Hoạt Động Tham Quan Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Gắn Với Vương Triều Trần

Du khách thăm Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. - Bảo Hùng Điện, Tương phật Quan Thế Âm, Hồ Tĩnh Tâm Quý khách sẽ được tham gia một số hoạt động tại Thiền viện - nghe Quý Đại Đức thuyết giảng phật pháp và giúp chúng ta hiểu về “ý nghĩa của Thiền trong cuộc sống” - hướng dẫn các pháp môn Thiền - thực hành Thiền tọa tại Thiền Đường. - nhận quà may mắn của Thầy trụ trì - thưởng thức bữa cơm chay tại Thiền Viện cùng các tăng ni, phật tử của Thiền Viện - lên viếng thăm Huệ Quang Kim Tháp - chùa Hoa Yên – hướng dẫn và thực hành Yoga 60 phút tại sân khuôn viên Công ty Tùng Lâm - nghe Lương y nhiều kinh nghiệm tư vấn về cách ăn uống, chăm sóc sức khỏe. Hướng dẫn những bài thuốc đơn giản từ những cây thuốc xung quanh ta để chữa những bệnh đơn giản thường mắc phải hàng ngày

- đi thực tế tại Vườn Thuốc Tùng Lâm.

-Tour hành hương lễ phật Hà Nội – Chùa Ba Vàng – Yên Tử.

Du khách sẽ Tham quan chùa Ba Vàng, Quý khách đi cáp treo hoặc tự mình leo bộ lên Chùa Hoa Yên, điểm đầu tiên trong quần thể Núi Chùa Yên Tử, làm thủ tục Qúy khách tiếp tục cuộc hành trình du lịch Yên Tử bằng cáp treo lên Chùa Đồng, với điểm dừng chân tiếp theo là Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nơi đặt pho tượng Phật Hoàng bằng đồng. Quý khách dâng hương trước tượng Phật Hoàng và nghỉ ngơi thư giãn tại quảng trường Phật Hoàng, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Yên Tử. Quý khách tiếp tục lên Chùa Đồng, còn có tên gọi khác là chùa Thiên Trúc. Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử, với độ cao 1068m. Vào Năm 2007, chùa Đồng đã được xác lập kỷ lục là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Sau khi dâng hương qúy khách quay trở về. Trên đường xuống núi, quý khách có thể ghé thăm, thắp hương ở chùa Một Mái - là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất khu Yên Tử (cùng với chùa Đồng), ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử hoặc quý khách có thể tham quan suối Giải Oan – nơi mà các cung tần mỹ nữ xưa kia đã trẫm mình để bày tỏ lòng trung với nhà vua khi người về Yên Tử tu hành. Tuyến du lịch tâm linh được hình thành, gồm:

- Tuyến Hà Nội - Côn Sơn - Kiếp Bạc - Yên Tử - Bái Đính; tuyến Hà Nội - Chùa Hương - Tam Chúc - Ba Sao - Bái Đính - Đền Trần (Nam Định);

- Tuyến kinh đô Việt cổ Đền Hùng (Phú Thọ) - Thăng Long (Hà Nội) - Hoa Lư (Ninh Bình) - Lam Sơn (Thanh Hóa) - Cố đô Huế (TT-Huế).

Đây là những tuyến du lịch sẽ tập trung quảng bá, không chỉ thu hút khách nội địa mà hướng tới cả khách quốc tế. Có một thực tế là, ngoại trừ danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới chỉ có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa, trong đó chủ yếu là dòng khách tâm linh. Sức hút đối với khách du lịch nước ngoài chưa đáng kể.

2.2.2.2. Hoạt động tham quan các di tích lịch sử - văn hóa gắn với vương triều Trần

*)Các di tích lịch sử - văn hóa gắn với vương triều Trần.

Theo thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 600 di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt (Vịnh Hạ Long, Yên Tử, khu di tích (KDT) lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, KDT lịch sử nhà Trần), hơn 100 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Các điểm di tích trọng điểm của tỉnh đều nằm ở những địa phương gần hoặc có trục quốc lộ đi qua. Huyện cửa ngõ Đông Triều của tỉnh có 133 di tích, trong đó, 8 di tích cấp quốc gia và 15 di tích cấp tỉnh. Các KDT trải rộng trên địa bàn 4 xã (Thuỷ An, An Sinh, Tràng An, Bình Khê), trong đó nổi bật là KDT lịch sử nhà Trần (xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 4, tháng 12-2013).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

+)Khu di tích các lăng mộ vua Trần:

Quần thể di tích lăng mộ, đền, chùa của Triều Trần - một triều đại huy hoàng thịnh trị ở Việt Nam trên vùng đất An Sinh (địa danh cổ), hiện nay là huyện Đông Triều. Theo lịch sử, những công trình tại đây có quy mô lớn, có giá trị tinh thần, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc đặc sắc, được đánh giá là trung tâm Phật giáo của Việt Nam, là trung tâm văn hóa, nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, đặc sắc, duy nhất, lớn nhất của triều đại nhà Trần.

Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 8

Đây là một quần thể gồm 14 điểm di tích bao gồm hệ thống lăng mộ, đền, chùa và các công trình tôn giáo thời nhà Trần, như: Chùa Hồ Thiên, chùa Ngoạ Vân, chùa Quỳnh Lâm, đền Sinh…Mỗi di tích đều có tính chất và giá trị đặc biệt với ý nghĩa lịch sử to lớn. Hiện nay, thị xã Đông Triều đã và đang phối hợp với Ban

Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân phát tâm công đức xây dựng, trùng tu, tôn tạo chùa Ngọa Vân, Đền Thái; chùa Non Đông và mở tuyến đường lên di tích chùa Ngọa Vân; xây dựng nâng cấp khu di tích Bắc Mã, hoàn thành cụm tượng đài văn hóa, triển khai xây dựng công trình cổng tỉnh và khu dịch vụ cổng tỉnh; Cổng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều, tuyến cáp treo lên chùa Ngọa Vân và một số công trình khác với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Khu lăng mộ nhà Trần là niềm tự hào của người dân Quảng Ninh, là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

+) Khu di tích lịch sử - danh thắng Yên Tử:

Khu di tích danh thắng Yên Tử là nơi gắn liền với sự nghiệp tu hành của Tam tổ Trúc Lâm, đánh dấu sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Đức vua Trần Nhân Tông là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm đã hội tụ đầy đủ những tinh thần của Phật giáo, nhưng chứa đựng được những nét độc đáo của Việt Nam.

Khu di tích danh thắng Yên Tử là nơi gắn liền với sự nghiệp tu hành của Tam tổ Trúc Lâm, đánh dấu sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Đức vua Trần Nhân Tông là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm đã hội tụ đầy đủ những tinh thần của Phật giáo, nhưng chứa đựng được những nét độc đáo của Việt Nam. Vì vậy Yên Tử cũng được xem là kinh đô Phật giáo Việt Nam. Từ thời nhà Lý, Yên Tử đã có chùa thờ Phật gọi là chùa Phù Vân đến thời kỳ nhà Trần Yên Tử được tiếp tục kế thừa phát triển đặc biệt dưới thời vua Trần Nhân Tông, một ông vua có công lớn trong sự nghiệp giữ nước và có động cơ tu hành cao thượng. Từ Yên Tử giáo lý Trúc Lâm phát triển rộng ra khắp vùng Đông Bắc, dựng lên 800 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó có những chùa nổi tiếng như: Quỳnh Lâm, Côn Sơn, Thanh Mai với 15.000 chúng tăng độ trì. Khu di tích danh thắng Yên Tử đã được xếp hạng đặc cách là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 15 VH/QĐ ngày 13/3/1974, bao gồm hệ thống các chùa trên khu danh thắng Yên Tử như Chùa Bí Thượng, Chùa Suối Tắm,chùa Cầm Thực, Chùa Lân, Tháp Huệ Quang, Chùa Hoa

Yên,Am Thiền Định, Chùa Một Mái, Am Dược và Am Hoa, Chùa Bảo Sái, Chùa Vân Tiêu, Chùa Đồng, Bia Phật, Cổng Trời, Tượng An Kỳ Sinh.

+)Bãi cọc Bạch Đằng

Di tích lịch sử Bạch Đằng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, có sức hấp dẫn mạnh đối với mọi đối tượng khách du lịch, rất đáng đưa vào chương trình du lịch tín ngưỡng kết nối với quần thể di tích danh thắng Yên Tử và khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại Đông Triều.Tuy nhiên, hiện nay bãi cọc Bạch Đằng chưa được đầu tư bảo vệ xứng đáng nên chưa thể hiện được tầm vóc hiện thực của sự kiện. Cụm di tích bãi cọc Bạch Đằng hiện đã được chính quyền địa phương có những chính sách trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử hào hùng của bãi cọc Bạch đằng bằng việc cho xây kè, đắp bờ nhưng nhìn tổng thể về mặt thẩm mĩ bãi cọc Bạch Đằng rất đơn sơ, buồn tẻ và không mấy hấp dẫn du khách mặc dù ý nghĩa lịch sử thì rất lớn lao.

+) Thương cảng Vân Đồn

Đến với Thương cảng Vân Đồn thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn du khách sẽ thấy Qua các dấu tích nền nhà cổ thường bắt gặp những hũ sành đựng tiền đồng cổ thuộc các thời đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Đường tới nhà Thanh; tiền Việt Nam từ nhà Lý tới nhà Nguyễn. Tại khu cảng cổ còn có một khẩu giếng có tên gọi nôm na là giếng Hiệu, hay còn gọi là giếng Nàng tiên nằm sát bên bờ vụng, quanh năm đầy nước. Đó là một trong những yếu tố góp phần khẳng định thêm rằng Cái Làng là một bến thuyền buôn cổ của bến thuyền cổ của cảng Vân Đồn.

Ngoài việc phát hiện những dấu vết hoạt động thương nghiệp ở Vân Đồn, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy kiến trúc tôn giáo, các chùa, tháp. Chỉ riêng trên hòn đảo Cống Đông có tới bốn ngôi chùa và một bảo tháp. Trong số đó có khu di tích chùa Lấm rất rộng xây dựng từ thời nhà Trần. Ngôi chùa này được xây dựng ở sườn núi phía Tây đảo Cống Đông, đối diện với bến thuyền ở sườn núi phía đông. Những di tích của khu chùa tam quan, chùa Hộ, chùa Phật, Thượng diện, nhà Tổ, bệ đá, toà sen, lan can chạm sóc, chạm rồng... nói lên rằng khu di tích chùa Lấm là trung tâm Phật giáo quan trọng của vung hải đảo. Cách chùa Lấm 3 km về phía

đông bắc đảo, trên ngọn đồi cao cùa đảo Cống Đông còn phế tích của một ngọn bảo tháp xây bằng gạch nung. Mặt ngoài gạch được trang trí hình rồng giun, khuôn trong hình lá đề. Trong khu đựng hộp xá lị còn có 13 mảnh vỡ của một bình sứ màu men ngà. Bình sứ này đựng tro thi hài vị cao tăng mà cuộc đời gắn liền với khu trung tâm Phật giáo chùa Lấm. Căn cứ vào kích thước của ngăn đựng hộp xá lị, ta có thể đoán được quy mô của ngọn bảo tháp khá đồ sộ, ít ra là tương đương với tháp Phổ Minh xây dựng từ đời Trần ở Nam Định.

+)Miếu Vua Bà - Đền thờ Trần Hưng Đạo

Đến thăm Miếu Vua Bà - Đền Trần Hưng Đạo, du khách được biết về lịch sử di tích, những chiến công hiển hách của Hưng Đạo Vương trên dòng sông Bạch Đằng, qua đó trầm trồ thán phục về bề dày lịch sử, truyền thống yêu nước, giữ nước hào hùng của dân tộc ta. Đến thăm làng nghề Hưng Học (phường Nam Hoà), du khách lại bất ngờ, thích thú khi được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất thủ công các sản phẩm ngư cụ là chiếc lờ, chiếc đó, thuyền nan...

Tính từ khi khởi động tour du lịch đến nay, thị xã đã đón trên 25.000 lượt khách nội địa; 1.630 lượt khách du lịch quốc tế (18 đoàn với 505 khách tàu biển cao cấp của Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, 25 đoàn khách quốc tế với 1.125 khách). Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở địa phương chưa đồng bộ, nên việc duy trì tổ chức tour du lịch văn hoá còn nhiều khó khăn. Khi phỏng vấn Ông Hoàng Xuân Phong, Phó Chủ tịch UBND phường Nam Hoà, Ông cho biết: Phường chưa có điểm quy hoạch sản xuất tập trung, điểm trưng bày sản phẩm làng nghề, chưa có bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách. Khắc phục được những hạn chế này mới đảm bảo phát triển du lịch bền vững…

+) Cụm di tích danh thắng núi Bài Thơ, đền Trần Quốc Nghiễn, chùa Long Tiên.

Đặc biệt, di tích núi Bài Thơ lưu giữ nhiều bài thơ khắc trên đá của một số vị vua đi kinh lý, cảm hứng trước vẻ đẹp thần tiên của Vịnh Hạ Long. Đứng trên ngọn núi đá vôi cao 106m này, du khách sẽ thu vào tầm mắt cả một thành phố năng động, hiện đại và khung cảnh Vịnh Hạ Long đẹp như tranh thuỷ mạc.

+)Đền Cửa Ông

Rời Hạ Long, du khách đi chừng 30km về phía Đông là tới đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả). Đền thờ danh tướng Trần Quốc Tảng cùng gia thất của ông và nhiều danh tướng thời Trần với nguyen vẹn là tướng thủy binh. Từ đền Cửa Ông đến huyện Vân Đồn chỉ thêm khoảng 10km là có thể tới thăm di tích chùa Cái Bầu, Thương cảng cổ Vân Đồn, cụm di tích đình, chùa miếu trên đảo Quan Lạn. Còn ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc – thành phố Móng Cái có những di tích nổi tiếng là đình Trà Cổ, chùa Xuân Lan, chùa Nam Thọ, đều là những di tích có kiến trúc nghệ thuật với những nét độc đáo riêng…

+) Đền – Đình – Chùa Quan Lạn

Đình Quan Lạn nằm trong cụm di tích Đình, Chùa, Miếu, Nghè thuộc xã đảo Quang Lạn, huyện Vân Đồn. Lễ hội Quan Lạn có tục đua thuyền khác với bơi trải. Dân làng chia làm hai phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ lập doanh trại riêng từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị thuyền đua. Thuyền đua thường là thuyền đi biển trọng tải 5 đến 6 tấn, rộng và sâu lòng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi thuyền. Ngày 16 làm lễ nghinh thần. Dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè (cách đình 1,5 km) về đình. Dưới bến, đôi thuyền đua tập luyện tạo một không khí tưng bừng náo nhiệt.

Ngày 18 tháng 6 vào 3 giờ chiều (năm nào cũng vậy thường lúc này nước triều lên tới sát bến của đình) hai bên bắt đầu xuất phát. Lính bên văn áo trắng quần xanh, chân quấn xà cạp xanh, lính bên võ quần áo xám hoặc đen. Tiếng chiêng trống, tiếng hô vang, cờ bay phần phật đầy khí thế. Mỗi khi hai đàn giáp nhau ở sân đình, quân lính cùng dân chúng hét lớn vang dậy cả một vùng. Hai tướng múa những đường đao đẹp mắt, hai đoàn quân gặp nhau ba lần, tượng trưng cho ba lần đánh thắng quân Nguyên thời Trần. Tới lần thứ ba hai đoàn quân tập hợp trước miếu, hai vị tướng vào tế, khi quay trở ra thì cuộc đua thuyền mới chính thức bắt đầu.

+) Chùa Quỳnh Lâm

Chùa Quỳnh Lâm ở xã Tràng An, xưa kia là ngôi chùa lớn trăm gian, có tượng Di lặc, là một trong “tứ đại khí” của nước ta, có tháp cao treo khánh đá, chuông đồng.

Chùa Quỳnh Lâm còn được gọi là Quỳnh Lâm viện, nơi in, dịch sách Kinh và các sách giáo lý đạo Phật, nơi luôn có hàng trăm nhà như nghiên cứu về đạo phật. gắn liền với Quỳnh Lâm viện xưa còn có Bích Động thi xã, nơi tụ hội các nhà thơ lớn thời Trần.

*).Một số tuyến du lịch tiêu biểu.

-Tour trải nghiệm khám phá Yên Tử ( 2 ngày 1 đêm ).

Ngày 1: Tìm hiểu văn hóa lịch sử - Thăm tháp Tổ - Khám phá thiên nhiên – Tập làm bác nông dân.

Ngày 2: Tìm hiểu nhạc cụ dân tộc - Thử tài họa sĩ - Thăm quan Vườn cây thuốc Yên Tử.

- Du lịch Hà Nội – Đền Chu Văn An - Đền An Sinh – Chùa Quỳnh Lâm – Chùa Ba Vàng (1 ngày)

Thăm quan đền thờ Chu Văn An – Một nhà nho ưu tú và cũng là một người thầy giáo được thăm khu di tích Đền An Sinh và Lăng Mộ 8 vị vua Trần. Chùa Quỳnh Lâm được coi là trường đại học đầu tiên về phật giáo của Việt Nam - chùa Ba Vàng

- Hà Nội – Đền Cửa Ông – Đền Cô bé Cửa Suốt - Chùa Cái Bầu - đền Trần Quốc Nghiễn - chùa Long Tiên – Đền An Sinh ( 2 ngày 1 đêm)

Ngày 01 : Hà Nội - Đền Cửa Ông - đền Cô Bé Cửa Suốt - Chùa Cái Bầu. Ngày 02: Hạ Long - Đên Trần Quốc Nghiễn - Chùa Long Tiên - chợ Hạ

Long - Đền An Sinh - Hà Nội.

- Hà Nội - Đền Cửa Ông - Cô Bé Cửa Suốt - Thiền viện Cái Bầu (1 ngày )

Đền Cửa Ông thăm các khu Đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, Tiền đường, nhà Bái Đường: Hậu cung - cầu Vân Đồn đoàn thăm quan và thắp hương tại đền Cô bé Cửa Suốt.- Chùa Cái Bầu - Thiền Viện Giác Tâm. Thiền Viện Giác Tâm - Hạ Long.Tham quan và mua sắm tại chợ Hạ Long – trung tâm buôn bán của người dân Hạ Long.

Quảng Ninh được ưu đãi có tiềm năng du lịch dồi dào cả về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hoá tâm linh. Những năm gần đây, Quảng Ninh nói chung,

các địa phương trong tỉnh nói riêng đã có nhiều hoạt động để kết nối các điểm di tích thành những tuyến du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Như thành phố Uông Bí đã đăng ký với tỉnh 4 tuyến du lịch gắn với di tích Yên Tử. Trong đó đáng chú ý là tuyến du lịch kết nối các địa phương có các điểm di tích nhà Trần trên địa bàn tỉnh là khu lăng mộ vua Trần, Ngoạ Vân, Hồ Thiên (Đông Triều), Yên Tử (Uông Bí), cụm di tích Bạch Đằng (Quảng Yên) và Thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn). Các chùa trên địa bàn thành phố Uông Bí cũng dành nhiều nguồn lực, huy động xã hội hoá trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục công trình, như KDT Yên Tử dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, chùa Ba Vàng xây dựng, mở rộng khu đại điện. Nhiều di tích lịch sử trên địa bàn thị xã Đông Triều được quan tâm đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hoá do doanh nghiệp và nhân dân đóng góp; nhiều tuyến đường đã và đang được bê tông hoá, mở rộng, như đường từ thị trấn Đông Triều đến KDT đền thờ và lăng mộ vua Trần, dự án tuyến đường hành hương từ hồ Trại Lốc vào di tích chùa Ngoạ Vân, chùa Hồ Thiên chiều dài 20,1km.

Hiện Quy hoạch tổng thể 3 KDT trọng điểm của tỉnh đã được Trung ương phê duyệt, trong đó Yên Tử vốn đầu tư khoảng 1.800 tỷ đồng, Đông Triều khoảng

1.400 tỷ đồng, Bạch Đằng hơn 800 tỷ đồng. Số vốn này sẽ lấy từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn nhà nước chủ yếu tập trung cho việc tu bổ, tôn tạo các điểm di tích. Bộ VH,TT & DL, Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia cũng đã đồng thuận với tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương về việc lập hồ sơ di sản thế giới đối với quần thể di sản văn hoá và danh thắng Yên Tử (gồm Yên Tử và KDT nhà Trần của tỉnh Quảng Ninh, KDT Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang).

Quần thể di tích, danh thắng Yên Tử - Một trung tâm Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng hàng đầu Việt Nam, là vùng đất phát tích Thiền phái Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, là một trong những nơi có lễ hội lớn nhất Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách hành hương.

Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đồ sộ với hơn 600 di tích lịch sử, văn hóa các loại, trong đó có nhiều di tích có quy mô lớn và giá trị nổi bật như quần thể di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên), khu di tích lịch sử, văn hoá Nhà

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí