(3). Giải pháp dành cho cộng đồng địa phương
+ KT8: Tổ chức sản xuất những đặc sản địa phương, chế tác đồ thủ công làm quà lưu niệm cho du khách.
4.2.2. Nhóm giải pháp về xã hội
(1). Giải pháp dành cho cơ quan quản lý
+ XH1: Tăng cường quản lý các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật tại các khu du lịch
+ XH2: Xử phạt nghiêm minh các vụ vi phạm về tệ nạn xã hội
+ XH3: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về hành vi, lối sống lành mạnh. (2). Giải pháp dành cho các công ty du lịch
+ XH4: Thông báo trước cho cộng đồng địa phương về thời điểm triển khai dự án để họ có thời gian chuẩn bị tinh thần đương đầu với những thay đổi trong cuộc sống.
+ XH5: Tạo điều kiện cho lực lượng lao động địa phương tham gia vào các hoạt
động du lịch
+ XH6: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và thông thạo ngoại ngữ qua các trường lớp chuyên môn, sau đó cho thực tập tại các địa phương phát triển mạnh về du lịch như Nha Trang, Huế… để làm quen và học hỏi phong cách chuyên nghiệp
+ XH7: Thiết lập đội ngũ bảo vệ, tuần tra để giảm thiểu các tệ nạn xã hội trong các khu du lịch
+ XH8: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
+ XH9: Đầu tư các tủ thuốc và bố trí nhân viên y tế có chuyên môn trong các khu du lịch
+ XH10: Triển khai rộng rãi các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch cho du khách và cả người dân địa phương
+ XH11: Giáo dục kiến thức về du lịch và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong công cuộc phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận
(3). Giải pháp dành cho cộng đồng địa phương
+ XH12: Sau khi có thông tin về dự án du lịch tại địa phương, người dân nên chấp thuận vì những lợi ích to lớn về kinh tế mà dự án mang lại. Hợp tác tốt với chủ đầu tư và các cơ quan chức năng để được tạo cơ hội việc làm trong dự án.
+ XH13: Tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn
+ XH14: Làm người dẫn đường cho du khách tham quan
+ XH15: Tự học ngoại ngữ để dễ dàng giao tiếp với du khách nước ngoài (4). Giải pháp dành cho khách du lịch
+ XH16: Thân thiện với cộng đồng địa phương sẽ giúp du khách dễ dàng có thêm kiến thức về phong tục tập quán và những đặc điểm văn hóa thú vị của khu vực
+ XH17: Chấp hành các quy tắc luật lệ của khu du lịch
+ XH18: Nếu cảm thấy khu du lịch từng tham quan là tốt, hãy giới thiệu đến bạn bè và những người thân.
4.2.3. Nhóm giải pháp về môi trường
(1). Giải pháp dành cho cơ quan quản lý
+ MT1: Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để tranh thủ sự hỗ trợ ở những lĩnh vực cần thiết như: cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện đội ngũ khoa học – công nghệ, cán bộ quản lý…
+ MT2: Hỗ trợ tài chính đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch.
+ MT3: Bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch.
+ MT4: Khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch.
+ MT5: Trong hoạt động du lịch, thực hiện nội dung quy trình 10R bao gồm:
Recognize (Nhận thức): được coi là bước đầu tiên trong việc thực hiện vì đây là bước nhận thức các vấn đề, những tác động môi trường cũng như những cơ hội có được từ việc thực hiện chương trình quản lý môi trường.
Refuse (Từ chối): Đối với doanh nghiệp du lịch, cách đơn giản nhất trong việc thực hiện chương trình quản lý môi trường là từ chối không tiến hành những hoạt động có thể gây ra những tác hại đối với môi trường.
Reduce (Giảm thải): Trong nhiều trường hợp, không phải tất cả các hoạt động đều có thể thực hiện theo nguyên tắc từ chối, nhất là trong trường hợp không có nguyên liệu thay thế hoặc hoạt động thân thiện với môi trường thay thế. Trong trường hợp này, việc giảm thải xuống một mức đề ra trước là cần thiết.
Replace (Thay thế): Bước tiếp theo là thực hiện việc thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc ít gây độc hại. Ví dụ thay thế túi nhựa plastic bằng túi vải để đựng và trả đồ cho khách, tận dụng năng lượng mặt trời để thay thế các thiết bị sưởi, chiếu sáng…
Re-use (Tái sử dụng): Xem xét chất thải các nguồn cung ứng có thể tái sử dụng lại hay không. Ví dụ đối với hoạt động vận tải của doanh nghiệp du lịch, nếu có thể tái sử dụng các hóa chất sử dụng cho động cơ hoặc thiết bị bảo dưỡng, ban đầu việc làm này chưa thấy được lợi ích nhưng nếu tích lũy trong một thời gian dài (1 năm) thì ta sẽ thấy được một khối lượng lớn được tích lũy.
Recycle (Tái chế): Các loại chất thải từ hoạt động du lịch có thể được tận dụng và tái chế, làm giảm áp lực đối với môi trường trong việc tạo ra những nguyên liệu mới phục vụ cho hoạt động du lịch.
Re-engineer (Tái cơ cấu): Thay đổi trong cách thức quản lý môi trường để
giảm chi phí và đạt hiệu quả cao.
Retrain (Đào tạo lại): Đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên về các chương trình quản lý môi trường.
Reward (Thưởng): Đưa ra các mức khen thưởng cho các tổ chức, các nhân hoạt động trong ngành du lịch khi họ thực hiện tốt các chương trình quản lý môi trường và có các sáng kiến tốt để bảo vệ môi trường.
Re-educate (Giáo dục lại): Nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giới thiệu cho du khách về chất lượng môi trường trong sản phẩm du lịch.
+ MT6: Tăng cường công tác mở rộng địa bàn thu gom rác thải của Công ty Công trình Đô thị.
+ MT7: Đầu tư các phương tiện lao động thu gom rác, xử lý rác; bãi đổ rác, đường đi đổ rác phải được quy hoạch hợp lý
+ MT8: Đầu tư xây dựng và hoàn tất hệ thống cấp, thoát nước để đảm bảo cho việc thoát nước tại các cơ sở du lịch.
+ MT9: Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải nước thải của các cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bắt buộc tất cả các cơ sở hoạt động du lịch đều phải có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.
+ MT10: Xây dựng quy chế xử phạt đối với các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Điều tra thống kê các nguồn thải, nước thải và áp ụng công nghệ xử lý chất thải trong ngành du lịch.
+ MT11: Quy hoạch lại các khu sản xuất nước mắm (tạo thành một làng nghề truyền thống – một điểm tham quan học tập), các khu chế biến hải sản để tập trung sản xuất mà không gây ô nhiễm môi trường du lịch
+ MT12: Quy hoạch khu cập bến của tàu thuyền đánh bắt hải sản của địa phương cũng như của các tỉnh lân cận tránh xa khu vực được quy hoạch dành cho du lịch.
+ MT13: Sở Giao Thông Vận Tải cần tăng cường trong công tác đăng kiểm và kiểm tra thực hiện các yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy phục vụ hoạt động du lịch.
(2). Giải pháp dành cho các công ty du lịch
+ MT14: Dành ngân sách thích hợp để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đến phương tiện, thiết bị hiện đại và hệ thống thông tin dữ liệu khoa học về môi trường
+ MT15: Phân loại chất thải rắn tại nguồn với 2 loại: hữu cơ và vô cơ với 2 thùng rác: màu xanh (hữu cơ) và màu đỏ (vô cơ) hoặc 1 thùng rác có 2 ngăn được thiết kế trang nhã, bố trí phù hợp trong khung cảnh du lịch
+ MT16: Thực hiện chương trình “Nói không với bao ny-lon”.
+ MT17: Thu gom riêng chất thải rắn nguy hại, ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến vận chuyển đi xử lý. Lập sổ đang ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
+ MT18: Quy hoạch hệ thống thoát nước chia thành 2 tuyến tách biệt: Tuyến 1 dành riêng cho thoát nước mưa và nước thải “quy ước sạch”. Tuyến 2 dành riêng cho việc thoát nước thải nhiễm bẩn từ các khu du lịch.
+ MT19: Các cơ sở du lịch có sử dụng máy phát điện phải được bố trí cách âm, tránh gây ô nhiễm tiếng ồn đến khu vực xung quanh.
+ MT20: Phối hợp các loại cây khác nhau để tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường cho các khu du lịch.
+ MT21: Tuyệt đối không phá rừng để xây dựng các khu du lịch
+ MT22: Lập báo cáo ĐTM, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường
+ MT23: Gửi báo cáo giám sát môi trường định kỳ về Sở Tài nguyên và Môi trường và địa phương.
+ MT24: Tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp, phản hồi từ du khách, nhân viên và cộng đồng để cải tiến hiệu quả các công tác bảo vệ tài nguyên môi trường.
(3). Giải pháp dành cho cộng đồng địa phương
+ MT25: Phối hợp giữa chính quyền địa phương cùng nhân dân và du khách triển khai vệ sinh môi trường trên địa bàn các khu du lịch tình Bình Thuận
+ MT26: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: không phóng uế, vứt rác bừa bãi, không chặt cây, phá rừng…
+ MT27: Thực hiện phân loại rác tại nguồn
+ MT28: Thành lập các khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường
+ MT29: Thực hiện các “Ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp” (4). Giải pháp dành cho khách du lịch
+ MT30: Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, không phóng uế bừa bãi…
+ MT31: Thực hiện đúng các yêu cầu, hướng dẫn của khu du lịch về bảo vệ môi trường
4.3. Giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững từng loại hình du lịch tỉnh Bình Thuận
Các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững từng loại hình du lịch tỉnh Bình Thuận được đề xuất trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững từng loại hình du lịch tỉnh Bình Thuận
Du lịch sinh thái | Du lịch văn hóa, lễ hội – sự kiện | Du lịch điều dưỡng, nghỉ dưỡng | Du lịch vui chơi giải trí, thể thao | Du lịch mua sắm | Du lịch MICE | Du lịch tham quan | Du lịch caravan | Du lịch home- stay | |
Nhóm giải pháp về kinh tế | |||||||||
KT1 | x | x | x | x | x |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 15
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 16
- Cơ Sở Để Đề Xuất Các Giải Pháp Bvmt Theo Định Hướng Ptbv Ngành Du Lịch Bình Thuận
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 19
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 20
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Du lịch sinh thái | Du lịch văn hóa, lễ hội – sự kiện | Du lịch điều dưỡng, nghỉ dưỡng | Du lịch vui chơi giải trí, thể thao | Du lịch mua sắm | Du lịch MICE | Du lịch tham quan | Du lịch caravan | Du lịch home- stay | |
x | x | x | x | x | |||||
x | x | x | x | x | x | x | x | x | |
x | x | x | x | x | x | x | |||
x | x | x | x | x | x | ||||
x | x | ||||||||
x | x | x | x | ||||||
x | x | x | |||||||
Nhóm giải pháp về xã hội | |||||||||
XH1 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH2 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH3 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH4 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH5 | x | x | x | x | x | x | x | x | |
XH6 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH7 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH8 | x | x | x | x | |||||
XH9 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH10 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH11 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH12 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH13 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
Du lịch sinh thái | Du lịch văn hóa, lễ hội – sự kiện | Du lịch điều dưỡng, nghỉ dưỡng | Du lịch vui chơi giải trí, thể thao | Du lịch mua sắm | Du lịch MICE | Du lịch tham quan | Du lịch caravan | Du lịch home- stay | |
XH14 | x | x | x | x | |||||
XH15 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH16 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH17 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
XH18 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
Nhóm giải pháp về môi trường | |||||||||
MT1 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT2 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT3 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT4 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT5 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT6 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT7 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT8 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT9 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT10 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT11 | x | x | |||||||
MT12 | x | x | x | x | x | x | |||
MT13 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT14 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
MT15 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |