Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 2


ĐẶT VẤN ĐỀ


Các nguyên tắc chỉ đạo du lịch là những luật lệ, hay những hướng dẫn cho du lịch. Nó có thể áp dụng với từng nhóm đối tượng tham gia hoạt động du lịch, bao gồm chính quyền địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và những người tham gia dịch vụ du lịch nói chung.

Ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn và các khu rừng nói chung, phát triển nguyên tắc chỉ đạo như những công cụ quan trọng để giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường ở vườn quốc gia hay các hệ sinh thái rừng nói chung.

Nguyên tắc chỉ đạo du lịch sẽ góp phần quan trọng vào điều chỉnh nhận thức và hành vi của du khách theo hướng thân thiện với rừng và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển và áp dụng những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở các khu rừng thủ đô còn chưa được quan tâm đúng mức. Nó không những làm giảm hiệu quả của du lịch mà còn tạo áp lực của du lịch đến các hệ sinh thái rừng của Thủ đô.

Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng và hoàn thiện bộ nguyên tắc chỉ đạo du lịch phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi là giải pháp quan trọng để giảm thiểu những tác động tiêu cực của du lịch đến các hệ sinh thái rừng.

Đề tài luận văn này bước đầu nghiên cứu hiện trạng áp dụng các nguyên tắc chỉ đạo du lịch và đề xuất những chỉnh sửa, bổ sung các nguyên tắc chỉ đạo cần thiết nhất cho hoạt động du lịch ở rừng phòng hộ Sóc Sơn, Hà Nội. Đây là một trong những khu rừng có tiềm năng phát triển du lịch cao của Thủ đô.


Chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 2

1.1. Trên thế giới

1.1.1. Du lịch ở các hệ sinh thái rừng

Trong những thập kỷ gần đây du lịch nói chung đã trở thành một ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO: World Tourism Organization), trong năm 2017 lượng khách du lịch đã lên đến hơn 1,3 tỷ người và dự báo sự gia tăng lượng khách du lịch trong hai thập kỷ tới là 4,1%/năm, đến năm 2020, lượng khách du lịch sẽ đạt 1,6 tỷ người (WTO, 2000). Nó sản sinh ra hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, chiếm xấp xỉ 10% tổng sản phẩm của toàn cầu.

Các khu vực tự nhiên, đặc biệt các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên được luật pháp công nhận cùng với các cảnh quan, động vật, thực vật, các yếu tố văn hóa hiện hữu của chúng - là những hấp dẫn chính đối với khách du lịch. Các tổ chức bảo tồn thấy tính thích hợp của phát triển du lịch và cũng nhận thức được các nguy hiểm mà du lịch không được quản lý nghiêm túc hay không được quản lý có thể gây ra cho các vườn quốc gia, các di sản thiên nhiên và văn hóa của quốc gia và thế giới.

Ngày nay, với con số chục triệu người đi du lịch mỗi năm đã tạo ra nhiều thử thách không thể lường được cả về mặt sinh thái, kinh tế và xã hội. Những tác động đó của du lịch có thể được chia thành hai dạng: Tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

Về sinh thái, du lịch tự nhiên đã để lại sau nó những quang cảnh hoang tàn; Các loài thú hoang dã bị quấy nhiễu buộc phải rời bỏ nơi ở hoặc bị tiêu diệt dần, các cánh rừng bị tàn phá để lấy không gian làm nơi cắm trại, lấy củi đốt hoặc cung cấp hàng lưu niệm v.v... Ngày càng có nhiều du khách và chính quyền địa phương nhận thấy tác hại của du lịch thiên nhiên đến giá trị của chính thiên nhiên và những mối quan tâm của nhân dân địa phương (David Western, 1999).


Về kinh tế, các nhà quản lý du lịch, quản lý các khu bảo tồn và chính quyền địa phương đều có chung một điểm là họ thường xuyên tìm kiếm lợi nhuận kinh tế từ du lịch tự nhiên. Tuy nhiên, mâu thuẫn về kinh tế càng làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác nhanh chóng và cạn kiệt hơn. Du lịch tự nhiên đã phát triển như một loại hình du lịch có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng địa phương, loại hình sản xuất mà người dân luôn chịu “thiệt thòi” từ quá trình khai thác tài nguyên sinh thái.

Về xã hội, các ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa - xã hội bản địa đã trở nên khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Sự phát triển du lịch quá mức gây ảnh hưởng đến lối sống truyền thống của dân địa phương và thường không phải tốt hơn. Du lịch thiên nhiên đã phát triển như một nhân tố gây bất hòa trong nhân dân địa phương. Nó không chú ý đầy đủ đến quyền lợi và mối quan tâm của cộng đồng. Nó như một nhân tố có thể phá hoại văn hóa cổ đại và làm hỏng nền kinh tế bản địa.

Làm thế nào để vừa phát triển được du lịch tự nhiên, vừa bảo vệ được thiên nhiên và những quyền lợi của người dân địa phương. Một trong những giải pháp được xây dựng và hưởng ứng là du lịch có hướng dẫn, du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên và cộng đồng dân cư địa phương. Ý tưởng đó bắt đầu được thực hiện từ khoảng 30 năm gần đây và dần dần hình thành nên du lịch sinh thái ngày nay. Theo Hiệp hội du lịch sinh thái thì "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là du lịch bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Du lịch sinh thái là một con đường cứu thiên nhiên bằng cách thị trường hóa nó nhưng đạt được sự cân bằng giữa bảo tồn và du lịch.

Với những mối quan tâm xã hội, du lịch sinh thái biến nhân dân địa phương từ những người chịu “thiệt thòi” do hoạt động bảo tồn thành những người cộng tác và hưởng lợi trong hoạt động bảo tồn, biến họ từ kẻ thù thành đồng minh trong hoạt động bảo tồn (Western, 1999).


Nhìn chung, du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ với xu hướng không thể cưỡng lại được ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Nó sẽ trở thành nguồn lực quan trọng cho bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội. Du lịch sinh thái một loại hình du lịch thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với thiên nhiên và cuộc sống của người dân địa phương. Nó được đánh giá là một mắt xích của phát triển bền vững và yêu cầu một cách tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực, cần quy hoạch cẩn thận và hướng dẫn chỉ đạo và luật lệ nghiêm túc để có thể đảm bảo cho sự vận hành bền vững.

1.1.2. Tác động của du lịch đến các hệ sinh thái rừng và tài nguyên thiên nhiên nói chung

Những nghiên cứu cũng khẳng định du lịch sinh thái là một mắt xích của phát triển bền vững, là một nguồn lực cho phát triển bền vững, song nó yêu cầu một cách tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực, một quy hoạch tốt và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc để có thể đảm bảo cho sự vận hành bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tại các khu bảo tồn hợp pháp đang chịu một áp lực từ du lịch sinh thái (Héctor Caballos - Lascurain, 1999) Ceballos - Lascurain, H. (1991). Các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đang phải cố gắng để lo cho số lượng ngày một tăng của du khách đến các VQG và khu dự trữ thiên nhiên. Ngành du lịch đang bùng nổ với những chuyến tham quan thiên nhiên mới, theo phong cách du lịch sinh thái. Các tác giả chuyên viết về các chuyến du lịch đang cố để có được những thông tin mới nhất về sự đổi mới này, các băng hình về du lịch sinh thái đang trở nên dồi dào. Và khách du lịch - yếu tố quan trọng nhất của du lịch sinh thái đang ngày càng hướng về thiên nhiên hơn. Họ xem những chuyến du lịch sinh thái như một phương cách để hiểu biết hơn về môi trường thiên nhiên (Héctor Caballos - Lascurain,1999).


Những nghiên cứu cũng chỉ ra về mặt lý thuyết những tác động của du lịch sinh thái tương đối rõ ràng. Lợi ích tiềm tàng của du lịch sinh thái là tạo ra nguồn kinh phí cho các khu bảo tổn thiên nhiên, tạo công ăn việc làm cho những người dân sống gần khu bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức về bảo tồn. Nhưng cái giá tiềm năng phải trả là sự thoái hoá môi trường, sự không công bằng và sự không ổn định về kinh tế và những thay đổi tiêu cực về văn hóa xã hội. Điều đó làm xuất hiện những ý kiến lẫn lộn về du lịch sinh thái. Người ta cho rằng nhiệm vụ của các nhà bảo tồn là phải nhìn nhận du lịch sinh thái như một cơ hội cho bảo tồn và phát triển, và tìm ra công nghệ quản lý nó nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, tăng tối đa những lợi ích của du lịch sinh thái (Héctor Caballos - Lascurain, 1999).

1.1.3. Những giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến các hệ sinh thái rừng và môi trường nói chung

Những con đường thường được sử dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến các hệ sinh thái rừng và môi trường nói chung là giáo dục môi trường cho du khách, thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo, thiết lập cơ chế giám sát môi trường, quy hoạch du lịch sinh thái và mở rộng sự tham gia của cộng đồng địa phương và tăng cường vai trò của cơ quan quyền lực với quản lý du lịch sinh thái.

Các tác giả khẳng định giải pháp quan trọng để giảm thiểu tác động của du lịch sinh thái đến rừng là giáo dục môi trường cho du khách thông qua các phương tiện truyền thông của Nhà nước, của địa phương, của vườn quốc gia, của các bên có liên quan như hàng không, đường sắt, đường bộ, khách sạn v.v...

Con đường thứ hai để giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường vườn quốc gia là xây dựng và thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo du lịch .


Đó là những luật lệ, hay những hướng dẫn cho du lịch, nó có thể chiếu cố cùng lúc đến nhiều nhóm khách tham quan, cũng có thể hướng vào một nhóm có đặc điểm hoạt động riêng như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên tiếp tân, nhân viên trong các quầy thông tin, nhân viên cửa hàng.

Một yếu tố đảm bảo cho các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch được thực hiện là cùng tham gia. Đối với các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, việc đưa nguyên tắc chỉ đạo vào chương trình tham gia cộng đồng là một phương pháp hữu hiệu để đảm bảo cộng đồng địa phương sẽ tham gia vào việc thực hiện chúng. Các tổ chức tham gia xây dựng những nguyên tắc chỉ đạo gồm cộng đồng, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức môi trường phi lợi nhuận, hướng dẫn viên và các nhân viên thuyết minh du lịch.

Hiện có hàng loạt các hệ thống nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở khắp các khu bảo tồn thiên nhiên và được lưu giữ ở Hiệp hội du lịch sinh thái. Chúng được chia ra thành các nhóm: (1) - Nguyên tắc chi đạo cho các nhà điều hành du lịch, doanh nghiệp, nhà trọ; (2) - Nguyên tắc chi đạo cho các nhà lữ hành môi trường và văn hóa; (3) - Nguyên tắc chi đạo cho các địa điểm khung cảnh cụ thể; (4) - Nguyên tắc chi đạo cho khách cắm trại, dã ngoại, và du lịch ba lô; (5) - Nguyên tắc chi đạo cho việc lập kế hoạch và chọn hướng đi; (6) - Nguyên tắc chi đạo cho dân bản địa; (7) - Nguyên tắc chi đạo cho các nhà phát triển và kiến trúc sư v.v...

Trong cuốn "Du lịch sinh thái, hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý" các tác giả trình bày cả kỹ thuật soạn thảo hệ thống nguyên tắc chỉ đạo. Điểm chủ chốt cần được cân nhắc trong bước đầu soạn thảo một tập hợp nguyên tắc chỉ đạo là xác định ai là đối tượng chủ yếu cho các nguyên tắc chỉ đạo, mục tiêu của nguyên tắc chỉ đạo là gì. Sau khi thống nhất những vấn đề trên một hội đồng gồm nhiều bên cùng quan tâm sẽ sử dụng các nguyên tắc chỉ đạo cho các nơi khác để làm mẫu cho việc biên soạn những nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động du lịch sinh thái trong hoàn cảnh cụ thể của mình.


Các tác giả đề nghị rằng khi soạn thảo nguyên tắc chỉ đạo phải coi nguyên tắc chỉ đạo về sinh thái là xương sống, và để cho các cộng đồng địa phương, hoặc ý kiến của lãnh đạo địa phương khởi xướng nguyên tắc chỉ đạo xã hội. Các nguyên tắc chỉ đạo về kinh tế là một phần quan trọng của các vấn đề xã hội, trong đó cân nhắc kết hợp các đề nghị về sự lựa chọn hàng hoá và dịch vụ du khách là rất quan trọng để giúp họ không phải sử dụng các hình thức khai thác không bền vững để kiếm sống.

Phương pháp tiếp cận khách du lịch với các nguyên tắc chỉ đạo du lịch cũng được phân tích kỹ trong nhiều công trình và sách hướng dẫn. Người ta cho rằng nên kết hợp tất cả những nơi có thể để tiếp cận khách với các nguyên tắc chỉ đao như các trung tâm điều hành, bến xe, nhà ga, máy bay, ô tô, nơi đón khách, nhà hàng, nhà nghỉ, dọc tuyến thăm quan, khu di tích, khu ngắm động vật v.v...Và cũng cần kết hợp nhiều hình thức từ hướng dẫn phát tay, trên vé, yết thị, chỉ dẫn, phát thanh, truyền hình v.v... (David Western,1999).

Có thể nhận thấy rằng các nguyên tắc chỉ đạo kinh tế bao gồm: Mua các sản phẩm địa phương, trả lệ phí vào cổng và lệ phí sử dụng, quyên góp cho các tổ chức phi lợi nhuận địa phương, sử dụng nhà hàng và nhà trọ địa phương, trả boa thích hợp v.v… có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường ở các vườn quốc gia.

Một chính sách cho phép du khách trả tiền thêm cho hướng dẫn viên mà không phải là để có những hành vi xấu là một mẫu lý tưởng cho các nguyên tắc chỉ đạo ở vườn quốc gia.

Người ta cũng nhận thấy rằng cần phải tạo điều kiện cho khách tham quan tiếp cận với các nguyên tắc cơ bản trong cuộc tham quan. Điều quan trọng là phải làm sao để du khách đi qua các trung tâm đón khách và những cửa hàng nơi họ có thể tiếp cận với các nguyên tắc chỉ đạo. Sẽ chằng có ích gì nếu du khách không được nhìn thấy bảng hay tài liệu có đăng nguyên tắc chỉ


đạo trước khi bước vào một khu thiên nhiên mỏng manh. Đây là một tình trạng phổ biến. Các nhân viên khu bảo tồn thiên nhiên cần phải đảm bảo chắc chắn rằng các lái xe buýt và các hướng dẫn viên sẽ hướng dẫn khách hàng của họ đến những nơi có thông tin, và tất nhiên, phải chắc chắn rằng các trung tâm đón khách phải có đủ thông tin hướng dẫn.

Mặc dù hiệu quả của tuyên truyền các nguyên tắc chỉ đạo là rất quan trọng, song, cho đến nay việc đánh giá hiệu quả này vẫn chưa được chú ý đúng mức. Người ta cho rằng có thể sử dụng nguyên tắc chỉ đạo cùng với những câu hỏi đánh giá ở phía sau như một cơ cấu phản hồi sẽ giúp những nhà quản lý phát hiện kịp thời các vấn đề cần tác động để giảm thiểu áp lực của du lịch đến môi trường (Sylvie Blangy và Megan Epler Wood,1999).

Mục tiêu của du lịch sinh thái là sử dụng các nguồn lực địa phương. Qua đó, dân cư địa phương phát huy vai trò làm chủ trong việc quản lý tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Vì vậy, các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bước và lâu dài; từ thu thập thông tin, tư vấn, quyết định, thực hiện và đánh giá.

Ngoài ra,, một kết luận quan trọng của các nhà nghiên cứu về du lịch sinh thái là phải coi trọng vai trò của các cơ quan quyền lực trong quản lý hoạt động du lịch sinh thái. Bằng các tổ chức nhà nước, và các chiến lược quản lý để kết nối các hệ thống quản lý với những thay đổi về xã hội và chính trị để quản lý du lịch sinh thái tốt hơn (Sylvie Blangy và Megan Epler Wood,1999).

Các nhà nghiên cứu cho kết luận rằng du lịch sinh thái là một loại hình du lịch có quy mô và đang tăng trưởng ở nhiều nước. Một trong những lợi thế của du lịch sinh thái là việc nó tạo ra một sự thúc đẩy đối với bảo tồn và phát triển du lịch.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã lên tiếng bày tỏ sự lo lắng rằng DLST vẫn chưa đạt được tiềm năng như một công cụ cho bảo tồn và phát triển kinh tế, một phần bởi vì nhiều dự án đang cố công tìm kiếm được nguồn tài trợ,

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí