ngăn chặn phạm nhân không gây thêm tội mới, vì khi phạm tội như thế họ đã thực thi nghĩa vụ âm, tức là làm hao tốn nguồn lực xã hội. Việc khi nào trả tự do cho phạm nhân không nên chỉ phụ thuộc vào bản án cố định mà tòa đã tuyên ban đầu, để đảm bảo khi trở lại cộng đồng họ sẽ thực thi nghĩa vụ dương (cống hiến cho xã hội). Vì thế, ban quản lý trại giam cần phải thực hiện nhiều hơn nữa công tác giáo dục phạm nhân trong các trại giam hiện nay. Giáo trình để giảng dạy cho phạm nhân cần phải được biên soạn một cách bài bản, khoa học, kết hợp cả giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức. Tóm lại, giam giữ chỉ là biện pháp tạm thời, việc quan trọng chính là chuyển hoá tâm lý phạm nhân từ việc thực thi Nghĩa vụ âm (làm tổn hại xã hội) sang thực thi Nghĩa vụ dương (cống hiến cho xã hội).
Những phạm nhân phạm các tội về Nghĩa vụ con người thường có tâm lý thích hưởng thụ vì cho đó là vui sướng, sợ thực thi Nghĩa vụ vì cho đó là cực khổ. Cán bộ trại giam cần thiết kế các hình thức lao động phù hợp với sức khỏe, độ tuổi của phạm nhân và tạo môi trường thân thiện khi làm việc để họ cảm nhận được sự thanh thản, hạnh phúc khi làm việc. Cán bộ trại giam cũng cần thường xuyên tổ chức các lớp giáo dục đạo đức, khơi dậy lòng trắc ẩn và những tình cảm cao thượng trong tâm hồn mỗi người để họ biết hối hận về lỗi lầm và quyết tâm sửa đổi. Bên cạnh đó, cán bộ trại giam cũng cần quan tâm động viên các phạm nhân, tạo môi trường gần gũi hòa ái trong cuộc sống hằng ngày để các phạm nhân có cảm giác ấm áp, cảm giác được yêu thương. Từ đó, họ sẽ có tâm lý biết ơn và cố gắng sống tốt để đền đáp lại ân nghĩa của cuộc đời. Tuy nhiên ta cũng không được chủ quan vì trên thực tế tâm lý của phạm nhân rất khó được cải tạo.
Nhà chức trách cũng cần chú trọng hơn nữa cơ chế theo dõi đánh giá mức độ thay đổi trong tâm tư tình cảm, mức độ cải tạo tốt hay không của mỗi phạm nhân qua những biểu hiện về hành vi và lời nói, hoặc qua những bài kiểm tra đạo đức định kỳ. Nhà chức trách cũng phải tạo cơ hội cho họ làm nên được những việc làm công ích để chuộc lại lỗi lầm quá khứ. Đối với các cá nhân cải tạo tốt (tâm lý tốt và thành tích tốt), nhà chức trách cần áp dụng một cách kịp thời các chính sách khuyến khích động viên như biện pháp giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, đặc xá, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ tiền khi mãn hạn tù để họ trang trải cuộc sống trong giai đoạn đầu tái hòa nhập cộng đồng...
Tất cả những biện pháp kể trên đều hướng đến mục tiêu tạo mọi điều kiện để những người “lầm đường lạc lối” quay trở lại “con đường lương thiện” và “làm lại cuộc đời”. Như vậy, phạm nhân phải có Nghĩa vụ cải hối sâu sắc, trong khi đó, cán
bộ quản giáo có Nghĩa vụ giúp đỡ (ép buộc) phạm nhân phục hồi đạo đức. Đối với những đối tượng ngoan cố chống đối, nhà nước cần nghiên cứu các chính sách nhằm kéo dài thời gian giam giữ, để tiếp tục giáo dục, dù đã đến hạn được trả tự do, vì trả họ về với xã hội sẽ gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Đối với các cá nhân vi phạm pháp luật hành chính về Nghĩa vụ con người, tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà có biện pháp bắt buộc người vi phạm phải tham gia các lớp giáo dục pháp luật về Nghĩa vụ con người để họ nhận thức được lầm lỗi của mình và giảm nguy cơ tái phạm (hoặc vi phạm quy định về Nghĩa vụ khác) trong tương lai.
iv. Xây dựng cơ chế vinh danh các cá nhân gương mẫu trong việc thực thi Nghĩa
vụ con người.
Có thể bạn quan tâm!
- Không Ngừng Xây Dựng Và Hoàn Thiện Pháp Luật Về Nghĩa Vụ Con Người
- Hoàn Thiện Cơ Chế Pháp Lý Bảo Đảm Thực Thi Nghĩa Vụ Con Người Trong Pháp Luật
- Đối Với Việc Bảo Đảm Thực Thi Nghĩa Vụ Con Người Trong Pháp Luật Việt Nam
- Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 25
- Kết Hợp Chặt Chẽ Giữa Pháp Luật Với Các Thể Chế Xã Hội Khác Để Bảo Đảm Và Thúc Đẩy Thực Thi Nghĩa Vụ Con Người
- Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
Trong lịch sử Nghĩa vụ con người tại Việt Nam, cơ chế khen thưởng đã được ghi nhận rõ nét trong bộ Thanh điều do vua Lê Thánh Tông đặt ra nhằm huấn dụ đạo đức cho nhân dân. Thanh Điều thứ 5 nêu: “Ở hương đảng, trong tôn tộc, có việc gì phải giúp đỡ lẫn nhau. Ai có tiếng là người hạnh nghĩa, thì quan sở tại phải bẩm lên tòa Thừa, tòa Hiến để tâu vua mà tinh biểu (biểu dương) cho”; Thanh Điều thứ 13 nêu: “Quan dân đều phải hiếu đễ, và chăm chỉ làm ruộng, cùng giúp đỡ lẫn nhau; khi đi làm việc quan, không được trễ biếng, trốn tránh. Nếu ai có tiếng là người lương thiện thì quan phủ huyện phải trình tòa Thừa, tòa Hiến mà tinh biểu (biểu dương) cho”; Thanh Điều thứ 23 nêu: “Các người huynh trưởng ở chốn xã thôn và phường biết dạy bảo con em trong làng được phong tục tốt, thì quan phủ huyện phải bẩm tòa Thừa, tòa Hiến để tâu vua ban khen cho”.
Thông qua việc khen thưởng, các Thanh điều thứ 5, 13, 23 đã tạo ra một phương thức rất mềm dẻo, vừa hợp tình hợp lý, vừa hiệu quả để khuyến khích việc thực thi Nghĩa vụ con người. Trong khi cùng thời kỳ đó, hầu hết các bộ luật trên thế giới gần như mới chỉ áp dụng hình thức xử lý cứng rắn (cấm, trừng phạt) như là cách thức duy nhất để buộc con người phải thực thi Nghĩa vụ. Càng đặc biệt hơn nữa, Nghĩa vụ được chọn để xứng đáng khen thưởng là một Nghĩa vụ “cao quý nhất” trong các Nghĩa vụ cao quý của xã hội, đó là Nghĩa vụ “truyền dạy đạo đức cho cộng đồng”. Dù trong thời đại nào, đạo đức luôn là động lực giúp cho con người thực thi Nghĩa vụ một cách chu toàn và vượt trội, người biết dạy đạo đức luôn là người có đóng góp lớn lao trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm và giữ gìn sự ổn định cho toàn xã hội. Nội dung của Thanh điều 23 rõ ràng đã thể hiện một sự tiến bộ vượt bậc trong tư tưởng, tư duy về
Nghĩa vụ con người và đảm bảo thực thi Nghĩa vụ con người. Đây là “lời dạy bảo vô giá của tiền nhân” mà các thế hệ sau này cần phải gìn giữ và phát huy.
Nhìn nhận cơ chế khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích nổi bật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã được quy định trong Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2005, 2013). Trên góc độ khuyến khích, động viên việc thực thi Nghĩa vụ con người, cơ chế này vẫn còn một số hạn chế như:
Một là, cá nhân muốn được khen thưởng phải có điều kiện là thành tích rất nổi bật. Trong khi trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người gương mẫu thực thi Nghĩa vụ, có đóng góp cho cộng đồng, dù thành tích không quá nổi bật, nhưng không được đưa vào danh sách để vinh danh khen thưởng;
Hai là, việc khen thưởng phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động bình xét đề xuất của cơ quan tổ chức mà cá nhân làm việc, hoặc chính quyền địa phương, hoặc tập thể dân cư nơi cá nhân đó sinh sống. Trong khi đó, vẫn có rất nhiều người đóng góp thầm lặng, có công trạng đối với cộng đồng, nhưng không được đề xuất để vinh danh khen thưởng. Một thực tế là không ai chịu trách nhiệm cho việc bỏ sót những cá nhân có công này.
Hai hạn chế trên dẫn đến thực trạng là có nhiều người dù đã đóng góp thầm lặng, có công trạng đối với cộng đồng nhưng đã bị bỏ sót, không được khen thưởng vì: một là, do phải có thành tích rất nổi bật, hai là không ai xem xét đề xuất họ để được khen thưởng. Trong khi có tội thì truy để phạt nhưng có công lại không được “truy để thưởng”. Bất cập này khiến cơ chế khen thưởng hiện nay chưa đạt được hiệu quả cao trong việc khuyến khích mọi người tự giác thực thi Nghĩa vụ.
Ta cần phải xây dựng cơ chế vinh danh các cá nhân gương mẫu trong việc thực thi Nghĩa vụ con người để nêu cao tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, vì việc vinh danh người có công lao với cộng đồng cũng tạo ra tấm gương thực thi Nghĩa vụ tốt để khuyến khích mọi người noi theo thực hành. Chúng tôi đề xuất ba việc sau đây: Một là, bên cạnh quy định khen thưởng cá nhân có “thành tích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, bổ sung thêm quy định vinh danh các cá nhân “gương mẫu trong việc thực thi Nghĩa vụ con người”. Vinh danh có nghĩa là khen mà không cần phải thưởng vì để tiết kiệm ngân sách quốc gia. Số lần được vinh danh nhiều hay ít sẽ dùng làm căn cứ xem xét những quyền lợi, ưu tiên cho một số hoạt động trong xã hội như vay vốn không cần thế chấp... Tiêu chí “gương mẫu” có thể là hoàn thành tất cả Nghĩa vụ,
trách nhiệm được giao liên tục trong một khoảng thời gian 5 năm, 10 năm, hoặc hơn.
Hai là, giao thêm nhiệm vụ truy tìm các cá nhân gương mẫu trong việc thực thi Nghĩa vụ con người cho các cơ quan đã có sẵn như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, Mặt trận Tổ quốc, Cơ quan Công an. Nếu người có tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng bị bỏ sót, cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ bị khiển trách.
Ba là, những người có công lao trong việc giáo dục đạo đức cho cộng đồng phải được nhà nước xem trọng và khen thưởng tương xứng. Như đã nêu phía trên, Nghĩa vụ truyền dạy đạo đức theo như Thanh điều 23 của vua Lê Thánh Tông là một điều có giá trị vượt thời gian. Việc khen thưởng cho những ai thực thi tốt Nghĩa vụ này (Nghĩa vụ truyền dạy đạo đức) sẽ giúp cho cộng đồng được bình yên, tốt đẹp và hạnh phúc.
4.2.4. Xây dựng, củng cố các thể chế xã hội khác, kết hợp với pháp luật để hoàn thiện cơ chế xã hội hỗ trợ, thúc đẩy việc thực thi Nghĩa vụ con người
4.2.4.1. Xây dựng, củng cố các thể chế xã hội khác (phi quan phương) để hoàn thiện cơ chế xã hội hỗ trợ, thúc đẩy việc thực thi Nghĩa vụ con người
i. Xây dựng, củng cố đạo đức để hoàn thiện cơ chế xã hội hỗ trợ, thúc đẩy việc
thực thi Nghĩa vụ con người
Như đã phân tích, chính sự xuống cấp của đạo đức xã hội (degradation of social morality) là một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng vi phạm Nghĩa vụ con người ở mức độ khá nghiêm trọng như hiện nay. Có thể nói, đạo đức chi phối rất lớn trong việc thực thi Nghĩa vụ và cả việc hưởng Quyền. Một người có đạo đức sẽ có ý thức thực thi Nghĩa vụ một cách tự nguyện, chu đáo, thiện chí vì muốn đem lại niềm vui và lợi ích cho người khác. Cũng vậy, khi thụ hưởng Quyền, người có đạo đức biết kiềm chế, có chừng mực, có giới hạn và có chia sẻ để không gây tổn hại cho ai, không để ai phải chịu thiệt thòi vì mình. Người có đạo đức xuất hiện ở đâu là mang lại niềm an vui, hạnh phúc và sự yên tâm cho mọi người ở đó. Ngược lại, người kém đạo đức xuất hiện ở đâu thì gây nên sự lo lắng, bất an và đau khổ cho những người xung quanh.
Nhưng không phải ai sinh ra cũng đã là người có đạo đức. Bản năng tự nhiên của các giống loài (kể cả loài người) là sự ích kỷ, tham lam, thù hận. Nếu không có sự giáo dục tu dưỡng thì con người sẽ bị chi phối bởi bản năng tầm thường vốn luôn luôn sẵn sàng trỗi dậy để thúc đẩy con người phạm sai lầm. Mỗi người phải có Nghĩa vụ tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách từng ngày để mình không bao giờ là nỗi đe dọa cho người khác, để mình là sự yên tâm (peace of mind) và tin tưởng (trust) của cộng đồng212. Mỗi người cũng phải có ý thức giúp người khác hoàn thiện đạo đức để cùng tạo nên một cộng đồng tốt đẹp. Điều này cũng phù hợp với tâm lý và mong muốn của nhiều người. Theo
212 Xem Việt Quang (2020), Nền tảng đạo đức, Nxb Thế Giới, Hà Nội, tập 1, tr. 7.
kết quả điều tra xã hội học thì có tới 85,59% số người được hỏi đồng tình với quan điểm: “Mỗi người không chỉ có Nghĩa vụ hoàn thiện đạo đức bản thân mà còn phải giúp mọi người xung quanh hoàn thiện đạo đức, cũng như không cho điều xấu len lỏi vào cộng đồng” (câu 14 - xem Biểu đồ 4, Phụ lục 2).
Trong lịch sử của nhân loại, việc tu dưỡng đạo đức đã từng được quy định thành các điều luật cụ thể. Như vào Thế kỷ thứ III TCN, Vua Asoka (Ấn Độ) đã cho khắc lên trụ đá điều luật quy định về nghĩa vụ tu dưỡng đạo đức dành cho dân chúng để mọi người nuôi dưỡng các đức tính như vâng lời cha mẹ, vâng lời thầy giáo, tôn trọng bậc lớn tuổi, tôn trọng và có thái độ đúng đắn đối với các bậc Thánh nhân, biết làm các việc thiện lành, đối đãi tử tế thân ái với những người nghèo, người bệnh tật và ngay cả nô tì và gia nhân213. Tuy nhiên hiện nay, trong pháp luật Việt Nam, kể cả pháp luật của nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc tu dưỡng đạo đức vẫn chưa được xem là Nghĩa vụ bắt buộc của mỗi người. Nhà nước chưa có sự chú trọng và giám sát đúng mức việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của con người, nên trên thực tế, đạo đức chưa phát huy hết được vai trò của nó. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng, hoàn thiện đạo đức là việc làm cấp thiết nhằm thúc đẩy việc thực thi Nghĩa vụ con người. Dưới đây là một số đề xuất hướng tới việc củng cố các phương pháp tu dưỡng đạo đức cho mỗi người:
- Tăng cường sự giáo dục đạo đức
Trong sự phát triển của con người, tiếp nhận tri thức và tu dưỡng đạo đức cần phải diễn ra song hành, thậm chí đạo đức còn cần được ưu tiên hơn vì cái đức là gốc con người. Bác Hồ cho rằng: “Đức là gốc, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó và có tài mà không có đức là người vô dụng”214. Tuy nhiên, trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giảng dạy về đạo đức chưa được chú trọng đúng mức, thậm chí còn bị giảm dần qua các cấp học.
Cụ thể, ở cấp tiểu học, giáo dục đạo đức là nội dung của môn học Đạo đức. Ở cấp trung học cơ sở, giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật là hai nội dung thành phần của môn Giáo dục công dân. Ở cấp trung học phổ thông, môn Giáo dục công dân phải gồng gánh cả năm nội dung về đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị - xã hội và triết học. Thời
213 Xem Ven. S. Dhammika, tlđd, PE VII, tr. 43.
214 Cao Văn Thống (2018), Xây dựng nền tảng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Trang thông tin điện tử Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Website: http://ubkttw.vn/tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh/-
/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/xay-dung-nen-tang-ao-uc-cach-mang-theo-tu-tuong-ho-chi-minh, truy cập ngày 28/7/2021.
lượng môn Đạo đức và Giáo dục công dân xuyên suốt các lớp học cũng chỉ được thiết kế một tiết mỗi tuần. Chính những điều này đã khiến cho nhiều học sinh có tư tưởng xem nhẹ vấn đề đạo đức, xem trọng chữ Tài hơn là chữ Đức, chỉ quan tâm tiếp thu tri thức mà thiếu tu dưỡng đạo đức. Đạo đức xã hội xuống cấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý lười biếng trong lao động học tập, thờ ơ vô trách nhiệm đối với cộng đồng, và cuối cùng là sự vi phạm Nghĩa vụ cá nhân cả về phương diện đạo đức và pháp luật.
Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi quan điểm về giáo dục đạo đức con người. Nhà nước, các tổ chức giáo dục, các tổ chức xã hội và gia đình phải có nhiều trách nhiệm hơn để giúp đỡ hỗ trợ từng con người có cơ hội hoàn thiện đạo đức lên từng ngày bởi vì tu dưỡng đạo đức là một quá trình cả đời phấn đấu. Đặc biệt, trong giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần được giáo dục đạo đức một cách kỹ lưỡng, sâu sắc và đầy đủ.
Qua mỗi cấp học cao hơn, môn Đạo đức lại cần được phân tích sâu hơn, giảng dạy thấu đáo hơn, tư cách của học sinh cũng cần được kiểm tra đánh giá chặt chẽ hơn. Ngành giáo dục cần đầu tư nhiều hơn về nội dung đạo đức để giảng dạy sao cho học sinh rất yêu thích để học và áp dụng đạo đức vào trong cuộc sống của mình.
Đạo đức phải là môn học quan trọng nhất, xuyên suốt cả ba cấp học và là môn bắt buộc trong tất cả các kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh đầu cấp. Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng chương trình giảng dạy, đào tạo chuyên ngành Đạo đức học ở các cấp cao hơn là đại học, cao học và chương trình đào tạo tiến sĩ. Nội dung đào tạo phải được thống nhất trong phạm vi toàn quốc trên cơ sở chắt lọc, hệ thống hóa các tư tưởng, học thuyết đạo đức từ mọi nguồn, kể cả các nguồn cổ xưa, tôn giáo, triết học... Trong quá trình đào tạo, người học không những phải nắm vững lý thuyết về đạo đức học mà còn phải tu dưỡng đạo đức thực sự để trở thành tấm gương mẫu mực cho cộng đồng noi theo.
Về thời lượng giảng dạy, giáo dục đạo đức trong trường học phải là quá trình thường xuyên, liên tục, phải thực hiện theo phương châm “mưa dầm, thấm lâu”. Những đạo đức căn bản phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần qua các cấp lớp. Với cùng một tâm lý đạo đức, nhưng mỗi cấp, mỗi lớp sẽ có cách tiếp cận riêng, cách triển khai mới và độ sâu của nội dung phù hợp với mức độ nhận thức theo độ tuổi từng cấp, lớp.
Về chất lượng giảng dạy, nội dung môn Đạo đức cần có những câu chuyện thực tế cảm động, gần gũi thì mới có thể chạm đến trái tim các em. Bên cạnh đó, không chỉ tập trung giảng dạy về lý thuyết mà cần tổ chức các chương trình gặp gỡ giao lưu, tôn vinh những tấm gương đạo đức mẫu mực ngoài đời thật để các em phát triển tình cảm
ngưỡng mộ, yêu mến, từ đó, những đức tính tốt đẹp sẽ dần nảy nở, phát triển trong tâm hồn các em, định hình nhân cách và định hướng cuộc đời các em trong tương lai.
Ngoài chương trình giáo dục phổ thông, các chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp cũng cần có nội dung giảng dạy về đạo đức, về Nghĩa vụ cụ thể trong từng lĩnh vực theo phương châm “dù làm ngành nghề nào cũng thấy Nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong đó”.
Thế giới ngày nay đang bị cuốn vào vòng xoáy của sự tiện nghi do khoa học mang lại, nhưng đạo đức con người lại bị bỏ lại phía sau so với sự tiến bộ quá xa của khoa học. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng của con người. Thực tế này đã dẫn đến một nghịch lý là khoa học càng phát triển, con người càng tìm cách để thỏa mãn những nhu cầu của mình thì càng rơi vào đau khổ, hận thù, tàn ác. Khi thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau, sẵn sàng dùng những loại vũ khí hủy diệt cấp độ lớn như bom hạt nhân, vũ khí virus sinh học, vũ khí chất độc hóa học để giết hại lẫn nhau, rồi cuối cùng đẩy cả Địa cầu đến tận thế.
Chỉ khi nào khoa học tiến đến đâu, đạo đức con người theo kịp đến đó, thậm chí đạo đức còn đi trước đón đầu so với khoa học thì sự phát triển của loài người mới bền vững. Vậy làm sao để đạo đức theo kịp và có thể đón đầu khoa học? Một trong những giải pháp cần thiết là đạo đức phải được dạy song song với các kiến thức khoa học khác ngay từ cấp học thấp nhất. Bất kỳ bài học của môn học nào cũng có một góc đạo đức lồng vào trong đó. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải trở thành nhiệm vụ bắt buộc của người giáo viên bất kể là người giáo viên đó đang dạy môn học nào. Thầy Cô giáo không chỉ truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải nhận thức rõ trọng trách giáo dục đạo đức cho các em. Mục đích cuối cùng của giáo dục là gì nếu không phải là nâng dậy đạo đức trong tâm hồn của con người? Nếu ta xác định được quan điểm này tức là ta đã có một tầm nhìn chiến lược để xây dựng xã hội loài người được văn minh tốt đẹp hơn hẳn trong tương lai.
Khi môn Đạo đức được chú trọng, được phụ huynh và học sinh yêu thích, nhu cầu về giáo viên và giáo trình sẽ tăng theo. Giáo viên dạy đạo đức sẽ có một vị trí xứng đáng trong ngành Giáo dục và trong cộng đồng. Đổi lại, các giáo viên đó cũng phải có cuộc sống mẫu mực để chứng minh được rằng bài giảng của mình là hiện thực.
Khi thực hiện chính sách kích cầu đạo đức, Nhà nước sẽ tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu, chiêm nghiệm và thực hành về đạo đức rất nhiều để có thể giảng dạy hiệu quả. Vừa dạy vừa tu dưỡng, đạo đức của người giáo viên sẽ càng ngày càng hoàn thiện và trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Thực tế đã có nhiều giáo viên tự nghiên cứu đưa đạo đức lồng vào trong các môn khoa học tự nhiên và đã thu được các kết quả tích cực. Những môn khoa học tự nhiên thường khô khan (nhưng rất lý thú đối với một số người học giỏi), nhưng nếu được lồng ghép yếu tố đạo đức vào thì những môn học này trở nên vô cùng hấp dẫn215. Khi được nhìn dưới lăng kính của đạo đức, những kiến thức khoa học sẽ tạo cho người học một nguồn cảm hứng để học tập tốt hơn.
Khi đạo đức được lồng ghép vào trong những bài học khoa học, hình ảnh của Thầy Cô giáo càng trở nên thiêng liêng hơn, khả kính hơn. Tấm gương từ đời sống đạo đức của Thầy Cô giáo sẽ nuôi dưỡng tâm hồn các em từng ngày. Thiên chức của Thầy Cô giáo sẽ được khẳng định trở lại đúng như văn hóa truyền thống của người Việt Nam từ ngàn xưa. Có đạo đức, trí thông minh của các em dễ phát triển hơn, học hành tiến bộ hơn để sau này trở thành những công dân có ích, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Khi nhận thức càng cao, con người sẽ càng đòi hỏi đạo đức phải chuẩn mực hơn, toàn diện hơn và hợp lý hơn. Lúc đó khoa học và đạo đức sẽ tìm đến nhau, bổ sung cho nhau để nền văn minh nhân loại tiến bộ và phát triển bền lâu.
- Suy nghiệm về lòng nhân ái
Ta không muốn dùng những từ có tính chất chuyên biệt tôn giáo như bác ái của Kitô, từ bi của đạo Phật, ta sẽ dùng từ lòng nhân ái (benevolence) có tính phổ biến. Đó là tình yêu thương không có điều kiện ràng buộc. Đó là sự tử tế, bao dung, vị tha, độ lượng. Lòng nhân ái là thước đo của đạo đức. Người có lòng nhân ái càng lớn thì đạo đức càng cao. Khi trong lòng có được lòng nhân ái thì rất nhiều những phẩm chất đạo đức khác mở ra như có trách nhiệm, hiền lành, biết thông cảm, thích giúp đỡ... Để lòng nhân ái này dần nảy nở trong tâm hồn, mỗi người cần thực hành những điều sau đây:
Trước hết, phải tự buộc lòng mình thương yêu con người. Mỗi người phải tự nhủ rằng: “xin nguyện thương yêu tất cả mọi người”, đầu tiên là những người gần gũi với mình như: cha mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp... sau nữa là những người xung quanh mà chúng ta có cơ hội tiếp xúc trong cuộc sống. Bên cạnh đó chúng ta cũng trải lòng nhân ái đến thiên nhiên vạn loài và nguyện lòng yêu thương hết toàn thể nhân loại. Mỗi ngày đều tự nhủ như vậy thì lòng nhân ái sẽ lớn dần trong tâm ta. Thứ hai, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác (put yourself in someone's shoes). Sống trên đời, dù nghèo hay giàu, đẹp hay xấu thì mỗi người cũng đều có
215 Xem Nhóm giáo viên suối nguồn, PGS.TS. Nguyễn Đông Hải (chủ biên) (2021), Bài học cho cuộc sống từ các môn học, Nxb Thanh niên, tập 1.