Tiếp Cận Nghiên Cứu Từ Lý Thuyết Nghệ Thuật Trình Diễn


tượng vật chất cũng như tinh thần mà mỗi cộng đồng người quan tâm dựa trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu hay lợi ích nhất định,… hay “giá trị của các hiện tượng, các sự vật, các tư tưởng, các quá trình lịch sử và những mối liên hệ nhằm định hướng cho hoạt động của con người mà nội dung của nó bị chế định bởi các nhu cầu và lợi ích của chủ thể nói chung đều mang ý nghĩa khách quan” [74, tr.21]. Như vậy, giá trị tồn tại khách quan không phụ thuộc vào mỗi cá nhân nhưng việc nhìn nhận, đánh giá về giá trị cũng có những hệ chuẩn mực nhất định, hay đó được xem là giá trị gốc của sự vật, hiện tượng mang giá trị. Chuẩn mực này là các quy định chung về quan hệ đồng thuận của một cộng đồng (có thể là nhóm người, một tộc người mà cũng có thể là một dân tộc) và được xem là căn cứ để chấp nhận hay không chấp nhận một giá trị nào đó. Do vậy, để nhìn nhận về một giá trị nào đó thì thường gắn với nhiều yếu tố khác nhau như: thế giới quan, trình độ dân trí, hệ tư tưởng,… của cộng đồng có giá trị đó, chứ không thể áp đặt “cái nhìn” theo những hệ thống chuẩn mực khác.

1.2.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

1.2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu từ lý thuyết nghệ thuật trình diễn

Đối tượng của luận án là mối liên hệ giữa những thành tố nghệ thuật trong NTTD nghi lễ Then nên luận án sử dụng quan điểm về NTTD của nhóm nghiên cứu văn hóa dân gian người Mỹ như Roger Abrahams, Dan Ben-AMos, Alan Dundes, Robert Georges và Kenneth Goldstein. Trong bài viết “A Parable in context: A social interactional analysis of storytelling performance” (Tạm dịch: “Phân tích sự tác động của hoạt động trình diễn đối với xã hội, một ví dụ trong bối cảnh nghiên cứu”), nhóm nghiên cứu này tìm kiếm, áp dụng những yếu tố tổng hợp của NTTD vào nghiên cứu truyền thống văn hóa dân gian từ những nhà ngôn ngữ học với khái niệm về ngôn từ, từ nhân học với phương pháp chức năng, từ xã hội học với bối cảnh trình diễn, từ tâm lí học với cơ chế của người thực hành và thưởng thức [115, tr.104]. Cách tiếp cận này xem văn hóa dân gian như một quá trình giao tiếp năng động và nghiên cứu không chỉ trên văn bản mà trong thực tế trình diễn, vào một thời điểm nhất định mà người thực hành nghi lễ trình diễn cho khán giả thưởng thức. Việc nghiên cứu này cần miêu tả tất cả quá trình thực hành, trình diễn trong


không gian văn hóa cụ thể của nó nhằm lí giải về mối liên hệ, tương tác qua lại của các thành tố nghệ thuật này và giữa chúng với những người tham dự.

Ngoài ra, tác giả Richard Bauman trong bài “Diễn xướng” [82] (thực ra là “hoạt động trình diễn” (Performance) cho rằng: theo một cách hiểu phổ biến, diễn xướng là sự thực hiện một hành động đối lập với năng lực, kiểu mẫu hay những yếu tố khác thể hiện tiềm năng đối với hành động đó hoặc một sự trừu tượng hóa từ hành động đó. Cũng theo tác giả Richard Bauman thì diễn xướng văn hóa có những đặc trưng sau: Được lên lịch, dàn dựng và được chuẩn bị từ trước; Có giới hạn về thời gian với một thời điểm bắt đầu và kết thúc xác định; Có giới hạn về không gian, diễn ra trong không gian đã được lựa chọn một cách tượng trưng; Kịch bản chương trình có cấu trúc.

Vận dụng quan điểm lý thuyết trên, chúng tôi nghiên cứu NTTD nghi lễ Then thông qua lựa chọn một nghi lễ điển hình là đại lễ thăng sắc và khảo sát nó theo trình tự thời gian diễn ra trong các không gian cụ thể, bối cảnh cụ thể.

1.2.2.2. Cơ sở lý thuyết về tính nguyên hợp trong nghiên cứu văn hóa dân gian

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

NTTD nghi lễ Then của người Tày ở Bắc Sơn, Lạng Sơn được xem như là loại hình nghệ thuật nguyên hợp được cấu thành bởi nhiều thành tố nghệ thuật như văn học, âm nhạc, tạo hình, múa, nhập đồng (trò diễn),… trong không gian nghi lễ đặc trưng của nó. Sự đa dạng này giúp người trình diễn cũng như người tham dự được trực tiếp tham gia trong suốt thời gian diễn ra buổi lễ, để từ đó lĩnh hội và tạo nên nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau.

Theo tác giả Đinh Gia Khánh tính nguyên hợp là “đặc điểm cơ bản của văn hóa dân gian” [36, tr.12]. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Đinh Gia Khánh khẳng định:

Nghệ thuật trình diễn nghi lễ Then của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 4

Văn hóa dân gian là một hình thái ý thức xã hội phức tạp. Tính nguyên hợp về hình thái ý thức của văn hóa dân gian có nguồn gốc và là biểu hiện của sự nhận thức nguyên hợp của người nguyên thủy. Tính chất nguyên hợp thể hiện ở nhận thức thẩm mĩ, thể hiện ở nội bộ nghệ thuật nguyên thủy chưa có sự phân hóa rò rệt và sự phát triển độc lập của các loại hình


nghệ thuật khác nhau. Văn hóa dân gian sinh ra trong xã hội nguyên thủy, thành phần ngôn từ kết hợp chặt chẽ và hữu cơ với nhiều thành phần nghệ thuật khác nhau: như âm nhạc, nhảy múa, điệu bộ... Tùy theo hoàn cảnh mà thành tố này hoặc thành tố khác nổi bật lên [36, tr. 23].

Các lĩnh vực nói trên luôn có sự gắn kết, đan xen với nhau, hòa quyện lẫn nhau, vì vậy, muốn tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam thì một điều không thể bỏ qua là phải nghiên cứu các đối tượng đó dưới một góc nhìn tổng thể. Theo đó, để nghiên cứu văn hóa dân gian với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp chúng ta cần phải có một quy phạm nghiên cứu tổng hợp,… Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động. Vì vậy, khi nhận thức và lý giải các hiện tượng văn hóa dân gian “phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó cộng đồng gia tộc, cộng đồng làng xã giữ vai trò quan trọng” [86].

Theo đó có thể coi nghi lễ Then là một tác phẩm văn hóa dân gian với đầy đủ tính chỉnh thể nguyên hợp của nó. Tính nguyên hợp trong NTTD nghi lễ Then được biểu đạt trên ba phương diện sau:

- Nguyên hợp về mặt chức năng

Then là loại hình văn hóa tín ngưỡng tích hợp nhiều chức năng khác nhau như chức năng tôn giáo tín ngưỡng, chức năng trình diễn và thưởng thức văn hóa nghệ thuật, chức năng cố kết cộng đồng, chức năng giáo dục và trao truyền tri thức dân gian,…Những chức năng này góp phần củng cố niềm tin, tín ngưỡng của con người trong đời sống. Then biểu đạt, thúc đẩy và bảo tồn những giá trị mà nghi thức đó đem lại cho cá nhân, cộng đồng. Do vậy, đồng bào Tày sáng tác và sử dụng nghi lễ Then như là một công cụ đa chức năng của đời sống, nó vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh gửi gắm những ước vọng nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống vừa đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu giao lưu cố kết gia đình, làng bản. Ví dụ như trong đại lễ Lễ tăng sắc của người Tày ở Bắc Sơn đáp ứng nhu cầu cá nhân thầy Then nhưng là dịp dân bản được giao lưu thưởng thức nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu tâm linh….


- Tính nguyên hợp thể hiện ở sự kết hợp phong phú, đa dạng của các loại hình nghệ thuật

Tính nguyên hợp của NTTD nghi lễ Then chẳng những thể hiện ở sự kết hợp nhiều loại phương tiện và chất liệu nghệ thuật khác nhau như lời, nhạc, múa,... mà còn thể hiện ở sự kết hợp đan xen nhiều loại hình thái ý thức chưa phân hóa rò rệt, sâu sắc (ngoài hình thái ý thức thẩm mĩ còn có nhiều thành tố ý thức khác như: tín ngưỡng, tôn giáo, triết lí, luận lí, khoa học sơ khai...). Sự đan xen giữa các hình thái ý thức thẩm mĩ và các loại hình thái ý thức khác diễn ra một cách tự nhiên, tự phát, tạo ra sự hài hòa và vẻ đẹp hồn nhiên, độc đáo trong một buổi trình diễn nghi lễ Then, đặc biệt trong đại lễ cấp sắc hành nghề (hay tăng sắc cấp thêm âm binh). Không những thế, tính nguyên hợp trong Then không chỉ thể hiện ở sự kết hợp, hòa quyện một cách nhuần nhuyễn giữa các thành tố trong một buổi trình diễn mà còn được thể hiện trong từng yếu tố. Ví dụ trong đại lễ Lễ tăng sắc của người Tày ở Bắc Sơn thì tính nguyên hợp được thể hiện nổi bật không chỉ ở sự hòa quyện một cách nhuần nhuyễn giữa các yếu tố: tích trò, thầy Then, người xem, nhạc cụ, đạo cụ, trang phục, âm nhạc, múa mà còn được thể hiện trong từng thành tố đơn lẻ như khán giả của nghi lễ vừa là người thưởng thức, vừa có thể là tham gia biểu diễn trong những chương đoạn như mời khách, vào cửa ông pú ké (thông qua hình thức tiếng "đế": lời hỏi, lời đỡ giọng, lời họa theo... của người xem); hay mời rượu, châm thuốc. Và chính điều này làm nên tính nguyên hợp trong Then và nếu yếu tố này tách thành từng thành tố rời rạc thì rất khó có được một bức tranh xác thực về NTTD nghi lễ Then. Chúng tôi nhấn mạnh đến yếu tố trình diễn cũng bởi sự tác động qua lại giữa các thành tố nghệ thuật trong Then với nhau, cũng như người trình diễn với người thưởng thức. Chúng ta không thể phủ nhận rằng sự phát triển của lời ca Then gắn liền với văn học dân gian của người Tày, sự phong phú của ngôn từ trong việc biểu đạt. Sự phong phú trong lời ca được kết hợp với âm nhạc (giai điệu và một số nhạc cụ) và múa đã tăng thêm phần hấp dẫn người xem bởi nếu Then không có âm nhạc và múa thì nó chỉ là Sli lượn (chỉ có ca và về cơ bản chỉ có một làn điệu, không có nhạc khí cũng như không có nhiều cách trình diễn khác nhau với những sắc thái khác nhau).


Tính nguyên hợp trong NTTD được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lời ca và giai điệu âm nhạc, mối quan hệ giữa âm nhạc và múa, mối quan hệ giữa các yếu tố sân khấu và tác động đến thị hiếu người thưởng thức. Tính nguyên hợp trong NTTD nghi lễ Then được biểu hiện ra bên ngoài qua cách hát, đàn, múa cần đạt ở một trình độ nhất định mới biểu hiện đầy đủ nội dung văn học đã có, cũng như truyền tải được đầy đủ nội dung của từng chương đoạn. Do đó, bản thân người “nghệ sĩ” trình diễn Then rất cần hội tụ tương đối đầy đủ các kĩ năng của các loại hình nghệ thuật khác nhau như ca hát, kể chuyện, khấn vái, đánh đàn, xóc nhạc, múa, nhập vai, giáng đồng,... Không những nắm vững được nhiều kĩ năng, nghệ sĩ Then còn phải có “diễn xuất” ở trình độ cao với nét mặt biểu cảm phù hợp với vai diễn trong từng phân cảnh; giọng nói rành mạch, truyền cảm để thể hiện rò ràng nội dung của lời ca,... Khi thưởng thức Then, ngoài việc chú ý đến nội dung của lời ca qua từng chương đoạn thì chúng ta bị cuốn hút vào việc trình diễn của thầy Then khi mô phỏng đoàn quân Then qua các cung bậc của cuộc hành trình. Qua đó, chúng ta cũng cảm nhận được sự kết hợp của cây đàn tính, từng âm thanh rộn rã của chùm xóc nhạc trong một không gian sắc màu sặc sỡ. Giọng hát và âm nhạc trong Then góp phần quan trọng vào việc thu hút sự quan tâm, chú ý của người xem bởi sự thay đổi trong tiết tấu, từ êm ru đến rộn ràng, mạnh mẽ. Trong buổi trình diễn ấy, người xem thực sự ấn tượng về:

Sự hài hòa của âm thanh - màu sắc: Những làn điệu, lời ca Then hòa quyện trong không gian sắc màu của trang trí truyền thống, trong đó hình thức thể hiện tư duy thẩm mĩ tinh tế của người Tày.

Cái tĩnh – cái động: Những điệu múa với nhiều động tác chuyển động được diễn ra xung quanh bàn thờ.

Sự trang nghiêm – sự vui nhộn: Tính đa dạng của sự kết hợp này còn được biểu hiện trong nhiều hình thái khác nhau, lúc trang nghiêm của buổi nghi lễ rồi chuyển sang sự vui nhộn của phần hội.

- Tính nguyên hợp của NTTD nghi lễ Then thể hiện trong quá trình sáng tác và trình diễn


Tính nguyên hợp trong NTTD nghi lễ Then còn biểu hiện sự thống nhất trong quá trình sáng tác, ứng tác và trình diễn trong buổi lễ. Trong nghi lễ Then, quá trình sáng tác và biểu diễn nhiều khi hòa vào làm một, bởi tính sáng tạo tức thời trong quá trình biểu diễn nhiều khi giúp thầy Then có thể ứng tác theo ý của mình. Trong NTTD nghi lễ Then, nhiều khi thầy Then chỉ mượn làn điệu để sáng tác lời cho phù hợp với văn cảnh giao tiếp. Điều này diễn ra không chỉ riêng trong nghi lễ Then mà xuất hiện nhiều ở các loại hình NTTD dân gian khác. Như vậy, mối quan hệ giữa các thành phần nghệ thuật trong quá trình sáng tác và trình diễn là mối quan hệ hữu cơ, tự nhiên, vốn có; sự tham gia của các thành phần nghệ thuật trong quá trình sáng tác và trình diễn thường được thực hiện một cách đồng thời.

Như vậy, có thể coi nghệ thuật nguyên hợp là nét nổi bật làm nên NTTD nghi lễ Then. Vì vậy, nghiên cứu NTTD nghi lễ Then là nghiên cứu trong chỉnh thể các yếu tố làm nên tính nguyên hợp của nó như thầy Then với tư cách là nghệ sĩ dân gian và sự tương tác giữa họ với người tham dự, không gian và thời gian nghi lễ, nội dung kịch bản và các thành tố nghệ thuật tham gia vào nghi lễ.

1.2.2.3. Tiếp cận cơ sở lý thuyết Vùng văn hóa

Trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm: “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống, ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác [81, tr.71]. Theo đó, Bắc Sơn của Lạng Sơn nằm trong Tiểu vùng văn hóa xứ Lạng, “là phần lãnh thổ của vùng bắc và đông bắc Bắc Bộ. Cái nhân lòi của xứ này được tạo nên về địa lý từ mảng trũng Thất Khê – Đồng Đăng – Lộc Bình, nối liền nhau bởi sông Kỳ Cùng, xen giữa chúng là các cánh đồng Thất Khê, Lộc Bình, Na Sầm, Đồng Đăng,... [81, tr.147]. Chính địa thế này đã tạo nên cho xứ Lạng là ngã tư thông thương, nơi gặp gỡ và giao lưu văn hóa của nhiều tộc người. Điều này đã tác động không nhỏ tới đời sống văn hóa của cư dân


trong khu vực. Do tác động của quá trình buôn bán, cộng cư nên đã tạo nên những nét văn hóa độc đáo của vùng đất này. Ví dụ như người Tày, Nùng ở đây là việc thờ cúng tổ tiên “đã được ý thức Khổng giáo củng cố và từ đó tác động tới cơ cấu gia tộc, tông tộc với vai trò của gia trưởng phụ quyền theo hệ thống cửu hệ (9 đời) [81. tr.156]. Hay sự xuất hiện Phật giáo trong cộng đồng người Tày, Nùng “là Phật giáo dân gian. Họ không dựng chùa, tạc tượng, cầu kinh, nhưng trong nhà đều thờ Quan Âm để cầu bình yên cho gia đình, tẩy trừ ma tà”.

Vận dụng cơ sở lí thuyết vùng văn hóa, nghiên cứu sinh sẽ đi vào lí giải về sự tiếp biến văn hóa của NTTD nghi lễ Then của người Tày Bắc Sơn trong điều kiện tự nhiên, địa lý và xã hội của Bắc Sơn, từ đó tìm lời đáp cho câu hỏi: có hay không trong cùng Tiểu vùng văn hóa xứ Lạng nhưng mỗi địa phương khác nhau lại mang đặc điểm riêng của từng tiểu không gian văn hóa khác nhau? Những câu hỏi khoa học từ lí thuyết tiếp cận không gian văn hóa nêu trên giúp tôi phần nào nhận diện một phần về “bức tranh” NTTD nghi lễ Then của người Tày ở Bắc Sơn, đó là: về bản chất, đây là một hình thức phát triển của NTTD nghi lễ cổ truyền của người Tày, trong đó có quá trình tiếp biến văn hóa từ người Nùng ở Trung Quốc cũng như sự giao thoa văn hóa với người Kinh từ miền xuôi. Mặt khác, chính từ những đặc điểm riêng của kinh tế - văn hóa, văn hóa - lịch sử, điều kiện tự nhiên - địa lý ở Bắc Sơn mà đã làm nên những đặc điểm riêng cho NTTD nghi lễ Then ở đây.

1.3. Tổng quan về tỉnh Lạng Sơn và người Tày ở huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn

1.3.1. Khái quát về tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng núi và trung du Bắc Bộ. Lạng Sơn tiếp giáp tỉnh Cao Bằng ở phía bắc, với tỉnh Bắc Giang ở phía nam, với tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên ở phía tây và tây nam, với tỉnh Quảng Ninh ở phía đông nam và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ở phía đông bắc. Lạng Sơn cũng là khu vực có nhiều biến chuyển theo quá trình hình thành của lịch sử. Ngay từ thời Hùng Vương, nước ta có 15 bộ, trong đó có bộ Lục Hải và Lạng Sơn nằm trong bộ này. Vùng đất này vào thời Trần gọi là lộ Lạng Giang. Năm 1437 đổi


thành trấn Lạng Giang. Năm 1466 đặt làm thừa tuyên Lạng Sơn. Năm 1490 đổi là xứ Lạng Sơn. Năm 1509 đổi làm trấn Lạng Sơn. Năm 1831 đổi là tỉnh Lạng Sơn. Tháng 12 năm 1975, Lạng Sơn và Cao Bằng hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng. Đến tháng 12 - 1978, tỉnh Cao Lạng lại tách làm hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Ngày nay, tỉnh Lạng Sơn được chia thành 11 đơn vị hành chính trong đó gồm 01 thành phố (Lạng Sơn) và 10 huyện. Lạng Sơn cũng có nhiều khu danh thắng như: Nhị - Tam Thanh, khu Mẫu Sơn, rừng Hữu Liên, hệ thống hang động cácxtơ với 92 hàng động có chiều dài 13.560 m, tập trung ở các huyện Hữu Lũng (hang Cả và hang Dơi), Bình Gia (hàng Bắc Nguồm, hang Ông Việt), Bắc Sơn (hang Bông Hiên, Thẩm Oay, Mỏ Nghiên) và huyện Chi Lăng (hang Canh Tẻo, Đồng Mỏ và đặc biệt là hang Gió...). Lạng Sơn có vị trí đặc biệt trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc; trên mảnh đất này còn ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử như ải Chi Lăng, thành Nhà Mạc, Mục Nam Quan, chiến khu Bắc Sơn, di tích khảo cổ học Thẩm Ha và Thẩm Khuyên, văn hóa tiền sử Bắc Sơn, Chùa Tiên... [88, tr.177]. Theo tác giả Ngô Đức Thịnh thì Lạng Sơn nằm trong vùng văn hóa Việt Bắc. Đây là vùng có địa bàn bao gồm địa giới hành chính của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang và bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh [ 79]. Theo đó, văn hóa sản xuất của cư dân xứ Lạng, trong vùng văn hóa Việt Bắc, được đặc trưng bởi nghề nông, làm ruộng nước ở vùng thung lũng và làm nương rẫy ở vùng núi. Cơ cấu bữa ăn, thức uống của cư dân xứ Lạng có những hương vị đặc sắc riêng thiên về các món ưa dùng thịt mỡ, thích chế biến kiểu xào, rán, hầm và dùng nhiều gia vị cay, chua, ngọt, đắng. Cùng với đó, người Tày ở đây có sự tiếp thu kỹ thuật chế biến của các tộc người như Kinh, Hán… để tạo nên những món ăn đặc sắc, phù hợp với điều kiện tự nhiên và sản vật có sẵn ở địa phương.

Lạng Sơn là địa bàn cư trú của nhiều tộc người, trong đó đông nhất là người Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán chay, H‟Mông... Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày cư trú tại các tỉnh Lạng Sơn là 259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam [73].

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí