Chỉ Định Điều Trị Nội Khoa Cho U Lympho Tuyến Lệ


3.2.2.7. Biến chứng sau điều trị u biểu mô tuyến lệ


Biểu đồ 3 14 Biến chứng sau điều trị u biểu mô tuyến lệ Nhóm u hỗn hợp 1


Biểu đồ 3.14. Biến chứng sau điều trị u biểu mô tuyến lệ


Nhóm u hỗn hợp tuyến lệ lành tính có các biến chứng tại mắt bao gồm sụp mi (94,1%), tê bì vùng mi (64,3%), sẹo mi (52,9%), khô mắt (48%) sau phẫu thuật. Nhóm này không có biến chứng toàn thân sau điều trị.

Nhóm ung thư biểu mô tuyến lệ sau điều trị có các biến chứng tại mắt bao gồm: tê bì vùng mi (83,3%), sụp mi (70%), sẹo mi (13,3%), song thị (10%) sau phẫu thuật, khô mắt (62,5%), rụng lông mi (60%), teo tổ chức xung quanh hốc mắt (46,7%), đỏ và kích ứng da xung quanh hốc mắt (20%), loét giác mạc (10%), xuất huyết tiền phòng (6,7%), tăng nhãn áp (6,7%) sau xạ trị tại chỗ. Biến chứng toàn thân sau điều trị nội khoa có buồn nôn và nôn (40%), rụng tóc 40%, sút cân (26,7%), rối loạn tiêu hóa (20%), hốc mắt nạo vét chảy dịch (20%), sốt (13,3%).

3.2.3. Kết quả điều trị u lympho tuyến lệ

3.2.3.1. Chỉ định điều trị nội khoa cho u lympho tuyến lệ

Bảng 3.25. Chỉ định điều trị nội khoa cho u lympho tuyến lệ


U lympho tuyến lệ

Điều trị nội khoa

Quá sản lympho

(n = 47)

U lympho ác tính

(n = 28)

Tổng

(n = 75)

n

%

n

%

n

%

45

95,7

28

100,0

73

97,3

Không

2

4,3

0

0,0

2

2,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Trong 75 bệnh nhân nhóm u lympho tuyến lệ, 97,3% điều trị nội khoa, chỉ có 2 bệnh nhân (2,7%) phẫu thuật. Trong 47 bệnh nhân nhóm quá sản lympho tuyến lệ, 95,7% điều trị nội khoa, chỉ có 4,3% được phẫu thuật. Trong 28 bệnh nhân nhóm u lympho ác tính, 100% điều trị nội khoa.


* Phân bố các phương pháp điều trị nội khoa u lympho


Biểu đồ 3 15 Phân bố các phương pháp điều trị nội khoa u lympho Trong nhóm 2

Biểu đồ 3.15. Phân bố các phương pháp điều trị nội khoa u lympho

Trong nhóm quá sản lympho, 100% dùng liệu pháp corticoid, có 1 bệnh nhân dùng liệu pháp miễn dịch, không có bệnh nhân nào hóa trị hoặc xạ trị. Trong số 69 bệnh nhân u lympho ác tính được điều trị có 82,6% hóa trị, 13% xạ trị, 4,3% dùng corticoid, không có bệnh nhân nào điều trị miễn dịch.


3.2.3.2. Theo dõi trước và sau điều trị nội khoa u lympho tuyến lệ

Bảng 3.26. Dấu hiệu hạn chế vận nhãn, song thị, tình trạng khối u trước và sau điều trị u lympho

U lympho tuyến lệ

Dấu hiệu

Quá sản lympho

P

U lympho ác tính

P

n

%

n

%

Hạn chế vận nhãn

Trước điều trị

Bình thường

42

89,4

-

23

82,1

-

Hạn chế

5

10,6

5

17,9

1 tuần

Bình thường

44

93,6

0,5

19

86,4

1,0

Hạn chế

3

6,4

3

13,6

1 tháng

Bình thường

44

95,7

0,25

19

90,5

0,5

Hạn chế

2

4,3

2

9,5

3 tháng

Bình thường

46

100,0

0,063

19

95,0

0,5

Hạn chế

0

0,0

1

5,0

6 tháng

Bình thường

46

100,0

0,063

20

100,0

0,25

Hạn chế

0

0,0

0

0,0

1 năm

Bình thường

46

97,9

0,063

26

92,9

0,625

Hạn chế

1

2,1

2

7,1

Song thị

Trước

điều trị

Không

46

97,9

-

26

92,9

-

1

2,1

2

7,1

1 tuần

Không

46

97,9

1,0

20

90,9

1,0

1

2,1

2

9,1

1 tháng

Không

46

100,0

1,0

20

95,2

1,0

0

0,0

1

4,8

3 tháng

Không

46

100,0

1,0

20

100,0

1,0

0

0,0

0

0,0

6 tháng

Không

45

97,8

1,0

20

100,0

1,0

1

2,2

0

0,0

1 năm

Không

46

100,0

1,0

20

100,0

1,0

0

0,0

0

0,0

Tình trạng khám u

Trước

điều trị

Sờ không u

0

0

-

1

3,6

-

Sờ có u

47

100,0

27

96,4

1 tuần

Hết u

39

83,0

0,0001*

4

18,2

0,125

Còn u

8

17,0

18

81,8

1 tháng

Hết u

42

91,3

0,0001*

10

47,6

0,002*

Còn u

4

8,7

11

52,4

3 tháng

Hết u

31

67,4

0,0001*

16

80,0

0,0001*

Còn u

15

32,6

4

20,0

6 tháng

Hết u

27

58,7

0,0001*

19

95,0

0,0001*

Còn u

19

41,3

1

5,0

1 năm

Hết u

24

52,2

0,0001*

19

86,4

0,0001*

Còn u

22

47,8

3

13,6

(n: Tần số, %: Tỷ lệ, *: p < 0,05, : t-test ghép cặp (test McNemar))


Không có sự khác biệt về tỷ lệ hạn chế vận nhãn giữa trước điều trị và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm ở nhóm quá sản lympho và nhóm u lympho ác tính (p > 0,05).

Tương tự, không có sự khác biệt tỷ lệ song thị giữa trước điều trị và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm ở nhóm quá sản lympho và nhóm u lympho ác tính (p > 0,05).

Nhóm quá sản lympho và u lympho ác tính đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ khám có khối u giữa trước điều trị và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm (p < 0,05).

Bảng 3.27. Dấu hiệu lệch nhãn cầu xuống dưới và vào trong, độ lồi mắt trước và sau điều trị u lympho

U lympho tuyến lệ

Dấu hiệu

Quá sản lympho

P

U lympho ác tính

P

Trung bình

± SD

Trung bình

± SD

Lệch nhãn cầu - Lệch xuống dưới (mm)

Trước điều trị

0,21

0,72

-

0,64

1,193

-

1 tuần

0,11

0,429

0,058

0,45

0,912

0,329

1 tháng

0,09

0,412

0,057

0,24

0,625

0,214

3 tháng

0,02

0,147

0,048*

0,00

0,00

0,09

6 tháng

0,00

0,00

0,049*

0,00

0,00

0,09

1 năm

0,00

0,00

0,049*

0,14

0,64

0,446

Lệch nhãn cầu - Lệch vào trong (mm)

Trước điều trị

0,19

0,647

-

0,29

0,713

-

1 tuần

0,09

0,351

0,058

0,27

0,703

-

1 tháng

0,07

0,327

0,057

0,14

0,478

0,329

3 tháng

0,02

0,147

0,044*

0,00

0,00

0,163

6 tháng

0,00

0,00

0,048*

0,00

0,00

0,163

1 năm

0,00

0,00

0,048*

0,14

0,64

0,815

Độ lồi mắt (mm)

Trước điều trị

13,2

2,7

-

15,1

3,9

-

1 tuần

0,5

1,3

0,011*

0,6

1,3

0,031*

1 tháng

0,7

1,5

0,005*

1,1

3,1

0,102

3 tháng

0,8

1,9

0,007*

1,9

3

0,011*

6 tháng

0,9

1,9

0,007*

2,2

3,7

0,011*

12 tháng

0,9

2

0,005*

2,2

3,7

0,011*

(± SD: Độ lệch chuẩn, *: p < 0,05, : Kiểm định so sánh 2 giạ trị trung bình ghép cặp t-test (Paired-Samples T Test)


Nhóm quá sản lympho có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ lệch nhãn cầu xuống dưới và vào trong giữa các cặp nhóm trước phẫu thuật và lần lượt với sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng, 1 năm (p < 0,05).

Nhóm quá sản lympho và u lympho ác tính đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ lồi mắt của bệnh nhân trước điều trị và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng (p < 0,05).

3.2.3.3. Biến chứng sau điều trị u lympho tuyến lệ

Biểu đồ 3 16 Biến chứng sau điều trị u lympho tuyến lệ Nhóm quá sản lympho 3


Biểu đồ 3.16. Biến chứng sau điều trị u lympho tuyến lệ


Nhóm quá sản lympho có 1 bệnh nhân sụp mi sau phẫu thuật trong số 2 bệnh nhân được phẫu thuật. Biến chứng toàn thân ở nhóm này bao gồm rối loạn tiêu hóa (21,3%), tăng cân (43,5%) sau dùng corticoid đường uống.

Nhóm u lympho ác tính có biến chứng teo mỡ hốc mắt xung quanh (23%), rụng lông mi (23%), khô mắt (14,3%), đỏ và kích ứng da (4,3%) sau xạ trị tại chỗ. Biến chứng toàn thân sau điều trị hóa chất gồm: buồn nôn và nôn 65,2%, rụng tóc 87%, rối loạn tiêu hóa 65,2%, sút cân 65,2%, sốt 4,3%, thiếu máu 4,3%, tăng cân 4,3%.

3.2.4. Tái phát u

Bảng 3.28. Tình hình tái phát u ở các thời điểm theo dõi


Thời điểm (tháng)

U HHTL

lành tính

UTBM

tuyến lệ

Quá sản

lympho

U lympho

ác tính

Tổng

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

0

17

100

8

61,5

21

45,7

10

43,5

56

56,6

1

0

0,0

0

0,0

4

8,7

11

47,8

15

15,2

3

0

0,0

0

0,0

13

28,3

0

0,0

13

13,1

6

0

0,0

1

7,7

5

10,9

0

0,0

6

6,1

12

0

0,0

4

30,8

3

6,5

2

8,7

9

9,1

Tổng

17

100

13

100

46

100

23

100

99

100

U hỗn hợp tuyến lệ không tái phát ở tất cả các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Ung thư biểu mô tuyến lệ tái phát lần đầu tiên ở thời điểm 6 tháng (1 trường hợp), sau đó 12 tháng có 4 trường hợp. Quá sản lympho tái phát ở tất cả các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm tỉ lệ lần lượt là 8,7%, 28,3%, 10,9%, 6,5%. U lympho ác tính tái phát/còn u ở thời điểm 1 tháng 47,8% sau đó đến 12 tháng mới có bệnh nhân tái phát (8,7%).

3.2.5. Kết quả điều trị của nhóm u tuyến lệ ác tính

3.2.5.1. Các cơ sở y tế phối hợp điều trị u tuyến lệ ác tính

Hầu hết u tuyến lệ ác tính cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Chúng tôi đã phối hợp với các bệnh viện chuyên khoa điều trị ung thư để điều trị ung thư tuyến lệ bằng xạ trị hoặc hóa chất toàn thân đưa đến hiệu quả điều trị cao


nhất cho người bệnh. Số bệnh nhân u tuyến lệ ác tính điều trị tại bệnh viện K chiếm tỷ lệ cao nhất (58,2%) sau đó là bệnh viện Huyết học và truyền máu Trung ương chiếm 20,9%, bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Trung tâm y học hạt nhân bệnh viện Bạch Mai đều chiếm 9,3%, bệnh viện Trung ương quân đội 108 chiếm 2,3%.

Biểu đồ 3 17 Các cơ sở y tế phối hợp điều trị u tuyến lệ ác tính 4

Biểu đồ 3.17. Các cơ sở y tế phối hợp điều trị u tuyến lệ ác tính

3.2.5.2. Tình trạng di căn của u tuyến lệ ác tính

Bảng 3.29. Tình trạng di căn của u tuyến lệ ác tính


U tuyến lệ

ác tính

Di căn

UTBM tuyến lệ

(n = 13)

U lympho ác tính

(n = 23)

Tổng

(n = 36)

n

%

n

%

n

%

Di căn vùng

Không

9

69,2

17

73,9

26

72,2

4

30,8

6

26,1

10

27,7

Di căn xa

Không

7

53,8

19

82,6

26

72,2

6

46,2

4

17,4

10

27,7

Ung thư tuyến lệ có 27,7% di căn vùng và 27,7% di căn xa. Nhóm ung thư biểu mô tuyến lệ có 30,8% di căn vùng và 46,2% di căn xa. Nhóm u lympho ác tính có 26,1% có di căn vùng và 17,4% có di căn xa. Ở nhóm ung thư biểu mô tuyến lệ có 2 ung thư biểu mô dạng tuyến nang có di căn vùng, trong quá trình phẫu thuật thấy u lan ra toàn bộ hốc mắt phía sau, ăn mòn phá hủy xương nền sọ, đã được nạo vét tổ chức

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022