Bảng số liệu trên cho thấy: tỷ lệ tổn thất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm ở PJICO từ 1995-2000 có sự biến động khác nhau qua các năm. thấp nhất vào năm 1995 tỷ lệ tổn thất là 0,146% và cao nhất vào năm 1999 tỷ lệ này lên tới 0,382% gấp 2,62 lần năm1995. Tỷ lệ này tăng lên rất cao là do năm 1999 xảy ra một số vụ tổn thất lớn, trị giá hàng hoá bị tổn thất ước tính lên tới trên 1 triệu USD làm cho số tiền bồi thường của công ty tăng theo. Tỷ lệ tổn thất trung bình từ 1995-2000 khoảng 0,263% nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ tổn thất bình quân hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tham gia bảo hiểm trên toàn bộ thị trường (0,352%). Tình hình tổn thất hàng hoá trên toàn bộ thị trường vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng mặc dù các nhà bảo hiểm gốc luôn áp dụng và tăng cường các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, tỷ lệ bồi thường trung bình từ 1995-2000 theo năm nghiệp vụ lên tới 77,74%. Nhưng ở PJICO, tình hình tổn thất qua các năm dường như có xu hướng ổn định hơn, điều
đó chứng tỏ công tác đề phòng và hạn chế tổn thất vẫn phát huy tác dụng và có hiệu quả, trừ những năm 1996, 1999 tỷ lệ tổn thất lên rất cao là do có một số vụ tổn thất lớn gây ra bởi một số nguyên nhân khách quan khó tránh khỏi như: tàu bị mắc cạn, đâm va, gặp bão trên hành trình vận chuyển hàng hoá. Mặt khác với xu hướng chung hiện nay là các khách hàng tham gia bảo hiểm thường mua bảo hiểm cho hàng hoá của mình theo điều kiện A và có thể kèm theo một số điều kiện bảo hiểm bổ sung, vì thế nên phạm vi bảo hiểm là rất lớn, tổn thất nhỏ lại thường xuyên xảy ra. Điều này không chỉ làm tăng số tiền bồi thường của công ty mà còn làm cho công tác giám định, giải quyết bồi thường cũng thêm căng thẳng, phức tạp. Mặc dù, chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất của công ty tăng dần qua các năm và thường chiếm khoảng từ 1,5%-2% doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ nhưng tình hình tổn thất vẫn không có xu hướng giảm. Tổng kết kinh nghiệm qua các năm trước, năm 2000 giám định viên của công ty đã mạnh dạn
đề xuất ý kiến với các cấp lãnh đạo là cần có thêm khoản chi phí hỗ trợ cho khách hàng tham gia bảo hiểm trong việc thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất như trang bị thêm các thiết bị, phương tiện mới nhằm hạn chế rủi ro gây ra tổn thất và hạn chế mức độ tổn thất khi có rủi ro xảy ra, kết quả là năm 2000 tỷ lệ tổn thất đã giảm xuống chỉ còn 0,164%.
Nhìn chung, trong những năm vừa qua công tác đề phòng và hạn chế tổn thất ở PJICO đã được nhìn nhận một cách thấu đáo và ngày càng được quan tâm vì thế nên chất lượng và hiệu quả cũng ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là công tác này được PJICO chú trọng thực hiện ngay từ khâu khai thác hợp đồng trong việc đánh giá và quản lý rủi ro, bám sát và tư vấn cho khách hàng về quy cách đóng gói, xếp dỡ hàng hoá, thuê phương tiện chuyên chở (tuổi tàu, phân hạng tàu, cờ tàu, độ tin cậy”) hay việc giám định hàng hoá ngay tại cảng đi đối với một số mặt hàng xuất khẩu nhằm đưa ra các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất có hiệu quả ngay từ ban đầu hành trình vận chuyển. Hơn nữa, vai trò của giám định đối với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất rất lớn nên công ty đã rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của các giám định viên và không ngừng tạo lập mối quan hệ với các tổ chức có liên quan
nhằm phối hợp chặt chẽ, kịp thời thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm.
6. Hoạt động tái bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO.
Tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu. Xuất phát từ khả năng tài chính của mỗi công ty bảo hiểm và đặc điểm của
đối tượng tham gia bảo hiểm dẫn đến cần thiết phải áp dụng các phương pháp tái bảo hiểm với mọi công ty bảo hiểm. Mục đích của tái bảo hiểm là nhằm phân tán rủi ro và giảm bớt trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm gốc trong trường hợp có tổn thất xảy ra, đảm bảo số tiền bồi thường không vượt quá khả năng dự trữ tài chính của các công ty này.
Có thể bạn quan tâm!
- Cung Cấp Biên Bản Giám Định Và Thu Phí Giám Định.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK - 8
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK - 9
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK - 11
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK - 12
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Trong khi tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ, công ty bảo hiểm phải xác
định mức độ rủi ro về mặt tài chính có thể đảm đương được trong mỗi sự cố hoặc tổn thất. Khi đạt tớigiới hạn mà thường được gọi là "mức giữ lại" công ty sẽ phải thu xếp chuyển phần vượt mức giữ lại cho các nhà nhận tái bảo hiểm. Nhờ có phương pháp tái bảo hiểm, mỗi đơn vị rủi ro được đem chia nhỏ thành nhiều phần, trách nhiệm thuộc về công ty bảo hiểm gốc chỉ là một phần trên toàn bộ giá trị của đơn vị rủi ro đó, các phần còn lại được phân tán cho công ty bảo hiểm hay công ty tái bảo hiểm khác. Cách thức tiến hành này nhằm phát huy cao nhất của quy luật số đông trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Tái bảo hiểm là hoạt động rất cần thiết đối với mọi công ty kinh doanh bảo hiểm trong đó có PJICO. Quy trình tái bảo hiểm ở PJICO được thiết lập, thực hiện, kiểm soát một cách rất chặt chẽ đạt hiệu quả ngày càng cao. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một trong những nghiệp vụ truyền thống, có tỷ trọng doanh thu phí cao trong tổng doanh thu phí, hiệu quả của nghiệp vụ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. Mặt khác, đặc điểm kinh doanh của nghiệp vụ này là đối tượng được bảo hiểm có giá trị rất cao, đó là những lô hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển trong một hành trình tươngđối dài ngày chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố khách quan nên thường xuyên bị tổn thất. Chính vì vậy hoạt động tái bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được công ty rất quan tâm và chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ nói riêng và của toàn công ty nói chung. Đối với nghiệp vụ này, hoạt động nhựng tái bảo hiểm công ty có quy định mức giữ lại với số tiền bảo hiểm là 200.000 USD (hoặc tính ra VND tương đương). Những lô hàng hoá được bảo hiểm có giá trị trên
200.000 USD thì phần vượt mức giữ lại sẽ được tái đi và theo như quy định công ty phải tái bảo hiểm bắt buộc 20% phần vượt mức cho công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) trước khi tái bảo hiểm phần này ra nước ngoài, nhằm
đảm bảo ổn định quá trình kinh doanh của công ty và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, công ty còn thực hiện cả hoạt động tái bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung. Để đánh giá được một cách cụ thể ta phân tích bảng số liệu sau:
Qua bảng số liệu trên cho thấy, mức phí giữ lại trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở PJICO rất ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm, ngoại trừ hai năm 1996 và năm 1999 tỷ lệ giữ lại lần lượt là 79,01% và 81,42% là do trong 2 năm này tình hình tổn thất có diễn biến hết sức phức tạp, một số vụ tổn thất xảy ra làm thiệt hại khối lượng hàng hoá với giá trị rất lớn, tỷ lệ tổn thất có nguy cơ tăng cao. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định hoạt động kinh doanh của mình công ty đã phải chuyển nhượng cho các nhà nhận tái bảo hiểm với mức phí khoảng 1,2 tỷ đồng năm 1996 và trên 3,4 tỷ năm 1999 đồng thời tỷ lệ thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm trung bình 1995-2000 cũng đạt sấp xỉ 53% so với tổng phí nhượng tái. Tỷ lệ phí giữ lại ở mức bình quân từ 1995- 2000 là 84,4%, đây là một tỷ lệ tương đối cao so với mức trung bình của toàn bộ thị trường và một số công ty bảo hiểm trong nước.
Điều này chứng tỏ rằng khả năng tài chính của công ty rất ổn định và không ngừng được củng cố nhờ vào kết quả hoạt động kinh doanh khá cao hàng năm. Cùng với mức phí giữ lại ngày càng nhiều, PJICO cũng không ngần ngại các khoản thu phí nhận tái bảo hiểm hàng năm, trừ năm 1999 công ty phải chi trả bồi thường nhận tái bảo hiểm trung bình từ năm 1995-2000 chỉ khoảng 66,5% so với tổng phí nhận tái bảo hiểm. Qua đây cũng thấy được sự linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO. Để đạt được kết quả trên, PJICO đã phải không ngừng chú trọng nâng cao vai trò, chất lượng của công tác nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu trong hoạt
động tái bảo hiểm sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Đông thời được sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành có liên quan cũng như sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ của các công ty nhận tái bảo hiểm trong và ngoài nước
đặc biệt là một số công ty tái bảo hiểm lớn có uy tín trên thế giới của Anh, Mỹ,
Đức, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ. PJICO đã tạo lập được vị thế của mình trong hoạt động tái bảo hiểm nói riêng và kinh doanh bảo hiểm nói chung trên thị trường bảo hiểm.
III. đánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO.
Trong nền sản xuất hàng hoá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các công ty, các doanh nghiệp còn luôn phải đối mặt với cạnh tranh. Muốn thắng lợi trong cạnh tranh, một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải đều quan tâm làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoạt động dịch vụ. Vì giảm một đông chi phí cũng có nghĩa là tăng một đồng lợi. Hơn nữa,
các công ty, các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ một loạt hàng hoá hay dịch vụ nào đó, tuỳ theo chi phí và giá bán hay hàng hoá, dịch vụ
đó. Hơn nữa, vấn đề chi phí và lợi nhuận không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của toàn xã hội nói chung.
Điều đó cũng có nghĩa là phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Những vấn đề này cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của các công ty bảo hiểm. Bởi vì, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh có quan hệ với toàn bộ quát trình hoạt động của các công ty, quyết định công ty tồn tại, phát triển hay phá sản. Do đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề mang tính tất yếu khách quan của mỗi công ty bảo hiểm.
Kể từ khi ra đời và đi vào hoạt động (6/1995) PJICO đã đạt được những kết quả hết sức to lớn, đáp ứng đuợc những ngyện vọng của các cổ đông tham gia góp vốn, đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm ngày càng phong phú của khách hàng cũng như làm tăng thêm sức mạnh trong công cuộc xây dựng, phát triển nền kinh tế nói chung và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng. Trong những thành tựu mà PJICO đạt được ấy, có sự đóng góp không nhỏ bởi những kết quả mà quá trình kinh doanh bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thu được trong thời gian qua. Những kết quả này được xem xét, phân tích ở các phần trên của chuyên đề và trong phần này sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ để từ đó phần nào thấy được hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của toàn công ty.
Xét trên phương diện thống kê, để biểu hiện và đo lường hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung và nhiệm vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển nói riêng kông thể dùng một chỉ tiêu. Bởi vì, nội dung của phạm trù hiệu quả kinh doanh rất rộng và phức tạp. Tính chất phứp tạp thể hiện ngay ở bản chất mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Chi phí với tư cách là những yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh rất đa dạng và bao gồm nhiều loại. ë góc độ kinh tế vi mô, nếu hiểu theo nghĩa rộng, chi phí bao gồm toàn bộ nguồn nhân tài, vật lực huy động vào sản xuất kinh doanh. Còn đại lượng kết quả lại đuợc thể hiện ở nhiều chỉ tiêu khác nhau. Việc tính toán và xác định mỗi chỉ tiêu, việc lựa chọn chỉ tiêu nào để phản ánh hiệu quả là những vấn đề phứp tạp. Vì thế, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ tính theo doanh thu và tính theo lợi nhuận so với tổng chi phí, chi ra trong kỳ (năm).
Giả sử:
* Tổng doanh thu bao gồm doanh thu chi phí bảo hiểm gốc và doanh thu khác. Trong đó doanh thu khác có các khoản sau:
- Phí nhận tái bảo hiểm
- Doanh thu đầu tư
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm
- Thu đòi người thứ ba
- Các khoản thu khác.
* Tổng chi phí bao gồm chi bồi thường bảo hiểm gốc và chi phí khác. Trong đó chi phí khác có các khoản sau:
- Chi nhượng tái bảo hiểm
- Chi quỹ dự phòng
- Chi hoa hồng và môi giới phí
- Chi phí quản lý
- Chi thuÕ
- Các khoản chi khác
và chỉ coi lợi nhuận được tính đơn thuần theo công thức:
LN = DT - CF
Ta cã:
Chỉ tiêu hiệu quả tính
Tỉng doanh thu
=
theo doanh thu Tỉng chi phÝ
Chỉ tiêu hiệu quả tính Tổng lợi nhuận
=
theo lợi nhuận Tỉng chi phÝ
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO trong những năm vừa qua, cần xem xét bảng số liệu sau:
Qua những số liệu tính toán được ở trên, có thể thấy rằng kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển bằng đường biển ở PJICO nhìn chung là tương đối cao nhưng đang ngày càng có xu hướng giảm dần.
Xét riêng với năm 1995, là năm có chỉ tiêu hiệu quả tính theo doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong 6 năm vừa qua. Chỉ tiêu cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn của PJICO đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,36 đồng doanh thu và tạo ra
được 0,36 đồng lợi nhuận. Chỉ trong 6 tháng cuối năm đi vào hoạt động, công ty
đã thu được 628.111 nghìn đồng lợi nhuận từ nghiệp vụ này. Điều này chứng tỏ rằng đây là một trong những nghiệp vụ mũi nhọn của công ty cần được quan tâm và chú trọng đúng với tầm quan trọng chiến lược của nó. Nếu xét trong vòng 6 năm qua, những kết quả kinh doanh nghiệp vụ mà PJICO đạt được 6 tháng cuối năm 1995 có vai trò rất to lớn trong chiến lược xây dựng và phát triển công ty, góp phần làm tăng kết quả và hiệu quả kinh doanh, phần nào đã tạo ra được sự
động viên, khuyến khích tinh thần đối với toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cũng như tạo ra được lòng tin với các cổ đông, các đối tác và uy tín đối với khách hàng tham gia bảo hiểm. Đạt được những thành tựu như vậy không thể không kể đến nguyên do của nó. Trước hết có thể thấy rằng, năm 1995 tình hình kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng GDP 9,5 % cao nhất giai đoạn 1986-1995, hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển về chiều rộng và không ngừng hoàn thiện về chiều sâu, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh, ngành vận tải biển cũng được chú trọng đầu tư phát triển. Là một nghiệp vụ bảo hiểm chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện kinh tế xã hội và hoạt động ngoại thương như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thì rõ ràng năm 1995 PJICO đã tận dụng có hiệu quả được những thuận lợi và tiền đề tích cực ở trên. Bên cạnh đó, là một công ty mới được thành lập, hoạt động kinh doanh một lĩnh vực còn khá mới mẻ và đầy triển vọng ở Việt Nam, PJICO đó nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của các Bộ, Ngành, sự hợp tác chặt chẽ của các tổ chức có liên quan và đặc biệt là của các khách hàng tham gia bảo hiểm trong cổ đông cùng với sự phấn đấu nỗ lực, quyết tâm vượt khó xây dựng công ty ngày càng vững mạnh về mọi mặt của toàn thể các cán bộ công nhân viên. Mặt khác, có được chỉ tiêu hiệu quả cao như vậy một phần cũng là do cơ cấu các khoản doanh thu và chi phí của công ty rất hợp lý, năm 1995 là năm có tỷ lệ bồi thường thấp nhất trong cả giai đoạn (38,53%) chỉ chiếm 41% tổng chi phí mà tổng doanh thu lại khá cao. Chính vì vậy hiệu quả năm 1995 đạt ngoài dự kiến của công ty.
Sang năm 1996, chỉ tiêu hiệu quả theo doanh thu của nghiệp vụ giảm xuống rất nhanh, một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 1,16 đồng doanh thu và tạo ra được 0,16 đồng lợi nhuận thấp hơn nhiều năm 1995, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng chi phí là thấp hơn so với tiềm năng thực sự của nó mặc dù trong năm 1996 điều kiện kinh tế xã hội vẫn rất ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn tiếp tục gia tăng thuận lợi cho công tác khai thác hợp đồng, thu hút khách hàng và tăng doanh thu phí. Là năm có tỷ lệ bồi thường cao thứ hai sau năm 1999 với mức chi bồi thường bảo hiểm gốc lên tới 4.951.883 nghìn đồng chiếm 79,3% tổng chi tăng 258,1% so với năm 1995 trong khi đó tốc độ tăng của tổng doanh thu là 205,2% dẫn tới lợi nhuận chỉ tăng 58,2% hay tăng 365.828 nghìn đồng. Có sự biến động lớn như vậy là vì trong năm xảy ra một số vụ tổn thất lớn, tỷ lệ bồi thường lên tới 87,67%. Phải chăng công tác đánh giá rủi ro ngay từ khâu khai thác hay công tác giám định, đề phòng và hạn chế tổn thất vẫn chưa được hoàn thiện và triển khai thực hiện kịp thời, chặt chẽ. Chính vì vậy hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ trong năm chỉ đạt ở mức trung bình không đạt được kế hoạch công ty đề ra.
Năm 1997 tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO có khả quan hơn, chỉ tiêu hiệu quả theo doanh thu tăng lên 1,18 cao hơn năm 1996. Tốc độ tăng tổng doanh thu là 45,3% hay 605.346 nghìn đồng cao hơn tốc độ tổng chi phí (42,8) dẫn đến lợi nhuận tăng 60,9%. Trong cơ cấu tổng chi, vì khoản chi bồi thường bảo hiểm gốc tăng chậm chỉ chiếm 64,1% tổng chi, tỷ lệ bồi thường là 65% còn các khoản chi khác lại tăng rất nhanh gấp hơn hai lần năm 1996. Có sự tăng lên như vậy là do có sự điều chỉnh tăng chi cho một số danh mục chi phí như: chi hoa hồng đại lý và môi giới, chi đề phòng và hạn chế tổn thất, chi nhượng tái bảo hiểm... nhằm khắc phục được những khó khăn từ năm 1996 còn tồn tại. Từ đó làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận dẫn đến hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ tăng lên. Đây là thành quả rất lớn mà PJICO đạt được mặc dù năm 1997 là năm mà thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt nam gặp rất nhiều khó khăn vì kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tham gia bảo hiểm giảm 7,2% và doanh thu phí nghiệp vụ toàn thị trường cũng giảm đi 15,3% so với năm 1996. Điều đó chứng tỏ chiến lược kinh doanh của công ty đề ra là rất linh hoạt phù hợp với sự biến động của nền kinh tế, các khâu trong hoạt động kinh doanh nghiệp vụ được thực hiện tương đối có hiệu quả.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á xảy ra từ tháng 7/1997 đã tác
động xấu đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế trong nước, khu vực cũng như Thế giới. Đặc biệt là hoạt động ngoại thương có xu hướng chậm lại và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc cắt giảm chi phí của các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu là mục tiêu hàng đầu trong đó có cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm cho hàng hóa... chính vì vậy năm 1998, 1999 công tác khai thác gặp rất nhiều hạn chế. Cả hai năm này tốc độ tăng của tổng doanh thu
đều nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng chi phí, mặc dù năm 1998 lợi nhuận có tăng 24,9% nhưng sang năm 1999 lợi nhuận không những không tăng mà còn giảm 3,5% so với năm 1998. Đây là kết quả thấp nhất từ khi thành lập công ty đến nay từ đó làm cho chỉ tiêu hiệu quả tính theo doanh thu năm 1998 là 1,12 và năm 1999 chỉ còn 1,09 tức là một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 1,09 đồng doanh thu và tạo ra được 0,09 đồng lợi nhuận, một con số phản ánh hiệu quả sử dụng
đồng vốn là rất thấp. Kết quả đạt được như vậy là do tác động của cuộc khủng hoảng châu á đặc biệt kinh doanh bảo hiểm là một lĩnh vực hoạt động tài chính lên chịu ảnh hưởng tiêu cực tương đối lớn. Mặt khác, cũng như tình hình chung của toàn thị trường, năm 1999 có một số vụ tổn thất lớn xảy ra đối với khách hàng tham gia bảo hiểm tại PJICO làm cho chi phí bồi thường trong năm nghiệp vụ tăng vọt, tỷ lệ bồi thường lên tới 89,41% trong khi đó tổng doanh thu (kể cả tổng chi phí) tăng chậm từ đó làm cho lợi nhuận giảm xuống so với năm 1998.
Trong hai năm liền 1998, 1999 kết quả kinh doanh nghiệp vụ đạt được không mấy khả quan, điều đó đặt ra cho PJICO một vấn đề hết sức khó khăn là làm sao khắc phục được tình trạng kinh doanh kém hiệu quả như trong thời gian vừa qua. Là một nghiệp vụ có tầm quan trọng rất lớn đến hiệu quả kinh doannh toàn công ty lại rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế, của thị trường và các điều kiện khác. Chính vì vậy sau khi nghiên cứu, xem xét tình hình thực tiễn PJICO đã đề ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ trong năm 2000 và kết quả đạt được như ở bảng số liệu cho thấy là rất khả quan: tổng doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc
độ tăng của tổng chi phí và cũng là năm đạt được lợi nhuận cao nhất trong cả thời kỳ 1995-2000 đạt 3.765.571 nghìn đồng vượt kế hoạch đề ra của ban lãnh đạo 20%, gấp gần hai lần năm 1999 trong khi đó chi phí chỉ tăng có 4,4%. Từ đó làm cho chỉ tiêu hiệu quả tính theo doanh thu tăng lên, thể hiện một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,17 đồng doanh thu và tạo ra được 0,17 đồng lợi nhuận. Đạt được kết quả như vậy là do năm 2000 tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng có xu hướng phát triển ổn định, hoạt động ngoại thương diễn ra sôi động hơn từ đó góp phần to lớn vào quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ. Mặt khác, sự phối hợp giữa các công ty bảo hiểm ngày càng chặt chẽ hơn, tình hình cạnh tranh không lành mạnh giảm xuống và đã tạo lập
được lòng tin và uy tín đối với khách hàng tham gia bảo hiểm. Đặc biệt là do sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp lãnh đạo PJICO trong việc thực hiện những giải pháp hết sức linh hoạt, hợp lý và có hiệu quả trong quá trình kinh doanh nghiệp vụ, nó được thể hiện ở sự điều chỉnh cơ cấu các danh mục chi trong