Kết Hợp Chặt Chẽ Giữa Pháp Luật Với Các Thể Chế Xã Hội Khác Để Bảo Đảm Và Thúc Đẩy Thực Thi Nghĩa Vụ Con Người


đau. Dù vô hình, nhưng quy luật Nhân quả dễ được chấp nhận vì lương tâm con người luôn yêu mến sự công bằng (fairness). Niềm tin Nhân quả là một khái niệm trừu tượng nhưng lợi ích mà nó mang đến cho đời sống xã hội là rất thiết thực. Đây được xem là một công cụ rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy thực thi Nghĩa vụ con người.

Trong quá trình dẫn dắt loài người hướng đến sự văn minh, các bậc Thánh nhân Hiền triết thường cố gắng xây dựng niềm tin Nhân quả cho con người thông qua những lời răn dạy như “Nếu nói hay hành động, với tâm hồn thanh tịnh, hạnh phúc sẽ theo ta, như bóng không rời hình” (Đức Phật Thích Ca), “Ai dùng gươm sẽ phải chết vì gươm” (For all who take the sword will perish by the sword) (Chúa Jesus), “Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó” (Lão Tử), “Mỗi hành động đều có cả sự thỏa mãn và cái giá phải trả của nó”, “Đừng đối xử với người khác theo cách mà bạn biết bạn sẽ bực mình nếu người khác đối xử với bạn như vậy” (Socrates)...

Thông qua sự quan sát chứng kiến những sự việc hiện tượng trong cuộc sống, quy luật Nhân quả được dân gian đúc kết bằng nhiều câu tục ngữ, trở thành lối ứng xử của con người như “Ác giả ác báo”, “Ở hiền gặp lành”, “Gieo gió ắt gặt bão”, “Có phúc có phần”, “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu” (Tục ngữ Việt Nam); “Man reaps what he sowed” (Gieo gì gặt nấy), “What goes around, comes around” (Cho đi điều gì sẽ nhận lại điều đó) (Tục ngữ Anh); “Việc lành làm hôm trước, sinh phúc lạc bữa sau” (Ngạn ngữ Ấn Độ), “Hành thiện đắc thiện, hành ác đắc ác” (Tục ngữ Trung Hoa), “Tự nghiệp tự đắc” (Tục ngữ Nhật Bản, nghĩa là: Mình làm thì mình phải chịu); “Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác, thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúng ta nắm bùn ném vào người khác, thì tay chúng ta bị bẩn đầu tiên” (Ngạn ngữ Do Thái)...

Hoặc quy luật Nhân quả còn được thể hiện rõ qua nhiều danh ngôn như: “Hành động làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết quả của hành động của bản thân” (Nhà văn Pháp Victor Hugo); “Tương lai được mua bằng hiện tại” (Triết gia Anh Samuel Johnson); “Những người nông cạn tin vào may mắn. Những người mạnh mẽ tin vào nhân quả” (Triết gia Mỹ Ralph Waldo Emerson); “Sớm hay muộn rồi những suy nghĩ, lời nói và hành vi của chúng ta sẽ quay trở lại chúng ta với sự chính xác đến không ngờ” (Nhà văn - Nghệ sĩ Mỹ Florence Scovel Shinn)...

Qua những lời dạy của các bậc danh nhân, những câu tục ngữ và danh ngôn kể trên, có thể hiểu rằng Nhân quả là một quy luật có tính công bằng và khách quan, không phải do ai sáng tạo ra, cũng như không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ ai, kể cả đó là thần thánh, vua chúa, giáo sĩ hay nhà lập pháp…


Ta có thể xem Luật Nhân quả như là một định đề giống như định đề Euclide trong toán học, là một chân lý không cần chứng minh, nhưng từ đó ta có thể phát triển ra cả một hệ thống khoa học lớn lao ở phía sau. Tuy sự tồn tại và vận hành của quy luật Nhân quả chưa được khẳng định bằng các kết luận khoa học chính thức, nhưng nếu được ứng dụng vào cuộc sống, quy luật Nhân quả sẽ mang đến cho xã hội những lợi ích rất lớn và thiết thực221. Niềm tin Nhân quả giúp con người tự biết điều chỉnh những hành vi của mình để không làm điều xấu ác, gây tổn hại đến mọi người, mọi loài. Niềm tin Nhân quả cũng có khả năng cảm hóa con người từ xấu trở thành tốt, từ tốt trở thành thánh thiện, giúp cho con người có tinh thần trách nhiệm cao tột. Sau đây là một số lợi ích cụ thể của người tin hiểu và ứng dụng Nhân quả vào cuộc sống:

Một là, biết kiềm chế chính mình để không gây tổn hại đến lợi ích của người khác hay cộng đồng. Người tin hiểu Nhân quả luôn cân nhắc thiện - ác, suy xét đúng

- sai một cách sâu sắc, luôn đánh giá từng suy nghĩ lời nói và hành vi một cách kỹ lưỡng. Họ biết kiềm chế chính mình, không dám hành xử theo quan điểm “mạnh được, yếu thua” để tránh gây tổn hại lợi ích cho người khác hay cho cộng đồng. Sự kiềm chế chính mình còn giúp người đó luôn có sự ổn định về tâm lý đạo đức, có uy tín, được người khác yêu mến tin cậy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Hai là, không hưởng thụ một cách thái quá. Theo lý luận của Luật Nhân quả, khi làm được những việc thiện lành, ta tạo nên được một số phước vô hình, rồi đến thời gian đủ duyên thuận tiện, phước này sẽ biến thành những điều may mắn, hạnh phúc cụ thể trong cuộc đời của chúng ta. Tuy nhiên, nếu ta thụ hưởng hết những lợi thế (phúc báo) thì cái phước vô hình sẽ cạn dần và ta sẽ trở nên kém may mắn trong tương lai. Để phước vô hình không bị vơi cạn, ta phải biết kiểm soát các nhu cầu của bản thân trong chừng mực hợp lý, không được hưởng thụ quá đà, tiếp tục làm việc thiện lành bằng cách phụng sự và cống hiến để tạo ra phước vô hình mãi mãi.

Ba là, sống siêng năng tận tụy và có tinh thần trách nhiệm cao. Người có niềm tin vào Nhân quả sẽ là người sống rất siêng năng, rất thích phụng sự để đem lại những điều lợi lạc cho người khác. Những Nghĩa vụ mà pháp luật yêu cầu, những trách nhiệm mà cộng đồng đòi hỏi đều được họ thực hiện một cách chu toàn tận tâm. Ban đầu, sự siêng năng tận tụy đến từ tâm mong muốn quả báo tốt đẹp, nhưng sau đó, sự siêng năng tận tụy sẽ trở thành lối sống, lối ứng xử, một phẩm chất đạo đức tự nhiên.

Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 26


221 Xem Thích Chân Quang (2016), Nghiệp và Kết quả, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, về một số lý luận của Nhân quả - Nghiệp báo dưới góc độ khoa học.


Bốn là, tạo ra một xã hội hỗ tương tốt đẹp. Người tin Nhân quả sẽ luôn đối xử với mọi người một cách chân thành. Sự chân thành đó sẽ tạo ra sự yên tâm tin tưởng của người xung quanh. Nhờ có sự yên tâm tin tưởng, mọi người sẽ dễ dàng hợp tác với nhau để cùng xây dựng một xã hội hỗ tương tốt đẹp. Người tin Nhân quả cũng luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Sự giúp đỡ lẫn nhau cũng sẽ góp phần tạo nên một xã hội hỗ tương tốt đẹp như thế.

Năm là, giảm áp lực rất lớn cho ngành tư pháp. Người tin Nhân quả là người luôn tránh sai lầm ngay từ ý nghĩ lời nói và hành vi nhỏ nhặt, do đó họ luôn gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật. Đối với họ, nguy cơ vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật hình sự, là hầu như không có. Nếu ai cũng gương mẫu tuân thủ pháp luật, ngành tư pháp sẽ được giảm áp lực rất nhiều (cho các hoạt động trấn áp, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…).

Tóm lại, hệ thống lý thuyết về đạo đức của nhân loại sẽ được hoàn thiện nếu quy luật Nhân quả được nghiên cứu một cách bài bản. Nền đạo đức chung của xã hội sẽ được nâng lên rất nhiều nếu mỗi học sinh ngay từ nhỏ đã được giảng dạy kỹ lưỡng về ý thức thiện - ác, tội - phúc, về cách hành xử đúng đắn. Những hành vi vi phạm pháp luật sẽ được giảm thiểu rất nhiều nếu quy luật này được đưa vào chương trình giáo dục các cấp, được trở thành môn học bắt buộc. Việc tin hiểu và ứng dụng quy luật Nhân quả cũng là một phương pháp tu dưỡng đạo đức đặc biệt. Nếu có niềm tin Nhân quả sâu sắc, con người sẽ có ý thức cao trong việc thực thi Nghĩa vụ.

4.2.4.2. Kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật với các thể chế xã hội khác để bảo đảm và thúc đẩy thực thi Nghĩa vụ con người

Nghĩa vụ con người là một khái niệm rộng, được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghĩa vụ con người không chỉ được ghi nhận trong pháp luật mà còn được ghi nhận trong nhiều công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác. Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật và các công cụ điều chỉnh khác trong việc ghi nhận và bảo đảm thực thi chúng.

i. Kết hợp pháp luật với đạo đức

Để việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật về Nghĩa vụ con người được thực hiện có hiệu quả, phát huy được ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của nhau, chúng ta cần lưu ý những điểm như sau:

Một là, việc kết hợp pháp luật và đạo đức phải được quán triệt xuyên suốt trong hoạt động xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật. Xây dựng pháp luật phải trên nền


tảng đạo đức, không ban hành những quy định về Nghĩa vụ con người trái đạo đức. Trong quá trình thi hành pháp luật về Nghĩa vụ con người cũng phải luôn chú trọng kết hợp yếu tố đạo đức. Trong hoạt động bảo vệ pháp luật về Nghĩa vụ con người cũng cần hết sức coi trọng việc giáo dục thuyết phục để người bị xử lý “tâm phục khẩu phục”, tự nguyện chịu phạt và không tái phạm.

Hai là, tuyên truyền pháp luật về Nghĩa vụ con người phải kết hợp với giáo dục đạo đức. Việc này cần được thực hiện không chỉ trong nhà trường mà còn trong mỗi gia đình, các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.

Ba là, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp cần phối hợp với nhà nước ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm tạo ra những quy tắc ứng xử phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề trong xã hội hiện đại ngày nay.

Trong những công cụ quản lý xã hội hiện nay, pháp luật và đạo đức có vai trò quan trọng hơn cả. Pháp luật bảo đảm cho sự điều phối Quyền và Nghĩa vụ hợp lý còn đạo đức của cá nhân sẽ giúp cho một người tự nguyện thực thi Nghĩa vụ trong niềm hạnh phúc chứ không cảm thấy bị khổ sở. Đây là chỗ kết nối chuyển tiếp giữa pháp luật và đạo đức rất tinh tế. Trong thực tế, có những vấn đề rất phức tạp mà nếu chỉ áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc sẽ đưa đến cực đoan, bế tắc. Điển hình là vấn đề về Quyền tư hữu.

Quyền tư hữu (hay Quyền sở hữu tư nhân) là một trong những Quyền chính đáng của con người. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789, Điều 17 khẳng định: “Tài sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể bị tước đoạt tài sản”. Trong UDHR, Điều 17 ghi nhận: “Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán”. Tại Việt Nam, Điều 32 Hiến pháp năm 2013 nêu: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.

Quyền tư hữu ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội theo hai chiều hướng. Ở chiều hướng tích cực, Quyền tư hữu giúp nâng cao năng suất lao động. Khi được đảm bảo mọi của cải mình làm ra sẽ thuộc về mình, con người sẽ yên tâm để lao động và làm việc. Nhờ yên tâm sẽ được pháp luật bảo vệ lợi ích một cách công bằng, nên càng mong muốn sở hữu nhiều hơn, con người sẽ càng hăng say cố gắng làm ra của cải nhiều hơn. Điều này thúc đẩy năng suất lao động của toàn xã hội tăng lên không ngừng.

Ở chiều hướng ngược lại, dựa vào Quyền tư hữu có những người sẽ tích lũy được khối tài sản rất lớn, cùng theo đó quyền lực của họ cũng lớn theo (có thể coi là một loại quyền lực dân sự), có khi cạnh tranh với cả quyền lực nhà nước và rất dễ trở thành sự thao túng, bóc lột. Nếu vì e ngại loại quyền lực dân sự này mà xóa bỏ Quyền


tư hữu thì không khác gì chặt đứt động cơ để con người nỗ lực làm việc, kìm hãm năng suất lao động, và có thể khiến xã hội đối mặt nguy cơ đổ vỡ vì thiếu nguồn lực.

Vừa giữ được Quyền tư hữu chính đáng của người dân, vừa không tạo ra một thế lực thao túng bóc lột là một bài toán khó mà nếu chỉ dựa vào công cụ pháp luật đơn thuần sẽ không thể đưa ra một lời giải trọn vẹn. Xã hội rất cần một công cụ khác kết hợp với pháp luật để xử lý chỗ vướng mắc này. Công cụ đạo đức lúc này sẽ là một giải pháp hữu ích nhằm ngăn chặn nguy cơ sử dụng Quyền tư hữu để bóc lột hoặc cạnh tranh với quyền lực nhà nước.

Khi một người tích lũy được tài sản rất lớn, pháp luật sẽ bảo vệ “Quyền tài sản” cho họ, họ được phép sở hữu tài sản của mình, nhưng đồng thời, họ cũng phải có “Nghĩa vụ tài sản” là sử dụng tài sản đó sao cho có đạo đức, mang lại lợi ích cho nhiều người. Người giàu nên biết san sẻ giúp đỡ cho người nghèo, đó là một cách thực thi “Nghĩa vụ tài sản”. Người doanh nhân nên đặt lợi nhuận là thứ yếu, cố gắng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, đó cũng là thực thi “Nghĩa vụ tài sản”… Nhà nước cần phải có chính sách giáo dục, định hướng cho mọi người về “Nghĩa vụ tài sản” ngay từ khi họ bắt đầu làm việc gây dựng sự nghiệp. Nhà nước nên sử dụng có hiệu quả công cụ đạo đức để khuyến khích mọi người yêu thích thực thi “Nghĩa vụ tài sản” của mình. Như vậy, con người cần có Quyền tư hữu để được yên tâm làm việc và tăng năng suất lao động. Con người cũng cần có Nghĩa vụ tài sản được bảo đảm bởi công cụ pháp luật và được thúc đẩy bởi công cụ đạo đức để kiềm chế mặt trái của Quyền tư hữu.

Hình 4 - Sơ đồ Quyền tư hữu


ii. Kết hợp pháp luật với tín điều tôn giáo

Để kết hợp tốt giữa pháp luật với tín điều tôn giáo trong việc bảo đảm, thúc đẩy thực thi Nghĩa vụ con người, chúng ta cần tiến hành những biện pháp sau đây:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật ở những vùng có nhiều đồng bào theo đạo sinh sống; phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo, nhà tu hành trong công tác tuyên truyền pháp luật bởi vì những vị này có kết nối tốt với đồng bào có đạo. Nhìn chung, giáo lý các tôn giáo đều hướng con người đến chân, thiện, mỹ, công bằng, nhân ái. Sự tương đồng trong mục tiêu của pháp luật và tôn giáo là điều kiện thuận lợi để lồng ghép việc tuyên truyền pháp luật vào quá trình truyền bá giáo lý. Việc làm này hoàn toàn hợp lý vì tín đồ tôn giáo cũng là con người, cũng phải có đầy đủ những Nghĩa vụ của một cá nhân đối với cộng đồng xã hội.

Để làm được việc này, nhà nước phải động viên, thậm chí là bắt buộc các chức sắc tôn giáo, nhà tu hành phải nắm vững các quy định pháp luật, gương mẫu trong việc thực thi pháp luật. Từ đó, họ sẽ biết kết hợp hài hòa giữa pháp luật với tín điều tôn giáo để vận động các tín đồ tự giác thực hiện tốt các Nghĩa vụ con người, sống tốt đời đẹp đạo.

Hai là, những người đại diện nhà nước trong quản lý xã hội cần có sự hiểu biết nhất định về tín điều của các tôn giáo để hỗ trợ những người hoạt động tôn giáo thực hiện trách nhiệm của họ tốt hơn. Những điều tích cực trong giáo lý tôn giáo cần được phát huy để giáo dục người dân các đức tính như yêu thương nhân loại, yêu nước, yêu lao động, sống vì mọi người, tuân thủ pháp luật… Khi mỗi người dân hình thành được những ý thức đó thì họ sẽ thực thi Nghĩa vụ một cách tự nguyện, chu đáo, thiện chí vì muốn đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Ba là, nhà nước cần kết hợp hài hòa giữa pháp luật và tín điều tôn giáo để phát huy được những ưu điểm, cũng như khắc phục những hạn chế của mỗi công cụ. Không ngừng nâng cao hiệu quả của pháp luật và tín điều tôn giáo để bảo đảm, thúc đẩy việc thực thi Nghĩa vụ được hiệu quả.

Bốn là, pháp luật cần tăng cường ghi nhận các quy định về Nghĩa vụ con người mang giá trị văn hóa tốt đẹp trong tín điều tôn giáo để củng cố đạo đức xã hội, củng cố văn hóa dân tộc, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái.

iii. Kết hợp pháp luật với quy định của các tổ chức

Để kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật với quy định của các tổ chức trong việc bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người, cần tiến hành một số hoạt động như sau:


Một là, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân tham gia vào các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, văn hóa, từ thiện - nhân đạo… Khi đã là thành viên trong một tổ chức, các cá nhân sẽ có thêm cơ chế giám sát việc thực thi Nghĩa vụ con người. Đặc biệt là đối với các tổ chức từ thiện - nhân đạo, các thành viên được trao cơ hội thực thi các Nghĩa vụ vượt trội, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Hai là, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Nghĩa vụ con người của các tổ chức, kể cả tổ chức trong nước hay tổ chức nước ngoài.

Ba là, trên cơ sở pháp luật, các tổ chức phải tiến hành sửa đổi, bổ sung quy định về Nghĩa vụ thành viên của tổ chức mình sao cho phù hợp với Nghĩa vụ con người trong pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và thế giới. Nhà nước cần khuyến khích các tổ chức đề ra thêm các Nghĩa vụ chủ động, hoặc đặt ra yêu cầu về Nghĩa vụ cao hơn so với Nghĩa vụ trong pháp luật nhưng vẫn phải phù hợp với khả năng của thành viên.

Những hoạt động kể trên không chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả thực thi Nghĩa vụ của bản thân thành viên tổ chức mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến người thân trong gia đình họ và cộng đồng xung quanh.

iv. Kết hợp pháp luật với niềm tin Nhân quả

Niềm tin Nhân quả là công cụ bảo đảm và thúc đẩy Nghĩa vụ con người vô cùng hiệu quả. Nó giúp phòng ngừa hành vi vi phạm Nghĩa vụ ngay từ trong suy nghĩ của con người. Niềm tin Nhân quả cũng là một sự bổ sung rất cần thiết cho Pháp luật, vì không phải hành vi vi phạm pháp luật nào cũng được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, và không phải hình thức xử lý nào của pháp luật cũng đạt đến sự công bằng tuyệt đối. Trong khi đó, nếu có được niềm tin Nhân quả người ta tự thấy được bản án của mình để không bao giờ làm điều sai. Họ tin vào sự công bằng của trời đất, tin vào ý niệm “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát” và không muốn nhận lãnh một quả báo đau khổ ở tương lai. Hơn thế nữa, người có niềm tin Nhân quả còn là người gương mẫu tuân thủ pháp luật, họ có tinh thần trách nhiệm rất cao, họ thực thi Nghĩa vụ pháp lý đầy đủ, họ cống hiến phụng sự cuộc đời một cách tận tụy, họ là niềm tin yêu, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người xung quanh.

Sự kết hợp giữa Pháp luật và Niềm tin Nhân quả cần được chú trọng thực hiện hơn nữa. Cách kết hợp thiết thực nhất là lồng ghép niềm tin Nhân quả vào các hoạt động tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là trong trường học. Trong việc lồng ghép đó, ta cần sử dụng có hiệu quả những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ngạn ngữ, châm


ngôn, danh ngôn, phương châm sống có nội dung giáo dục về niềm tin Nhân quả như “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão, “ác giả ác báo”... nhằm giúp người học thấm nhuần tư tưởng tránh ác, hành thiện, tự giác thực thi Nghĩa vụ con người.

4.2.5. Đề xuất Tuyên ngôn Toàn cầu về Nghĩa vụ của con người

Như đã phân tích, việc đề cao Quyền thái quá đã gây ra nhiều hệ lụy cho nhân loại và bao trùm lên mọi lĩnh vực từ an ninh, chính trị, kinh tế, môi trường cho đến văn hóa xã hội. Một trong những hệ lụy nghiêm trọng là khiến con người trở nên thờ ơ ích kỷ và đánh mất dần những phẩm cách cao đẹp. Nhận thức được nguyên nhân của các hệ lụy đó chính là do sự mất cân đối giữa Quyền và Nghĩa vụ con người, từ những năm 90 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh nhằm nâng cao vai trò của Nghĩa vụ và thúc đẩy việc thực thi Nghĩa vụ đã được khởi xướng. Dù phong trào này đã gây ra được tiếng vang nhất định, góp phần thức tỉnh con người về sự nguy hiểm của việc đòi hỏi Quyền con người thái quá, tuy nhiên, vì những nền tảng lý luận về Nghĩa vụ con người chưa được xây dựng vững vàng sâu sắc nên chưa thể thuyết phục được cộng đồng quốc tế như mong muốn.

Nhìn nhận lại toàn diện vấn đề, sự ra đời của UDHR đã mang lại một số thành quả tốt đẹp trong những thời điểm lịch sử nhất định. Tuy nhiên hiện nay, việc đề cao Quyền đã không còn thích hợp. Đây là lúc con người cần hướng đến sự cân bằng trong thụ hưởng Quyền và thực thi Nghĩa vụ để lấy lại sự thăng bằng trong tâm lý và trong cuộc sống. Xã hội văn minh cùng với sự kết nối toàn cầu cũng đang đòi hỏi gắt gao phải có một chuẩn mực đạo đức chung để con người có thể tương tác với nhau trong sự đoàn kết, tương trợ và tình thân ái. Dưới lăng kính của khoa học, trí tuệ và đạo đức, luận án đã tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của Nghĩa vụ con người cũng như mối tương quan mật thiết giữa Quyền và Nghĩa vụ con người. Một số luận điểm được khẳng định như sau:

Thứ nhất, con người cần có các Quyền để sống và mưu cầu hạnh phúc, thì cũng cần phải có các Nghĩa vụ tương xứng với các Quyền đó.

Thứ hai, khi con người thực thi nhiều Nghĩa vụ thì phẩm giá của họ được tăng theo tương ứng, và họ đang góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Thứ ba, trong một số trường hợp, Nghĩa vụ nên được thực thi nhiều hơn cả Quyền được thụ hưởng thì sẽ giúp cho xã hội bền vững và phát triển.

Trong luận án này, chúng tôi đã thực hiện điều tra xã hội học thực tế về quan điểm của cộng đồng đối với Quyền và Nghĩa vụ. Kết quả là 85,42% số người được

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí