Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty cổ phần Thương Mại Bình Phát - 13


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài đã thu được một số kết quả sau:

1. Đề tài đã trình bày được các đặc điểm tổng quan của ngành công nghiệp sản xuất sơn tĩnh điện tại Việt Nam và trên thế giới, các xu hướng phát triển của ngành, và các vấn đề môi trường được đặc biệt quan tâm của ngành sản xuất sơn tĩnh điện.

2. Nghiên cứu phương pháp tiếp cận sản xuất sạch hơn. Đề tài đã phân tích các ưu điểm của từng phương pháp luận và những lợi ích đạt được khi áp dụng sản xuất sạch hơn tại các đơn vị sản xuất thanh nhôm định hình.

3. Đề tài đi sâu vào việc nghiên cứu đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn tại nhà máy Sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP thương mại Bình Phát. Thông qua kết quả nghiên cứu, thu thập và phân tích, đánh giá SXSH tại Nhà máy Sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát, đã có 14 giải pháp Công ty có thể thực hiện (trong tổng số 17 giải pháp được đề xuất) với số tiền đầu tư là 1.845.000.000 đồng. Kết quả thực hiện các giải pháp này Công ty có thể rút ngắn được thời gian sản xuất, dự tính trong 1 năm tiết kiệm được 1.206.250.00đ, giảm

lượng nguyên liệu , hóa chất, 6240 m3 nước thải vào môi trường, giảm sử dụng gas,

điện, giảm phát thải khí CO2 và các khí ô nhiễm khác. Đặc biệt Giải pháp xây dựng hệ thống buồng kín khi sơn kết hợp với quy trình mạ có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường, là một hướng đi đúng mà nhà máy cần quan tâm thực hiện.

4. Để thực hiện theo kế hoạch SXSH đã được đề xuất, cần có sự quyết tâm rất lớn của Công ty và cần có sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của các cơ quan quản lý môi trường cũng như sự giúp đỡ của các cơ quan tư vấn kỹ thuật SXSH. Công ty cần quan tâm thực hiện. Công ty cần phân công cụ thể cán bộ/cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả với Lãnh đạo để điều chỉnh kịp thời, đảm bảo các giải pháp được thực hiện một cách tốt nhất.

5. Đồng thời sau khi thực hiện các giải pháp SXSH đã đề ra, trên cơ sở các thiết bị kiểm soát, điều khiển đã được lắp đặt nhà máy sẽ quản lý/ghi chép số liệu về


tiêu thụ nước, năng lượng, nhiên liệu, hóa chất... và từ đó có rất nhiều cơ hội SXSH cho các lần đánh giá tiếp theo như: các cơ hội nâng cao hiệu quả của các thiết bị tiêu thụ điện năng như lắp đặt bộ biến tần, sử dụng đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng...; các cơ hội nâng cao hiệu quả của các thiết bị sử dụng hơi; sử dụng hóa chất,...


2. Kiến nghị

Do hạn chế về năng lực và thời gian không cho phép nên kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra một cách tốt nhất. Tác giả mong muốn những kết quả đánh giá ban đầu góp phần thay đổi quan điểm và nhận thức của nhà máy và sau khi được Ban lãnh đạo Công ty phê duyệt thực hiện sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại nhà máy như mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Tiếp tục triển khai lồng ghép SXSH vào hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy.

2. Xây dựng chương trình SXSH tại nhà máy dựa trên thành công của việc triển khai hệ thống ISO 14001.

3. Từ kết quả nghiên cứu và thực tế xây dựng hệ thống tích hợp ISO 14001 và SXSH tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát có thể đề xuất mô hình cho các công ty có hoạt động tương tự ở Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát (2011).

2. Báo cáo tổng kết khoa học công nghệ đề tài cấp nhà nước - Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng sơn bột tĩnh điện – Mã số KC 02 21 – Phó giáo sư tiến sỹ Vũ Trường Thiện.

3. Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (United State Environmental Protection Agency) (EPA) năm 1985.

4. Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đưa ra Phương pháp luận của UNEP/UNIDO năm 1985-1999.

5. Đinh Văn Sâm, Công nghệ Sản xuất sạch ở Việt Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội

6. Đỗ Văn Thắng, Nguyễn Công Hân, Trương Ngọc Tuấn (2007), Tính nhiệt lò hơi công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

7. Đinh Văn Kiên – Kỹ Thuật Sơn , NXB Thanh Niên 1999.

8. Hoàng Đình Tín (2007), Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

9. Hội đồng năng suất Ấn Độ, Tài liệu hướng dẫn về kết hợp sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, New Delhi India.

10. Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Huế, Giáo trình Sản xuất Sạch hơn, 2008

11. Sổ tay chất lượng Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát (2015).

12. Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát

13. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008.

14. Toàn cảnh ngành sơn và mực in Việt Nam - Báo cáo tại ngày hội hóa học Tp.HCM 2005 của VPIA.


15. Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường – Sở tài nguyên và môi trường Tỉnh Hải Dương - Kết quả phân tích khí khu vực làm việc và thành phần nước thải 2013

16. Trung tâm nghiên cứu Vi khí hậu Kiến trúc và Môi trường – Trường Đại học kiến trúc Hà nội - Báo cáo qoan trắc môi trường Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát (2013, 2014, 2015).

17. Thanh Bình, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương (2009); Lợi ích của Sản xuất sạch hơn.

18. Trần Văn Nhân (6/2002), Tổng quan về tình hình triển khai Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam

19. ThS. Đặng Thành Trung (2006), Tính toán thiết kế bộ hâm nước cho lò hơi công nghiệp ống lò ống lửa, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

20. Viện Công nghệ Môi trường – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (2009), Dự án Tăng cường năng lực bảo vệ môi trường cho một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam 2007-2009.

21. Viện Hóa Học – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (2005), Đề tài nghiên cứu chế tạo và ứng dụng sơn bột tĩnh điện Mã số KC.02.21 năm 2005.


Tiếng Anh

22. A. P. J. Mol, Joost C.L. van Buuren (2003), Green Industrialization in Asian Transitional Economics China and Vietnam.

23. Control of volatile organic emissions from existing stationary sources – Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, 1977

24. DESIRE - Desmontration in Small Industries of Reducing Waste

25. Overview of Vietnam Coatings marleet – VPIA ACC HCM 2007,2009

26. Paint and Surface coatings – NXB – Ellis hofwood limited 1987, England.

27. Ruth Hillary (1997), Environmental Management System and Cleaner Production, John Willey & Sons Ltd, England.

28. Vietnam coatings $ inh market Speaker Vương Bắc Đẩu – ACF 2003, HCM


Các trang website:

29. http://www.cleanproduction.org (website về sản xuất sạch)

30. http://www.vncp.org.vn

31. http://hethongson.vn/tin-tuc/gioi-thieu-khai-quat-ve-cong-nghe-son-tinh- dien-6.html

32. http://tailieu.vn/doc/cong-nghe-son-tinh-dien-227956.html

33. http://www.tisonpaint.vn/ lịch sử ngành sơn việt nam


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CƯU PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CƯU PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CƯU




PHỤ LỤC 3




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


PHỤ LỤC

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí