Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 9

Trần (huyện Đông Triều), đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn)…

Tóm lại, các di tích lịch sử - văn hóa gắn với vương triều Trần là các di tích đặc biệt và mang đặc trưng của yếu tố văn hóa vương triều Trần , tạo thành lịch sử văn hóa ở Quảng Ninh có gương mặt đặc biệt. Dấu ấn của vương triều Trần ở Quảng Ninh là đậm đặc hơn cả bởi thông qua hệ thống các di tích lịch sử của nhà Trần, các khu lăng mộ Trần, Đền Trần, các chiến thắng chống quân xăm lăng…là các tài nguyên vô giá để xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh. Sở hữu nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng, cùng với những cố gắng trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị các di sản, nhiều nỗ lực trong kết nối các di tích, Quảng Ninh đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương.

2.2.2.3. Hoạt động du lịch lễ hội

*)Các lễ hội truyền thống:

Các hoạt động du lịch văn hóa lễ hội tại tỉnh khá phong phú và đang dạng,điều đặc biệt là các lễ hội tại địa phương đều chứa đựng văn hóa bản địa gắn với đời sống cư dân biển, gấn với phật giáo và gắn với vương Triều Trần.

- Lễ hội Yên tử: Yên Tử thực sự nổi tiếng khi Vua Trần Nhân Tông - một ông Vua đang thời thịnh trị (cuối thế kỷ 13) từ bỏ ngai vàng đến đây tu hành, để tâm nghiên cứu đạo Phật và lập nên phái Thiền Trúc Lâm (1299), một phái Phật đặc trưng của Việt Nam bằng hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam đương thời.Gắn liền với quá trình phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng...

Hàng năm Lễ hội Yên Tử (Hội xuân Yên Tử) được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử là một không gian đặc biệt hấp dẫn dành cho du lịch văn hóa.

Đặc biệt từ khi Yên Tử có tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất tại Việt Nam được khánh thành ngày 03/12/2013 Tượng được đúc bằng đồng

nguyên khối, cao 15m, nặng 138 tấn, tọa lạc trên đỉnh An Kỳ Sinh (Yên Tử, Quảng Ninh) có độ cao 900m so với mặt nước biển. Hiện Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông; Khu di tích lịch sử văn hoá nhà Trần tại Đông Triều và Khu di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng Yên Tử đang được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang phối hợp với các ban, ngành liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới và Di sản văn hoá thế giới. Đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi để quảng bá rộng hơn khu du lịch của Yên Tử, di tích lịch sử nhà Trần với du khách trong và ngoài nước.

Bảng 2.6. Số lượng khách du lịch tham quan Yên Tử trong 5 năm qua


Tổng số khách

du lịch

2010

2011

2012

2013

2014


Yên Tử


2.125.000

2.296.00

0

2.514.00

0


2.700.0000


3.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 9

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu ta thấy Yên Tử đã trở thành một địa danh nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực du lịch Phật giáo và đã có những phát triển nhanh chóng vượt bậc về lượng khách du lịch và chỉ đứng thứ hai sau vịnh Hạ Long. Lượng khách hành hương về Yên Tử ngày cao điểm Yên Tử đón đến hàng vạn lượt khách. KDT quốc gia đặc biệt này có rất nhiều điểm tham quan gắn với những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại như: Suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, tượng đá An Kỳ Sinh, chùa Đồng. Đến với Yên Tử, du khách còn được chiêm bái tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam được đúc nguyên khối theo phương pháp thủ công của các làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh), Ý Yên (Nam Định), cao 15m, nặng 150 tấn. Cũng ở Uông Bí, chùa Ba Vàng gần đây là điểm đến thu hút nhiều tín đồ phật giáo gần xa. Vừa qua, chùa đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với việc khánh thành ngôi tam bảo và đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng danh hiệu “Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất”.

- Lễ hội Bạch Đằng: Diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng. Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm. Lễ

hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).

- Lễ hội đền Cửa Ông: Diễn ra tại đền Cửa Ông, phường Cửa Ông, thị xã Cẩm

Phả. Được tổ chức từ ngày mùng hai tháng giêng cho đến hết tháng 3 (âm lịch). Đền Cửa Ông thờ Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc. Đền còn thờ Hoàng Cầu, một tướng lĩnh người địa phương có công dẹp giặc. Lễ hội tưởng niệm công ơn tướng Trần Quốc Tảng và các tướng lĩnh.

-Lễ hội chùa Long Tiên: Khi xuân đến, vào mùa trẩy hội của cả vùng Quảng Ninh, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa Trình. Ai cũng muốn đến chùa Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp tục cuộc hành hương tới Yên Tử, tới hội đền Cửa Ông...

Lễ hội tổ chức rước kiệu qua đền Đức Ông (đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn là con cả Trần Hưng Đạo) đến đền thờ An Dương Vương ở Vụng Đâng qua Loong Toòng rồi quay lại chùa. Các cụ già vẫn thường kể lại các cuộc thi kiệu của nhiều đám rước, nhiều kiệu chạy nhanh đã bay qua các con ngòi như trong chuyện cổ tích...

- Lễ hội Trà Cổ: Diễn ra tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Được tổ chức bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 đến ngày mùng 6 tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Cách đây gần 600 năm, người Trà Cổ đã xây dựng được ngôi đình làng để thờ các vị tổ (Thành Hoàng làng). Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Thành Hoàng làng và cầu mong trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng.

-Lễ hội Quan Lạn: . Lễ hội được tổ chức trên bến Đình, nơi có đình Quan Lạn, một ngôi đình cổ trong số ít những ngôi đình còn giữ được cho đến ngày nay. Ngày 10 tháng 6 khoá làng (một tục làm trong lễ hội của người Việt), dân trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người làm ăn ở xa và khách thập phương lại có thể về làng dự hội. Lễ hội Quan Lạn mang dấu ấn của một hội làng truyền thống nhưng rất hoành tráng thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nước của những người dân vùng biển.

Như vậy, ta từ thực trạng trên ta thấy rằng để thực hiện việc liên kết du lịch vùng, liên kết tour du lịch, một số dự án của tỉnh cũng đã được triển khai, đầu tư nâng cấp đường giao thông phục vụ phát triển du lịch như: các tuyến hành hương chạy theo thung lũng và trên triển núi từ Kinh đô Phật giáo Thiền phái Trúc lâm Yên Tử (TP Uông Bí) sang chùa Hồ Thiên, Ngọa Vân, Quỳnh Lâm kéo dài lên Chí Linh (tỉnh Hải Dương) và con đường Tây Yên Tử đi sang chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) cũng được tiến hành, nhằm tạo các tuyến liên kết không gian văn hóa giữa các điểm di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh liên quan đến lịch sử thời Trần…

Với tiềm năng, lợi thế của thị xã, trên cơ sở quy hoạch chung, quy hoạch vùng của tỉnh, tỉnh đã thực hiện việc định hướng về không gian du lịch gắn với liên kết vùng giữa các di tích lịch sử, văn hóa ở các địa phương, vùng miền trong tỉnh và khu vực như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều kết nối với Di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc của tỉnh Hải Dương, di tích Tây Yên Tử - chùa Vĩnh Nghiêm của tỉnh Bắc Giang và di tích – danh thắng Yên tử, Bạch Đằng, Cửa Ông, Vân Đồn và tâm điểm là Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long tạo nên chuỗi Di sản văn hóa, tâm linh của tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời thực hiện Quy hoạch về kiến trúc, tiếp tục thực hiện công tác khảo cổ, trùng tu, tôn tạo, phục dựng các Di tích Quốc gia Đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều gắn với những quần thể Di tích để đảm bảo cho việc phát huy các giá trị nguyên gốc của Di tích; tiếp tục thực hiện Quy hoạch các hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều với hệ thống các Di tích ở Hạ Long, Uông Bí, Quảng Yên, Côn Sơn, Kiếp Bạc và các địa phương khác trong tỉnh.

Một số tour du lịch văn hóa truyền thống tiêu biểu:

-Tour du lịch: - Hà Nội – Đền Chu Văn An – Đền An Sinh – chùa Quỳnh Lâm – chùa Ba Vàng (1 ngày).

Chùa Ba Vàng nằm trên núi Ba Vàng, phường Quang Trung, TP. Uông Bí. Đây là ngôi chùa có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam.Vào ngày 9/3/2014, chùa Ba Vàng đã chính thức được khánh thành. Chùa Ba Vàng tên chữ là Bảo Quang Tự được xây dựng từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII ) nằm tọa lạc trên núi Thành Đẳng

thuộc Quần thể của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một phái thiền lớn nhất và độc tôn của nước ta do Phật hoàng Trần Nhân Tông đắc pháp ý chỉ thiền sáng lập. Việc tôn tạo chùa Ba Vàng làm sống động hơn cho cuộc sống tâm linh của người con Phật. Tạo cơ sở vật chất, quang cảnh cho chư Tăng và Phật tử tu học giúp nhân sinh trở về Chân – Thiện – Mỹ. Đền thờ Chu Văn An - Đền An Sinh và Lăng Mộ 8 vị vua Trần. chùa Quỳnh Lâm – một trong những trung tâm Phật Giáo lớn nhất của Việt Nam. Chùa Quỳnh Lâm được coi là trường đại học đầu tiên về phật giáo của Việt Nam.

-Tour du lịch Hành hương theo dấu chân Phật Hoàng: Hành trình: Chùa Suối Tắm

– Chùa Cầm Thực – Chùa Lân (Thiền Viện Trúc Lâm) – Suối Giải Oan – Vườn Tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên – Chùa Một Mái – Chùa Đồng (1 ngày).

- Tour Thiền với tác dụng khơi mạch tiềm năng, cân bằng năng lượng tinh thần, tái tạo sức mạnh tinh thần và thanh tĩnh cơ thể được phối hợp thực hiện giữa Tùng Lâm và Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (2 ngày một đêm).

- Tour sinh hoạt hè – Khai sáng tâm hồn: khóa sinh hoạt giúp các em hiểu biết về các triết lý Phật Giáo và Thiền học ứng dụng trong đời sống hàng ngày, có lòng hiếu thảo, yêu thương mọi người và phát huy trí tuệ, ý thức tổ chức kỷ luật làm nền tảng cho cuộc sống sau này.Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên Khu di tích - danh thắng Yên Tử thông qua chương trình các dã ngoại.

*) Các lễ hội hiện đại

Nói đến các lễ hội hiện đại tại tỉnh, không thể không nhắc tới lễ hội Carnaval ở Hạ Long, Carnaval ở Hạ Long như một điểm sáng của du lịch văn hóa Quảng Ninh. Carnaval Hạ Long xếp ngang hàng với Festival hoa Đà Lạt, Festival pháo hoa Đà Nẵng, Festival Huế, Carnaval Nha Trang… thông qua lễ hội góp phần tích cực vào quảng bá hình ảnh về con người và vùng đất Quảng Ninh. Từ năm 1986 đến nay, hàng năm tỉnh đều tổ chức Lễ hội Du lịch vào mùa hè nhân dịp các ngày lễ lớn (30/4 -1/5) nhằm thu hút khách đến với Hạ Long - Quảng Ninh. Đặc biệt, năm 2007 trong khuôn khổ tuần lễ du lịch tỉnh đã lần đầu tiên tổ chức một lễ hội du lịch đường phố sôi động, tràn ngập màu sắc mang tên “Carnaval Hạ Long 2007” với

nhiều nội dung đặc sắc, không gian rực rỡ cùng sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng, các đoàn nghệ thuật quốc tế và đông đảo người dân Quảng Ninh. Sự kiện này đã thật sự trở thành điểm nhấn cho du lịch Hạ Long, tạo nên thương hiệu cho du lịch Quảng Ninh, phát huy mặt tích cực của các Lễ hội văn hóa truyền thống, đồng thời tạo ra nhiều nét mới lạ và đặc trưng riêng của ngành du lịch.

- Carnaval Hạ Long 2015

Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Lan toả nụ cười”, Carnaval Hạ Long 2015 tiếp tục duy trì mô hình biểu diễn ca - múa - nhạc trên sân khấu kết hợp trình diễn Carnaval với các xe hoa, vũ điệu và trình diễn dân gian của các dân tộc, vùng, miền văn hoá của tỉnh trên đường phố.

Carnaval Hạ Long 2015 lần này là tuy vẫn tách rời hai phần biểu diễn trên sân khấu và dưới đường phố nhưng cả hai phần sẽ diễn ra song hành trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Sự kết hợp này nhằm tạo cho người xem một không khí lễ hội đầy đặn và rực rỡ hơn. Theo kịch bản, chương trình nghệ thuật trên sân khấu Carnaval Hạ Long 2015 sẽ có chủ đề “Nơi tinh hoa hội tụ” và phần diễu hành mang chủ đề “Nụ cười Hạ Long” diễn ra trên đường sôi động. Trong đó, với phần “Nơi tinh hoa hội tụ” thông qua các ca khúc sẽ giới thiệu giá trị về cảnh quan, nếp sinh hoạt của con người thành phố biển Hạ Long trong những không gian khác nhau, các vùng di sản vật thể và phi vật thể giàu có của Quảng Ninh như Yên Tử, Bạch Đằng, Đông Triều, Vân Đồn, Móng Cái... với hệ thống di tích, lễ hội phong phú, sinh động, đặc sắc. Sắc màu văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh cũng được thể hiện qua phần trình diễn của đồng bào Tày ở Bình Liêu với nghi lễ Lẩu then đặc sắc, điệu múa chuông trong nghi lễ cấp sắc của đồng bào Dao Thanh Y.

Phần diễu hành mang chủ đề “Nụ cười Hạ Long” năm nay có khoảng 10 xe hoa, mô hình tham gia, với các phần trình diễn mang tiết tấu sôi động, sẽ có sự góp mặt của trên 50 hoa hậu, á hậu, người mẫu chuyên nghiệp và hơn 2.000 diễn viên quần chúng của Quảng Ninh. Đặc biệt, thể hiện ý tưởng “Hạ Long nối vòng tay bè bạn”, Carnaval Hạ Long sẽ thể hiện sắc màu văn hoá của các nước bè bạn như Thái Lan, Lào, Trung Quốc qua các vũ khúc, trang phục truyền thống...

Về nội dung, Carnaval Hạ Long 2015 vẫn được thực hiện theo hướng chú trọng tôn vinh bản sắc văn hoá địa phương kết hợp hài hoà với các vùng miền và giao lưu văn hoá quốc tế, tôn vinh di sản Vịnh Hạ Long..Cùng với Carnaval Hạ Long, các chương trình khác như biểu diễn nghệ thuật, các giải thể thao, hội chợ OCOP…đã được thực hiện theo đúng kế hoạch, thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, được dư luận đồng tình, đánh giá cao. Trong dịp diễn ra Tuần Du lịch Hạ Long

– Quảng Ninh 2015, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt ở mức cao nhất từ trước đến nay, đạt gần 500.000 lượt khách du lịch và nhân dân đến dự Carnaval Hạ Long, tăng 12% so với năm trước. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại các địa phương Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Vân Đồn trong dịp này đạt 100% .

- Carnaval Hạ Long 2014

Với chủ đề “Quảng Ninh-Hội tụ và Lan tỏa,” Carnaval Hạ Long 2014 đã khai mạc tối 30/4, tại đường Hoàng Quốc Việt, phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long trong không khí tưng bừng với muôn sắc màu lung linh, rực rỡ.

Chương trình Carnaval Hạ Long 2014 gồm hai phần: Lễ khai mạc và trình diễn nghệ thuật trên sân khấu với chủ đề “Ấn tượng Hạ Long.” Đây là chương trình nghệ thuật ca-múa-nhạc đặc biệt có thời lượng khoảng 45 phút với sự trình diễn của các ca sỹ thành danh người Quảng Ninh cùng gần 300 diễn viên múa, người mẫu và sự phối diễn của các nghệ sỹ đến từ Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Phần hai của lễ hội có chủ đề "Hội tụ sắc màu-lan tỏa lợi ích" là một màn đại trình diễn trên một sân khấu khổng lồ (gần 1.000m đường phố) của 28 khối diễn với trên 3.800 diễn viên chuyên nghiệp và diễn viên không chuyên các dân tộc của các địa phương trong tỉnh cùng 7 xe hoa, hàng chục mô hình, sàn diễn di động được trang trí ấn tượng theo các chủ đề “Hạ Long-Thành phố khát vọng Rồng bay,” “Miền đất hội tụ những kiệt tác tự nhiên,” “Miền đất hội tụ những sắc màu văn hóa” và “Miền đất lan tỏa giá trị và lợi ích.” Mỗi chủ đề đều gắn với một trung tâm du lịch, các điểm du lịch trong tỉnh, đặc biệt là trung tâm du lịch Hạ Long, Yên Tử, Vân Đồn, Móng Cái.

Thông qua lễ hội, hàng vạn người dân địa phương và du khách đã có mặt ở khu vực diễn ra lễ hội. Chia sẻ cảm xúc trong đêm hội tưng bừng. thông qua Carnaval nhằm giới thiệu, mời gọi bạn bè, du khách trong nước và quốc tế đến chiêm ngưỡng, khám phá Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và những di sản văn hóa đa sắc màu của tỉnh Quảng Ninh.

- Carnaval Hạ Long 2013

Lễ hội Carnaval Hạ Long 2013 với chủ đề “Sắc màu Quảng Ninh-Hội tụ và lan tỏa” sẽ chính thức diễn ra vào 20 giờ ngày 27/4, tại đường Hoàng Quốc Việt, phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long.

Carnaval Hạ Long 2013 cho thấy, lễ hội đã thực sự là của Quảng Ninh, do người Quảng Ninh làm và thể hiện đậm chất văn hoá Quảng Ninh. Chương trình có sự tham gia của người dân hầu hết các địa phương với tổng số diễn viên Quảng Ninh chiếm tới hơn 90%. Đó là lực lượng diễn viên tham gia các khối diễn đông đảo của người dân biển; tầng lớp công nhân vùng mỏ; đội ngũ trí thức, người lao động các ngành nghề; các tăng ni, phật tử cho đến những nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số của Quảng Ninh ... Các giá trị văn hoá đặc sắc của Quảng Ninh cũng được chọn lọc, được cách điệu và nghệ thuật hoá với 24 khối diễn, 12 xe hoa, mô hình thể hiện tiềm năng du lịch văn hoá giàu có của các vùng, miền trong tỉnh. Toàn bộ Carnaval từ chương trình nghệ thuật trên sân khấu đến phần diễu hành đường phố đã tạo thành một bức tranh tổng thể hoành tráng, có sự kết nối, đan xen hài hoà giữa những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại. Bên những khối diễn sinh động đầy sắc màu, các hoa hậu, người mẫu, vũ công xinh đẹp, duyên dáng với phục trang đặc biệt là sự điểm xuyết rực rỡ, gây ấn tượng mạnh cho du khách. Còn những diễn viên địa phương lại cuốn hút người xem bởi sự rạng rỡ, tự nhiên, thể hiện nét văn hoá đặc sắc, vừa giới thiệu vừa là sự mời gọi du khách hãy đến và khám phá sự giàu có, đa dạng của đất và người Quảng Ninh...

Sức quyến rũ của Carnaval Hạ Long quả là khó cưỡng. Vì vậy mà đông đảo người dân và du khách gần xa đã đổ về cung đường Hoàng Quốc Việt trong đêm hội. Khán đài 10.000 chỗ ngồi đông kín, người dân nhiệt tình đứng xem suốt cung

Ngày đăng: 03/06/2023