm 1990, sông Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, sông Tô Lịch và các sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu đều được nạo vét. Quá trình xây dựng thành phố đã cống hóa một đoạn sông khá dài của sông Tô Lịch, khiến trên bản đồ điểm lộ diện của sông Tô Lịch bắt đầu từ HQV và sông trở thành giống như dòng sông cụt và từ nhiều năm nay nó chỉ có vai trò như kênh thoát nước cấp I của HTTN thải khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. TLV sông Tô Lịch được chia nhỏ thành 9

tiểu khu tiêu thoát và được xả vào 7 đoạn sông. Tổng lưu lượng nước thải xả vào sông Tô Lịch năm 2013 ước tính xấp xỉ 382.000 m3/ngày đêm, trong đó lượng NTSH là khoảng 140.000 m3/ngày đêm, NTSX là khoảng 236.000 m3/ngày đêm và NTBV là khoảng 6.000 m3/ngày đêm (bao gồm cả hướng thoát nước từ hạ lưu sông Lừ).

1.2.2 Thực trạng nguồn thải sông Tô Lịch tiếp nhận


Khu vực thượng lưu của sông Tô Lịch (từ HQV đến NTS) tiếp nhận nước thải từ các khu vực quận Ba Đình, quận Cầu Giấy, quận Đống Đa, quận Thanh Xuân, một phần quận Hai Bà Trưng. Khu vực hạ lưu (từ NTS đến DTL) tiếp nhận nước thải của quận Hoàng Mai và các xã Thịnh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Đông Mỹ (huyện Thanh Trì).

Nguồn nước cấp chủ yếu cho hệ thống sông Tô Lịch là nước mưa, NTSH và NTSX. Dọc theo sông Tô Lịch có rất nhiều cống xả nước thải vào sông với lưu lượng khác nhau. Chế độ thủy văn của sông Tô Lịch rất phức tạp, mùa mưa, dòng chảy biến động mạnh mẽ theo thời gian và không gian. Khi có mưa mực nước sông dâng lên rất nhanh, nước chảy tràn trên các đường phố, ngõ xóm. Nước tập trung chảy vào các hệ thống cống, kênh mương và xả vào sông Tô Lịch. Khi mực nước tại DTL nhỏ hơn 3,5m, nước từ sông Tô Lịch sẽ thoát qua DTL chảy vào sông Nhuệ. Khi mực nước lớn hơn 3,5m, DTL đóng lại, nước bị ứ đọng hoặc dồn ngược

chảy về phía hồ Yên Sở. Tại khu vực hồ Yên Sở, hệ thống bơm chủ động bơm nước thẳng ra sông Hồng, tiêu thoát nước cho khu trung tâm TPHN. Như vậy đoạn sông Tô Lịch từ vị trí ngã ba Nhà máy Sơn Hà Nội cho tới vị trí tiếp giáp với hồ Yên Sở (đoạn cuối của sông Sét và sông Kim Ngưu), có chế độ thủy văn hai chiều. Tuy nhiên từ khi có trạm bơm Yên Sở, phần lớn dòng chảy đoạn này theo hướng Đông về phía hồ Yên Sở.

Nước trên sông Tô Lịch thực chất là loại nước thải hỗn hợp giữa NTSH, NTSX và NTBV, chất lượng nước sông Tô Lịch hiện nay đã không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho nước tưới. Thêm vào đó, HTTN thải của khu vực trung tâm TPHN là HTTN kết hợp tiêu thoát cho cả NTSH, NTSX, NTBV và nước mưa, do vậy chất lượng nước trên sông Tô Lịch không chỉ phụ thuộc vào lưu lượng nước thải, tính chất và thành phần của nước thải mà còn có sự phụ thuộc theo mùa [4].

Chất lượng nước trên sông Tô Lịch bị ô nhiễm chủ yếu là do nguồn NTSX, ngoại trừ thông số Ptsbị chi phối bởi nguồn NTSH. Tổng thải lượng COD của nước thải xả vào sông Tô Lịch là 79 tấn/ngày, trong đó phát sinh do nguồn NTSX là 51 tấn/ngày và do nguồn NTSH là 28 tấn/ngày. Tỷ lệ đóng góp thải lượng chất ô nhiễm của nguồn NTSX chiếm từ 64,6% (đối với thông số thải lượng COD) đến 95,4 % (đối với thông số thải lượng TSS) (Bảng 1.1; Hình1.1) [22].

Bảng 1.1: Hàm lượng và thải lượng một số chất ô nhiễm thải vào sông Tô Lịch


Thông số

Hàm lượng chất ô nhiễm (mg/L)

Thải lượng chất ô nhiễm (tấn/ngày)

NTSH

NTSX

Tô Lịch

NTSH

NTSX

Tô Lịch

BOD5

100

57,9

109,3

14,0

27,8

41,8

COD

200

115,7

206,8

28,0

51,0

79,0

TSS

50

28,9

396,1

7,0

144,3

151,3

Nts

20

11,6

28,7

2,8

8,2

11,0

Pts

4

2,3

1,8

0,56

0,14

0,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Tổng thải lượng chất ô nhiễm tính theo COD trong sông Tô Lịch là 96,3 tấn/ngày, trong đó phần lớn nằm trong nước sông là 79 tấn/ngày, phần năm trong

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

BOD5

COD

NTSH

TSS

NTSX

Nts

Pts

Tỷ lệ đóng góp nguồn thải

NTSH và NTSX (%)

lượng bùn trầm tích là 17,3 tấn/ngày. Tổng thải lượng chất ô nhiễm tính theo BOD5 trong sông Tô Lịch là 45,7 tấn/ngày, trong đó thải lượng BOD5 do nước sông là 41,8 tấn/ngày, do bùn trầm tích chỉ là 3,9 tấn/ngày. Tổng thải lượng Nts trong sông Tô Lịch là 11,5 tấn/ngày, trong đó do nước sông là 11 tấn/ngày và do bùn trầm tích là 0,5 tấn/ngày [22].







































































































Hình 1.1: Tỷ lệ đóng góp thải lượng theo nguồn thải của một số chất ô nhiễm thải vào sông Tô Lịch

1.3 Tổng quan về hoạt động quản lý nước thải đô thị tại Hà Nội


Trong đô thị: Nước thải sinh hoạt thường trộn chung với nước thải sản xuất và gọi chung là nước thải đô thị. Nếu tính gần đúng, nước thải đô thị gồm khoảng 50% là nước thải sinh hoạt, 14% là các loại nước khác, 36% là nước thải sản xuất. Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65-85% lượng nước cấp cho 1 nguồn trở thành nước thải.


Hình 1 2 Hệ thống thoát nước chung điển hình tại các đô thị Việt Nam 1


Hình 1.2: Hệ thống thoát nước chung điển hình tại các đô thị Việt Nam


Nguồn: World Bank, 2013 [17]


Hệ thống thoát nước bề mặt được xây dựng ở hầu hết các đô thị với mục tiêu ban đầu nhằm thu gom nước mưa và chống úng ngập. Về sau, do dân cư ngày càng đông, các hộ gia đình cần phải thoát nước thải của mình. Nhu cầu này được đáp ứng bởi hệ thống thoát nước mưa, và hệ thống này trở thành hệ thống thoát nước chung, thu gom cả nước mưa và nước thải trong cùng một mạng lưới cống. Sau này, hệ thống thoát nước riêng được xây dựng ở một số nơi ở Việt Nam, thu gom riêng lượng nước thải và loại bỏ nước mưa và nước chảy tràn bề mặt; tuy nhiên số lượng hệ thống thoát nước riêng hiện còn rất hạn chế.

Thành phố lớn đầu tiên ở Việt Nam phát triển hạ tầng thoát nước là Hà Nội với hai hệ thống thu gom và xử lý nước thải phục vụ khu vực hồ Kim Liên và Trúc Bạch, đi vào hoạt động từ năm 2005. Hai trạm này có công suất nhỏ (Kim Liên có công suất là 3.700 m3/ngày và Trúc Bạch là 2.300 m3/ngày). Các trạm xử lý nước thải này giúp giảm ô nhiễm cho các mương, hồ tiếp nhận nước thải và nước mưa chưa xử lý. Hai trạm đều áp dụng công nghệ bùn hoạt tính cải tiến (A2O). Mỗi trạm chỉ xử lý một phần nhỏ của khu vực tiêu thoát nước [17].


Hình 1 3 Hiện trạng quản lý nước thải đô thị tại Việt Nam Nguồn World 2


Hình 1.3: Hiện trạng quản lý nước thải đô thị tại Việt Nam


Nguồn: World Bank, 2013 [17]


Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long được xây dựng để phục vụ khu vực dân cư có số dân dự kiến là 150.000 người. Mặc dù nhà máy đã vận hành từ năm 2009, tuy nhiên hệ thống cống thoát nước chung để phục vụ khu vực này vẫn chưa được thi công. Chính vì vậy phải dẫn nước thải với lưu lượng 7.000 m3/ngày đã xử lý sơ bộ từ một khu công nghiệp gần đó đến nhà máy Bắc Thăng Long để tiếp tục xử lý; tuy nhiên lượng nước này chỉ đạt 17% tổng công suất thiết kế là 42.000m3/ngày [17].

Thành phố Hà Nội mới xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở có công suất 200.000 m3/ngày áp dụng công nghệ xử lý bùn hoạt tính phản ứng theo mẻ (SBR). Phạm vi phục vụ là tất cả các tuyến cống thoát nước dẫn đến sông Kim Ngưu (125.000m3/ngày) và sông Sét (75.000m3/ngày). Sông Kim Ngưu và sông Sét được sử dụng để dẫn cả nước mưa và nước thải đến nhà máy. Thời gian lưu nước trên hệ thống cống và sông thoát nước dài khiến nồng độ BOD trong nước thải giảm sẽ làm mất cân đối tỷ lệ giữa Cacbon và Nitơ trong nước thải thô, khiến nhà máy gặp khó khăn trong việc đạt tiêu chuẩn xả thải đặc biệt với chỉ tiêu chất dinh dưỡng (Nitơ) [17].

Bảng 1.2: Đánh giá hiệu quả xử lý của 4 nhà máy XLNT đô thị tại TPHN


Nguồn World Bank 2013 17 Một số nhà máy như Kim Liên Trúc Bạch có công suất 3


Nguồn: World Bank 2013 [17]


Một số nhà máy như Kim Liên, Trúc Bạch có công suất hoạt động cao hơn công suất thiết kế trong khi các nhà máy còn lại đều hoạt động dưới công suất thiết kế. Nhà máy có công suất hoạt động thấp nhất là Bắc Thăng Long với công suất chỉ đạt 18,4% do nhà máy tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp gần đó chứ không phải từ khu dân sinh như dự kiến ban đầu. Đây là bằng chứng cho thấy hiệu quả đầu tư kém do không thi công đồng bộ công trình xử lý nước thải và mạng lưới thu gom cũng như chưa thực hiện chương trình khuyến khích thực hiện đấu nối hộ gia đình.


Hình 1 4 Công suất hoạt động thực tế và công suất thiết kế của 4 nhà máy 4


Hình 1.4: Công suất hoạt động thực tế và công suất thiết kế của 4 nhà máy XLNT đô thị tại TPHN

Nguồn: World Bank, 2013 [17]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2022