Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Sự Phát Triển Dlst Bền Vững:


1.5.2 Môi trường và hệ sinh thái:

1.5.2.1 Khái niệm môi trường:

- Môi trường: “Môi trường là tổng hợp ở một thời điểm nhất định các trạng thái vật lý, hóa học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người.” [11,33]

- Định nghĩa môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (1993): “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.

1.5.2.2 Hệ sinh thái môi trường: Hệ sinh thái môi trường (Environmental ecosystem) là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ. [10,57] . Các HST chủ yếu bao gồm: HST rừng nhiệt đới; HST núi cao; HST đất ngập nước; HST sông, hồ, suối thác; HST nông nghiệp (vườn, trang trại); HST biển, đảo; HST đồng cỏ tự nhiên. Phần lớn các HST này thường tập trung quanh các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên nên việc khai thác các tiềm năng DLST để phục vụ phát triển du lịch thường gắn với các khu vực này.

1.5.2.3 Đa dạng sinh học: Công ước Quốc tế về ĐDSH định nghĩa: “ĐDSH là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển, và ở các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành; ĐDSH cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài và các HST. ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người”.

Nói ngắn gọn, ĐDSH là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. ĐDSH có ba mức độ chính: đa dạng di truyền; đa dạng loài; đa dạng sinh thái.


1.5.3 Đặc điểm của tài nguyên DLST :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

a. Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị vô cùng to lớn và đặc sắc

b. Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động

Nghiên cứu các hoạt động liên quan đến tổ chức quản lý phát triển du lịch sinh thái của vùng duyên hải nam trung bộ - 4

c. Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau

d. Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác ngay tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch

e. Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài

Tuy nhiên để có điều kiện khai thác tài nguyên DLST một cách hiệu quả đòi hỏi phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ, từ đó mới tạo nên các tuyến điểm du lịch nối đến các vùng tài nguyên hấp dẫn này.

1.6 Các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển DLST bền vững:

Cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững của một chủ thể du lịch là những tiêu chuẩn hoặc yếu tố được dùng để đánh giá quá trình hoạt động, để so sánh về mặt không gian và thời gian ở phạm vi vĩ mô hoặc vi mô của nền kinh tế xã hội. Các nhóm tiêu chuẩn hoặc yếu tố dùng làm cơ sở để đánh giá sự phát triển DLST theo hướng bền vững bao gồm 3 tiêu chuẩn chính như sau:

1.6.1 Tiêu chuẩn về kinh tế:

Tiêu chuẩn đánh giá là:

- Mức tăng trưởng kinh tế do quá trình phát triển đem lại

- Mức đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương.

- Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương.

1.6.2 Tiêu chuẩn về xã hội, con người:

- Sự khai thác hợp lý các giá trị văn hóa-xã hội

- Giáo dục, xây dựng, phục hồi và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc

- Sự hưởng thụ về văn hóa, mức sống và sinh hoạt của cộng động được cải thiện.

1.6.3 Tiêu chuẩn về môi trường:

- Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên.


- Sức chứa của các điểm đến DLST, mật độ phát triển cho phép.

- Quản lý môi trường của những hoạt động phát triển, quản lý chất thải.

- Bảo vệ ĐDSH và hệ sinh thái bằng việc giáo dục nâng cao nhận thức tôn trọng, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cho các địa phương tham gia vào hoạt động phát triển.

Các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc định lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một vùng, một tỉnh và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến lược và đề ra chính sách, xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền vững; giúp đưa ra các quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền vững.

1.7 DLST dựa vào cộng đồng góp phần phát triển bền vững:

Theo TIES và UNEP (2005): “DLST dựa vào cộng đồng (Community-Based Ecotourism) là loại hình tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý DLST và phân phối lợi nhuận. Loại hình DLST này phải được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương, gắn trách nhiệm của họ với việc quản lý, khai thác và bảo tồn các tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn bản địa. DLST dựa vào cộng đồng cũng hỗ trợ cho cho việc phân phối một cách công bằng lợi nhuận thu được từ DLST như là một nguồn thu nhập thứ hai. Phần lớn lợi nhuận do DLST mang lại thuộc về địa phương. Các thành viên của cộng đồng dù không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh du lịch cũng sẽ có cơ hội hưởng lợi phần nào thông qua các quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng hay do các hiệu quả kinh tế liên đới do DLST mang lại”[58,47].

Mục đích của DLST dựa vào cộng đồng bao gồm 5 nội dung cơ bản như sau:

- Bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên

- Tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho cộng đồng.

- Thúc đẩy và trao quyền cho các cộng đồng nhằm xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên.

- Đảm bảo chất lượng thỏa mãn cho du khách.

- Đảm bảo sự quản lý theo hướng DLST bền vững. [58,28]


1.8 Những kinh nghiệm phát triển DLST ở một số nước Asean và những vấn đề rút ra cho Việt Nam:

Trong năm năm trở lại đây, một số nước trong khu vực Đông Nam Á, với xuất phát điểm và điều kiện kinh tế - xã hội khá tương đồng với Việt Nam, nhưng với những chính sách đầu tư, cơ chế quản lý thông thoáng cũng như các biện pháp phát triển DLST thích hợp đã góp phần đưa hoạt động DLST nói riêng và ngành du lịch nói chung phát triển đạt nhiều kết quả vượt trội. Đúc kết lại những kinh nghiệm cả trên góc độ vĩ mô cũng như vi mô về xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược phát triển DLST của các nước lận cận thuộc khối Asean trên một số vùng, miền cụ thể,... sẽ có giá trị tham khảo hết sức bổ ích cho nhiều vùng, tỉnh và nhiều điểm đến DLST của Việt Nam nhất là vùng DHCNTB hiện nay.

1.8.1 Kinh nghiệm của Thái Lan về phát triển DLST văn hóa tại các tỉnh vùng Đông Bắc: Chieng Rai và Chieng Mai

+ Nét tương đồng : vùng DHCNTB có ¾ diện tích là trung du và miền núi, ở đây có hàng trăm làng nghề truyền thống cùng với nền văn hóa giàu bản sắc của nhiều dân tộc, đang trải qua những giai đoạn phát triển khó khăn như vùng Đông Bắc Thái Lan của những thập niên trước đây.

Vùng Đông Bắc Thái Lan là vùng miền núi, dân cư thưa thớt và nghèo, nhưng vốn là là cố đô cũ của Thái Lan nên có bề dày phát triển về di sản văn hóa di tích và các làng nghề truyền thống nỗi tiếng lâu đời của nhiều cộng đồng dân tộc. Trong thập niên 90 vừa qua, trước thực trạng làng nghề dần mai một, thu nhập dân cư địa phương rất thấp, du lịch chưa phát triển. Năm 1999, theo sáng kiến của Cục Xúc tiến xuất khẩu (DEP) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan phối hợp với Bộ Du lịch và Thể thao đã phát động phong trào « mỗi làng một nghề » hay còn gọi là phong trào OTOP (one Tambon-one product). Chương trình triển khai đầu tiên tại vùng Đông Bắc Thái Lan ở hai tỉnh Chiêng Rai và Chieng Mai nhưng tập trung chính tại Chiêng Mai nơi có hoạt động du lịch khá phát triển. Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện có hơn 70 làng nghề được khôi phục và phát triển trong đó có 19 làng nghề phát triển mạnh trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng thu hút du khách quốc tế đến tham quan mua sắm hàng lưu


niệm thủ công mỹ nghệ theo các tour DLST. Cụ thể ở Chieng Mai có các làng: Baan Tawai, Baan Sri Pun-Krua, Baan Wua-Lai, Baan Muang Goong, Baan Roy Jaan, Baan Noling Arb Chang, Baan Don Kaew, Baan Bor-Sarug, Baan John Pheung,… Ở Chiêng Rai có Mae Khao Tom Suk, Mae Kham, Tao Wiang Kalong,…Các chính sách được áp dụng tạo nên những thành công được tổ chức UNWTO ghi nhận và đúc kết đó là :

+ Chính quyền cấp tỉnh ngay từ đầu đã quan tâm hỗ trợ cho các làng nghề ở các khâu : hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân, phối hợp với các Bộ ngành trung ương hỗ trợ khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng,…

+Tổ chức phát triển các trung tâm nghiên cứu và đào tạo nghệ nhân trên địa bàn mỗi tỉnh (kinh phí do tỉnh hỗ trợ).

+Khuyến khích khôi phục và bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa địa phương, lưu giữ và chuyển hóa các kết tinh vào từng sản phẩm và việc phát huy tính sáng tạo của người thợ thủ công, các nghệ nhân để làm ra các sản phẩm này.

+Sau khi chương trình OTOP được áp dụng, trong vòng 2 năm chương trình đã đem lại 3,66 tỷ Bath (khoảng 84,2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân và thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch nói chung và DLST văn hóa nói riêng ở các vùng sâu của Thái Lan (TAT, Report 2005).

+Chính phủ Thái Lan từ cấp TW đến cấp tỉnh, có chính sách khuyến khích các làng nghề sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch chất lượng cao theo bộ tiêu chuẩn được chính phủ công nhận trong đó phân chia chất lượng sản phẩm ra làm 5 cấp, từ cấp 1 sao đến 5 sao. Chính quyền đặc biệt hỗ trợ cho các sản phẩm đạt từ cấp 3 sao trở lên, cấp 5 sao được ưu tiên nhất, nhờ vậy các làng nghề luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ (Làng Baan Tawai, thuộc huyện Hang Dong, tỉnh Chieng Mai là làng OTOP năm 2004 đạt giải thưởng sản phẩm cao cấp đầu tiên do Bộ Du lịch và Thể Thao Thái Lan xét tặng) (TAT, Report 2005).

+Tổ chức khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống còn tạo ra giá trị ở nhiều lĩnh vực: bảo tồn và nâng cao kỹ năng nghề cho nghệ nhân và người tham gia, giữ gìn bản sắc giá trị tri thức văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm cho bộ phận người


dân ở nông thôn, phát triển du lịch thông qua việc cung ứng các sản phẩm du lịch từ làng nghề ngay tại các điểm tham quan của du khách.

+ Chính quyền các tỉnh còn khuyến khích việc tổ chức các hình thức chợ đường phố (Kad), chợ đêm (night bazaar) nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề đem giới thiệu và bán các sản phẩm do mình làm ra cho du khách.

+ Các sản phẩm mang nhãn OTOP được chính phủ ưu tiên trưng bày trong các hội chợ thương mại quốc tế, được hưởng chính sách miễn hoặc giảm thuế.

+ Các tỉnh và các doanh nghiệp du lịch hỗ trợ cho các trường đại học, các viện nghiên cứu trong việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng các sản phẩm OTOP, giúp xây dựng các trang thông tin của địa phương để quảng bá sản phẩm, giúp khách hàng nước ngoài và du khách trong nước có thể đặt mua hàng qua mạng.

+ Chính quyền các tỉnh còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành tổ chức thường xuyên các chuyến du lịch đến các làng nghề để du khách nước ngoài có thể tận mắt thấy được sinh hoạt làng nghề, quy trình sản xuất các sản phẩm OTOP như thế nào, và có thể tự mình sản xuất ra các sản phẩm ấy.

+ Ngoài việc tạo ra những sản phẩm độc đáo từ các làng nghề để thu hút du khách, các doanh nghiệp du lịch Thái Lan và các địa phương còn biết cách thu hút và giữ chân du khách bằng cung cách phục vụ rất uyển chuyển, khéo léo và thân thiện của những nhân viên du lịch chuyên nghiệp, đến những người dân địa phương luôn tươi cười, niềm nở, thân thiện với du khách.

+Để phát triển bền vững du lịch sinh thái văn hoá, Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Thái Lan, các tổ chức phi chính phủ đã kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành trong nước phát động một phong trào nhằm khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hoá và đất nước Thái Lan (điển hình là dự án du lịch văn hoá cộng đồng tại bản Karen

–Baan Huay Hee). Trọng tâm của phong trào là phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước. Mục tiêu của các chương trình DLST văn hoá tập trung vào 4 mục tiêu chính: nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, bảo tồn và củng cố nền văn hoá bản địa, khuyến khích


động viên dân cư tự quyết định cách sinh sống cuả họ, đóng góp cho sự bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Các chương trình này được đúc kết và nhân rộng cho hơn 60 bản làng văn hoá khác và đã mang lại nhiều kết quả to lớn và thiết thực. Thông qua các chương trình du lịch sinh thái cộng đồng, nhiều làng mạc hẻo lánh vùng nông thôn đặc biệt là vùng Đông Bắc Thái Lan như Mae Hong Son, Hang Dong,…Ngày nay trở thành những điểm đến DLST hấp dẫn, dân cư trong vùng nhận thức được du lịch đã tạo thêm thu nhập cho họ, thông qua đào tạo nghề thủ công truyền thống, huấn luyện người dân địa phương biết sử dụng kiến thức vốn có của mình về phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống để tự nuôi mình và giới thiệu cho khách du lịch tầm quan trọng của nông nghiệp trong đời sống của họ….

Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan kêu gọi các khu làng mạc ở vùng nông thôn hãy giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của mình, bảo vệ cây cối và giảm tiếng ồn, gìn giữ phong cách kiến trúc Thái Lan.

Thái Lan là nước trong khối Asean có những điều kiện kinh tế xã hội khá tương đồng với Việt Nam đặc biệt là vùng Đông Bắc gồm hai tỉnh Chieng Rai, Chieng Mai nơi có tài nguyên phong phú đa dạng, về trình độ quản lý, các tập quán văn hóa truyền thống, các làng nghề hiện có và các điều kiện dân sinh kinh tế khác rất tương tự với vùng DHCNTB… Đặc biệt Thái Lan là quốc gia được quốc tế đánh gía cao vì có những bước đi hợp lý và hiệu quả trong việc khai thác phát triển các hoạt động du lịch và DLST ở những vùng chậm phát triển. Do đó những nội dung trên là những bài học kinh nghiệm quý báu phát triển DLST gắn với phát triển cộng đồng để chúng ta đúc kết và vận dụng.

1.8.2 Kinh nghiệm của Indonesia: xây dựng thành công vùng du lịch biển đảo Bali

+ Nét tương đồng: Vùng biển đảo Bali trước đây là vùng kém phát triển, hoang sơ, tài nguyên DLST chủ yếu là biển-đảo và văn hóa truyền thống, nhưng nhờ các chính sách vĩ mô và vi mô đúng đắn, đặc biệt là sự năng động của chính quyền địa phương cấp tỉnh, vùng, cùng sự phối hợp của các doanh nghiệp du lịch-dịch vụ, các tổ chức phi


chính phủ gắn với phát triển cộng đồng sở tại đã làm thay đổi một vùng biển đảo hoang sơ thành khu du lịch sinh thái nỗi tiếng trên giới.

Indonesia là một quốc gia với tập hợp quần đảo rộng lớn, rừng nhiệt đới có diện tích lớn nhất so với các nước Đông Nam Á, Indonesia có nhiều thiên đường biển đảo đẹp, nổi tiếng trên thế giới. Chính phủ Indonesia đã sớm đề ra chiến lược du lịch định hướng thiên nhiên, bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc hướng tới phát triển du lịch bền vững, nhờ vậy các năm qua tuy liên tiếp bị thiên tai, khủng bố nhưng tốc độ phát triển của ngành kinh tế du lịch trong nước vẫn được duy trì. Năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế vẫn đạt khá cao khoảng 5,185 triệu lượt khách, thu nhập du lịch từ khách quốc tế hàng năm đạt trung bình từ 5,1 – 5,8 tỷ USD. [37, 21]

* Bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng mô hình du lịch vùng biển đảo Bali:

Năm 1990, dưới sự hỗ trợ của tổ chức UNDP, dự án quy hoạch tổng thể khu du lịch được xây dựng, và được Chính phủ thông qua.

Mô hình du lịch được định hướng và xác lập với các đặc điểm:

Dự án phát triển du lịch bền vững của Bali nhằm quản lý du lịch và quy hoạch phát triển toàn diện cho một vùng địa lý kinh tế cụ thể. Quy hoạch nhằm tạo ra sự phát triển cân bằng, đã tập trung định hướng thành 16 vùng hiện có, đồng thời bổ sung các vùng mới, vùng biển đảo, đất liền. Ở 16 vùng được chia làm ba loại chính: vùng biển phía Nam Bali, các vùng biển khác, vùng đất liền. Ba loại vùng được phân biệt về cơ bản theo các đặc trưng: tài nguyên thiên nhiên, cường độ phát triển, các loại hoạt động, đặc điểm nguồn khách. Mỗi vùng đều có chính sách phát triển khác nhau dựa trên đặc trưng cơ bản.

Dự án bao gồm ba đặc điểm và bảy tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững gồm:

+ Ba đặc điểm:

Duy trì các nguồn tài nguyên sản xuất

Giữ vững bản chất văn hoá và sự cân bằng trong văn hoá

Phát triển là một quá trình tăng chất lượng cuộc sống

+ Bảy tiêu chuẩn đánh gía:

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí