Mối Liên Quan Giữa Bệnh Ghép Chống Chủ Và Kết Quả Ghép


3.3.5. Mối liên quan giữa bệnh ghép chống chủ và kết quả ghép


87,5 ± 11,7% p=0,094

Có bệnh ghép chống chủ cấp n=8


54,7 ± 20,1%



50,0 ± 14,4%

Không có bệnh ghép chống chủ cấp n=12

p=0,393 50,0 ± 14,4%


Biểu đồ 3.17. Mối liên quan giữa bệnh ghép chống chủ cấp và xác suất sống toàn bộ

Nhận xét: Giai đoạn 3 tháng, những bệnh nhân có bệnh ghép chống chủ cấp thì xác suất sống toàn bộ có xu hướng cao hơn nhiều so với nhóm không có bệnh ghép chống chủ cấp (87,5% vs 50,0%), tuy nhiên càng về giai đoạn sau thì khoảng cách ngày càng giảm và đến giai đoạn 1 năm thì hầu như không có sự khác biệt (54,7% vs 50,0%).


Không có bệnh ghép chống chủ cấp (n=6) 100%

Log-rank p=0,08

Có bệnh ghép chống chủ cấp (n=7) 45,7 ± 22,4%

Biểu đồ 3.18. Mối liên quan giữa bệnh ghép chống chủ cấp và xác suất sống toàn bộ ở nhóm có hồi phục bạch cầu hạt

Nhận xét: Ở nhóm bệnh nhân có hồi phục bạch cầu hạt trung tính, những trường hợp không có bệnh ghép chống chủ cấp thì xác suất sống toàn bộ cao hơn so với nhóm có bệnh ghép chống chủ (100% so với 45,7%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,08).


Bảng 3.21. Liều tế bào gốc của nhóm có bệnh ghép chống chủ và nhóm không có bệnh ghép chống chủ cấp

Nhóm


Kết quả

Có bệnh ghép chống chủ cấp n=8

Không có bệnh ghép chống chủ cấp

n=12


p*


Liều tế bào CD34 (105 CD34/kg)


4,47 ± 2,71


2,16 ± 1,89


< 0,05


Liều tế bào có nhân (107 TBCN/kg)


5,18 ± 1,28


5,46 ± 3,45


> 0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Nghiên cứu điều trị bệnh lơ xê mi bằng ghép tế bào gốc từ Ngân hàng máu dây rốn cộng đồng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương - 13

*T-test

Nhận xét: Liều tế bào CD34 của nhóm bệnh nhân có bệnh ghép chống chủ cấp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không có bệnh ghép chống chủ cấp (p < 0,05), liều tế bào có nhân không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.

Bảng 3.22. Liên quan giữa liều tế bào gốc và bệnh ghép chống chủ cấp tính trên bệnh nhân có hồi phục tế bào máu

Nhóm


Kết quả

Có bệnh ghép chống chủ cấp n=7

Không có bệnh ghép chống chủ cấp

n=6


p*


Liều tế bào CD34 (105 CD34/kg)


4,80 ± 2,75


2,46 ± 1,72


< 0,05


Liều tế bào có nhân (107 TBCN/kg)


5,19 ± 1,39


6,46 ± 4,67


> 0,05

*T-test

Nhận xét: Khi tính riêng trên những bệnh nhân có hồi phục tế bào máu, liều tế bào CD34 ở nhóm có bệnh ghép chống chủ cấp cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có (p<0,05), còn liều tế bào có nhân không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.


3.3.6. Mối liên quan giữa mức độ hòa hợp nhóm máu và kết quả ghép


Có bất đồng nhóm máu ABO n=10

51,4 ± 18,7%

Không bất đồng n=10

50,0 ± 15,8%

Log-rank

p=0,505

Biểu đồ 3.19. Mối liên quan giữa hòa hợp nhóm máu và xác suất sống toàn bộ Nhận xét: Những trường hợp có và không có bất đồng nhóm máu ABO đều không ảnh hưởng đến xác suất sống toàn bộ.

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hòa hợp nhóm máu ABO và tỷ lệ hồi phục tế bào máu

Kết quả


Yếu tố

Hồi phục tế bào máu


OR


p*

Không


Bất đồng nhóm máu ABO

Không

6

4


13,5


< 0,05

1

9

*Kiểm định χ2 hiệu chỉnh Yates cho cỡ mẫu nhỏ

Nhận xét: Những trường hợp có bất đồng nhóm máu ABO thì tỷ lệ hồi phục tế bào máu cao hơn 13,5 lần so với nhóm không bất đồng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


Bảng 3.24. Thời gian phụ thuộc truyền hồng cầu của nhóm bất đồng và không bất đồng nhóm máu ở bệnh nhân có mọc ghép hồng cầu

Nhóm

Kết quả

Bất đồng nhóm máu ABO

n=8

Không bất đồng nhóm máu ABO n=4


p

Thời gian phụ thuộc

truyền khối hồng cầu (ngày)


58,0 ± 44,7


35,75 ± 16,2


> 0,05

Nhận xét: Ở những trường hợp bệnh nhân có mọc ghép dòng hồng cầu và hết phụ thuộc truyền máu, những bệnh nhân có bất đồng nhóm máu ABO thì thời gian phụ thuộc truyền khối hồng cầu có xu hướng dài hơn, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

3.3.7. Mối liên quan giữa giới tính và kết quả ghép


Bệnh nhân là nam giới (n=10) 60,0 ± 19,7%

Bệnh nhân là nữ giới (n=10) 40,0 ± 15,5%

Log-rank p=0,195

Biểu đồ 3.20. Mối liên quan giữa giới tính của bệnh nhân và xác suất sống toàn bộ

Nhận xét: Những trường hợp bệnh nhân là nam giới ghép tế bào gốc từ máu dây rốn thì xác suất sống toàn bộ có xu hướng cao hơn nhóm bệnh nhân nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.


Máu dây rốn của nữ giới n=10

51,4 ± 18,7%

Máu dây rốn của nam giới n=10

50,0 ± 15,8%

Log-rank p=0,61

Biểu đồ 3.21. Mối liên quan giữa giới tính của trẻ hiến tế bào gốc và xác suất sống toàn bộ

Nhận xét: Những trường hợp bệnh nhân ghép từ đơn vị máu dây rốn của nam giới hay nữ giới thì xác suất sống toàn bộ không có sự khác biệt.


Bất đồng giới (n=10) 60,0 ± 16,7 %

Không bất đồng giới (n=8) 37,5 ± 17,1%

Log-rank p=0,154

Biểu đồ 3.22. Mối liên quan giữa bất đồng giới tính của bệnh nhân và trẻ hiến máu dây rốn với xác suất sống toàn bộ

Nhận xét: Những trường hợp ghép bất đồng giới tính thì xác suất sống toàn bộ cao hơn so với nhóm ghép không bất đồng giới, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.


Bảng 3.25. Mối liên quan giữa bất đồng giới tính và diễn biến sau ghép


Nhóm


Biến chứng

Bất đồng giới


OR


p*

Không


Bệnh ghép chống chủ cấp

4

4


0,5


> 0,05

Không

8

4


Bệnh ghép chống chủ mạn

4

2


1,5


> 0,05

Không

8

6


Hồi phục tế bào máu

8

5


1,2


> 0,05

Không

4

3

*Kiểm định χ2 hiệu chỉnh Yates cho cỡ mẫu nhỏ


Nhận xét: Bất đồng giới tính giữa bệnh nhân và đơn vị máu dây rốn không làm ảnh hưởng đến các biến chứng sau ghép như bệnh ghép chống chủ hay hồi phục tế bào sau ghép.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí