Hệ sinh thái
Hiệu quả
Công bằng
Bản sắc văn hoá
Cộng đồng
Cân bằng
Phát triển
+ Dự án du lịch Bali hội đủ các cơ hội phát triển bền vững:
Nền văn hoá đặc sắc, giàu bản sắc, nhiều đền chùa, các điệu nhảy, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống
Môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng
Môi trường cuộc sống hấp dẫn, sống động
Các hoạt động thúc đẩy du lịch.
+ Dự án cũng đứng trước những thách thức:
Phải hòa giải mâu thuẫn giữa ưu tiên quốc gia và ưu tiên địa phương.
Phải giải quyết các vấn đề mất cân đối trong vùng thông qua đa dạng các loại hình, quy mô phát triển du lịch một cách thích hợp.
Phải tăng cường liên kết tích cực giữa du lịch và các thành phần kinh tế khác, quản lý sự cạnh tranh giữa các ngành trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, đảm bảo thu lợi và phân phối đồng đều trong cộng đồng.
Phải đảm bảo chất lượng môi trường tự nhiên được duy trì, giải quyết các vấn đề xói mòn biển, cung cấp và chất lượng nguồn nước, cung cấp năng lượng và xử lý chất thải, sự thay đổi của đất, sự phá huỷ rừng.
Phải tính toán, theo dõi các quản lý các chuyển biến về văn hoá xã hội.
Phải nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Phải cân bằng giữa nhu cầu của khách và dân địa phương.
+ Các chính sách làm cơ sở cho phát triển du lịch:
Có bốn yếu tố cơ bản để xác định các loại hình du lịch thích hợp cho Bali:
Loại hình thu hút: văn hoá, tự nhiên và giải trí.
Sự phân bổ giữa đất liền và bờ biển.
Các đặc điểm của vùng: có ba loại tiềm năng du lịch khác nhau là điểm, tuyến, phạm vi rộng.
Thực trạng phát triển: phát triển nhanh, phát triển và kém phát triển.
Chính phủ Indonesia đã thực hiện quy hoạch phát triển bền vững toàn vùng Bali rồi mới quy hoạch bền vững chi tiết ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất từ vùng đến địa phương.
* Kinh nghiệm quản lý trên tầm vi mô: đối với sự thành công của dự án phát triển vùng Bali: Dưới sự hỗ trợ của chính quyền trong vùng về các mặt như đất đai, cơ sở hạ tầng, chính sách xúc tiến quảng bá hướng dẫn lập quy hoạch… Các doanh nghiệp du lịch ở Indonesia đã phối hợp chặt chẽ với các ngành kinh doanh khác và các địa phương để khai thác các yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, phối hợp hài hòa giữa các loại hình DLST nhờ vậy nhiều vùng miền ở Indonesia luôn có những sản phẩm du lịch đặc thù và đa dạng.
Dưới sự hỗ trợ hướng dẫn của các cơ quan quản lý của chính phủ, các doanh nghiệp du lịch, các hợp tác xã, các tổ chức cộng đồng địa phương đã chủ động xây dựng nội dung quy hoạch phát triển các khu DLST do mình quản lý dựa theo các tiêu chí thống nhất gồm:
(i) Đánh giá sự giàu có và độc đáo của tài nguyên DLST hiện có (Hệ sinh thái, Thực vật, động vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên, nền văn hóa truyền thống và các di sản,…)
(ii) Nền văn hóa truyền thống bản địa (yếu tố đa văn hóa kết hợp)
(iii) Nhu cầu của khách DLST, các sản phẩm chủ lực.
(iv) Cung cấp các lợi ích kinh tế xã hội nhằm cải thiện cuộc sống cho cộng đồng địa phương trong quá trình hoạt động
(v) Các mối đe dọa đến HST, ô nhiễm khi khai thác tài nguyên
(vi) Đầu tư cơ sở hạ tầng, gắn kết với hệ thống giao thông đến các khu DLST
(vii) Phạm vi đất đai được giao hoặc thuê.
Một kinh nghiệm quan trọng được rút ra đó là việc tận dụng tối đa về các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển DLST văn hóa. Các doanh nghiệp du lịch biết lựa chọn những nội dung nỗi trội đặc sắc về văn hóa của địa phương với sự tham gia chủ động của cộng đồng để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu du khách (trùng tu chùa chiềng, đền đài-nhà cửa, khôi phục lễ hội văn hóa truyền thống) Thông thường các nước thuộc Asean, khi khai thác phát triển DLST để thu hút khách du lịch đều dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính (chiếm tỷ trọng 90%) và Tài nguyên văn hóa (ở mức 10%), nhưng đối với Indonesia các tỷ lệ này có thể khác là 60% dựa vào thiên nhiên, 40% dựa vào yếu tố văn hóa (Galot Sudarto,Phát triển DLST ở Inđônêsia,2008).Phát triển DLST dựa trên yếu tố văn hóa đã giúp cho người dân trong cộng đồng tự hào về bản sắc văn hóa của mình hơn, ý thức được DLST không chỉ là công cụ giúp cải thiện điều kiện kinh tế mà còn là công cụ để bảo tồn, được sử dụng để quảng bá triết lý phát triển bền vững (ví dụ thành công như ở vùng Ubud-Bali)
1.8.3 Kinh nghiệm của Maylaysia: phát triển loại hình DLST văn hóa gắn kết với du lịch cộng đồng – Homestay.
+ Nét tương đồng: Vùng DHCNTB hiện có trên 1040 làng bản, trong đó có khoảng 400 làng nông nghiệp, ngư nghiệp ven biển và hơn 250 làng bản vùng trung du, miền núi tiếp giáp với Lâm Đồng có nhiều điều kiện có thể triển khai loại hình du lịch homestay để thu hút khách DLST, hiện tại loại hinh này đang dần có thị trường khách (như vùng ven Phan Thiết, Phan Rang) nhưng bị bỏ ngỏ vì các địa phương và các công ty du lịch chưa có kinh nghiệm triển khai.
Trong vòng 10 năm, về khối lượng, Malaysia đã gia tăng gấp ba lượng khách quốc tế, từ 7,93 triệu lượt người năm 1999 lên 24,6 triệu lượt khách năm 2010, doanh thu du lịch gần 3,8 lần từ 3,969 tỷ USD tăng lên 15,27 tỷ, năm 2010, tỷ trọng du lịch trong GDP là 5,6% xếp hàng thứ hai trong các ngành có ngoại tệ lớn nhất nước. Theo thống kê của UNWTO trong vùng Châu Á–Thái Bình dương, lượng khách quốc tế đến Malaysia chiếm hàng thứ hai chỉ sau cường quốc du lịch là Trung Quốc [37,49] Malaysia là một quốc gia rất coi trọng đến phát triển du lịch nói chung và DLST sinh thái nói riêng. Hiện nay, trong các tour du khách chọn điểm đến Malaysia, có khoảng
từ 20 -25% là các tour hoặc điểm là dạng DLST. Trong các loại hình DLST được ưa chuộng tại Malaysia phải kể đến du lịch sinh thái văn hóa dựa vào cộng đồng – Homestay, đây là loại hình DLST văn hóa nông thôn dựa vào cộng đồng. Với loại hình này, du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản địa như là thành viên trong gia đình để khám phá phong cách sống của người dân nơi dây, trải nghiệm cuộc sống hằng ngày để biết được văn hóa của người dân nơi đó. Homestay có tầm quan trọng đặc biệt đối với Malaysia, được xem là chất xúc tác cho phát triển nông thôn ở Malaysia. Bắt đầu được triển khai từ những năm 1980, đến nay loại hình du lịch homestay đã phát triển rộng rãi ở 13 bang trên toàn quốc với gần 3300 hộ dân từ 230 ngôi làng khắp cả nước. Hàng năm đón hơn 160.000 lượt du khách trong đó có 30.000 khách quốc tế đến chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc mang lại nguồn thu trên 16 triệu USD cho các hộ tham gia [13,34]
Kết quả thu được tại 5 bang có loại hình homestay phát triển nhất năm 2009 như sau:
Bảng 1.2: Tình hình hoạt động Homestay tại 5 Bang/ Tỉnh của Malaysia
Số làng tham gia | Tổng lượng khách đến (Lượt khách) | Khách quốc tế | Khách nội địa | Doanh thu (RM) | |
Selangor Jahore N. Sembilan Sabah Sarawak | 18 18 26 39 21 | 17.543 22.342 13.043 4.509 10.480 | 7.301 4.635 2.939 2.295 2.245 | 10.242 17.707 10.104 2.214 8.235 | 917.440 1.054.805 1.068.592 605.708 413.823 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các hoạt động liên quan đến tổ chức quản lý phát triển du lịch sinh thái của vùng duyên hải nam trung bộ - 2
- Các Điều Kiện Cơ Bản Để Phát Triển Du Lịch Sinh Thái:
- Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Sự Phát Triển Dlst Bền Vững:
- Khái Quát Về Đặc Điểm Tự Nhiên-Kinh Tế-Xã Hội Của Vùng Dhcntb:
- Hệ Thống Rừng Đặc Dụng - Một Dạng Tài Nguyên Dlst Quan Trọng: A- Tổng Quan Về Rừng Đặc Dụng Ở Vùng Dhcntb:
- Các Di Tich Lịch Sử-Văn Hóa: A/ Các Tháp Chăm Nổi Tiếng:
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
(Nguồn MOTOUR, 2010)
Bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức loại hình DLST homestay là bài học quý giá và thiết thực cho vùng DHCNTB vốn có nhiều yếu tố có thể tổ chức loại hình này thành công như: có nền văn hóa đa dạng và độc đáo, có loại hình DLST, có nhiều di tích lịch sử có giá trị, có phong cảnh đẹp, con người bản xứ thân thiện – hiếu khách… Các bài học kinh nghiệm về triển khai homestay được nhìn nhận trên các góc độ gồm:
- Kinh nghiệm ở tầm vĩ mô: Để thực hiện thành công các chương trình phát triển DLST Homestay, Bộ Du lịch Malaysia (MOTOUR- Ministry of Tourism) đã chủ động yêu cầu có sự nỗ lực gắn kết chung giữa các cấp độ khác nhau của chính quyền các cấp, của khu vực tư nhân, và các cộng đồng địa phương. Một Hiệp hội Homestay Malaysia chuyên trách được thành lập, trong đó bao gồm đại diện thành viên Chính phủ liên bang, chính quyền địa phương, đại diện khu vực tư nhân và tổ chức phi Chính phủ, Ủy ban này được MOTOUR mời tham vấn chính về kế hoạch chương trình Homestay quốc gia. Hiệp hội homestay đã đề xuất về phía chính quyền các cấp có trách nhiệm đóng góp để thực hiện chương trình với các nhiệm vụ cụ thể như:
+ Đề xuất hướng dẫn, chính sách phát triển chương trình homestay cụ thể cho các bang, tỉnh.
+ Cấp phép cho các làng và các hộ thành viên tham gia chương trình.
+ Cung cấp ngân quỹ ban đầu cho đầu tư hạ tầng, hỗ trợ nâng cấp nhà cửa cho các hộ tham gia,(ví dụ: hỗ trợ mỗi hộ 5.000 RM để sửa sang hệ thống toilet, bếp…)
+ Quảng bá chương trình homestay ở trong và ngoài nước.
+ Liên hệ với các đơn vị chức trách liên quan.
-Đối với tầm vi mô: Kinh nghiệm về chuẩn bị cho tổ chức Homestay:
Các địa phương sốt sắng tham gia, cùng với các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn, thành lập nhóm tư vấn trực thuộc Hiệp hội, tổ chức vận động, phát hiện giúp đở những hộ có điều kiện tham gia, lập thủ tục cấp phép,… Sự kết hợp này thật sự có kết quả đối với các vùng nông thôn nghèo ở Malaysia. Khi xét chọn, nhóm tư vấn địa phương dựa vào 5 điều kiện mà các hộ cần phải hội đủ như: đường sá vào nhà thuận tiện, đầy đủ tiện nghi cho du khách như phòng ngủ, toilet, gia đình không có tiền sử về tội phạm, không bị mắc các bệnh xã hội có thể lây lan cho cộng đồng, đạt tiêu chuẩn cao về vệ sinh môi trường.
Việc chuẩn bị cho triển khai Homestay được các cấp triển khai gồm:
-Về phía chính quyền các bang và vùng: tổ chức huấn luyện trong vòng 7 ngày cho các hộ được cấp phép, theo các nội dung như hướng dẫn cách làm vệ sinh ngôi nhà mình sạch sẽ, an ninh hơn, cách tiếp đón du khách, trang trí lại cho thẫm mỹ hơn,
-Về phia các doanh nghiệp du lịch lữ hành, đại diện cộng đồng dân cư địa phương: Huấn luyện kỹ năng về quản lý, phát triển về dịch vụ du lịch, tạo các sản phẩm du lịch đặc thù, hướng dẫn cách sử dụng các nguồn thu có hiệu quả...
Các tiêu chuẩn chính để phát triển loại hình DLST homestay: có 3 tiêu chuẩn chính đó là: sản phẩm, thành phần tham gia, và nguyên tắc tham gia.
+ Sản phẩm liên quan đến việc hấp dẫn du khách như cảnh quan thiên nhiên, tập quán truyên thống, kiến trúc bản địa, di tích lịch sử, nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ, âm nhạc và hoạt động văn hóa, ẩm thực, hoạt động sản xuất nông nghiệp cổ truyền, và các lễ hội đặc biệt được tổ chức hàng năm…
+ Thành phần tham gia, đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình, các chủ hộ, thành viên khác chủ động tham gia chương trình với vai trò của người lãnh đạo như là một doanh nghiệp thực thụ và đảm nhận nhiều công việc cụ thể trong nhóm. Bên cạnh đó cần khuyến khích những người địa phương khác cùng tham gia đầu tư cho hoạt động du lịch, phát triển các dịch vụ…
+ Nguyên tắc tham gia: được Hiệp hội soạn thảo dựa trên sự thảo luận thấu đáo của những người tham gia, của doanh nghiệp du lịch, của chính quyền các cấp trên tinh thần xuyên suốt hệ thống, thống nhất cao, phải xuất phát từ tâm tư trách nhiệm của những người liên quan để bảo đảm phát triển bền vững.
Đối với vùng DHCNTB có các vùng đồng bằng, trung du và miền núi đặc biệt các vùng nông thôn nghèo nhưng có đường giao thông tương đối thuận tiện như khu vực Tánh linh Đức Linh, Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải, Tuy Phong,… thì đây có thể là nhưng bài học quý giá để các nhà quản lý, các địa phương tham khảo ứng dụng vào quản lý và phát triển DLST bền vững.
1.8.4 Kinh nghiệm của Philippines về phát triển DLST biển đảo gắn với bảo tồn
+ Nét tương đồng: Quản lý khai thác nhiều vùng biển hoang sơ và giàu tài nguyên biển và cư dân duyên hải, chính quyền các tỉnh, các bang với sự kết hợp tổ chức khai thác của các doanh nghiệp của Philippines, họ đã vận dụng linh hoạt chính sách vừa khai thác để phát triển DLST trên tinh thần khuyến khích tiết kiệm các nguồn năng lượng thiên nhiên, vừa nghiêm ngặt trong công tác bảo tồn nhất là ở các khu bảo tồn
biển và các vườn quốc gia, các điều kiện về địa lý lãnh thổ và kinh tế xã hội ở đây giống với vùng DHCNTB.
Philippines là quốc gia có đặc điểm lãnh thổ phân bố thành quần đảo rộng lớn, địa hình phong phú, đa dạng và bị chia cắt bởi nhiều núi non, là một quốc gia có lợi thế về cảnh quan biển đảo thơ mộng nên Philippines đã tận dụng được lợi thế này để phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển. Trong ngành du lịch Philippines việc duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái để tiến tới phát triển du lịch bền vững được coi là nội dung ưu tiên trong chiến lược phát triển quốc gia. Năm 2010 Philippines đón được tổng số 3,52 triệu lượt khách quốc tế, mang lại nguồn thu khoảng 5,430 tỷ USD. [37] Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong chiến lưọc phát triển du lịch cho từng vùng cụ thể của quốc gia này, nhưng những kinh nghiệm thành công của ngành du lịch Philippines cũng cần cho các nước có điều kiện phát triển tương đồng tham khảo. Trước hết với thành công, cần ghi nhận về mặt tổ chức, để quản lý khai thác có hiệu quả môi trường thiên nhiên của chính quyền. Chính phủ đã thành lập Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên. Bộ này có nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, phát triền và sử dụng hợp lý môi trường, các nguồn tài nguyên của đất nước. Quyền hạn của cơ quan này được giao rất lớn, bao gồm cả việc cấp phép và ban hành các quy chế về khai thác sử dụng mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên theo luật định nhằm bảo đảm chia sẽ công bằng các lợi ích thu được cho thế hệ hiện nay cũng như trong tương lai. Bộ Môi trường và Tài nguyên luôn quan tâm và hỗ trợ các sáng kiến của người dân trong bảo vệ và bảo tồn, phát triển. Đây chính là động lực góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường và sinh thái.[101,22]. Tiếp đó, Chính phủ còn chủ trương đẩy mạnh “ phát triển du lịch bền vững trên quan điểm bảo vệ môi trường”. Ngoài ra Chính phủ Philippines còn quan tâm đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm vào đó là những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm; các hải đảo đều được quy hoạch rõ ràng và được bao phủ bởi những thảm xanh của các vườn cây ăn trái.
Với hơn 7.000 hòn đảo, Philippines không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế nói chung và DLST nói riêng, Chính phủ Philippine
rất chú trong đến việc khai thác các dạng năng lượng xanh và sạch. Như nguồn năng lượng từ sức gió, ánh nắng mặt trời và năng lượng địa nhiệt. Chiến lược này đã tỏ ra rất hữu dụng đối với các khu du lịch nghỉ dưỡng tại các đảo xa đất liền, nơi quanh năm đầy nắng gió và nguồn nhiệt lượng dồi dào. Thêm vào đó xu hướng của khách du lịch quốc tế ngày nay muốn chọn điển đến những nơi có hoạt động du lịch xanh và có trách nhiệm với môi trường. Hướng đến du lịch sinh thái bền vững, ngành du lịch Philippine đã đưa ra khẩu hiệu: “ Không lấy đi ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân, không mang về ngoài những kỹ niệm và không tốn gì ngoài thời gian”.[101,36] Bên cạnh đó, để phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái – nhân văn, Chính phủ còn tiến hành các chương trình phục hồi các di sản văn hoá và lịch sử nhằm thông qua việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản phẩm du lịch văn hoá bền vững đặc hữu. Điển hình là việc quy hoạch khu du lịch thị trấn Vigan, định hướng quy hoạch được xây dựng với mục tiêu tăng trưởng gắn bó mật thiết với việc phục hồi lại các di sản văn hoá và lịch sử. Bộ Du lịch Philippines đã ban hành một loạt các bộ luật mang nội dung bảo tồn các địa danh văn hoá lịch sử có giá trị cho phát triển du lịch, xác định rõ Vigan là điểm du lịch văn hoá quan trọng. Hoạt động du lịch ở đây không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống của Vigan phục vụ cho mục đích phát triển bền vững, mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phục hồi và tái phát triển các ngành công nghiệp và ngành nghề thủ công truyền thống trong khu vực như sản xuất gốm sứ (Burnay), gạch Vigan cổ, dệt thủ công, nghề nhuộm vải…
Ngoài ra, Chính phủ ban hành chính sách kêu gọi tư nhân hợp tác với chính phủ nhằm đảm trách các vấn đề về vệ sinh và quản lý môi trường. Song song với hoạt động này, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được tiến hành rộng rãi. Các khoá đào tạo dài hạn, ngắn hạn được tổ chức thường xuyên, tài liệu được in ấn gồm nhiều hình ảnh đẹp, minh hoạ rõ và có tính giáo dục cao, được phát miễn phí có tác dụng khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường trong lòng mỗi người dân. Đây có thể nói là những nhân tố góp phần thúc đẩy du lịch của Philippines tăng trưởng bền vững trong các năm qua.