phong trào TDTT quần chúng theo định hướng XHH từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm xây dựng phong trào TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn đi đúng hướng và bền vững. Đồng thời kịp thời thực hiện hiệu quả các văn bản của Đảng và Nhà nước, các chương trình, kế hoạch của ngành thể thao quần chúng đã đề ra về công tác phát triển TDTT.
Việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động TDTT còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu các văn bản pháp luật về quản lý TDTT, đặc điểm của địa phương về tiềm năng và các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển phong trào TDTT của thủ đô Viêng Chăn theo định hướng XHH. Từ điều tra thực trạng những khó khăn, hạn chế, yếu kém của phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn cũng như điều kiện kinh tế, xã hội của các quận, huyện, từ nông thôn đến thành thị để tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan. Các chỉ số cụ thể này không chỉ đánh giá thực tiễn phong trào TDTT ở cơ sở mà còn tương đối khái quát, toàn diện để làm cơ sở lý luận trong việc định hướng nghiên cứu, hoạch định cho việc xây dựng nội dung, giải pháp để phát triển phong trào TDTT quần chúng đi đúng hướng phù hợp với đặc điểm, đặc thù của địa phương, của đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình điều tra, đề tài đã liên hệ với các cấp lãnh đạo trên thủ đô Viêng Chăn nhằm tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Đề tài đã tổng hợp những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất: đối với những người dân trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn thường xuyên tập luyện: Đây là những đối tượng có ý thức cao về việc phát triển phong trào TDTT trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn. Họ nắm bắt những chính sách của các cấp quản lý, các cấp chính quyền về việc phát triển phong trào TDTT trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn. Đây là những người có đóng góp to lớn cho việc hình thành và phát triển phong trào TDTT trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn. Đặc biệt sự phát triển những phong trào TDTT hằng năm với hoạt động cụ thể đã dấy lên ý thức của người dân về việc phát triển phong trào TDTT trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn.
Thứ hai, đối với những người dân trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn không thường xuyên tập luyện TDTT hoặc không quan tâm đến vấn đề tập luyện TDTT; Sự hình thành các CLB TDTT còn chưa được phổ biến rộng rãi tới người dân, số lượng các phong trào TDTT tổ chức thường niên không hướng đến rộng rãi thành phần tham gia mà chỉ hướng đến một bộ phận nhất định (cụ thể là chỉ chú trọng đến tầng lớp thanh thiếu niên và tầng lớp trung niên) nên một phần người dân trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn không được tham gia phong trào. Mặt khác, phong trào TDTT trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn chưa được phát triển đồng đều ở các bộ môn khác nhau dẫn đến việc nhiều người dân có năng lực tham gia vào các môn thể thao đó không có cơ hội tham gia vào các đợt TDTT ở những dịp sự kiện quan trong.
Trên cơ sở nhận thức được nguyên nhân dẫn đến việc người dân trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn tập luyện hoặc không tập luyện, đề tài tiến hành tìm hiểu sâu những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế sự phát triển của phong trào TDTT trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn, gồm bốn nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân thứ nhất: là do thủ đô chưa có điều kiện cơ sở vật chất để phát triển phong trào TDTT. Lý do chủ yếu dẫn đến việc người dân không tham gia tập luyện được xác định là điều kiện sân bãi, dụng cụ và không có người hướng dẫn. Một số môn tập luyện như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,… nếu không có cơ sở vật chất thì rất khó để người dân có thể tập luyện được. Hiện tại, điều kiện cơ sở vật chất của thủ đô Viêng Chăn cho các hoạt động TDTT là rất hạn chế, diện tích sân nhỏ hẹp, bề mặt sân không bằng phẳng, thiếu dụng cụ và phương tiện tập luyện. Trong khi đó, cơ sở vật chất là yếu tố quyết định đến chât lượng và hiệu quả của phong trào TDTT.
Nguyên nhân thứ hai: là do thủ đô Viêng Chăn chưa có một kế hoạch rõ ràng trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động phong trào TDTT cho người dân. Thủ đô Viêng Chăn bị động trong việc tổ chức các hoạt động thể thao. Thủ đô chưa có cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực thể thao để trở thành người tổ chức và quản lý. Lực lượng người dân trong các quận, huyện chưa được khai thác và phát huy hết khả năng chuyên môn của bản thân. Mặc dù có tham gia
tập luyện nhưng không thường xuyên, không tự giác và chưa đạt hiệu quả cao. Việc thủ đô Viêng Chăn xây dựng một kế hoạch cụ thể để tổ chức và quản lý phong trào TDTT cho người dân trong thủ đô Viêng Chăn là hết sức cần thiết. Nguyên nhân thứ ba: là thủ đô Viêng Chăn chưa duy trì được các CLB TDTT cho người dân tham gia. Trước đây nhiều quận, huyện đã có hình thành một số CLB nhưng do điều kiện tập luyện hạn chế, không được quan tâm đúng mức nên không duy trì được hoạt động. Hiện nay, người dân trong một số làng, quận, huyện có tham gia tập luyện TDTT với các môn như: cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, chạy bộ,… nhưng lại ở quy mô nhỏ lẻ, không có tổ chức và người có chuyên môn hướng dẫn rõ ràng nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế.
Việc hình thành các CLB tại từng làng, quận, huyện là rất cần thiết vì nhu cầu tham gia của người dân rất lớn.
Nguyên nhân thứ tư: là chưa phối hợp và phát huy được vai trò của các tổ chức quần chúng, đoàn thể. Trong các quận, huyện còn có các tổ chức quần chúng khác cùng chăm lo cho đời sống nhân dân như Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ,… nhưng do điều kiện còn hạn chế nên những tổ chức trên chưa phối hợp được với địa phương trong công tác rèn luyện nếp sống cho người dân. Để thực hiện được các mục tiêu phối hợp trên thì việc tổ chức các phong trào TDTT cho người dân là một nội dung quan trọng. Khi các tổ chức quần chúng, đoàn thể cùng phối hợp để tổ chức phong trào TDTT sẽ giúp rèn luyện cho người dân ở cơ sở những đức tính cần thiết như: kiên trì, mềm dẻo,… đưa người dân vào tổ chức để dễ dàng định hướng và rèn luyện nếp sống đúng đắn. Được các tổ chức quần chúng và đoàn thể trong xã hội quan tâm, người dân sẽ có nhiều động lực để tham gia phong trào TDTT hơn, và sẽ là điều kiện cần thiết để tiến hành XHH hoạt động TDTT.
3.1.4.2. Bàn luận về hạn chế, thách thức đối với thể dục thể thao quần chúng thủ đô Viêng Chăn:
Bên cạnh những thuận lợi, thủ đô Viêng Chăn đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tập luyện và thi đấu, một số địa điểm tập luyện đã xuống cấp và một số môn chưa có sân tập để việc tập luyện thường xuyên
của quần chúng nhân dân đạt hiệu quả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác TDTT quần chúng chưa đáp ứng nhu cầu trong sự phát triển hiện nay.
Kinh phí dành cho TDTT quần chúng gặp nhiều khó khăn từ năm 2011 đến năm 2015 là 600 triệu kip/năm, năm 2016 là 900 triệu kip/năm), với mức kinh phí hạn hẹp như vậy nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì và phát triển phong trào TDTT quần chúng ở cấp thủ đô (kinh phí chỉ đủ để tổ chức cho 5 – 7 giải cấp thủ đô với mức thưởng rất thấp cho các nội dung thi đấu). Trong khi đó, phong trào TDTT cho mọi người ở một số nơi trên địa bàn còn mang tính tự phát; công tác quản lý, tổ chức hướng dẫn về chuyên môn còn hạn chế, chưa có tính ổn định và phát triển không đồng đều, vững chắc (đặc biệt vùng sâu, vùng xa…). Thể thao giải trí và các môn thể thao mới chưa kịp thời được triển khai.
Chưa chủ động tham mưu, đề xuất áp dụng thực hiện công tác đào tạo nguồn lực TDTT; xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ ưu đãi đặc thù đối với đội ngũ cán bộ TDTT cơ sở. Về triển khai thực hiện chủ trương XHH để nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư cho TDTT; chưa thể chế hoá chính sách tạo động lực cho việc huy động mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài thủ đô vào sự phát triển sự nghiệp TDTT.
Xã hội hóa TDTT phát triển nhanh nhưng chưa hiệu quả hoặc hiệu quả còn rất thấp, các hội và liên đoàn thể thao còn thụ động chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa khai thác hết tiềm năng sức mạnh của ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân, các cơ chế chính sách thúc đẩy XHH chưa đồng bộ và chậm được ban hành. XHH TDTT đang đặt ra nhiều vấn đề mới, nhiều thử thách mới đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Việc chuyển giao các hoạt động tác nghiệp cho các tổ chức xã hội chưa đáp ứng mục tiêu, tiến độ đã đề ra.
Phân tích các báo cáo tổng kết công tác TDTT và kết quả khảo sát tại địa phương cho thấy, vẫn còn không ít cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở còn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của TDTT đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do đó còn coi nhẹ và chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công
tác TDTT. Công tác kiểm tra đánh giá của cấp uỷ đảng, chính quyền về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đối với công tác TDTT chưa được tiến hành thường xuyên, còn thụ động, phụ thuộc vào cấp trên. Do vậy, sự phát triển TDTT còn hạn chế, kết quả công tác TDTT chưa đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Tổ chức bộ máy TDTT ở làng, quận, huyện chưa thống nhất, thiếu đồng bộ do vậy hoạt động còn kém hiệu quả, hầu hết cán bộ TDTT, hướng dẫn viên TDTT ở cơ sở chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động TDTT. Nhiều địa phương chưa có tổ chúc, chưa có các bộ và điều kiện để hoạt động TDTT.
Cơ chế, chính sách để phát triển TDTT ở các vùng nông thôn vừa thiếu vừa không đồng bộ và chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở nông thôn, nhất là việc quy hoạch đất danh cho hoạt động TDTT và bố trí cán bộ TDTT. Để phát triển TDTT cơ sở đáp ứng với yêu cầu bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ TDTT của quần chúng nhân dân, cần phải coi phát triển TDTT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trước hết với vị trí, vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở, mà điều kiện tiên quyết là đổi mới về phương thức, nội dung lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp thực tiễn cuộc sống; phù hợp nhu cầu thụ hưởng TDTT của nhân dân, phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hoá.
3.2. Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
3.2.1.1. Căn cứ lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn
Chủ trương của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đối với công tác thể dục thể thao: Sự lãnh đạo của Đảng là thể hiện ở việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời bằng nhiều cách thức khác nhau tác động vào các tổ chức trong hệ thống chính trị và trong nhân dân để biến những chủ trương, đường lối, chính sách đó thành hiện thực. Sự lãnh đạo của Đảng bao gồm cả nội dung lãnh đạo và phương thức lãnh đạo. Nội dung lãnh đạo của Đảng là thể hiện tập trung ở đường lối, chủ trương, chính sách lớn. Còn phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng vận dụng để tác động vào hệ thống chính trị và xã hội nhằm đạt được mục tiêu, nội dung lãnh đạo của Đảng. Phương thức lãnh đạo của Đảng thay đổi theo sự phát triển của đường lối, nhiệm vụ cách mạng. Phương thức lãnh đạo của Đảng bao hàm những nguyên tắc, yêu cầu chung đồng thời có những hình thức thể hiện cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực, từng cơ quan.
Đảng lãnh đạo công tác TDTT bằng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, thông qua chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy. Nhà nước quản lý công tác TDTT bằng luật pháp, thông qua bộ máy hành chính nhà nước về TDTT từ Trung ương đến cơ sở, thông qua đội ngũ cán bộ công chức chuyên ngành TDTT. Nhân dân làm chủ công tác TDTT bằng việc thàm gia vào các Hội thể thao quần chúng, các Liên đoàn khác và CLB TDTT cơ sở do Đảng và Nhà nước quản lý. Đó chính là những vấn đề có tính nguyên tắc của sự nghiệp TDTT vì sức khỏe của người dân [12].
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách phát triển TDTT, coi TDTT là một bộ phận thuộc chính sách xã hội, nhằm chăm lo bồi dưỡng sức khỏe, phát triển thể lực cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ TDTT nước ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần tích cực trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. TDTT từng bước trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Các cấp ủy đảng, chính quyền. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác TDTT, trên cơ sở đó có chủ trương phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT ở từng ngành, địa phương, cơ sở. Quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền đúng mức, giáo dục, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác TDTT. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đặc biệt chăm lo xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ có phẩm chất và năng lực để lãnh đạo, quản lý công tác TDTT.
Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển TDTT; Quy hoạch đất và huy động nguồn lực để xây dựng các cơ sở tập luyện TDTT, các khu vui chơi giải trí ở làng, thôn gắn với trường học. Hỗ trợ phát triển TDTT ở các làng, thôn, điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn.
Tiềm năng và triển vọng phát triển thể dục thể thao quần chúng của thủ đô Viêng Chăn: Ở nước CHDCND Lào TDTT là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm chăm lo phát triển. Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp độ (quốc gia, ngành, địa phương, cơ sở) đều có phần đề cập tới hoạt động TDTT và Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt chiến lược phát triển TDTT Lào đến năn 2020 trên cả 02 lĩnh vực: TDTT cho mọi người và thể thao chuyên nghiệp.
Nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội thì TDTT quần chúng là lĩnh vực thể thao với nhiều tiềm năng phát triển ở nước ta bởi cả 03 lý do, đó là:
Một là, TDTT quần chúng là một trong những cách thức tốt nhất để chăm lo, rèn luyện và nâng cao sức khoẻ của dân tộc cũng như chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, luôn nằm trong mối quan tâm phát triển và quản lý phát triển quốc gia.
Hai là, TDTT quần chúng là hoạt động với nhu cầu xã hội ngày càng tăng, có thể kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cả cho kinh doanh TDTT và cả cho kinh doanh “ăn theo” TDTT (Ví dụ, dịch vụ nhà hàng, du lịch thể thao…)
Ba là, TDTT quần chúng có sự hội nhập quốc tế, ngày càng mở rộng với các chuỗi sản phẩm, dịch vụ toàn cầu tạo nhiều cơ hội và có sức hút mạnh các
khả năng kinh doanh, từ đó tạo nền tảng đề xuất các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng.
Trước khi đi vào phân tích các lĩnh vực phát triển tiềm năng (thế mạnh) trong hoạt động TDTT, đề tài sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát thông qua phân tích SWOT về kinh tế thể thao Lào.
Để có thể thấy rõ triển vọng phát triển chiến lược của phong trào TDTT quần chúng, đề tài tiến hành phân tích SWOT (Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội
– thách thức) về TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn (sơ đồ 3.2)
Điểm yếu | |
1. Công tác quản lý TDTT quần | 1. Kết quả tập luyện TDTT quần chúng |
chúng ở thủ đô Viêng Chăn được sự | của thủ đô Viêng Chăn hàng năm tăng |
quan tâm của nhà nước, doanh nghiệp | trưởng còn thấp. |
cho phát triển phong trào TDTT. | |
2. Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô | 2. Nguồn tài chính dành cho TDTT quần |
Viêng Chăn được Chính phủ hỗ trợ | chúng chưa đảm bảo được cho sự phát |
tài chính. | triển TDTT quần chúng, kinh phí thấp. |
3. Nhân dân ở thủ đô Viêng Chăn có | 3. Cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ tập |
nhu cầu tập luyện TDTT quần chúng | luyện các môn TDTT quần chúng còn |
4. Môi trường sống và hoạt động | thấp, thiếu ở các huyện ngoại thành. |
TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng | 4. Chưa biết khai thác đặc điểm văn hóa, |
Chăn và phong tục mỗi địa phương | phong tục tập quán của mỗi địa phương. |
rất được quan tâm | |
5. Bộ giáo dục và thể thao hàng năm | 5. Cho dù hàng năm Bộ giáo dục và Thể |
có tổ chức lớp bồi dưỡng, đào tạo cho | thao tổ chức lớp bồi dưỡng nhưng độ ngũ |
cán bộ TDTT. | cán bộ TDTT vẫn chưa đáp ứng đầy đủ |
cho công tác TDTT quần chúng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 9
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 10
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 11
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 13
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 14
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 15