Xu Hướng Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính Ở Việt Nam Hiện Nay


Cơ chế quản lý trong các Tổng công ty chưa rõ ràng, Hội đồng quản trị chưa thực sự trở thành đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Tổng công ty.

Phương thức vốn thành lập và bổ sung vốn trong các Tổng công ty cơ bản vẫn theo phương thức hành chính, hiệu quả còn thấp. Nhiều Tổng công ty chưa có năng lực tài chính thực sự và không phát huy được vai trò trợ giúp của mình đối với các đơn vị thành viên.

Mối quan hệ giữa Tổng công ty và đơn vị thành viên chưa được gắn kết bằng các quan hệ kinh tế, lợi ích mà thường theo quan hệ hành chính trên - dưới; đồng thời chưa tạo được điều kiện cho các đơn vị thành viên có khả năng tự chủ và linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh do cơ chế còn cứng nhắc mang tính thủ tục hành chính. Vì vậy mà quá trình tổ chức chưa thực sự tạo ra gắn kết về tài chính, công nghệ, thị trường

Một số Tổng công ty vẫn còn được uỷ quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước nên chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh còn chưa phân định rõ ràng.

Không ít Tổng công ty còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa chủ động vươn lên tháo gỡ khó khăn, không chủ động giảm chi phí sản xuất kinh doanh và chưa sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số cơ chế, chính sách đối với các Tổng công ty nhà nước không còn phù hợp, đặc biệt là cơ chế tài chính và hạch toán kinh tế. Doanh nghiệp thành viên Tổng công ty hạch toán phụ thuộc thì bị hạn chế vai trò chủ động, sáng tạo còn doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thì có xu hướng chăm lo lợi ích riêng của doanh nghiệp mình như những doanh nghiệp độc lập ngoài Tổng công ty, thiếu chất gắn kết các đơn vị thành viên trong việc thực hiện chiến lược phát triển toàn Tổng công ty.

Thiếu cán bộ có năng lực quản lý và khả năng kinh doanh là hiện tượng phổ biến ở nhiều Tổng công ty. Mặt khác, việc đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ

quản lý Tổng công ty theo hướng đổi mới chậm được triển khai nên cung cách quản lý vẫn mang nặng tính chất hành chính trung gian của mô hình liên hiệp xí nghiệp của thời kỳ quản lý kinh tế tập trung.

Để khắc phục những hạn chế hiện nay của các Tổng công ty nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị này có tiềm lực kinh tế mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cũng như thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước trong đó có các Tổng công ty nhà nước, Chính phủ đã chỉ rõ một trong những giải pháp được thực hiện sẽ là “thí điểm chuyển Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và hình thành một số TĐKT ”. Đồng thời, Chính phủ cũng đã chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm hình thành tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Dầu khí, Điện lực, Xi măng, mà trước hết sẽ thực hiện thí điểm thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông từ Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Như vậy việc sắp xếp các Tổng công ty Nhà nước lần này nhằm tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô; cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách; làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Như vậy là TĐKT - một mô hình kinh tế khá phổ biến và là mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới đã được Việt Nam nghiên cứu áp dụng và triển khai thí điểm cho một số Tổng công ty nhà nước. Điều này có nghĩa là Tổng công ty nhà nước sẽ là cơ sở và bộ phận nòng cốt để hình thành nên các TĐKT mang thương hiệu Việt Nam. Có thể nói, đây là bước đột phá mạnh mẽ trong đổi mới và nâng cao

hiệu quản các Tổng công ty nhà nước. Kinh nghiệm hình thành và phát triển của các quốc gia đi trước cho thấy mô hình TĐKT không những khắc phục được những hạn chế trong các Tổng công ty nhà nước của Việt Nam hiện nay mà sẽ đưa các Tổng công ty này lên một tầm phát triển cao cả về tiềm lực tài chính và trình độ quản lý bởi những đặc trưng ưu việt của nó.

2. Xu hướng hình thành Tập đoàn tài chính ở Việt Nam hiện nay


Ngày nay, các tập đoàn xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, hình thành tập đoàn khổng lồ, chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Trong tiến trình phát triển các TĐKT nói chung, các TĐTC nói riêng càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, dưới tác dụng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các TĐTC hùng mạnh không chỉ đóng vai trò to lớn trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, mà còn ảnh hưởng sâu, rộng tới chiến lược kinh doanh, khuynh hướng sản xuất, thị hiếu tiêu dùng của toàn nhân loại. Do đó, phát triển TĐTC mạnh là mục tiêu phấn đầu của nhiều nước trên thế giới.

Trong quá trình chuyển đổi từ Tổng công ty sang TĐKT, Việt Nam đã có một TĐTC ra đời, đó là TĐTC - Bảo hiểm Bảo Việt. Đây là TĐTC bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam ra đời từ mô hình Tổng công ty - Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trong tiến trình xây dựng TĐTC trên cơ sở chuyển đổi các Ngân hàng thương mại Nhà nước sang TĐTC - NH. Mục tiêu của việc hình thành TĐTC - NH làm mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa. Trong tương lai gần (khoảng năm 2010), sẽ không có sự phân biệt giữa các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép mở rộng mạng lưới và trở thành các ngân hàng bán lẻ với

công nghệ hiện đại, năng lực tài chính dồi dào, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phong phú, đa dạng, được đi sâu vào thị trường nội địa và mở rộng đối tượng khách hàng là dân cư. Như thế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế cạnh tranh ngay trên lãnh thổ Việt Nam là những thử thách lớn đối với các ngân hàng của Việt Nam.

Hiện nay các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang nỗ lực hết mình để hoàn thiện cơ cấu và xây dựng cho mình một cơ sở vững chắc để sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Một trong những hướng đi để ngày càng hoàn thiện mình đã được các ngân hàng Việt Nam tính đến đó là xây dựng TĐTC. Trong đó, hai NHTM nhà nước là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đều có những hướng đi khác nhau để vươn lên trở thành TĐTC - NH đầu tiên của Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn là một thị trường tiềm năng với tổng phí bảo hiểm toàn xã hội mới chỉ khoảng 1,74% (2004) trong khi mức trung bình chung của thế giới là 8%. Hơn nữa, người dân còn chưa mặn mà với các dịch vụ bảo hiểm, kể cả những bảo hiểm bắt buộc đối với người đi ô tô, xe máy. Chính vì thế nếu khai thác được thị trường này các NHTM sẽ có một nguồn thu rất lớn, bởi họ có những lợi thế trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm.

Sẽ là hơi sớm nếu nói tới chuyện sáp nhập và hợp nhất trên thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay, nhưng những dấu hiệu trong chính sách điều hành và động thái thị trường cho thấy việc này chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần. Tập đoàn hoá các NHTM ở Việt Nam chưa có tiền lệ, là việc rất phức tạp và diễn ra trong môi trường thị trường tài chính còn sơ khai. Tuy nhiên, các NHTM không thể tiếp tục “dậm chân tại chỗ” khi mà công nghệ phát triển, nhu cầu dịch vụ đa dạng đã gia tăng, không gian thị trường đã mở rộng,Trong chủ trương phát triển các định chế tài chính, Ngân hàng Nhà

nước cho biết sẽ hạn chế việc thành lập ngân hàng mới ở Việt Nam. Thay vào đó là củng cố và khuyến khích việc sáp nhập các ngân hàng cổ phần để hình thành các TĐTC lớn.

Như vậy, xu thế phát triển các TĐTC là xu thế tất yếu của quá trình đa năng hoá trong phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập. Nó không chỉ là quá trình đa sở hữu và hữu danh hoá quyền sở hữu mà còn là phương thức căn bản để tồn tại, đồng thời là kết quả tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung tư bản, tạo ra thị trường tài chính hoàn hảo hơn, cạnh tranh hơn.

3. Tập đoàn tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt


Tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) được thành lập trên Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/11/2005 về việc phê duyệt Đề án cổ phần hoá Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Bảo Việt. Đây là TĐTC - Bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh đa ngành, trong đó ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng và đầu tư tài chính.

Bảo Việt được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - Tập đoàn Bảo Việt (tên giao dịch quốc tế là BAOVIET HOLDINGS) là công ty cổ phần, có chức năng đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; kinh doanh dịch vụ tài chính và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trườngMô hình công ty mẹ - công ty con là phương án có sự xáo trộn về tổ chức ít nhất so với mô hình tổ chức Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trước đây và là bước quá độ đi đến mô hình phổ biến trên thế giới - Công ty mẹ chỉ làm chức năng nắm vốn (đầu tư vốn chủ sở hữu).

Tập đoàn Bảo Việt thực hiện đầu tư chiến lược và đầu tư tài chính cho các công ty con độc lập như: Bảo Việt Nhân thọ (chuyên kinh doanh dịch vụ

bảo hiểm nhân thọ), Bảo Việt Việt Nam (kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ), Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, các công ty liên kết khác kinh doanh bảo hiểm, tài chính và nhiều ngành nghề khác. Ngoài ra, Bảo Việt còn có 6 công ty con do tập đoàn Bảo Việt giữ trên 50% vốn điều lệ; 20 công ty liên kết do tập đoàn Bảo Việt giữ dưới 50% vốn điều lệ. Bảo Việt sẽ còn có 3 Công ty được thành lập mới là Ngân hàng cổ phần Bảo Việt, Công ty cho thuê tài chính Bảo Việt và Công ty bất động sản Bảo Việt.

Hoạt động đầu tư là một lĩnh vực mà Bảo Việt rất chú trọng vì nó có tầm quan trọng sống còn đối với việc duy trì và phát triển của Tập đoàn. Đồng thời, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đầu tư chính là một loại vũ khí lợi hại giúp Bảo Việt đứng vững và tiếp tục phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động này, Bảo Việt đã tích cực chuyển đổi mô hình hoạt động đầu tư: thành lập công ty Quản lý Quỹ - tách biệt hẳn chức năng đầu tư với chức năng kinh doanh bảo hiểm. Ngày 8/11/2005, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức cấp giấy phép số 05/UBCK-GPHĐQLQ cho Công ty TNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt (BVFMC). Với vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, Công ty TNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt thực hiện các loại hình kinh doanh: Lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán; Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật, thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bổ trợ khác.

Mục tiêu phát triển của Bảo Việt là trở thành “TĐTC - bảo hiểm hàng đầu ở Việt Nam”, kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, đầu tư tài chính, chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác. Điều này có nghĩa rằng, Bảo Việt luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe cho việc nâng cao trình độ quản lý, chất lượng phục vụ khách hàng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào của tập đoàn, từ việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm,

dịch vụ tới việc tư vấn cho khách hàng các giải pháp tối ưu hoặc xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ, cùng phát triển với khách hàng và đối tác.

Để thực hiện mục tiêu của mình, Bảo Việt thực hiện chiến lược phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở của ba nguyên tắc vàng “Đổi mới”, “Tăng trưởng” và “Hiệu quả”. Bên cạnh đó, Bảo Việt thực hiện chiến lược nâng cao cạnh tranh trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao và các dịch vụ phụ trợ cho khách hàng.

Vừa qua, Bảo Việt ký kết hợp đồng đầu tư với HSBC Insurance (thuộc Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải) và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin). Theo hợp đồng này, HSBC Insurance trở thành đối tác chiến lược của Bảo Việt, đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất, với tỷ lệ sở hữu 10%. Còn Vinashin sở hữu vốn là 3,56%, tương đương với 20.400.000 cổ phần.

Triết lý cơ bản nhất trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Bảo Việt là “Phục vụ Khách hàng tốt nhất để phát triển”. Triết lý này được hiểu và thống nhất thực hiện trong toàn thể các thành viên của Bảo Việt bằng bốn nguyên tắc cụ thể sau:

Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động.

Phục vụ khách hàng tận tâm, trung thực và hợp tác

Tối ưu quyền lợi và sự thuận tiện cho khách hàng

Liên tục cải tiến

Trong năm 2006, nhiệm vụ trọng tâm của Bảo Việt là thực hiện quyết định 310/2005/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thiện mô hình phân cấp quản lý giữa tập đoàn và các đơn vị thành viên, mở rộng hoạt động bảo hiểm và các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác như thành lập mới Ngân hàng cổ phần Bảo Việt, Công ty cho thuê tài chính Bảo Việt, Công ty Bất động sản Bảo Việt, Công ty bảo hiểm Y tế cộng đồng Bảo Việt

Bảo Việt cung cấp trên thị trường các sản phẩm: sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, dịch vụ đầu tư tài chính và quản lý tài sản, dịch vụ chứng khoán và dịch vụ đào tạo. Bảo Việt hiện đang quản lý

48.000 đại lý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực. Lĩnh vực bảo hiểm của Bảo Việt đã đóng góp 2% vào GDP, với tốc độ tăng trưởng bình quân 29%/năm.

Bảng 4:Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt trong thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2004 – 6/2007

Đơn vị: Tỷ đồng


Loại hình bảo hiểm

2004

2005

2006

6/2007

Doanh

thu

Thị

phần

Doanh

thu

Thị

phần

Doanh

thu

Thị

phần

Doanh

thu

Thị

phần

BHPNT

1.925

40,2%

2.146

38%

2.252

35,4%

1.108

27,5%

BHNT

3.043

39,5%

3.038

37,4%

3.097

36,4%

1.612

36,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoạt động của một số tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam - 6

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

Từ bảng ta thấy, kể từ khi Bảo Việt trở thành TĐTC, thì doanh thu cả 2 loại hình bảo hiểm đều tăng. Mặc dù thị phần có giảm do sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm nước ngoài nhưng Bảo Việt vẫn dẫn đầu thị trường về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và chỉ đứng sau Prudential về bảo hiểm nhân thọ.

Qua 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Bảo Việt đã có 126 Công ty thành viên trên cả nước với hơn 5.000 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó là gần 40.000 đại lý bảo hiểm được đào tạo bài bản và tận tụy với công việc, tận tâm với khách hàng. Bảo Việt đã triển khai được 120 nghiệp vụ bảo hiểm cả Nhân thọ (80 nghiệp vụ) và Phi nhân thọ (40 nghiệp vụ). Ngày 31/5/2007 đánh dấu một sự kiện, một mốc lịch sử quan trọng của Bảo Việt, đó là việc Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng chính thức trở thành công ty cổ phần TĐTC kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Với việc trở thành TĐTC, Bảo Việt đã gặt hái được rất nhiều thành công

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí