Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 1


Bộ giáo dục và đào tạo Bộ nông nghiệp và ptnt

Trường Đại học Lâm nghiệp


Nguyễn Hoàng giang


Nghiên cứu Hệ thực vật khu di tích Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững

khu hệ thực vật này


luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.


Hà Tây, 2007

Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 1


ĐẶT VẤN ĐỀ

“Đền Hùng” – Hai tiếng đã đi sâu vào trong tâm khảm mỗi người Việt Nam, đã trở thành ca dao truyền tụng muôn đời.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Mỗi khi nhắc đến khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng là người ta nhắc đến đền thờ Tổ của dân tộc Việt Nam, đây là nơi phát tích của dân tộc Việt Nam. Địa danh này là nơi được người dân Việt Nam ở trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đều ngưỡng mộ. Đây là nơi thờ cúng tổ tiên, là nơi mà mọi người dân Việt Nam đều hướng về “cội nguồn”, là nơi thiêng liêng và có ý nghĩa giáo dục truyền thống: “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ tôn vinh công lao của các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Vì vậy, ngày giỗ Tổ được coi là ngày Quốc lễ của dân tộc Việt Nam. Hàng năm có hàng triệu lượt người Việt Nam và du khách Quốc tế đến thăm viếng, dự lễ hội tưởng niệm tới các Vua Hùng.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trong vùng núi đất thấp, thuộc địa phận xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nằm trong vùng tam giác công nghiệp Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì 12km và cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Bắc. Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được nhà nước xếp hạng IV từ đầu năm 1977 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể theo quyết định 63TTg ngày 8 tháng 2 năm 1994. Toàn bộ khu di tích lịch sử Đền Hùng có tổng diện tích là 1.625ha, được chia thành ba vùng: Vùng trung tâm và vùng bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 285 ha, vùng đệm có diện tích 1.340ha. Tuy nhiên, với diện tích là 285ha rừng nguyên sinh trước đây, hiện giờ khu vực Đền Hùng chỉ còn lại 13,1ha rừng tự nhiên nằm trọn vẹn trên núi Nghĩa Lĩnh. Trong đó, hệ sinh thái rừng tại khu vực giữ vai trò chủ


đạo với 458 loài thực vật có mạch, thuộc 131 họ, 328 chi và 5 ngành thực vật. Hệ động vật với 95 loài bao gồm 59 loài chim, 13 loài thú, 14 loài bò sát và 9 loài lưỡng cư. Hệ côn trùng bao gồm 175 loài thuộc 26 họ [13]. Tuy nhiên, hiện nay hệ sinh thái này cũng đang bị tác động mạnh mẽ do sự phát triển của kinh tế xã hội và văn hóa tín ngưỡng.

Khu hệ thực vật di tích Đền Hùng là một di sản văn hoá sống, quá trình sử dụng chúng cùng với tính tất yếu sẽ là quá trình đào thải tự nhiên đã làm cho nó thay đổi và xuống cấp theo thời gian. Xuất phát từ thực tế trên và những yêu cầu cấp bách bảo vệ và tôn tạo cho khu hệ thực vật di tích Đền Hùng thì cần thiết phải có những nghiên cứu về thành phần loài cây cụ thể cũng như những mối quan hệ xung quanh nó để từ đó có hướng đề xuất bảo vệ giữ gìn lâu dài. Do vậy đề tài: “Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này” đã được thực hiện để giải quyết yêu cầu trên.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về rừng nhiệt đới Việt Nam.

Rừng là bộ phận quan trọng nhất của sinh quyển trên hành tinh chúng ta. Tài nguyên rừng không chỉ mang lại giá trị kinh tế to lớn mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội ngày càng tăng do những giá trị của rừng mang lại như: chức năng cung cấp hàng hoá lâm sản, chức năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, cân bằng sinh thái điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sống, văn hoá cảnh quan. A.Tsêkhốp nhà văn Nga đã từng nói: “Rừng và cảnh quan của rừng có thể làm tăng sức khoẻ cho con người, làm mạnh thêm quan niệm về đạo đức”. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học kỹ thuật, thì đời sống ngon người cũng được nâng cao, do đó mong muốn được hưởng thụ các giá trị về cuộc sống ngày càng lớn. Những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, được mở ra, các khu di tích lịch sử gắn với rừng ngày càng được tôn tạo, bảo vệ, những khu danh lam thắng cảnh xây dựng ngày càng nhiều, các khu du lịch sinh thái có mặt khắp mọi nơi như một yếu tố tất yếu để đáp ứng các nhu cầu trên của con người.

Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, rừng Việt Nam mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản nhất của rừng nhiệt đới, nó có cấu trúc phức tạp, phong phú và đa dạng về loài. Việc nghiên cứu về tài nguyên rừng Việt Nam đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu, cuối thế kỉ XIX A.Chevalier (1918) đã có những nghiên cứu về các hệ sinh thái rừng Bắc Bộ, P. Maurand 1943, đã nghiên cứu “các kiểu quần thể” của ba vùng sinh thái Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian. Dương Hàm Hy 1956, công bố nghiên cứu về “Tài nguyên rừng rú ở Việt Nam”. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như Loeschau 1960, Thái Văn Trừng 1970, 1978, Trần Ngũ Phương 1970, 2000,…đã nghiên cứu về rừng


Bắc Bộ Việt Nam. P.W. Richards 1952, đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái, theo tác giả này một đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ, rừng thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ), nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây. G.N. Baur 1962, nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó ông đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lí về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lí lâm sinh bao gồm: Mục tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn loài và không đồng tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành thục và vô dụng để tạo không gian thích hợp cho các cây còn lại sinh trưởng. Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh nhân tạo không giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có ở trong trạng thái ngủ để thay thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc trong chăm sóc và nuôi dưỡng rừng sau đó. Cuối cùng tác giả đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lí tác động xử lí lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lí cải thiện rừng mưa [10].

Khi nghiên cứu về tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục, J. Eivans 1984, đã xác định có tới 70 đến 100 cây gỗ/1ha nhưng hiếm có loài nào chiếm hơn 10% tổ thành loài. Tính phong phú về tổ thành loài cây trước hết là do điều kiện thiên nhiên nhiệt đới thuận lợi và do tính chất cổ xưa của khu hệ thực vật rừng. Hoàn cảnh khí hậu đất đai nhiệt đới đã tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi cho sự tiến hoá của các loài thực vật và tạo điều kiện cho chúng được bảo tồn từ những thời đại địa chất cổ xưa. Trải qua một quá trình tiến hoá và chọn lọc tự nhiên, nhiều loài có tính thích ứng cao với môi trường bên ngoài [10].


Theo điều tra thống kê, ở Việt Nam có khoảng 7004 loài thực vật bậc cao thuộc 1850 chi và 289 họ [13] và 1332 loài động vật. Rừng nước ta có nhiều gỗ và đặc sản quý, dược liệu có giá trị phân bố hầu hết ở vùng trung du và miền núi, và chiếm 3/4 đất đai toàn quốc. Rừng nước ta cũng chiếm một địa bàn chiến lược trong việc phát huy tác dụng phòng hộ, quốc phòng.

Trong khoảng thời gian từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX trở lại đây, những công trình nghiên cứu cơ bản về các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam đã tập trung hơn và có những giá trị ứng dụng ngày càng cao. Trong những công trình đó đáng chú ý là những nghiên cứu về “Thảm thực vật rừng ở Việt Nam”, “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1978, 1988). Trong tác phầm mới nhất của Thái Văn Trừng “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam” 1978, tác giả đã tiếp tục hoàn thiện quan điểm “Sinh thái phát sinh quần thể trong các kiểu thảm thực vật” rừng ở Việt Nam, mô tả - phân tích cấu trúc và đề xuất những định hướng nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam.

Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc và ý nghĩa sinh thái của rừng, những giá trị nhiều mặt khác của rừng như cung cấp gỗ, nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng,..., dược liệu trong y học, những giá trị về cân bằng sinh thái, ổn định và điều hoà khí quyển, những giá trị về cảnh quan sinh thái học, du lịch sinh thái, cảnh quan di tích, ý nghĩa lịch sử đã được xã hội thừa nhận trong đời sống hàng ngày từ ngàn năm qua nhưng các tài liệu đề cập đến vấn đề này còn ít và thiếu tính hệ thống.

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh góp phần tạo cảnh quan sinh thái, nghỉ dưỡng, đồng thời là các nơi bảo tồn nguồn gen, giữ gìn và duy trì đa dạng sinh học cho sinh quyển. ở những nơi này ngoài khu hệ thực vật vốn có, trong


quá trình bảo tồn, duy trì và phát triển có những cây đã được hàng nghìn năm tuổi như cây Chò ngàn năm ở Vườn quốc gia Cúc phương, cây Đa, cây Hoàng đàn, ... ở Yên tử, cây Vạn Tuế, Thông, Đa búp đỏ ở Đền Hùng đều có giá trị tâm linh như là niềm tự hào của cả dân tộc. Hệ thống cây di tích, cây lưu niệm được các nguyên thủ, lãnh đạo các địa phương trồng, tại các khu di tích, khu bảo tồn,

...để đánh dấu một sự kiện nào đó. Các khu này đều có quy hoạch diện tích đất cho việc trồng cây hàng năm và chế độ chăm sóc như các loài cây khác. Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật, và chế độ chăm sóc cũng như có định hướng phát triển các loài cây này trong khu hệ thực vật ở các địa phương là việc làm cần thiết và phù hợp với nhu cầu của xã hội trong thời đại ngày nay.

1.2. Nghiên cứu về khu hệ thực vật di tích Đền Hùng

Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo, trùng tu, gìn giữ kiến trúc cảnh quan của những khu di tích lịch sử văn hoá, khu vườn công viên cây xanh ở các khu đô thị lớn. Đây cũng là việc thực hiện nội dung nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2001- 2010 “Quá trình đô thị hoá, mở mang các khu công nghiệp tập trung chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường, cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề lâm nghiệp đô thị. Đồng thời do đời sống từng bước được cải thiện và nâng cao, yêu cầu về rừng giải trí và du lịch đang trở thành nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân” [1]. Nhà nước ta đã đầu tư nhiều kinh phí vào việc bảo tồn các khu di tích lịch sử văn hoá như Huế, Đền Hùng, địa đạo Củ Chi…..Việc bảo tồn, tôn tạo không chỉ ở những hiện vật, công trình kiến trúc mà còn cả những gì liên quan mật thiết đến chúng như cây xanh, sinh thái cảnh quan, khu hệ thực vật…

Năm 1962 khi về thăm Đền Hùng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ: “Phải trồng thêm hoa, thêm cây xanh và cây cảnh để Đền Hùng trở thành một công viên lịch sử của Quốc Gia”. Thực hiện


theo lời dạy của Người, ngày 8/2/1994 Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng, với nhiều công trình hạng mục được nhà nước đầu tư, bổ sung và tôn tạo như các dự án về tu bổ di tích, kiến trúc, những hạng mục công trình trồng rừng sinh cảnh, nâng cấp cải tạo đường vào khu di tích…đã và đang dần được hoàn thiện. Công việc bảo vệ và phục hồi môi trường khu di tích lịch sử Đền Hùng những năm gần đây được đẩy lên một bước cao với việc trồng rừng bằng cây bản địa, cây quý, cây cảnh, cây ăn quả... Ngày 12/7/2002, quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 89/2002/QĐ-TTg về việc thành lập rừng Quốc gia Đền Hùng và xây dựng dự án đầu tư khu rừng Quốc gia Đền Hùng - Phú Thọ, với mục tiêu phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên bằng tập đoàn cây bản địa đặc trưng trong cả nước. Để bảo tồn xây dựng và phát triển khu di tích, ngày 23/3/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 48- QĐ/TTCP về quy hoạch Đền Hùng đến năm 2015 với diện tích 1000ha. Hiểu rò được tầm quan trọng và sự phát triển của khu di tích như vậy, điều cần thiết phải làm là nghiên cứu các giải pháp tác động có lợi đến Hệ sinh thái rừng Đền Hùng sao cho hiệu quả và chất lượng là tốt nhất.

Ở nước ta, những nghiên cứu về bảo tồn thực vật khu di tích còn ít. Cho đến năm 2005, mới chỉ có Vũ Thị Bích Thuận nghiên cứu hệ thực vật ở khu di tích phủ Chủ Tịch [20]. Tác giả đã đưa ra được các kết quả như thiết lập được danh lục thực vật trong khu di tích, điều tra cho thấy tính đa dạng sinh học về thành phần loài, đề xuất được các giải pháp kỹ thuật gìn giữ, tôn tạo cho khu hệ thực vật này.

Năm 2005, Phạm Văn Điển khi nghiên cứu về “Định hướng một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái rừng tại khu vực Đền Hùng- Phú Thọ” [8], tác giả cũng đã đưa ra được một số giải pháp kỹ thuật như chặt nuôi dưỡng tầng cây cao kết hợp với chăm sóc cây bản địa, từng bước

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí