TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
------------o0o------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty viễn thông quân đội - Viettel trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Doanh Nghiệp Khi Tham Gia Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế.
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI – VIETTEL TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Họ và tên sinh viên : Lê Mai Trang Lớp : Anh 7
Khóa : 42B – KT&KDQT
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS Phạm Duy Liên
Hà Nội, tháng 11/2007
1. Tính cấp thiết của đề tài.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, hội nhập và toàn cầu hóa đã diễn ra nhanh chóng, trở thành xu thế khó có thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới. Đây là sự vận động tất yếu khách quan, bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, phân công lao động, kinh tế thị trường và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Theo xu thế đó, các quốc gia đã và đang tiến hành các hoạt động mở cửa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như để vươn mình ra thế giới. Không ai phủ nhận lợi ích của quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế với các nước đang phát triển như giúp các nước này thu hút được nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… Những nhân tố này góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, sự hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc dỡ bỏ dần các hàng rào bảo hộ, các công ty nước ngoài có điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường nội địa, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Họ có tiềm lực mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ… Điều này sẽ tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt đối với các công ty trong nước trên chính thị trường nội địa. Một môi trường cạnh tranh gay gắt vừa là động lực buộc các các công ty trong nước phải tự mình đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng các công ty trong nước bị thu hẹp thị trường, thua lỗ, thậm chí là phá sản. Từ đó gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế.
Là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, lĩnh vực hạ tầng, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước, Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel không nằm ngoài vòng xoáy hội nhập này. Để xây dựng và định vị thương hiệu Viettel trên thị trường cũng như thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc gia, Viettel đã không ngừng vươn lên, mở rộng mạng lưới viễn thông trên cả nước, phát triển cung cấp nhiều dịch vụ mới, tiên tiến, hiện đại với mục tiêu: “Quan tâm - Chăm sóc - Sáng tạo - Đột phá”. Song các mối quan hệ ngày càng mở rộng thì cơ hội cho các doanh nghiệp đến càng nhiều nhưng
thách thức đặt ra cũng không nhỏ. Viettel luôn bị đe dọa bởi các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn ở cả trong và ngoài nước. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của Viettel là nhiệm vụ hàng đầu để giúp doanh nghiệp này đứng vững ở thị trường trong nước cũng như vươn ra cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cũng như tính cấp bách của vấn đề, em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Vận dụng những kiến thức và lý luận được trang bị ở nhà trường để áp dụng vào thực tiễn hiện trạng tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại nói chung và của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel nói riêng. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quá trình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel trong mối quan hệ tác động qua lại với môi trường kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel từ năm 2000 đến nay khi nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi rõ rệt.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cở sở phương pháp luận khi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố hình thành nên năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel, bên cạnh đó khóa luận cũng kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp… để làm rõ hơn đối tượng cần nghiên cứu, từ đó nắm chắc được tình hình kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
5. Nội dung.
Ngoài phần lời nói đầu, phần kết luận và phần phụ lục, khoá luận tốt nghiệp được chia làm ba chương như sau:
- Chương 1. Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh không phải là một khái niệm mới nhưng để có được một định nghĩa thống nhất và rộng rãi về nó thì rất khó khăn. Nguyên nhân ở đây là khái niệm “cạnh tranh” được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia) và với nhiều mục đích khác nhau (lợi nhuận, phúc lợi xã hội…). Trên thực tế, cạnh tranh là một khái niệm thường được sử dụng nhiều nhất trong khoa học kinh tế nhưng nó cũng không được định nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng. Trước đây, khi nghiên cứu về CNTB, Các Mác đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh của các nhà tư bản. Theo quan điểm của Các Mác: “Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch”[13, trang 19]. Ở đây, Các Mác đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong xã hội TBCN, mà đặc trưng của chế độ xã hội này là sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Do vậy, theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ chế độ tư hữu. Cạnh tranh là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại. Quan niệm đó về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, cạnh tranh có thể được hiểu như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hoá cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao”[18, trang 16]. Chủ thể kinh doanh ở đây là các cá nhân, các doanh nghiệp, các nền kinh tế hay các quốc gia. Trong khái niệm cạnh tranh này không có cạnh tranh của hàng hoá vì bản thân hàng hoá không phải là một chủ thể kinh doanh và do đó nó không thể tự cạnh tranh được. Nói cạnh tranh ở đây là nói đến hành vi của chủ thể và vì vậy chỉ có hành vi của doanh nghiệp kinh doanh, của các cá nhân
kinh doanh và của một nền kinh tế, không có hành vi của hàng hoá. Như vậy thì cạnh tranh được coi là một phương thức vận động của thị trường. Đối với người mua họ muốn mua được hàng hóa chất lượng cao với mức giá hợp lý. Còn ngược lại, các doanh nghiệp bao giờ cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận, họ phải hạ chi phí sản xuất và tìm cách giành giật từng khách hàng và thị trường về phía mình và như vậy cạnh tranh sẽ xảy ra.
* Một số điều kiện cơ bản để xuất hiện cạnh tranh trong kinh tế là:
- Phải tồn tại một thị trường nghĩa là phải có một nền kinh tế thị trường.
- Thị trường đó phải có tối thiểu hai thành viên bên cung hoặc bên cầu cung cấp hay tiêu thụ cùng một loại sản phẩm, dịch vụ hoặc các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau hoặc có tính chất thay thế cho nhau.
- Mức độ đạt mục tiêu của thành viên này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ đạt mục tiêu của thành viên khác (chẳng hạn việc mở rộng thị phần của một doanh nghiệp sẽ có nguy cơ làm mất thị phần của các doanh nghiệp còn lại, làm giảm doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp còn lại).
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh là điều kiện sống còn của mỗi sản phẩm, mỗi doanh nghiệp, và mỗi quốc gia. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, cạnh tranh sẽ tạo ra cho doanh nghiệp sự linh hoạt, nỗ lực phấn đấu đổi mới công nghệ, năng suất, nguồn nhân lực... và buộc doanh nghiệp phải hướng vào thị trường để định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh sẽ đào thải những doanh nghiệp hoạt động yếu kém, giúp doanh nghiệp tìm tòi và khắc phục những yếu điểm để vươn lên nắm giữ thị trường. Doanh nghiệp nào có chính sách cạnh tranh hiệu quả sẽ tạo ra được vị thế trên thị trường, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho người lao động. Doanh nghiệp nào không có chính sách cạnh tranh hiệu quả thì sẽ không thể phát triển sản phẩm và mở rộng mạng lưới khách hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Tuy nhiên, vị thế cạnh tranh chỉ mang tính tương đối, có thể là lớn ở thời điểm này nhưng lại yếu ở thời điểm khác. Như vậy, doanh nghiệp phải luôn luôn nhìn nhận cạnh tranh, điều kiện cạnh tranh như là
một trong các căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Cạnh tranh có thể đem lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới mức độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác dụng tích cực như: chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ chu đáo hơn... Giống như quy luật sinh tồn và đào thải trong tự nhiên, quy luật của cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trên thị trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển của toàn xã hội.
2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh.
Đã có rất nhiều nhà kinh tế học tiến hành nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần lớn trong số họ đều gắn năng lực cạnh tranh doanh nghiệp với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc gắn năng lực cạnh tranh với vị trí của doanh nghiệp trên thị trường theo thị phần mà doanh nghiệp đó chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh hướng vào đổi mới công nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trước tiên, trong lý thuyết tổ chức công nghiệp, khái niệm năng lực cạnh tranh được áp dụng ở phạm vi xí nghiệp: “Một xí nghiệp được xem là có khả năng cạnh tranh khi xí nghiệp đó duy trì được vị thế của mình trên thị trường cùng với các nhà sản xuất khác với các sản phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn, hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn”[18, trang 23]. Theo khái niệm này, năng lực cạnh tranh chỉ bó hẹp ở việc giảm chi phí sản xuất, các xí nghiệp nếu muốn có năng lực cạnh tranh trên thị trường thì chỉ cần tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất, nghĩa là sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tương tự nhưng với giá thành rẻ hơn các xí nghiệp khác là đã có được năng lực cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Khái niệm về năng lực cạnh tranh này còn khá phiến diện và thô sơ, nó chưa đề cập đến khía cạnh cải tiến sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Trong điều kiện hoàn cảnh mới các nhà kinh tế học đã đưa ra những lý thuyết về năng lực cạnh tranh mới như lý thuyết của Heckser – Ohlin. Sau đó lý thuyết này được nhà kinh tế Samuelson bổ sung nên được gọi là mô hình Heckser - Ohlin - Samuelson, lý thuyết này phân tích lợi thế cạnh tranh theo các nhân tố. Đến Paul Krugman, Helpman,… các ông đã phân tích lợi thế cạnh tranh dựa vào quy mô, sự khác biệt hóa. Michael Porter thì đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh dưới cái nhìn của một nhà quản trị chiến lược. Ông cho rằng: “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có chi phí thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm nhằm đạt được những mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần đạt được những lợi thế cạnh tranh ngày càng tinh vi hơn. Qua đó có thể cung cấp những hàng hóa hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu quả hơn”[15, trang 29]. Theo khái niệm này, vấn đề năng lực cạnh tranh còn bao hàm cả việc doanh nghiệp phải liên tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải duy trì tỷ suất lợi nhuận trên cơ sở bám sát nhịp độ phát triển của thị trường, hoặc chủ động tạo lập nên sự phát triển của thị trường. Theo Michael Porter, việc hạ thấp giá thành (chi phí) sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh không phải là cách thực hiện thông qua các biện pháp tiêu cực như cắt giảm tiền lương, chi phí môi trường, chi phí bảo hộ lao động, chi phí phúc lợi… mà là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội.
Như vậy, trên thực tế đang tồn tại nhiều quan niệm cụ thể, khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Song tựu chung lại, ta có thể hiểu: “Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng (so với các đối thủ cạnh tranh) và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế”[6, trang 25]. Năng lực cạnh tranh xuất phát từ việc doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực (hữu hình và vô hình) mang tính độc đáo, khó bị sao chép và có giá trị, đồng thời doanh nghiệp có khả năng để khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lực đó. Doanh nghiệp có thể chỉ có