Du lịch sinh thái | Du lịch văn hóa, lễ hội – sự kiện | Du lịch điều dưỡng, nghỉ dưỡng | Du lịch vui chơi giải trí, thể thao | Du lịch mua sắm | Du lịch MICE | Du lịch tham quan | Du lịch caravan | Du lịch home- stay | Tổng cộng | |
III.7. Tỉ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý tại các khu du lịch | 19 | 18 | 18 | 18,4 | 17 | 16 | 17 | 16 | 17 | 156,4 |
III.8. Tỉ lệ các khu du lịch có bố trí thùng rác thu gom chất thải rắn | 29,4 | 25,2 | 28,5 | 24,9 | 22,5 | 25,5 | 27 | 21 | 26,4 | 230,4 |
III.9. Tỉ lệ các khu du lịch có lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại | 19,5 | 12 | 15 | 13,5 | 9 | 15 | 15,6 | 9,6 | 17,1 | 126,3 |
III.10. Tỉ lệ các khu du lịch có ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại | 25,5 | 21 | 24 | 24 | 19,5 | 21 | 22,5 | 16,5 | 27 | 201 |
III.11. Tỉ lệ các khu du lịch có gửi báo cáo giám sát môi trường định kỳ về các cơ quan quản lý cấp tỉnh/ cấp huyện | 22,5 | 20,4 | 19,5 | 21 | 18 | 18,6 | 21,9 | 16,5 | 22,5 | 180,9 |
III.12. Tỉ lệ các khu du lịch đã có báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt | 23,4 | 19,8 | 21,9 | 20,4 | 16,5 | 18,6 | 20,4 | 15,9 | 22,5 | 179,4 |
III.13. Tỉ lệ các khu du lịch có tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên | 4 | 3,5 | 4,5 | 3,2 | 2,5 | 3 | 5 | 2 | 5,4 | 33,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Mức Độ Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Tỉnh Bình Thuận Theo Các Tiêu Chí Đã Xây Dựng
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 15
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 16
- Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Theo Định Hướng Phát Triển Bền Vững Từng Loại Hình Du Lịch Tỉnh Bình Thuận
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 19
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 20
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Du lịch sinh thái | Du lịch văn hóa, lễ hội – sự kiện | Du lịch điều dưỡng, nghỉ dưỡng | Du lịch vui chơi giải trí, thể thao | Du lịch mua sắm | Du lịch MICE | Du lịch tham quan | Du lịch caravan | Du lịch home- stay | Tổng cộng | |
III.14. Tỉ lệ phần trăm các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường không khí đạt QCVN 05:2009/ BTNMT | 24 | 27 | 28,5 | 22,5 | 23,4 | 25,5 | 24 | 22,5 | 25,5 | 222,9 |
III.15. Tỉ lệ phần trăm các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường nước mặt đạt QCVN 08:2008/ BTNMT | 22,5 | 24 | 22,5 | 21 | 25,5 | 25,5 | 23,4 | 24 | 21,9 | 210,3 |
III.16. Tỉ lệ phần trăm các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường nước ngầm đạt QCVN 09:2008/ BTNMT | 27 | 28,5 | 28,5 | 25,5 | 28,5 | 28,5 | 25,5 | 27 | 24 | 243 |
III.17. Tỉ lệ phần trăm các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường nước biển ven bờ đạt QCVN 10:2008/ BTNMT | 22,5 | 25,5 | 24 | 21 | 25,5 | 27 | 24 | 22,5 | 21 | 213 |
Tổng cộng | 498,6 | 392,3 | 484,3 | 385 | 313 | 342,3 | 403,9 | 281,9 | 503,6 | 3.604,9 |
Nhận xét:
a). Đánh giá sự phát triển bền vững của từng loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Du lịch sinh thái: Với 29 thông số, chỉ số PTBV đạt được là 498,6 điểm nên du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển bền vững trung bình.
- Du lịch văn hóa, lễ hội – sự kiện: Với 26 thông số, chỉ số PTBV đạt được là 392,3 điểm nên du lịch văn hóa, lễ hội – sự kiện tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển bền vững trung bình.
- Du lịch điều dưỡng, nghỉ dưỡng: Với 27 thông số, chỉ số PTBV đạt được là 484,3 điểm nên du lịch điều dưỡng, nghỉ dưỡng tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển bền vững trung bình.
- Du lịch vui chơi giải trí, thể thao: Với 24 thông số, chỉ số PTBV đạt được là 385 điểm nên du lịch vui chơi giải trí, thể thao tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển bền vững trung bình.
- Du lịch mua sắm: Với 23 thông số, chỉ số PTBV đạt được là 313 điểm nên du lịch mua sắm tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển bền vững trung bình.
- Du lịch MICE: Với 24 thông số, chỉ số PTBV đạt được là 342,3 điểm nên du lịch MICE tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển bền vững trung bình.
- Du lịch tham quan: Với 27 thông số, chỉ số PTBV đạt được là 403,9 điểm nên du lịch tham quan tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển bền vững trung bình.
- Du lịch caravan: Với 24 thông số, chỉ số PTBV đạt được là 281,9 điểm nên du lịch caravan tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển kém bền vững.
- Du lịch home-stay: Với 29 thông số, chỉ số PTBV đạt được là 503,6 điểm nên du lịch home-stay tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển bền vững trung bình.
b). Đánh giá sự phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
Toàn ngành du lịch tỉnh Bình Thuận với 09 loại hình du lịch, 233 thông số đánh giá,, chỉ số PTBV đạt được là 3.604,9 điểm nên ngành du lịch tỉnh Bình Thuận được đánh giá là phát triển bền vững trung bình.
CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TÌNH BÌNH THUẬN
4.1. Cơ sở để đề xuất các giải pháp BVMT theo định hướng PTBV ngành du lịch Bình Thuận
Ngành du lịch Bình Thuận hiện đang phát triển khá bền vững tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân chính được kể đến như sau:
- Điểm xuất phát của nền kinh tế Bình Thuận thấp so với cả nước, nhất là về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, mức sống và trình độ dân trí của người dân nhìn chung còn thấp gây trở ngại lớn đối với việc bảo vệ và khai thác tài nguyên phục vụ du lịch, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Mối quan hệ liên ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững. Mối quan hệ liên ngành sẽ đảm bảo giải quyết một số vấn đề:
+ Điều hoà lợi ích giữa các ngành, tạo môi trường cho du lịch phát triển.
+ Đảm bảo thực hiện tốt các quy hoạch.
+ Đảm bảo triển khai chiến lược Marketing.
+ Dễ dàng khắc phục rủi ro…
- Ngành du lịch Bình Thuận vừa qua giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa có sự thống nhất về vai trò, vị trí của ngành du lịch trong mối quan hệ với các ngành ở địa phương. Hệ thống văn bản pháp qui thiếu đồng bộ. Các thể chế chính sách phát triển còn thiếu. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch không rõ ràng chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc phát triển ngành du lịch. Điều này cản trở những định hướng trong quản lý khai thác tài nguyên theo hướng bền vững, cản trở việc triển khai thực hiện các quy hoạch ngành.
- Chính sách về khuyến khích đầu tư phát triển du lịch và các văn bản có liên quan đến hoạt động du lịch như chính sách về đất đai, thuế, thu hút đầu tư, lao động và đào tạo… triển khai chậm.
- Một số mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế biển như vấn đề bố trí luồng lạch cho ghe thuyền đánh bắt hải sản ven bờ với việc tổ chức các dịch vụ du lịch ven biển, vấn đề quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản với quy hoạch phát triển du lịch… chưa được khắc phục dẫn đến tình trạng khai thác kinh doanh tuỳ tiện gây tác hại xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Đây là công việc cực kỳ khó khăn, phải có kinh phí khá lớn và phải có sự nhất trí cao trong các ngành, các cấp và phải làm cho nhân dân đồng tình ủng hộ thì mới có thể giải quyết được.
- Tổ chức bộ máy của ngành du lịch chưa tương xứng, sự chỉ đạo thiếu hiệu quả. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch bền vững. Công tác quản lý quy hoạch du lịch còn yếu, những biện pháp được triển khai trong thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 và quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển một số cụm du lịch chưa đồng bộ, việc phân công, phân cấp cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với khu du lịch chưa rõ. Những công việc cần làm sau khi khu quy hoạch du lịch được duyệt như phân lô, cắm mốc, quản lý đất đai, xây dựng… chưa được triển khai một cách tích cực. Việc xây dựng các công trình hạ tầng trong khu quy hoạch còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu đầu tư, còn nhiều bất cập.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của khách du lịch và các nhà đầu tư. Việc mở rộng thị trường còn nhiều lúng túng, ngay cả khách nội địa cũng thiếu thông tin cần thiết về du lịch tỉnh Bình thuận, nhất là khách từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, các tỉnh phía Bắc. Cho đến nay có rất ít sự tiếp cận thị trường và quảng cáo về du lịch của Việt Nam ở Mỹ, châu Âu và ngay cả Singapo, Thái Lan hay Hàn Quốc. Điều này dẫn tới tình trạng là nhiều khách du lịch quốc tế đã không coi Việt Nam nằm trong số điểm du lịch hấp dẫn mà mình cần phải tới thăm. Thiếu thốn thông tin về Việt Nam đối với nhiều du khách quốc tế, tệ quan liêu và những thủ tục rắc rối khi xin nhập cảnh là
các trở ngại đối với sự phát triển du lịch của Việt Nam nói chung trong đó có tỉnh Bình Thuận.
- Do thiếu quan tâm tiếp cận thị trường du lịch, đầu tư quá mức trong lĩnh vực xây dựng khách sạn, phát triển tự phát, không có quy hoạch của các cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn mini, đã nâng tổng số phòng khách sạn lên cao, tạo ra sự khủng hoảng thừa, dẫn đến tình trạng “dư phòng, đói khách”, hạ thấp công suất sử dụng phòng trung bình năm.
- Trình độ quản lý và đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa ngang tầm đòi hỏi của yêu cầu, nhiệm vụ phát triển ngành du lịch. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành du lịch quá ít, trình độ về ngoại ngữ của số lao động trong ngành còn rất thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành còn khá cao. Số lượng hướng dẫn viên du lịch ít và thiếu kinh nghiệm. Chất lượng đội ngũ trong ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách, nhất là đối với khách quốc tế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong hiện tại và tương lai.
- Trình độ dân trí thấp, người dân không hiểu được những gì là lợi ích lâu dài cho cả cộng đồng và cho bản thân mình. Họ cũng ít quan tâm đến những gì mà du khách suy nghĩ và tìm kiếm. Do vậy họ lại chính là những người có thể phá huỷ những gì là tài sản quý giá, những nét đẹp văn hoá của mình để mong thu được chút lợi từ du lịch. Mọi vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng một phần xuất phát từ đó. Đây cũng là yếu tố đánh mất tính bền vững của du lịch. Ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường của một bộ phận dân cư còn chưa cao. Nhận thức chung về vai trò, vị trí, ý nghĩa của ngành du lịch trong xã hội, trong dân, các ngành, các cấp còn chưa đầy đủ. Chưa tạo được chuyển biến sâu rộng trong xã hội ý thức trách nhiệm tham gia phát triển du lịch từ việc giữ gìn bảo vệ tài nguyên, sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường, trật tự vệ sinh ở các tuyến, điểm du lịch đến thái độ đối với du khách trong tầng lớp nhân dân, cán bộ thừa hành công vụ.
Ở Chương 3 của Luận văn, học viên đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tính bền vững sự phát triển của ngành du lịch Bình Thuận nhằm giúp các nhà quản lý môi trường có thêm công cụ để thực hiện công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hướng đến và duy trì phát triển bền vững ngành du lịch tình Bình Thuận. Trên cơ sở đó, học viên đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững toàn ngành du lịch tỉnh Bình Thuận nói chung và từng loại hình du lịch như sau:
4.2. Giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững toàn ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
4.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế
Kinh tế là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của ngành du lịch. Do đó, học viên đề xuất nhóm giải pháp về kinh tế nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận như sau:
(1). Giải pháp dành cho cơ quan quản lý
+ KT1: Kêu gọi thu hút đầu tư phát triển du lịch tại các khu vực có tiềm năng lớn về du lịch
+ KT2: Mở rộng hợp tác trong nước cũng như nước ngoài
+ KT3: Đưa ra các chính sách phù hợp với định hướng phát triển bền vững du lịch
+ KT4: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch mở rộng, phát triển quy mô (hỗ trợ về tài chính và các thủ tục pháp lý…)
(2). Giải pháp dành cho các công ty du lịch
+ KT5: Đầu tư xây dựng thêm các khu du lịch, khách sạn, phòng nghĩ phục vụ lưu trú của khách du lịch
+ KT6: Đầu tư xây dựng thêm các khu dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, hàng hóa phục vụ lưu trú của khách du lịch
+ KT7: Đầu tư mua sắm các phương tiện đưa đón, vận chuyển khách du lịch