MỤC LỤC
Trang LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CÁM ƠN iv
TÓM TẮT v
ABSTRACT vi
MỤC LỤC vii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG xi
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xii
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.4.1 Dữ liệu nghiên cứu 4
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 5
1.5 Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài 6
1.5.1 Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài 6
1.5.2 Các tài liệu nghiên cứu trong nước 7
1.5.3 Đánh giá tổng quan tài liệu 9
1.5.4 Điểm mới của đề tài 9
1.6 Bố cục của đề tài 10
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11
2.1 Lý thuyết về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng 11
2.1.1 Khái niệm du lịch cộng đồng 11
2.1.2 Vai trò của du lịch cộng đồng 12
2.1.3 Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 14
2.1.4 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng 17
2.1.5 Chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng 19
2.1.6 Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng 21
2.1.7 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng và sự hài lòng của khách du lịch 22
2.2 Các mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng 22
2.2.1 Một số nghiên cứu nước ngoài 22
2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước 27
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 30
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 30
2.3.4 Các giả thuyết nghiên cứu 31
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 Thiết kế nghiên cứu 34
3.1.1 Nghiên cứu định tính 34
3.1.2 Nghiên cứu định lượng 35
3.2 Quy trình nghiên cứu 40
3.3 Xây dựng thang đo 41
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
4.1 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ 43
4.1.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ và du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ 43
4.1.2 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ 46
4.2 Sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch cộng đồng tại cồn Sơn
...................................................................................................................... 54 4.2.1 Thông tin chung của hộ gia đình ..................................................... 54
4.2.2 Các dịch vụ phục vụ khách du lịch 55
4.2.2 Thực trạng về lượt khách và doanh thu du lịch tại cồn Sơn 56
4.2.3 Hình thức quảng bá cho hoạt động du lịch 58
4.2.4 Những khó khăn trong hoạt động du lịch 59
4.2.5 Dự định mở rộng hoạt động kinh doanh 60
4.3 Kết quả nghiên cứu 60
4.3.1 Thông tin chung của khách du lịch 60
4.3.2 Mức độ yêu thích các hoạt động vui chơi giải trí ở cồn Sơn 62
4.3.3 Thời điểm thường đến điểm du lịch cộng đồng cồn Sơn 64
4.3.4 Mục đích đến điểm du lịch cộng đồng cồn Sơn 65
4.3.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại cồn Sơn 65
4.3.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng du lịch cộng đồng 69
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 77
5.1 Kết luận 77
5.2 Một số hàm ý chính sách nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại cồn Sơn
...................................................................................................................... 78 5.2.1 Hàm ý chính sách về hữu hình ........................................................ 78
5.2.2 Hàm ý chính sách về đảm bảo 79
5.2.3 Hàm ý chính sách về đáp ứng 80
5.2.4 Hàm ý chính sách về hình ảnh 81
5.2.5 Hàm ý chính sách về tin cậy 81
5.3 Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA 88
PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI DÙNG CHO THẢO LUẬN NHÓM 89
PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH (TIẾNG VIỆT) 93
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH (TIẾNG ANH) 99
PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH 105
PHỤ LỤC 6: XỬ LÝ SỐ LIỆU 111
PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI KHẢO SÁT THỰC TẾ 129
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
: | Cộng đồng địa phương | |
CLDV | : | Chất lượng dịch vụ |
DB | : | Đảm bảo |
ĐBSCL | : | đồng bằng sông Cửu Long |
DLCĐ | : | Du lịch cộng đồng |
DU | : | Đáp ứng |
HA | : | Hình ảnh |
HH | : | Hữu hình |
HL | : | Sự hài lòng |
KTXH | : | Kinh tế xã hội |
SERVQUAL | : | Service Quality (Chất lượng dịch vụ) |
SNV | : | Tổ chức phát triển Hà Lan |
TC | : | Tin cậy |
TNDL | : | Tài nguyên du lịch |
TPCT | : | Thành phố Cần Thơ |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ - 1
- Lược Khảo Tài Liệu Nghiên Cứu Và Điểm Mới Của Đề Tài
- Lý Thuyết Về Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Cộng Đồng
- Sự Hài Lòng Về Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Cộng Đồng
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG
Trang Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng 30
Bảng 3.1: Thang đo sự hài lòng và chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ 41
Bảng 4.1: Các loại hình dịch vụ tại cồn Sơn 49
Bảng 4.2: Các hộ tham gia hoạt động du lịch tại cồn Sơn 50
Bảng 4.3: Thông tin chung của hộ gia đình 54
Bảng 4.3: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch 55
Bảng 4.4: Lượng khách du lịch tới Cồn Sơn năm 2016 57
Bảng 4.5: Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Cồn Sơn năm 2016 57
Bảng 4.6: Những khó khăn trong hoạt động du lịch 59
Bảng 4.7: Dự định mở rộng hoạt động kinh doanh 60
Bảng 4.8: Thông tin chung của khách du lịch 61
Bảng 4.9: Mức độ yêu thích của khách du lịch đối với hoạt động vui chơi giải trí ở cồn Sơn 63
Bảng 4.10: Mục địch đến du lịch cồn Sơn của khách du lịch 65
Bảng 4.11: Mức độ quan trọng và thực hiện CLDV du lịch tại cồn Sơn 66
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbachs’s Alpha 69 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO và BartleTC’s thang đo chất lượng dịch vụ
.......................................................................................................................... 71
Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng dịch vụ 71
Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng 72
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy tuyến tính 73
Bảng 5.1: Gợi ý chính sách về hữu hình 79
Bảng 5.2: Gợi ý chính sách về đảm bảo 80
Bảng 5.3: Gợi ý chính sách về đáp ứng 80
Bảng 5.4: Gợi ý chính sách về hình ảnh 81
Bảng 5.5: Gợi ý chính sách về tin cậy 82
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang Hình 2.1 Mô hình SERVQUAL 24
Hình 2.2 Mô hình chỉ sổ hài lòng khách hàng của Mỹ (American Customer Satisfaction Index – ACSI) 25
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và phát triển du lịch Homestay Malaysia 26
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch tại Mauritius 27
Hình 2.5 Mô hình lý thuyết chỉ số hài lòng khách hàng của Việt Nam 28
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm 29
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch “Miệt vườn – Sông nước” tại Tiền Giang 29
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất 30
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 40
Hình 4.1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ 43
Hình 4.2: Bộ máy tổ chức quản lý du lịch Cồn Sơn 50
Hình 4.3: Nguồn thông tin khách du lịch biết đến Cồn Sơn 58
Hình 4.4: Thời điểm khách du lịch đến Cồn Sơn 64
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Du lịch cộng đồng (Community based tourism - CBT), là một xu hướng trải nghiệm du lịch mới đầy trách nhiệm và mang lại lợi ích cho cả khách du lịch và người dân bản địa. Đây là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống của người dân địa phương, khách du lịch sẽ có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa đặc thù tại nơi đến gắn với nhiều hoạt động như tham quan các làng nghề cổ, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân tộc… Người dân địa phương được tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế -xã hội từ các hoạt động đó; đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương... Việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hoá dân tộc đặc sắc.
Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng hình thành từ năm 1997, trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển loại hình du lịch này đã đem lại nhiều lợi ích thực sự về mặt kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn. Loại hình này đã phát triển mạnh ở miền Trung như ở làng cổ Phước Tích-Thừa Thiên Huế, Hội An có tour “một ngày làm cư dân phố cổ”, “Một ngày làm nông dân ở làng rau Trà Quế” ….Ở miền Bắc du lịch cộng đồng đã phát triển tại một số địa phương như bản Lát- Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và xã Tả Van-huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, làng cổ Đường Lâm- Hà Nội…
Một khảo sát của AC Nielson (2010) thực hiện theo yêu cầu của tổ chức phát triển Hà Lan SNV với hơn 200 khách du lịch nội địa và 200 khách du lịch quốc tế ở các vùng trọng điểm du lịch lớn của Việt Nam đã đưa ra một số phát
hiện cơ bản, mang lại cái nhìn tích cực về du lịch cộng đồng ở Việt Nam đã đưa ra một số phát hiện cơ bản, mang lại cái nhìn tích cực về du lịch cộng đồng ở Việt Nam: 65% muốn trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương, 97% sẵn sang chi trả nhiều hơn cho kỳ nghỉ thân thiện với môi trường và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nghèo, 70% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho kỳ nghỉ thân thiện với môi trường và mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo, 48% sẵn sàng chi trả nhiều hơn để trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương (Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam, 2013). Du lịch cộng đồng có nhiều tác động tích cực, trong đó phần lớn các tác động hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững, cụ thể là mang lại các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế.
Cùng với sự phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được đánh giá có vị trí thuận lợi là trung tâm kinh tế văn hóa và phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm gần đây du lịch thành phố Cần Thơ được một số các tổ chức du lịch quốc tế nhắc đến như là một trong những đểm đến du lịch hấp dẫn của vùng, điển hình là vào tháng 7/2015 trang Mysteriousworld đã đưa Cần Thơ vào danh sách những thành phố có kênh đào và chợ nổi đẹp nhất thế giới; tháng 10/2016 thành phố Cần Thơ vinh hạnh được nhận giải thưởng Cảnh quan Châu Á năm 2016, là địa phương duy nhất tại Việt Nam được nhận giải thưởng này (Tọa đàm phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020). Trong bài tham luận “Phát triển Cần Thơ thật sự trở thành điểm đến động lực cho du lịch đồng bằng sông Cửu Long” tại buổi tạo đàm “Giải pháp phát triển du lịch Cần Thơ trở thành nghành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020”, các yếu tố để Cần Thơ trở thành điểm đến động lực du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có yếu tố xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn dựa trên giá trị cốt lõi của tài nguyên du lịch của điểm đến (Phạm Trung Lương, 2016).
Cần Thơ là một thành phố bên sông của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều giá trị văn hóa bản địa đặc sắc vùng sông nước. Với điều kiện tự nhiên văn hóa đầy tiềm năng, hiện nay thành phố Cần Thơ đang tập trung xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các địa phương như Phong Điền, Ô