TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã đưa ra được một bức tranh tổng thể về định hướng và mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
Chương 3 đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị. Các giải pháp được chia làm 2 nhóm: nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị và nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị. Mỗi nhóm giải pháp đều bao gồm cả nhóm giải pháp vi mô, đó là những giải pháp đối với các công ty kinh doanh lữ hành, các hướng dẫn viên du lịch và các nhà cung ứng dịch vụ có liên quan tới thực hiện chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị, trong đó giải pháp quan trọng nhất và cần thiết phải thực hiện là xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình du lịch và việc đánh giá chất lượng sau mỗi chuyến tham quan. Trong giải pháp này đã nêu rõ nên sử dụng tiêu chí nào, xác định mức độ quan trọng của tiêu chí đó như thế nào, phương pháp đánh giá. Ngoài ra, còn có nhóm giải pháp vĩ mô, là những kiến nghị đối với Bộ, Ban, Ngành có liên quan. Tất cả các giải pháp đưa ra đều căn cứ trên các tiêu chí của bảng hỏi điều tra và kết quả đánh giá của khách du lịch (nội địa, quốc tế) và hướng dẫn viên du lịch.
KẾT LUẬN
Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của chương trình du lịch và chất lượng chương trình du lịch. Luận văn đã khẳng định được tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng chương trình du lịch. Đây được xem như là một trong những nhân tố thu hút ngày càng đông khách du lịch trong và ngoài nước đến với Quảng Trị nói chung và chương trình du lịch vùng phi quân sự nói riêng, đồng thời thu hút khách du lịch quay trở lại với Quảng Trị. Luận văn đã khái quát và đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch đến với chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị. Những tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình du lịch bao gồm tiêu chí tiện lợi, tiện nghi, lịch sự chu đáo, vệ sinh và an toàn.
Trên cơ sở thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp, luận văn đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng một số thị trường khách du lịch trọng điểm của Quảng Trị. Việc phân tích đánh giá cho thấy (1) tỷ trọng khách du lịch trong nước đến Quảng Trị, (2) khách du lịch đến Quảng Trị chủ yếu là những người đến lần đầu tiên, (3) hai mục đích đến Quảng trị chủ yếu của khách du lịch là tham quan, thăm người thân và bạn bè, (4) thời gian lưu lại Quảng Trị của khách chủ yếu là 01 ngày,
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Phát Triển Du Lịch Ở Quảng Trị Theo Nghị Quyết 13/207/nq- Hđnd
- Nhóm Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Thực Hiện Chương Trình Du Lịch Vùng Phi Quân Sự Ở Quảng Trị
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ăn Uống
- Pm: End Dmz Tour And Back Hue City About 6:00 Pm.
- Đây Là Lần Thứ Bao Nhiêu Quý Khách Đến Quảng Trị?
- Would You Please Give Me Your Assessment On Quality Of Transportation Services
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
(5) khách du lịch thường trực tiếp đến công ty lữ hành để mua chương trình du lịch.
Để phân tích thực trạng chương trình du lịch, học viên đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đối tượng nghiên cứu là khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và hướng dẫn viên cho chương trình du lịch vùng phu quân sự ở Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh một số điểm mạnh của chương trình và một số thành công mà các công ty lữ hành đạt được đối với việc cung ứng chương trình du lịch có chất lượng, các công ty lữ hành cũng còn một số hạn chế nhất định.
- Những hạn chế mang tính chủ quan bao gồm:
+ Chưa xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình du lịch, phương pháp đánh giá còn thiếu tính khách quan;
+ Chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên chưa được đánh giá cao về kiến thức lịch sử và kỹ năng thuyết minh;
+ Chưa có sự phối hợp giữa các công ty lữ hành, giữa công ty lữ hành với các tổ chức liên quan và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch;
+ Chưa chú trọng tới hoạt động nghiên cứu thị trường;
- Những hạn chế khách quan bao gồm:
+ Sự cạnh tranh thiếu nguyên tắc của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
+ Việc đầu tư, trưng bày và khai thác các điểm du lịch chưa tốt;
+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ngành hữu quan.
Nguyên nhân của những hạn chế có nhiều, nhưng nổi bật là những nguyên nhân sau: Thiếu hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình du lịch, thiếu mối quan hệ chặt chẽ của công ty lữ hành với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và các nhà cung ứng liên quan khác.
Cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị cho các công ty lữ hành cũng như đối với các tổ chức, cơ quan liên quan, luận văn đã căn cứ vào phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển du lịch ở tỉnh Quảng trị theo nghị quyết 13/207/NQ-HĐND. Nhóm giải pháp mà tác giả đưa ra bao gồm hai nhóm:
+ Nhóm giải pháp cho chất lượng thiết kế chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị;
+ Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị (vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên, các điểm tham quan)
Để nâng cao chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị, các công ty lữ hành nên (1) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá chất lượng chương trình du lịch; (2) đảm bảo và nâng cao chất lượng chương trình du lịch; (3) liên tục cải tiến chất lượng chương trình du lịch; (4) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch (hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, nhà hàng).
Những kiến nghị của luận văn đối với các tổ chức và cơ quan nhà nước bao gồm:
+ Phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phát triển hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình du lịch để hệ thống tiêu chí đó trở thành hệ thống tiêu chí chuẩn hóa trong kinh doanh lữ hành;
+ Tập trung xây dựng mới và nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch;
+ Chỉ đạo, quan tâm tăng cường nguồn lực cho công tác xúc tiến quảng bá, giao lưu đối ngoại trên linh vực du lịch để tranh thủ hợp tác khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh Hành lang kinh tế Đông –Tây;
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch;
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển khách du lịch, tập trung kiểm tra việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, vệ sinh và an toàn thực phẩm.
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
1. Nguyễn Thị Hoài Sơn (2015), DMZ tour – sản phẩm độc đáo, Tạp chí du lịch Việt Nam, (3), tr.29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (1998), Quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
2. Nguyễn Văn Đính (2000), Giáo trình Hướng dẫn du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Cường Hiền (1998), Nghệ thuật Hướng dẫn du lịch, NXB Thông tin, Hà Nội.
4. Đinh Trung Kiên (1999), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đoàn Hương Lan (2007), Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
6. Từ Mạnh Long (2003), Một số chính sách và giải pháp kinh tế – xã hội chủ yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tích lịch sử - văn hoá của dân tộc trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân
7. Trần Văn Mậu (2006), Cẩm nang hướng dẫn viên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Trương Tử Nhân (2006), Thực hành hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008), Phân tích chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá tại Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Du lịch học
10.Vũ Đình Phan (2005), Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
11. Bùi Thị Tám (2008), Nghiên cứu chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch của chương trình “Hành trình di sản Miền Trung”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
12. Bùi Thanh Thuỷ (2004), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
13. Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử văn hoá và danh thắng Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Tổng cục du lịch Việt Nam (2004), Non nước Việt Nam, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Hà Nội.
15. Luật du lịch (2005), NXB Sự thật, Hà Nội
16. Luật Di sản văn hoá và Nghị định hướng dẫn thi hành (2000), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Lê Thị Lan Hương (2005), một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế
18.Bùi Thị Hải Yến (2012), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản giáo Dục
19.Website: http://vi.wikipedia.org 20.Quảng Trị360.com
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
21. Geory R.Beilhaz and Ross L.Chapman (1994), Quality Management in service organizations, Longman Business & Professional.
22. Kathleen Lingle Pond (1993), The professional guide. John Wiley & Sons, Inc.
23. Judi Vaga Toth (1996), Management of a tour guide business, World university service Canada.
24. Wiliem F.G Mastenbroek (1991), Managing for quality in the service sector, Blackwel
PHỤ LỤC