Tập Đoàn Tài Chính Có Phạm Vi Hoạt Động Rộng Lớn

sáp nhập giữa các ngân hàng và các công ty chứng khoán; và sự phân đoạn do Đạo luật Bank Holding Company ban hành năm 1956, trong đó hạn chế sự sáp nhập giữa các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, Đạo luật Gramm - Leach - Bliley đã tạo điều kiện cho các ngân hàng đăng ký thành lập các TĐTC đa năng tại Hoa Kỳ thông qua việc mở thêm hoạt động môi giới bảo hiểm. Mặt khác, các công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm cũng có thể chuyển đổi thành các TĐTC nếu họ mua lại các ngân hàng trong trường hợp họ thoả mãn các điều kiện nhất định.

Các TĐTC ở Hoa Kỳ thường được xây dựng theo mô hình một công ty mẹ nắm giữ vốn cổ phần của các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trực thuộc TĐTC được giám sát và điều chỉnh bởi các cấp có thẩm quyền riêng biệt. Hoạt động của các Ngân hàng chịu sự giám sát điều chỉnh của Cơ quan Giám sát tiền tệ (OCC), Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC); hoạt động của các công ty chứng khoán chịu sự giám sát và điều chỉnh của Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC); hoạt động của các công ty bảo hiểm do Uỷ ban Bảo hiểm Quốc gia (SIC) giám sát và điều chỉnh. Một TĐTC phải đảm bảo các yêu cầu sau: Các yêu cầu về vốn và khả năng quản lý, yêu cầu về việc tài trợ vốn cho cộng đồng và những yêu cầu trong quản lý TĐTC.

Ở Đài Loan (Trung Quốc), cũng giống như ở Mỹ, Đài Loan đã ban hành Đạo luật về TĐTC (Financial Holding Company Act) vào năm 2001 để hỗ trợ việc tập trung vốn trong khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng, đa dạng hoá các dịch vụ tài chính và tăng cường sức cạnh tranh khi Đài Loan gia nhập WTO. Đạo luật nói trên cho phép một tập đoàn có thể đầu tư và sở hữu 100% các đơn vị thành viên, bao gồm ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Năm 2005, Đài Loan cũng đã công bố quy định về đảm bảo an toàn vốn cho các TĐTC dựa trên nguyên tắc đánh giá tách bạch

từng chi nhánh của ngân hàng. Đạo luật về TĐTC và các quy định pháp lý về tập đoàn đã tạo điều kiện cho thị trường tài chính Đài Loan củng cố, hợp nhất và hình thành các TĐTC có quy mô tài sản lớn và mức độ đa dạng dịch vụ rất cao thông qua sáp nhập, thôn tính hoặc liên kết chiến lược. Đến cuối năm 2005, Đài Loan đã có 14 TĐTC - NH lớn hoạt động đa năng trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Trung Quốc: Trước đây, Luật ngân hàng thương mại quy định các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép thực hiện các giao dịch chứng khoán và bảo chứng, không được đầu tư vào những doanh nghiệp phi ngân hàng. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đang phải sửa đổi Luật Ngân hàng thương mại theo hướng cho phép các Ngân hàng thương mại (công ty mẹ) sở hữu các công ty tài chính (công ty con) theo mô hình TĐTC khi thiết lập đầy đủ những cơ chế pháp lý thận trọng cần thiết. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán và Luật Bảo hiểm cũng đã điều chỉnh theo hướng cho phép một cách có điều kiện sự kết hợp cung cấp các sản phẩm tại các Ngân hàng thương mại thay vì cô lập các lĩnh vực này như trước kia.

Tóm lại, mô hình TĐTC với sự phát triển độc lập của hệ thống các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

2. Đặc điểm cơ bản của Tập đoàn tài chính


Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều TĐTC nổi tiếng: Citigroup, Deutsche Bank AG, ING - Hà Lan, HSBC Holdings, May BankMặc dù, các tập đoàn này có mô hình kinh doanh phức tạp, có chiến lược kinh doanh khác nhau nhưng nhìn chung các TĐTC đều có những nét đặc trưng sau:

2.1 Tập đoàn tài chính có phạm vi hoạt động rộng lớn

Tập đoàn không chỉ hoạt động trong lãnh thổ một quốc gia mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia khác. Để chiếm lĩnh thị trường, giảm áp lực cạnh tranh, TĐTC bành trướng thị trường bằng cách tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết, thực hiện phân công quốc tế, do đó phạm vi hoạt động của tập đoàn ngày càng được mở rộng. Năm 2006, HSBC Holdings sở hữu 9,500 văn phòng, 260,000 nhân viên tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ; tập đoàn Deutsche Bank AG phục vụ khách hàng tại 74 quốc gia trên toàn thế giới. Tập đoàn Citi có 200 triệu tài khoản khách hàng tại hơn 100 nước.

Tại các thị trường các Tập đoàn đã thực hiện phân công lao động một cách hợp lý trong nội bộ tập đoàn, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và kênh bán hàng rộng rãi.

2.2 Tập đoàn tài chính có quy mô lớn về vốn, nhân lực và doanh số hoạt động

Về vốn: Do TĐTC vừa có sự tích tụ của bản thân doanh nghiệp, lại vừa có sự tập trung giữa các doanh nghiệp nên tiềm lực tài chính và quy mô về vốn của tập đoàn là rất mạnh. Trong tập đoàn, vốn được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau, được bảo toàn và phát triển, đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn cho tập đoàn. Điều này tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh hơn từng doanh nghiệp đơn lẻ, nâng cao được trình độ xã hội hoá sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vào năm 2006 trị giá vốn cổ phiếu của Citigroup (Mỹ) là 112,537 tỷ USD, tập đoàn JPMorgan Chase (Mỹ) là 107,211 tỷ USD, Bank of America (Mỹ) là 101,224 tỷ USD, tập đoàn HSBC Holdings (Anh) là 98,226 tỷ USD4.

Về lao động: do quá trình tập trung của các doanh nghiệp thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phạm vi hoạt động lớn nên tập đoàn có một khối lượng lao động rất lớn, được tuyển chọn và đào tạo một


4 Nguồn: Wikipedia

cách nghiêm ngặt nên chất lượng lao động cao. Tính đến tháng 7/2007, Citigroup có 332.000 nhân viên. Năm 2006, Bank of America có 203.425 nhân viên, tập đoàn HSBC Holdings có khoảng 284.000 nhân viên.

Về doanh thu: Do có vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, tập đoàn có khả năng nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, củng cố và mở rộng chiếm lĩnh thị trường mới nên đạt được doanh thu rất lớn. Năm 2006, doanh thu của Citigroup là 146,56 tỷ USD, HSBC là 121,51 tỷ USD và Bank of America là 116,57 tỷ USD.

Bảng 1:Kết quả hoạt động kinh doanh của một số Tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới năm 2006

Đơn vị: Tỷ USD


STT

Tên

Quốc gia

Doanh thu

Lợi nhuận

Tài sản

1.

Citi

Mỹ

146,56

21,54

1.884,32

2.

Bank of America

Mỹ

116,57

21,13

1.459,74

3.

HSBC

Anh

121,51

16,63

1.860,76

4.

JP Morgan Chase

Mỹ

99,3

14,44

1.351,52

5.

AIG

Mỹ

113,19

14,01

979,41

6.

UBS

Thuỵ Sĩ

105,59

9,78

1.776,89

7.

ING

Hà Lan

153,44

9,65

1.615,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoạt động của một số tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam - 4

(Nguồn: Theo Forbes)


2.3 Tập đoàn tài chính có hình thức sở hữu hỗn hợp


Các công ty thành viên trong TĐTC nắm giữ cổ phiếu đan chéo nhau và đây là những mối quan hệ rất phức tạp. Có thể xem đây là một quá trình liên kết vốn dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Như vậy, sở hữu vốn của tập đoàn là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ), nhưng có một chủ sở hữu lớn, đó là công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về mặt tài chính. Tuỳ theo quy định pháp luật của từng nước, các ngân hàng có thể tham gia vào các TĐTC

dưới nhiều hình thức như: cổ đông, chủ nợ, cơ quan phát hành chứng khoán cho TĐTC và thậm chí có thể là con nợ. Đây cũng là lý do giải thích tại sao ngân hàng (cùng với công ty thương mại) thường được xem là hạt nhân của TĐTC.

2.4 Tập đoàn tài chính có cơ cấu tổ chức phức tạp


Cơ cấu tổ chức của TĐKT rất đa dạng: có loại tập đoàn trong đó các công ty con độc lập về tính pháp lý, việc huy động vốn và các hoạt động kinh tế trong tập đoàn được duy trì bằng các hợp đồng kinh tế; có loại tập đoàn các công ty con mất quyền độc lập về tính thương mại và sản xuất, các chủ sở hữu trở thành cổ đông của công ty mẹ. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ cấu của TĐTC thường bao gồm có bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ. Bộ phận kinh doanh được phân tán làm 4 mảng chuyên môn chính: (1) Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân đại trà; (2) Ngân hàng bán buôn bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty lớn; (3) Ngân hàng phục vụ khách hàng giàu có; (4) Ngân hàng đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính. Bộ phận hỗ trợ gồm có quản lý rủi ro; tài chính; tác nghiệp và IT.

2.5 Tập đoàn tài chính hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực


Hầu hết các TĐTC trên thế giới hiện nay đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, có chiến lược sản phẩm và định hướng đầu tư luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường, môi trường kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, mỗi tập đoàn đều có ngành và lĩnh vực chủ đạo với những sản phẩm có thương hiệu của tập đoàn. Sản phẩm cung ứng bao gồm tất cả các loại hình sản phẩm tài chính: cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ, bảo hiểm, quản lý tài sản, quản lý tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử (e- banking)

Hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực giúp cho tập đoàn phân tán được rủi ro cho nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, khai thác triệt để thị trường và khách

hàng, bảo đảm cho hoạt động của tập đoàn luôn được an toàn và hiệu quả, đồng thời tận dụng cơ sở vật chất và khả năng lao động phong phú của tập đoàn.

2.6 Tập đoàn tài chính có khả năng tập trung, điều hoà vốn, khắc phục sự hạn chế và thiếu vốn của từng đơn vị riêng lẻ

Nguồn vốn của tập đoàn được huy động từ các công ty thành viên và theo các hình thức được phấp luật cho phép sẽ được tập trung đầu tư vào những lĩnh vực, những dự án có hiệu quả nhất, tránh tình trạng vốn bị phân tán trong những đơn vị nhỏ hoặc đầu tư không có hiệu quả. Như vậy, vốn của các đơn vị thành viên nhỏ cũng được sử dụng vào những lĩnh vực, dự án hiệu quả nhất, tạo ra sức mạnh quyết định cho sự phát triển của tập đoàn. Đồng thời, do có việc huy động vốn giữa các đơn vị thành viên với nhau, vốn của đơn vị thành viên với nhau, vốn của đơn vị này được huy động đầu tư vào đơn vị khác và ngược lại đã giúp cho các đơn vị liên kết với nhau chặt chẽ hơn, từ đó mà phát huy được hiệu quả nguồn vốn của từng đơn vị thành viên và của cả tập đoàn.

2.7 Về quản lý điều hành Tập đoàn tài chính


Tất cả các bộ phận được quản trị thống nhất và tập trung theo ngành dọc. Đã là một tập đoàn thì nhất thiết phải có một số thiết chế quản trị chung của tập đoàn như hội đồng chiến lược, ban kiểm soát, hội đồng quản trị, uỷ ban bầu cử. Các thành viên trong hội đồng hay uỷ ban hoạt động theo tôn chỉ và mục đích chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm. Trong đó, chủ tịch tập đoàn thường là người có ảnh hưởng và uy tín lớn nhất thuộc công ty xuất phát hay công ty chính của tập đoàn. Sau chủ tích tập đoàn sẽ có các giám đốc phụ trách từng mảng hoạt động, ví dụ: Giám đốc phụ trách rủi ro, Giám đốc phụ trách tài chính, Giám đốc phụ trách khách hàng,


3. Vai trò của Tập đoàn tài chính đối với sự phát triển nền kinh tế các nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Xu hướng hình thành TĐTC là xu thế tất yếu của quá trình đa năng hoá trong phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập. Đồng thời, nó là kết quả tất yếu của quá trình tích tụ, tập trung tư bản và tạo ra thị trường tài chính hoàn hảo hơn, cạnh tranh hơn. Vì vậy, TĐTC có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế các quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Vai trò được thể hiện ở một số điểm sau:

Thành lập TĐTC cho phép các doanh nghiệp huy động nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình kinh doanh.

Việc hình thành các TĐTC đã hạn chế tối đa sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thành viên. Mô hình tập đoàn cũng có lợi cho việc huy động tài sản, thu hút ngày càng đông khách hàng thông qua việc đa dạng hoá nhiều lĩnh vực kinh doanh vơi chi phí thấp hơn.

Với phạm vi và quy mô tổ chức sản xuất - kinh doanh rất lớn, TĐTC có khả năng tập trung được nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn, nhất là những ngành công nghệ hiện đại. Với tiềm lực kinh tế mạnh, có sự phân công, phối hợp của các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực và phạm vi rộng lớn, tập đoàn có khả năng liên tục chiếm lĩnh, củng cố thị trường; nâng cao khả năng cạnh tranh của tập đoàn; đồng thời giảm bớt và phân tán rủi ro. Thông qua vai trò điều hoà vốn của tập đoàn, vốn của các doanh nghiệp thành viên được sử dụng vào những dự án tốt nhất, tránh tình trạng vốn bị phân tán đầu tư tràn lan, trùng lặp, hiệu quả không cao.

Với tiềm lực mạnh, tập đoàn có khả năng tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học - công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn và cần sự phối hợp của nhiều nhà khoa học, phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu mà từng doanh nghiệp đơn lẻ không thể thực hiện được. Mặt khác, qui mô và phạm vi hoạt động rộng lớn

của tập đoàn sẽ làm cho việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào kinh doanh có hiệu quả cao hơn với chi phí giảm. Tập đoàn có tác dụng lớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm tốt trong các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giữa các doanh nghiệp thành viên.

Bảng 2:Quy mô Tập đoàn tài chính so với các Tập đoàn kinh tế khác trong 10 tập đoàn lớn nhất thế giới năm 2006


Tập đoàn

Số lượng

Doanh thu

Lợi nhuận

Tài sản


SL

Tû lÖ

(%)

SL (Tû

USD)

Tû lÖ

(%)

SL (Tû

USD)

Tû lÖ

(%)

SL (Tû

USD)

Tû lÖ

(%)


T§TC


7


70


856,16


51,2


107,18


55,5


10927,69


90,5


T§KT


3


30


817,33


48,8


85,77


44,5


1153,5


9,5

Tæng

10

100

1673,49

100

192,95

100

12081.19

100

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Forbes)

Với các nước phát triển, sự thống nhất trong tập đoàn sẽ góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ ra nước ngoài một cách có hiệu quả nhất. Với các nước đang phát triển, các TĐTC mạnh là cầu nối để tiếp thu nhanh chóng các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới, làm thu hẹp khoảng cách về trình độ với các nước phát triển, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế. Đồng thời, TĐTC là công cụ hữu hiệu để chống sự thâm nhập một cách ồ ạt của các công ty khổng lồ trên thế giới, giúp cho sản xuất trong nước có thể đứng vững và từng bước vươn ra thị trường các nước.

Hiệu quả hoạt động từ các TĐTC góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của đất nước

Việc hình thành các TĐTC làm thay đổi bộ mặt xã hội cho từng địa phương hay trong một quốc gia, giải quyết việc làm cho một phần dân cư tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022