tịch bên trong các di tích cũng rất đa dạng, phong phú, còn được lưu giữ tương đối nguyên vẹn, là nguồn tư liệu quý phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan, tìm hiểu của du khách gần xa. Cùng với hệ thống di tích, Sơn Tây còn lưu giữ được một số phố cổ, ngõ cổ, đê điều… những minh chứng sống động phản ánh sự cần cù trong lao động, sản xuất, sáng tạo trong phòng chống thiên tai, lũ lụt, bảo vệ mùa màng, xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc của người Sơn Tây. Đáng quý hơn, Sơn Tây xứ Đoài được đánh giá là vùng văn hóa tâm linh Lạc Việt, trong đó tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh gắn liền với núi tổ Ba Vì là một trong những nét
tiêu biểu. Bên cạnh đó, một số
làng, xã ở
Sơn Tây tôn thờ
Phùng Hưng,
Ngô Quyền, Giang Thị Thắng, Cao Phúc Diễn, Nguyễn Kính... là Thành
hoàng, để tri ân công đức. Biểu hiện rõ nhất của tấm lòng biết ơn những người có công với dân, với nước là việc nhân dân thị xã tổ chức 73 lễ hội hằng năm để ôn lại công lao của các vị anh hùng. Hơn thế, kho tàng văn hóa ẩm thực phong phú cùng lối sống, nếp sống dân dã của cộng đồng dân cư đã tạo nên "phần hồn" cho địa danh Sơn Tây Xứ Đoài. Sơn Tây, vùng lõi của văn hóa Xứ Đoài hiện còn bảo lưu tương đối toàn vẹn yếu tố văn
hóa gốc. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách, khách
du lịch đến đây có thể tham quan các ngôi nhà cổ, tìm hiểu văn hóa lịch sử, phong tục tập quán của người Việt xưa, tham quan các làng nghề thủ công truyền thống như làm tương, làm kẹo lạc, kẹo rồi… Sơn Tây rất thích hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch ngoài trời như cắm trại, picnic, teambuiding và đặc biệt khi tới Sơn Tây du khách có thể thử sức làm một nông dân thực thụ như cấy lúa, gặt lúa, làm đất, bắt cá… chương trình này rất độc đáo, thu hút được nhiều du khách tham gia đồng thời giúp cho khách
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lí Luận Về Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Cuối Tuần
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch
- Các Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Cuối Tuần
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch Và Cơ Sở Hạ Tầng
- Một Số Điểm Có Thể Phát Triển Du Lịch Cuối Tuần
- Điều Kiện Cầu Du Lịch Cuối Tuần Ở Sơn Tây Của Người Dân Hà Nội
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
du lịch hiểu hơn về công việc của một nhà nông và sự vất vả, mệt nhọc của người nông dân khi làm ra được hạt lúa.
Ngoài ra Sơn Tây còn có nhiều hồ
nước đẹp như hồ
Đồng Mô, hồ
Xuân Khanh, hồ Suối Hai, Ao Vua có thiên nhiên đẹp, cảnh quan kỳ vĩ, khí hậu mát mẻ trong lành, nhiều cây xanh. Đây là nơi lý tưởng để du khách tham quan, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc đồng thời có thể tham gia nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như câu cá, chèo thuyền thăm hồ, đi cano, chơi golf... mà khoảng cách tới Sơn Tây lại rất gần, giao thông lại rất thuận lợi.
Như vậy có thể nói rằng, sự đa dạng và hấp dẫn của hệ thống TNDL tại Sơn Tây sẽ giúp cho thị xã có thể tổ chức nhiều loại hình hoạt động phục vụ khách DLCT. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho phát triển DLCT mà không phải địa phương nào cũng có được. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động du lịch của thị xã vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng sẵn có.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
CSHT của Sơn Tây đã được xây dựng khá đồng bộ và hiện đại, hơn nữa thị xã lại nằm rất gần với thủ đô Hà Nội, nơi mà nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn đang trở nên bức thiết. Vì vậy có thể nói rằng, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Sơn Tây phát triển hoạt động DLCT.
Ngoài ra, CSVCKT du lịch cũng được thị
xã quan tâm đầu tư
phát
triển. Theo thống kê của Phòng văn hóa, Sơn Tây 2012, tính đến nay, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn là 70 (trong đó 40 khách sạn (KS) và 30 nhà nghỉ). Các KS, nhà hàng phần lớn có quy mô nhỏ, chất lượng chưa đồng bộ, chỉ có một số KS đạt tiêu chuẩn như: KS Asean resort, KS Thái Bình Dương, KS Sơn Tây, KS Thế kỷ, KS Thiên Mã. Các KS này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu lưu trú lại qua đêm của du khách.
Cùng với hệ thống KS, nhà nghỉ, thị xã còn có một hệ thống các nhà
hàng với nhiều món ăn dân dã, đặc sản, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, hệ
thống nhà hàng ăn uống
ở Sơn Tây vẫn còn hạn chế
về số
lượng, chất
lượng, thực đơn các món ăn chưa phong phú gây khó khăn trong việc phục vụ khách.
Các địa điểm vui chơi giải trí ở
Sơn Tây tập trung chủ
yếu
ở khu
Đồng Mô, Asean resort với các hình thức golf, đi xuồng thăm quan ngắm cảnh trên hồ. Hầu hết các loại hình vui chơi giải trí khác không có. Điều này hạn chế khả năng kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Nhìn chung, các chương trình du lịch được mở ra hiện nay chủ yếu là thăm quan. Các hoạt động vui chơi giải trí chưa đa dạng, phong phú, chưa thực sự thu hút,
hấp dẫn khách. Vì vậy, Sơn Tây cần xây dựng thêm nhiều khu vui chơi,
giải trí, đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung như massage, xông hơi, tắm bùn
khoáng… để tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách. Hoạt động du lịch của Sơn Tây
Với những tiềm năng sẵn có của mình, trong những năm gần đây, lượng
khách du lịch tới Sơn Tây cuñg tăng đańg kê. Theo Đề án phát triển TM – DL –
DV của phòng kinh tế
Sơn Tây, năm 2005 sốkhaćh du lic
h đêń
thi
xãlà
1.305.000 lươt
ngươì (trong đókhaćh nươć
ngoaì 40.000 lươt
ngươì), đêń
năm
2011 là1,4 triệu lươt
ngươì (trong đo:́ lươn
g khaćh du lic
h đêń
tham quan Laǹg
cổ Đường Lâm năm 2011 đạt 57.453 người), tăng 123,4% so vơí năm 2005. Lượng khách du lịch đến với Sơn Tây ngày càng tăng: năm 2012 đạt 1,5 triệu khách, năm 2013 đạt 1,6 triệu lượt khách. Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội nói chung và Sơn Tây nói riêng chủ yếu là khách du lịch đến từ Hà
Nội và một số các chuyên gia, cán bộ nhân viên các Đại sứ quán, các tổ chức
quốc tế... đang công tác tại Hà Nội đi nghỉ cuối tuần. Lươn
g khaćh du lic
h nội
địa đêń Sơn Tây chủ yêú từ thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận. Khaćh du lịch nôị
đia
đêń
tham quan thăńg can
h, di tićh văn hoálic
h sử chùa Mía, đình Phùng Hưng,
Đền và Lăng Ngô Quyền tại Làng cổ ở Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Đền Và, sân golf Đồng Mô…
Cùng với sự gia tăng lượng khách, doanh thu từ du lịch cũng tăng lên đáng kể, góp phần phát triển kinh tế văn hóa – xã hội của Sơn Tây đồng thời nâng cao mức sống của người dân. Theo Phòng văn hóa Sơn Tây năm 2001 doanh thu du lịch của Sơn Tây là 31.250 triệu, 2002 là 35.435 triệu, 2003 là 40.753
triệu, 2004 là 47.854, 2005 là 57.150 triệu, năm 2006 là 68.180 triệu. Năm 2008, theo Báo cáo kinh tế của Sơn Tây 2008 – 2009, thương mại – dịch vụ đạt 1.130 tỷ đồng. Năm 2013 doanh thu các ngành dịch vụ du lịch đạt 4.497 tỷ đồng . [Đề án phát triển TM – DL – DV (2012), tr.7]
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Sơn Tây
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Sơn Tây đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nêu rõ: “Phát triển kinh tế xã hội Sơn Tây phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tăng cường và phát triển KTXH theo hướng bền
vững nhằm phát huy giá trị văn hóa của Sơn Tây. Phát triển bền vững
kinh tế đi đôi với cải thiện và nâng cao các tiêu chí xã hội – văn hóa – môi trường. Coi trọng phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.” [tr.1] Quy hoạch cũng đã xác định xây dựng Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đô thị xanh, đô thị vệ tinh cửa ngõ Tây Bắc thành phố Hà Nội. Là trung tâm kinh tế, văn hóa nghệ thuật vui chơi giải trí, dịch vụ cao cấp khu vực phía Tây Bắc của thủ đô gắn với phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, thể thao tại khu vực Hồ Đồng Mô, Suối Hai, Ba Vì; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và là đầu mối giao thông quan trọng của thủ đô trên
tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 32, đường vành đai 5, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc thủ đô. Xây dựng CSHT, phát triển nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội , thương mại, du lịch, dịch vụ của thị xã. [tr.2]
Trong Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 cũng đã đề cập tới việc phát triển các loại hình du lịch ở Sơn Tây. Trong quy hoạch phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ, cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì được xác định với các sản phẩm du lịch: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, du lịch văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm – Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp và du lịch nông nghiệp. Sân golf Đảo Vua, hồ Đồng Mô ( Sơn Tây) được xác định là một trong tám sân golf cao cấp theo quy hoạch hệ thống sân golf Việt Nam và quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí phức hợp sườn tây núi Ba Vì và Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam Đồng Mô – Sơn Tây nằm trong danh mục các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2020. [Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội (2012)]
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, UBND Sơn Tây đã tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển thương mại, du
lịch, dịch vụ; đầu tư CSHT đô thị. Thị xã đã xây dựng “Đề án phát triển
thương mại du lịch – dịch vụ (TM – DL – DV) giai đoạn 20122016, định
hướng phát triển đến năm 2020”, nhằm khai thác các tiềm năng để phát
triển TM – DL – DV, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp
– du lịch, dịch vụ
nông nghiệp và xác định ngành du lịch, dịch vụ
trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
2.2. Điều kiện cung du lịch cuối tuần của Sơn Tây
2.2.1. Tài nguyên du lịch
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
TNDL tự nhiên bao gồm các thành phần chính là: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên nước.
Vị trí địa lí
Sơn Tây là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực phía tây bắc thủ
đô có diện tích tự
nhiên là 113,46 km2, dân số
2012 là 181.831 người
(thống kê 2012). Cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc.
Phía Bắc giáp Sông Hồng và địa giới tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Nam giáp Sông Linh Khiêu và địa giới huyện Thạch Thất.
Phía Đông giáp địa giới huyện Phúc Thọ.
Phía Tây giáp địa giới huyện Ba Vì.
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, lại nằm
ở vị
trí thuận lợi,
gần thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với khu công nghiệp Việt Trì, thuỷ điện Hoà Bình, trung tâm văn hoá lớn trong tương lai như: Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam, chuỗi đô thị Miếu Môn Xuân Mai Hoà Lạc Sơn Tây, trường Đại học Quốc Gia... Như vậy, Sơn Tây có các đủ điều kiện để trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ ngơi của toàn vùng. Trong những
năm gần đây hoạt động du lịch
ở khu vực Sơn Tây đã có sự
phát triển
nhanh chóng, thu hút khách đến nghỉ ngơi, thăm quan, nghiên cứu.
Địa hình
Sơn Tây và Ba Vì là vùng đất có địa hình tương đối đa dạng: địa hình đồng bằng, gò đồi (Sơn Tây) và địa hình miền núi (Ba Vì). Địa hình Sơn Tây và Ba Vì có độ nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình là 250, càng lên cao độ dốc càng lớn. Có thể coi địa hình nơi đây là yếu tố nổi bật có sức hấp dẫn du khách.
Do cấu hình của địa hình, vùng đồi núi trong vùng bị chia cắt thành
nhiều khe núi khoét sâu tạo ra những cảnh quan tự nhiên đẹp như: thác nước (Ao Vua, thác Hương), các dòng suối, đồng thời tạo nên điều kiện thuận lợi xây dựng các hồ nước nhân tạo như: hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, phục vụ mục đích thuỷ lợi và du lịch. Khu vực Sơn Tây Ba Vì có độ cao
trung bình từ
400 600m, trong đó có một số
đỉnh cao như
Đỉnh Vua
(1296m), Tản Viên (1226m), Ngọc Hoa (1120m), Hang Hùm (776m), Da Dê (714m)... đã tạo cho khu vực những cảnh đẹp hùng vĩ và càng hấp dẫn hơn bởi nhiều địa danh gắn liền với các truyền thuyết lịch sử dựng nước
và giữ
nước của dân tộc như
truyền thuyết vua Hùng, Tản Viên, Sơn
Tinh, Thuỷ Tinh... Khí hậu
Khí hậu Sơn Tây, mùa hè nóng
ẩm, mưa nhiều, mùa đông chịu
ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão.
Lượng mưa trung bình năm là 1500 đến 1800mm; Mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Trong tháng này lượng mưa đạt 822,8mm; Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 12, 01, 02 trong 3 tháng chỉ đạt 19,9mm, số ngày mưa trong năm 140,2 ngày.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm: 22,30C;
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,20C.
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 20,70C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 41,00C.
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 4,50C.
Biên độ trung bình của nhiệt độ không khí là 6,50C. Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối, trung bình từ 84%.
Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm 66%.
Gió: Hướng gió chủ đạo trong năm: Đông Nam.
Có thể nói, khí hậu tại Sơn Tây là một điều kiện rất thuận lợi cho
phát triển du lịch đặc biệt là DLCT. Nền nhiệt độ trung bình 23,30C, ít xảy ra nhiễu loạn thời tiết rất phù hợp với sức khỏe con người. Khí hậu tại Sơn Tây khá trong lành, mát mẻ, nhiều cây xanh. Khách DLCT có thể đến Sơn Tây quanh năm, tham gia các hoạt động ngoài trời như bơi, câu cá,
thả
diều, lướt ván, tập làm nông dân, tham quan các di tích lịch sử
văn
hóa, lễ chùa, thư giãn, nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe vì khí hậu ở đây rất trong lành.
Nước
Sơn Tây có các sông: Sông Hồng, chảy qua phía Bắc thị xã dài 5,6km, rộng 1000m. Sông Tích, bắt nguồn từ núi Ba Vì, chảy qua thị xã dài 10km, rộng trung bình 50m. Đây là nét đẹp mà tự nhiên ban tặng cho thị xã.
Sơn Tây có hồ Đồng Mô rộng khoảng 1.260 ha, hồ Xuân Khanh rộng 104 ha. Diện tích mặt nước rộng chính là điểm hấp dẫn khách du lịch đến du lịch tại đây. Du khách đến đây có thể tham quan, ngắm cảnh, nghỉ ngơi đồng thời có thể tham gia nhiều loại hình du lịch như như câu cá, chèo thuyền, thăm hồ, đi cano, chơi golf… Như vậy có thể nói rằng tài nguyên nước ở Sơn Tây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
Sơn Tây là một vùng địa linh nhân kiệt với địa danh một ấp hai vua, với 288 vị tiến sỹ (TS) đỗ đạt dưới các triều đại tự chủ của đất nước.Thị xã có 183 di tích, công trình tôn giáo, cơ sở thờ tự tín ngưỡng và hàng trăm ngôi nhà cổ, trong đó có nhiều di tích mà tên gọi của nó gắn liền với tên