Mức Tăng Doanh Thu Du Lịch, Hiện Tại Và Đến Năm 2020

phố. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ và chưa được chuyên nghiệp hóa nên giá trị phục vụ du lịch chưa nhiều.

Tóm lại, về tổng thể, Quảng Ninh có những lợi thế độc đáo về các sản phẩm du lịch văn hóa, với điểm đến thu hút tầm cỡ thế giới như Vịnh Hạ Long, sự công nhận của UNESCO và cơ sởvững mạnh về lượng khách du lịch nội địa. Điều cực kỳ quan trọng đối với tỉnh là cần nắm bắt được xu hướng của thế giới về du lịch sinh thái và thị trường du lịch láng giềng Trung Quốc hiện phát triển nhanh chóng. Tỉnh có thế mạnh về lực lượng dân số trẻ và đa dạng những điểm thu hút du lịch khác nơi có tiềm năng du lịch cao như Yên Tử. Tuy nhiên, tỉnh cần phải nâng cao khả năng tiếp cận, thu hút khách sạn nhà hàng tầm cỡ quốc tế, giải quyết những thách thức mùa vụ và thời tiết, tuyển dụng các chuyên gia về ngành khách sạn được huấn luyện kỹ càng và đảo ngược xu thế gây xuống cấp của môi trường và những mâu thuẫn với các ngành công nghiệp địa phương. Các quốc gia khác đang đi trước trong kinh doanh du lịch, họ thu hút khách du lịch quốc tế nhờ có khả năng tiếp cận và cơ sở vật chất tốt hơn nên tỉnh cần phải phát triển nhanh nhằm đạt được đẳng cấp thế giới.

Hiện nay, rất nhiều khách du lịch quốc tế đặt tour tham quan Quảng Ninh, đặc biệt là tour tham quan Vịnh Hạ Long thông qua những đại lý du lịch ở các địa phương khác trong cả nước. Theo đó, các đại lý du lịch nằm ngoài Quảng Ninh sẽ hưởng một phần tổng thu từ du lịch Quảng Ninh. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng những lợi nhuận các đại lý du lịch thu được là rất nhỏ - đại lý du lịch phải trả phần lớn trong giá tour cho các dịch vụ sử dụng ở Quảng Ninh. Ví dụ, một công ty du lịch ở Hà Nội bán các tour trọn gói đi tham quan Vịnh Hạ Long sẽ phải chi phần lớn trong giá tour để thanh toán tiền ăn, vận chuyển và lưu trú cho khách du lịch ở Quảng Ninh. Như vậy, mặc dù các công ty du lịch nằm ở địa bàn các tỉnh khác, Quảng Ninh vẫn thu được hầu hết doanh thu của các công ty đó.

Lý tưởng nhất là Quảng Ninh cần có thêm nhiều công ty du lịch, như vậy các công ty đó sẽ có doanh thu và đóng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại Quảng Ninh chưa phải là trung tâm khách du lịch quốc tế - hầu hết số lượng khách du lịch quốc tế đều đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay tới các tâm điểm du lịch

khác và đặt tour từ các đại lý của những tỉnh thành đó. Lý do chính mà khách du lịch chọn cách đặt tour như vậy là vì họ thấy thuận tiện khi đặt tour trực tiếp mà đơn vị đại lý du lịch giao tiếp được bằng ngoại ngữ với khách đặt tour và những tour đó bao gồm cả vận chuyển đến và rời thành phố Hạ Long. Mấu chốt giải quyết vấn đề này liên quan tới việc phát triển Quảng Ninh thành trung tâm du lịch bao gồm cả việc xây dựng sân bay quốc tế, các cơ sở hạ tầng giao thông và xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch. Quảng Ninh sẽ phát triển ngành du lịch mà theo đó các đại lý du lịch sẽ sẵn lòng thiết lập hoạt động ở Quảng Ninh.

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Khái quát hoạt động du lịch ở Quảng Ninh

2.2.1.1. Thị trường khách du lịch

* Khách nội địa: Thị trường khách nội địa của ngành du lịch Quảng Ninh chiếm từ 55 – 60% tổng lượng khách du lịch. Khách nội địa đến đây chủ yếu là nguồn khách từ thành phố Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh đến từ phía nam và thành phố Hồ Chí Minh. Thị trường khách du lịch nội địa bao gồm khách du lịch ở các độ tuổi và mức thu nhập khác nhau và cả những doanh nhân từ những tỉnh thànhlân cận đến để tham gia hội họp. Họ có thể đi du lịch một mình hoặc theo nhóm và ưa chọn những di tích lịch sử, văn hóa và thường đi du lịch vào mùa hè và những kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là vào mùa xuân.

* Khách quốc tế: Theo thống kế của sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh, Về thị trường khách quốc tế năm 2013: Khu vực đông bắc Á (Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật) chiếm 55%; Tây âu chiếm 16 %; Bắc Mỹ chiếm 6% số khách quốc tế lưu trú tại Quảng Ninh. Trong số khách lưu trú tại Quảng Ninh phần lớn khách từ thị trường Tây âu, Bắc Mỹ, Úc lưu trú trên các tàu du lịch. [25]

2.2.1.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch

Năm 2012, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 7 triệu lượt khách tăng 8% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,4 triệu lượt khách tăng 5% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 2,8 triệu lượt tăng 9% so với cùng kỳ, trong đó khách lưu trú quốc tế đạt 1,3 triệu lượt tăng 11% so với cùng kỳ. Thời gian lưu trú bình quân đạt 1,5 ngày/khách, chỉ tiêu này thực hiện còn thấp do một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du

lịch Quảng Ninh vẫn chưa đủ sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Tổng doanh thu ước đạt 4.100 tỷ đồng tăng 16% so với cùng kỳ. Thị trường khách du lịch chủ yếu: Trung Quốc (tăng 19% so với cùng kỳ), Nhật (tăng 3% so với cùng kỳ), Hàn Quốc (tăng 6% so với cùng kỳ),... Các sản phẩm du lịch như: tàu thuyền phục vụ khách nghỉ đêm trên Vịnh, các cơ sở lưu trú du lịch loại 4-5 sao, dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu du lịch Hoàng Gia, Tuần Châu... ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch có khả năng chi tiêu cao tạo ra nguồn thu lớn.[16]

Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, các khoản thu nộp ngân sách từ các hoạt động du lịch như thuế, lệ phí tham quan Vịnh Hạ Long…đều tăng trưởng khá, hoạt động du lịch đã có đóng góp quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách của Tỉnh.

Ước tính năm 2014, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 7.500.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 2.550.000 lượt, Khách lưu trú đạt 3.600.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1.270.600 lượt. Tổng doanh thu du lịch đạt 5.500 tỷ đồng. [26]

Bảng 2.7: Mức tăng doanh thu du lịch, hiện tại và đến năm 2020





Mức chi tiêu theo ngày (USD)


Thời gian lưu trú trung bình (ngày)

Mức chi tiêu cho mỗi

chuyến du lịch

(USD)


Lượng khách hàng năm (Triệu)


Doanh thu hàng năm (triệu USD)


2012

Khách quốc tế

55

1,1

55

2,6

144

khách nội địa

30

0,5

14

4,4

60

Tổng số

39

0,7

29

7,0

205


2020

Khách quốc tế

100

1,7

17

7,5

1.262

Khách nội địa

35

1,0

35

8,0

281

Tổng số

66

1,3

100

15,5

1.543

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 7

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Quảng Ninh)

* So sánh thu nhập từ du lịch trong 5 năm qua của Quảng Ninh với Khánh Hòa, Quảng Nam và Quảng Bình

Du lịch đã, đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP của mỗi tỉnh, phù hợp với quyết định chuyển dịch nền kinh tế của tỉnh với sự đóng góp lớn hơn của lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Quảng Nam là tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất về thu nhập từ khách du lịch trong số các tỉnh trong so sánh, đạt 3.965 tỷ đồng vào năm 2012 từ mức 1.438 tỷ đồng vào năm 2008 nhờ sức hút từ địa điểm du lịch Hội An và Mỹ Sơn (nguồn: quangnamtourism.com.vn). Du lịch Quảng Bình, nổi tiếng với hệ thống hang động kỳ thú, đạt mức thu nhập từ khách du lịch là 575 tỷ đồng vào năm 2008 và tăng vọt lên mức 1.126 tỷ đồng vào năm 2012 (các nguồn thông tin thu thập được từ Sở Văn hóa thể thao, du lịch tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2008 - 2012).

Tỉnh Khánh Hòa với vịnh Nha Trang nổi tiếng đạt được thu nhập từ khách du lịch vào năm 2012 là 2.568 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2008. Là một điểm đến với vịnh Hạ Long là Di sản thế giới và 3 di tích xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, trong suốt những năm qua, thu nhập từ khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh đạt mức 4.346 tỷ đồng vào năm 2012 so với mức 2.477 tỷ đồng vào năm 2008 (nguồn: thông tin thu thập từ Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh). Theo các dữ liệu thu thập được và các tài liệu tham khảo của các tỉnh, tỉnh Quảng Nam có mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. Về tổng thu nhập vào năm 2012, tỉnh Quảng Ninh xếp thứ nhất với 4.346 tỷ Đồng

Bảng 2.8. Thu nhập từ khách du lịch trong 5 năm qua



Doanh thu từ hoạt

động du lịch năm 2008 (Tỷ đồng)

Doanh thu từ hoạt

động du lịch năm 2012 (Tỷ đồng)

Mức độ tăng trưởng

(%)

Quảng Ninh

2.477

4.346

75%

Khánh Hòa

1.353

2.568

90%

Quảng Nam

1.438

3.965

176%

Quảng Bình

575

1.126

96%

(Nguồn: Tác giả của luận văn)

2.2.2.Sản phẩm du lịch

Trong khuôn khổ phần phân tích này, tác giả tập trung vào thực trạng của từng sản phẩm du lịch tiêu biểu nhất của Quảng Ninh để từ đó giúp người đọc hình dung được lợi thế và hạn chế mà từng sản phẩm đang mắc phải, tạo cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất giải pháp hợp lý và có tính thực tế nhất có thể áp dụng cho từng sản phẩm về sau.

2.2.2.1.Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh gắn với nhà Trần.

- Vương triều Trần ở địa danh Yên Tử: Sở dĩ nhà Trần chọn Yên Tử là nơi tu hành bởi địa thế Yên tử rất hiểm yếu, hung vĩ, có sông, có núi, có biển. Là nơi thắng địa hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, có “âm” và “dương” hòa hợp.Yên Tử như một điểm nhấn về di lịch văn hóa tâm linh, nhắc tới Yên tử túc là nhắc tới nhà Trần là đó là nhắc tới câu truyện của Hoàng Đế hóa thành sa môn, ý nói đến Phật giáo thời Trần lan tỏa rất mạnh sang đời sống chính trị, Phật giáo nhập thế, chi phối đời sống chính trị, đất nước, có công với dân tộc, nhà Trần sử dụng tôn giáo như một lợi thế để thể hiện sự nghiệp chính trị. Mà điển hình là vua Trần Nhân Tông. Nói tính thống nhất giữa phương quyền và quyền lực tối cao và phật quyền. Nhà Trần sử dụng tôn giáo Việt Nam như một công cụ chính trị nhằm đoàn kết tinh thần Đại Việt chống giặc ngoài xâm. Chọn Yên Tử bởi địa thế hiểm yếu của địa danh này, từ đây có thể quan sát giặc từ xa, nhìn cánh cửa biên giới…Nói đến Yên Tử nói đến Phật giáo “Trúc Lâm tam tổ” lấy tinh thần dân tộc làm căn bản, lựa chọn yếu tố Phật giáo làm ái quốc, thống nhất nhân dân hoàn thành chiến tranh vệ quốc.

Như vậy ta thấy, Sản phẩm điển hình nhất của du lịch tâm linh Quảng Ninh là quần thể di tích danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí) với hệ thống cáp và khá nhiều dịch vụ kèm theo. Đây là một sản phẩm du lịch được tổ chức, điều hành tập trung, thống nhất, có chất lượng và tương đối đồng bộ.Tuy nhiên, sự thành công của Yên Tử chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Việt Nam là chính. Mặc dù Yên Tử có rất nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa nhưng đối tượng khách du lịch đến với Yên Tử vì các mục đích này chưa nhiều, đặc biệt là khách quốc tế. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang là tiêu điểm thu hút các đối tượng

khách du lịch trong nước và quốc tế, sức hấp dẫn du lịch của các di tích còn lại chủ yếu xuất phát từ đặc trưng văn hóa, nhu cầu tâm linh, vị trí địa điểm, cảnh quan, điều kiện giao thông, quy mô kiến trúc xây dựng và hiệu quả quảng bá của từng di tích cụ thể.

- Vương triều Trần ở Đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), đình Quan Lạn (huyện Vân Đồn) chùa Long Tiên, đền thờ Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long), chùa Quỳnh Lâm (huyện Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà (thị xã Quảng Yên)…vương triều Trần tại những địa danh này mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc bởi tượng trưng cho tinh thần quật khởi chống xâm lăng bằng sức mạnh của thủy chiến, nhìn thấy sức mạnh của thủy chiến, nhằm thống nhất sức mạnh của những mặt trận, tư tưởng văn hóa. Độc lập về tư tưởng, văn hóa, chính trị. Nhà Trần đã cải cách Phật giáo tại bệ vững chắc cho ý chí của dân tộc cũng như chiến lược lâu dài đối phó chống quân Nguyên Mông nói chung và phương bắc nói riêng. Hiện nay chúng ta vẫn đối phó với Trung Quốc ở Hải Đảo. Từ nghìn năm bắc thuộc văn hóa của người Việt ảnh hưởng một cách lô dịch văn hóa Phật giáo. Đến thời Lý, Trần văn hóa Phật giáo là một mệnh đề đứng riêng ngoài Trung Hoa, nhưng tiếp thu có chọn lọc phù hợp với căn bản của người phương nam. Đó là các điểm du lịch nổi bật, thể hiện sức hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa - tâm linh nhưng phần lớn các dòng khách đến đây thường mang tính tự phát do các nhóm gia đình, người thân hoặc bạn bè tổ chức nhân dịp lễ hội mùa Xuân hàng năm. Các công ty du lịch chưa khai thác được nhiều trong loại hình này. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ và không được truyền bá thường xuyên nên chưa có điều kiện phát huy.

Trên bản đồ du lịch, Quảng Ninh sớm được biết đến bởi có Vịnh Hạ Long, thắng cảnh đã 2 lần được Unessco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Những năm gần đây, Quảng Ninh còn được coi là điểm đến thú vị của du lịch văn hoá, du lịch tâm linh. Các điểm di tích của Quảng Ninh trải dài từ Đông Triều đến Móng Cái, kết nối thành các tuyến du lịch nhiều ý nghĩa. Đặc biệt, từ thời nhà Trần - một triều đại phong kiến huy hoàng thịnh trị ở Việt Nam đã đầu tư xây dựng Yên Tử thành

khu quần thể kiến trúc chùa, tháp có qui mô lớn. Khởi đầu là Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) đến Yên Tử tháng 4 năm Bính Thân (1236). Từ xa xưa, Yên Tử là nơi thuhút các tín đồ đạo Phật Việt Nam đến dựng am cầu kinh niệm Phật. Nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam liên tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp và nhiều công trình khác. Yên Tử là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh, nơi gắn liền với tín ngưỡng Phật Giáo Việt Nam. Các vị tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang đều đã về tu ở chùa. Ngày nay chùa đã được xây dựng lại, là nơi thu hút các tăng ni, phật tử và khách thập phương về lễ Phật và vãn cảnh chùa.

Nói đến Yên Tử người ta nghĩ ngay đến lễ hội đầu năm từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Cứ mỗi dịp lễ hội, Yên Tử lại thu hút hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước. Nếu các bạn đến Yên Tử để tham gia lễ hội thì không thể tránh khỏi cảnh đông đúc bởi dòng người đổ xô về đây trẩy hội Yên Tử đầu năm. Còn nếu đi để vãn cảnh thì du khách có thể đi bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Hoạt động du lịch tín ngưỡng tại Quảng Ninh nhìn chung phát triển khá phong phú và đang dạng. Hoạt động du lịch tín ngưỡng diễn ra hầu hết trên địa bàn của tỉnh. Song hoạt động du lịch tín ngưỡng này lại tập trung nhiều nhất và phát triển mạnh nhất tại các điểm du lịch có các tài nguyên du lịch văn hóa như có di tích lịch sử, các chùa, đền, miếu, lăng mộ.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều di tích có giá trị như chùa Quỳnh Lâm (huyện Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Phong Cốc (thị xã Quảng Yên), đình Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ, chùa Xuân Lan, đền Xã Tắc (thành phố Móng Cái), nhà thờ Hòn Gai (thành phố Hạ Long), đình Quan Lạn (huyện Vân Đồn)…nhưng hoạt động du lịch tín ngưỡng tại khu vực này chưa thực sự thu hút được nhiều khách tham quan đặc biệt là du khách quốc tế..

Tuy nhiên, để biến chương trình du lịch nói trên trở thành hiện thực, ngành du lịch và các doanh nghiệp Quảng Ninh cần phải đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm, giao thông, dịch vụ và con người.

Theo đó, một xu hướng chung dễ nhận thấy là: Những di tích lịch sử - văn hóa có cảnh quan đẹp, điều kiện giao thông thuận lợi, được đầu tư quy mô lớn và được quảng bá giới thiệu tốt thì khả năng thu hút khách du lịch tín ngưỡng sẽ tốt hơn. Điển hình là đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long), chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí)…Gắn liền với những di tích này là các Lễ hội truyền thống, các tín ngưỡng được tổ chức chủ yếu vào mùa Xuân. Đây là một nét đặc trưng văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tiêu biểu cho xu hướng nói trên là chùa Cái Bầu, chùa Ba Vàng và đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn. Mặc dù mới được đầu tư tôn tạo trong thời gian gần đây, nhưng 3 di tích nói trên đã nổi lên như những điểm thu hút khách tâm linh văn hóa sôi động.

Một số Tour du lịch tiêu biểu:

-Hà Nội – Cửa Ông – Thiền viện giác tâm (Chùa Cái Bầu) – Đền Trần Quốc Nghiễn – Chùa Long Tiên – Yên Tử ( 2 ngày 1 đêm)

Quý khách tham quan tháp Phật Hoàng và chùa Hoa Yên- Chùa Hoa Yên - Chùa Đồng, - quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông - dâng hương trước tượng Phật Hoàng - Quảng trường Phật Hoàng, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Yên Tử - Chùa Đồng - Chùa Một Mái -

Ngày 01 : Hà Nội – Thiền viện Giác Tâm – Đền Cửa Ông – Đền Trần Quốc Nghiễn – Chùa Long Tiên.

Ngày 02: Hạ Long – Yên Tử – Hà Nội

Du khách tham quan tháp Phật Hoàng và chùa Hoa Yên- Chùa Hoa Yên - Chùa Đồng, - quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông - dâng hương trước tượng Phật Hoàng - Quảng trường Phật Hoàng, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Yên Tử - Chùa Đồng - Chùa Một Mái.

- Tuyến du lịch tâm linh tiêu biểu: Chùa Lôi Âm – Đền Cái Lân – Chùa Long Tiên – Bài thơ cổ trên vách đá núi Bài Thơ - đền thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn – Trung tâm văn hóa núi Bài Thơ.

- Tuyến trải nghiệm du lịch thiền tại Yên Tử (2 ngày 1 đêm)

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí