Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 2

tài nguyên, làm lãng phí nguồn nhân lực lao động, làm giảm nguồn thu ngân sách cho tỉnh nói riêng và cho ngành du lịch nói chung. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa cho tỉnh Quảng Ninh.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Giáo trình “du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” do PGS.TS Trần Thúy Anh chủ biên, là nguồn tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan trọng và thực tiễn được đúc rút từ kinh nghiệm của hoạt động văn hóa. Tài liệu này giúp tác giả luận văn có cách nhìn từ góc độ du lịch văn hóa để tiếp cận hướng nghiên cứu của mình [1].

Bộ “Địa chí Quảng Ninh” của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xuất bản năm 2003 đã cung cấp một cách tổng hợp, khái quát về vị trí địa lý – lịch sử, kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Tài liệu này giúp tác giả có cái nhìn khái quát về địa phương mà mình nghiên cứu [43].

Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam là tài liệu cung cấp cách nhìn tổng quát về văn hóa Việt Nam, địa bàn khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương cụ thể và tác giả luận văn dựa vào đó để bổ sung, hoàn thành cũng như có những lý giải cụ thể về các vấn đề trong luận văn của mình[36].

Một số luận văn thạc sĩ du lịch có nghiên cứu về một số tiềm năng, thế mạnh và thực trạng cụ thể của từng loại hình du lịch cụ thể, điểm du lịch cụ thể và đặc trưng như: đề tài nghiên cứu “Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy đề tài này đã mang lại cho tác giả một cách tổng quát về cái loại hình du lịch ở Hạ Long mà trong đó có loại hình du lịch văn hóa lễ hội Carnaval để tham khảo cho bài viết của mình. Luận văn “Phát triển du lịch văn hoá tại huyện Đông Triều” của tác giả Phạm Minh Thắng giúp tác giả có cái nhìn toàn diện về sản phẩm du lịch văn hóa tại Đông Triều và đặc biệt đó là tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh gắn với vương triều nhà Trần tại địa bàn này. Luận văn “Một số giải pháp phát huy văn hoá ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển du

lịch” của tác giả Mạc Thị Mận là tài liệu giúp tác giả có cái nhìn khái quát về sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, qua đó là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho phần viết về sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực của đề tài. Luận văn “Khai thác tiềm năng của loại hình du lịch văn hoá ở huyện Yên Hưng

- tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Trương Thị Thu Hương là tài liệu tham khảo hữu ích về sản phẩm du lịch văn hóa tại điểm đến là thị xã Quảng Yên. Đề tài “Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch” của tác giả Bùi Thị Huế giúp tác giả có góc nhìn cụ thể hơn về triều đại nhà Trần trên khắp địa bàn tỉnh, có cách nhìn khái quắt hơn, cụ thể hơn về triều Trần khi viết luận văn của mình.

Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, nghiên cứu về từng thành tố hoặc một số địa phương của du lịch Quảng Ninh không phải là đề tài mới, nhưng nghiên cứu tổng thể về Hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh là đề tài hoàn toàn mới và cần thiết. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về Hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh được công bố.

3.Mục đích, đối tượng nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

3.1.Mục đích nghiên cứu

Đưa ra các dữ liệu khoa học làm cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh.

Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 2

3.2.Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh. Trong đó bao gồm các điểm du lịch văn hóa, điểm tham quan văn hóa, di tích văn hóa - lịch sử tiêu biểu như Chùa Yên Tử, Miếu vua Bà, Đền Cửa Ông, Đền Trần Hưng Đạo, các Lăng mộ nhà Trần, cụm di tích Bãi Cọc Bạch Đằng... đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu cụ thể nhất của luận văn.

4.Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch văn hóa, điều kiện phát triển du lịch văn hóa.

- Đánh giá về tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn đọng và tìm ra những nguyên nhân.

- Xây dựng các đề xuất, giải pháp phù hợp với thực trạng phát triển của du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đảm bảo tính bền vững, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.

5. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu

5.1. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa về mặt không gian là nghiên cứu những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở tỉnh Quảng Ninh như Chùa Yên Tử, Đền Cửa Ông, Khu Lăng mộ nhà Trần... Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là nghiên cứu trong khoảng 5 năm gần đây.

5.2.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp điều tra thực tế: điểm đến du lịch văn hóa cụ thể như Chùa Yên Tử, Chùa Yên Tử, Đền Cửa Ông, Khu Lăng mộ nhà Trần… tác giả đã thực hiện khảo sát thực tế, qua đó thu thập thông tin, hình ảnh, quan sát, ghi chép các thông tin thực trạng tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua hai lần khảo sát vào năm 2013, 2014 và đầu năm 2015.

- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu: Tác giả tiến hành thu thập các thông tin, dữ liệu từ các nguồn như tham luận, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu, các trang báo mạng về chuyên ngành uy tín, sách báo, tạp chí chuyên ngành và các ngành liên quan, các dự án, các đề án, các quy hoạch du lịch, các thông tư, nghị quyết, báo cáo của các cơ quan quản lý cấp Trung Ương và Địa phương như: Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục thống kê, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Văn hóa Thể Thao du lịch tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh…

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn các quan chức, lãnh đạo và chính quyền địa phương: Đối với từng vấn đề cụ thể, điểm đến cụ thể, tác giả đã đi thực tế và xin phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, du

lịch văn hóa, du lịch tâm linh, Phật giáo cho các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu để từ đó có các kiến thức, cách nhìn đúng nhất, khách quan nhất cho đề tài của mình.

- Phương pháp thống kê, phân tích: Thông qua các số liệu thống kê về các hoạt động du lịch, tài nguyên, sản phẩm…của tỉnh Quảng Ninh, tác giả xử lý số liệu và hệ thống hóa các số liệu, các bảng phân tích nhằm làm rõ thực trạng phát triển của du lịch và du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh.

6. Đóng góp của luận văn

Hệ thống một cách khái quát nhất những lý luận về phát triển du lịch văn hóa, phân tích thực trạng phát triển của du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh . Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các công ty du lịch ở Quảng Ninh, các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài

Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1.Khái niệm du lịch văn hóa

Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con người cũng phát triển đa dạng hơn. Người ta đi du lịch không chỉ với mục đích nghỉ dưỡng, nâng cao thể chất đơn thuần. Ngày càng cho thấy nhu cầu giao lưu, khám phá thế giới của con người là vô cùng lớn, trong đó có khám phá thiên nhiên, con người, văn hóa và chính bản thân họ. Nếu như du lịch sinh thái là một loại hình du lịch ở đó con người được thỏa mãn nhu cầu khám phá tự nhiên đồng thời với việc được hòa mình vào tự nhiên thì du lịch văn hóa cho người ta những hiểu biết về con người và những nền văn hóa đi kèm theo, để từ đó con người xích lại gần nhau hơn, có cái nhìn về cuộc đời nhân văn hơn và thế giới vì thế sẽ trở thành nhỏ bé hơn, thân ái hơn.Trong quá trình đi du lịch nghỉ dưỡng hay chữa bệnh, hành hương đi chăng nữa người ta vẫn cần được đáp ứng về nhu cầu khám phá văn hóa, đó là lý do cho loại hình du lịch văn hóa có cơ sở phát triển, lồng ghép hầu hết vào các loại hình du lịch khác. Khi nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ du lịch, thông qua du lịch, thực chất là việc khai thác và biến sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, thuộc sản phẩm du lịch. Là một sản phẩm kinh doanh nên đó là sản phẩm hàng hóa hay gọi đúng hơn là sản phẩm hàng hóa văn hóa, một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, qua tiêu thụ không hề mất đi như những sản phẩm hàng hóa thông thường khác mà còn được nhân lên về mặt giá trị tinh thần và hiệu quả xã hội.

Theo Luật Du lịch: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”.[23, Tr. 3]

Theo Tổ chức du lịch thế giới (tên tiếng Anh là World Tourism Organization

- UNWTO, tên tiếng Pháp là Organization Mondiale du Tourisme - OMT) “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu

diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đến đài, du lịch ngiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.

Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (International Coucil On Monuments & Sites – ICOMOS) “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội”. Khái niệm trên được đưa ra theo khía cạnh nghiên cứu chỉ về di chỉ và di tích.

1.1.2.. Tài nguyên du lịch văn hóa:

Có thể coi văn hóa đã sinh ra du lịch, nuôi sống du lịch, và ngành du lịch đang thụ hưởng những giá trị văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa là một dạng đặc sắc của tài nguyên du lịch nói chung. Tài nguyên du lịch văn hóa chia làm hai loại là “tài nguyên văn hóa phi vật thể” và “tài nguyên văn hóa vật thể”.

Nhắc đến việc phân loại tài nguyên du lịch, hiện nay hầu hết các tài liệu đều phân chia rõ hai loại chính là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Trong Luật du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” và “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [23, Tr.8].

Như vậy với góc nhìn trên, các thành tố của văn hóa được liệt kê thành các dạng tài nguyên du lịch văn hóa như: truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, kiến trúc, cách mạng, khảo cổ…và đây thực chất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với ngành du lịch. Tuy nhiên không phải mọi sản phẩm văn hóa đều là sản phẩm du lịch và mọi sản phẩm văn hóa là sản phẩm du lịch, bởi vì có rất nhiều sản

phẩm văn hóa không thể hoặc không nên đưa vào khai thác kinh doanh du lịch mà phải được bảo tồn và gìn giữ phát các giá trị cốt lõi của văn hóa đó. Ta chỉ khai thác sử dụng những tài nguyên văn hóa này khi chúng được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể (thuộc vùng du lịch, trung tâm du lịch hoặc khu vực gần với các trung tâm du lịch). Khai thác một cách có định hướng, có chiến lược gắn liền với bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị to lớn của tài nguyên này.

1.1.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch:

Như chúng ta đã biết bất cứ hoạt động kinh doanh nào, cũng sẽ cho ra sản phẩm của hoạt động kinh doanh đó. Vì vậy, khi tìm hiểu các khái niệm chung về du lịch chúng ta cũng phải tìm hiểu xem thế nào là sản phẩm du lịch và những nét đặc trưng cơ bản của nó.

Theo Luật du lịch Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

Theo tổng cục Du lịch: Sản phẩm là một trong những dịch vụ và tiện nghi dịch vụ hỗn hợp mà công ty khách sạn, lữ hành cung cấp cho khách hàng.

Theo PGS-TS Trần Thị Minh Hòa: Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + hàng hóa du lịch + Tài nguyên du lịch.

Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch”.

Sản phẩm du lịch trước hết là một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất, có người tiêu dùng... như mọi hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch thường mang những đặc trưng văn hóa cao, thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng du khách. Đó có thể là một chương trình du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau. Sản phẩm du lịch thể hiện trong các tour du lịch này chính là việc khai thác các tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên một địa bàn hoặc được tạo ra khi biết kết hợp những tiềm năng, nguồn lực này theo những thể thức riêng của từng cá nhân hay một công ty nào đó. Đó chính là việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các địa phương vào hoạt động du lịch như việc đưa các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực

hay các hình thức hoạt động thể thao, các hoạt động lễ hội truyền thống, trình diễn, diễn xướng dân gian… vào phục vụ du khách. Những hoạt động như vậy giúp cho du khách trực tiếp thẩm nhận và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóa mà họ vốn có nhu cầu nhưng không biết tiếp cận như thế nào, ở đâu, thời gian nào…? Sản phẩm du lịch còn là những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng… tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho du khách.

Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch. Đó có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng. Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể. Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách. Giá trị của các sản phẩm du lịch cũng được thể hiện qua những ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước.

1.1.4. Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa: là một sản phẩm du lịch mà cũng là sản phẩm văn hóa, nó mang đầy đủ tính đặc trưng của một sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách về những điều khác biệt, mới lạ của các nền văn hóa khác nhau” [13, Tr.12]. Vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp giữa toàn bộ các loại tài nguyên du lịch văn hóa và toàn bộ các loại dịch vụ du lịch thích hợp nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm về những điều khác biệt, mới lạ về từng nền văn hóa bản địa của du khách.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023