Lược Khảo Tài Liệu Nghiên Cứu Và Điểm Mới Của Đề Tài 39131


Môn, Bình Thủy...Dù chỉ mới phát triển ở cồn Sơn từ tháng 5-2015, nhưng du lịch cộng đồng đã tạo nên bản sắc riêng cho địa phương. Đây là mô hình du lịch do các đoàn viên thanh niên của Phường Bình Thủy lên ý tưởng thực hiện và triển khai với mong muốn khai thác tài nguyên du lịch của địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa thông qua hoạt động du lịch. Hiện cồn Sơn có 14 hộ dân làm vườn kết hợp với phục vụ du lịch, các gia đình hợp tác với nhau, phát huy thế mạnh từng nhà để phục vụ theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào từ các nhà nghiên cứu về hoạt động du lịch cộng đồng tại cồn Sơn.

Mặt khác, số lượng du khách đến tham quan Cồn Sơn vẫn còn hạn chế nhất là khách du lịch quốc tế, chính vì vậy đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ” tập trung nghiên cứu các hộ gia đình làm du lịch, khách du lịch trên cơ sở đánh giá và tìm ra các giải pháp để phát triển và xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch cộng đồng tại cồn Sơn thành phố Cần Thơ.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giúp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu các yếu tố và xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.

- Đo lường và xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.


- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ - 3

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cồng đồng tại thành phố Cần Thơ.

- Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là khách du lịch đến tham quan điểm du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Tại thành phố Cần Thơ đã hình thành và phát triển loại hình du lịch sinh thái từ rất lâu. Hiện nay, tại đây đã có nhiều điểm du lịch cộng đồng được rất nhiều khách du lịch yêu thích như: Mỹ Khánh, cồn Ấu, cồn Sơn. Tuy nhiên, điểm du lịch cộng đồng cồn Sơn mới được hình thành, do đó chưa có nhiều du khách biết đến, chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng và sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm du lịch cồn Sơn chưa được các nghiên cứu đánh giá. Chính vì thế, nghiên cứu của tác giả được giới hạn lại không gian nghiên cứu là tại điểm du lịch cộng đồng sồn Sơn, thành phố Cần Thơ.

Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014 đến năm 2016; Số liệu sơ cấp được điều tra, khảo sát từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2017.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Dữ liệu nghiên cứu

- Dứ liệu thứ cấp: Được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động du lịch từ sổ tay du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ và các bài báo, bài nghiên cứu khác.

- Dữ liệu sơ cấp: Điều tra, khảo sát, thu thập từ khách du lịch đến tham quan điểm du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ. Cụ thể, phỏng vấn khách du lịch tại cồn Sơn thành phố Cần Thơ.


1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng.

* Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua việc phỏng vấn ý kiến chuyên gia, chuyên gia bao gồm các nhà quản lý trong cơ quan nhà nước và các công ty du lịch ở địa phương và những hướng dẫn viên du lịch am hiểu về hoạt động du lịch cộng đồng ở địa phương. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại côn Sơn, thành phố Cần Thơ. Mặt khác, phiếu khảo sát cũng được phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp. Mục đích của nghiên cứu này hiệu chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại cồn Sơn, thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phỏng vấn một số hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại cồn Sơn, thành phố Cần Thơ để xem xét sự tham gia của hộ vào hoạt động du lịch sinh thái. Một số phương pháp như: thống kế mô tả, điểm trung bình, phân tích,… cũng được sử dụng để phân tích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch sinh thái ở cồn Sơn, thành phố Cần Thơ.

* Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện, thông qua việc phỏng vấn khách du lịch để tiếp thu ý kiến, đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại cồn Sơn, thành phố Cần Thơ. Dữ liệu thu thập về được xử lý thông qua sự hỗ trợ của phần mên SPSS 20 với các phương pháp như: kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá; hồi quy tuyến tính để kiểm tra mô hình nghiên cứu.


1.5 Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài

1.5.1 Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài

Ismail và cộng sự (2016), thực hiện nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng ở Malaysia với sự hài lòng và hành vi của khách du lịch. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 203 khách du lịch đến tham quan tại các Homestay ở Malaysia. Chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng được đánh giá thông qua thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman bao gồm: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đảm bảo, sự đồng cảm, sự đám ứng. Với 22 biến quan sát được sử dụng cho thang đo chất lượng dịch vụ và thang đo likert được sử dụng để đo lường. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tính điểm trung bình, kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết khách du lịch đều hài lòng với chất lượng du lịch cộng đồng ở Malaysia, nhưng vẫn còn một số điểm cần cải thiện. Mặt khác, phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm tra tác động của sự hài lòng đến hành vi của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng có tác động thuận chiều đến hành vi của khách du lịch.

Khuong và Luan (2015), thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của của khách du lịch đối với vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 215 khách du lịch đến tham quan vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu gồm: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố: giá cả, cảnh quan sinh thái, không khí môi trường, không gian du lịch và giá trị nhận thức đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm du lịch vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.

Naidoo và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét đánh giá của khách du lịch đối với du lịch tự nhiên tại đảo Mauritius. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự trung thành của khách du lịch đối với loại hình du lịch tự nhiên ở Mauritius. Các yếu tố được đề cập để xem xét sự tác động đến sự hài lòng và sự trung thành của khách du lịch bao gồm: sự đám ứng, phương tiên hữu hình, giá cả, quảng bá, sự bảo đảm,


sự đồng cảm, tài nguyên thiên nhiên. Qua đó cho thấy, thang đo này được phát triển từ thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng cho nghiên cứu bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo Crobach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn 600 khách du lịch cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch bao gồm: phương tiện hữu hình, giá cả, sự đảm bảo, sự cảm thông, tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của khách du lịch bao gồm: phương tiện hữu hình, sự cảm thông, tài nguyên thiên nhiên.

Mohamadia và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự thành công của du lịch Homestay nông nghiệp ở Malaysia. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn khách du lịch, phiếu phỏng vấn được gởi đến 260 khách du lịch và có 200 được sử dụng trong nghiên cứu. Chất lượng dịch vụ được nghiên cứu đo lường thông qua thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman bao gồm: phương tiên hữu hình, độ tin cậy, sự đám ứng, sự đảm bảo, sự cảm thông. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo Crobach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu thu được, các yếu tố phương tiện hữu hình, sự đảm bảo và sự cảm thông là có ảnh hưởng đến sự thành công của du lịch Homestay nông nghiệp ở Malaysia.

1.5.2 Các tài liệu nghiên cứu trong nước

Doãn Quang Hùng và cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 400 khách du lịch tại các điểm du lịch sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Thông qua phương pháp thống kê mô tả và tính điểm trung bình, nghiên cứu cho thấy hầu hết khách du lịch đánh giá ở mức hài lòng về dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ; dịch vụ Homestay; dịch vụ ăn uống; an ninh trật tự, bảo đảm an toàn; tài nguyên du lịch.

Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa về chất lượng du lịch tại làng cổ Đường Lâm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch


về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm. Chất lượng dịch vụ du lịch làng cổ Đường Lâm được đo lường thông qua: năng lực phục vụ du lịch; giá cả hàng hóa, dịch vụ; văn hóa; cơ sở vật chất; các nghề truyền thống; các lễ hội truyền thống; ẩm thực. Số liệu sử dụng phân tích trong nghiên cứu được thu thập từ 226 khách du lịch và phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chất lượng dịch vụ được đề cập đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch trừ yếu tố lễ hội truyền thống là có tác động nghịch chiều đến sự hài lòng.

Nguyễn Trọng Nhân (2013) thực hiện nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 160 khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch miệt vườn ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu gồm: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá. Thông qua phương pháp thống kê mô tả, tính tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị cảm nhận và giá trị mong đợi về chất lượng dịch vụ miệt vườn cho thấy, hầu như khách du lịch chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch miệt vườn ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Chất lượng dịch vụ được đo lường thông qua cơ sở hạ tầng; cơ sở lưu trú; phương tiện vận chuyển tham quan; dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí; an ninh trật tự, an toàn; hướng dẫn viên du lịch; giá cả các hoạt động dịch vụ.

Lê Văn Hưng (2013) thực hiện nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 300 khách du lịch tại khu du lịch Thới Sơn và khu du lịch Cái Bè. Các yếu tố được đề cập và xem xét sự tác động đến sự hài lòng của khách du lịch như: phong cảnh thiên nhiên; cơ sở hạ tầng kỹ thuật; hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch; giá cả. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch bao gồm: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố được đề cập


đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang.

1.5.3 Đánh giá tổng quan tài liệu

Thông qua tham khảo những nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch cho thấy, chất lượng dịch vụ du lịch là rất cần thiết và quan trọng đối với một một điểm du lịch cộng đồng. Do đó, có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện ở Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới.

Chất lượng dịch vụ du lịch trong các nghiên cứu lược khảo cho thấy, chất lượng dịch vụ du lịch được đánh giá thông qua thang đo của Parasuraman ở các khía cạnh như: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đảm bảo, sự đồng cảm, sự đám ứng. Hơn thế, thang đo chất lượng dịch vụ của parasuraman là một bộ thang đo rất quen thuộc khi đánh giá chất lượng dịch vụ. Điều này cho thấy, đối với dịch vụ du lịch cộng đồng của cồn Sơn cũng có thể áp dụng bộ thang đo của Parasuraman để đo lượng chất lượng dịch vụ du lịch tại đây. Với bộ thang đo này, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng du lịch cộng đồng tại cồn Sơn. Tuy nhiên, để hợp với nội dung nghiên cứu về du lịch tác giả sử dụng tên đo lường khác cho phù hợp, tương ứng với bộ thang đo của Parasuraman là cơ sở vật chất, tin cậy, đảm bảo, hình ảnh, đáp ứng.

1.5.4 Điểm mới của đề tài

Tại thành phố Cần Thơ loại hình du lịch sinh thái phát triển rất nhiều và tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên, loại hình du lịch cộng đồng tại cồn Sơn là loại hình du lịch mới được hình thành và đi vào hoạt động. Do đó, du có nhiều nghiên cứu về đánh giá chất lượng dịch vụ cũng sự hài lòng của khách du lịch nhưng chủ yếu là các điểm du lịch khác hoặc phân tích chung chung, chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cồn Sơn, thành phố Cần Thơ. Chính vì thế, việc nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại cồn Sơn, thành phố Cần Thơ cần được thực hiện để khái quát được chất lượng dịch vụ du lịch tại đây. Trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao sự hài lòng


của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại thành phố Cần Thơ. Với những đóng góp đó, tác giả hy vọng có thể đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.

1.6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, hình sơ đồ biểu bảng, danh mục các chữ viết tắt; nội dung của đề tài gồm 4 chương

Chương 1. Tổng quan nghiên cứu

Chương này trình bày ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lược khảo tài liệu và kết cấu của đề tài.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Chương này trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng đươc sử dụng để phân tích và đo lường các khái niệm nghiên cứu, xây dựng thang đo.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu. Trình bày thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định mô hình và đo lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích và đánh giá các kết quả thu được.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình bày các đóng góp của đề tài, đề xuất hàm ý chính sách. Đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí