pháp tạo hình, đề tài truyền thống; xu hướng truyền thống-cách tân ở đó ngôn ngữ tạo hình hiện đại kết hợp hài hòa với tính dân tộc, bản sắc, truyền thống hay kết hợp với các yếu tố công nghệ khác như vi tính, kỹ thuật số...; hoặc xu hướng bảo thủ từ chối sự tiếp nhận, học tập các trào lưu văn hóa, mỹ thuật bên ngoài. Trong đó, có xu hướng thể hiện sự pha trộn một cách nghiêm túc, thì cũng có xu hướng lại quá chú trọng đến các quan niệm nghệ thuật vừa tiếp nhận; có xu hướng co lại, sợ hãi trước cái mới.
Xu hướng truyền thống-cách tân
Có thể nhận thấy, ở một số tác phẩm, các thành tựu mỹ thuật dân tộc, truyền thống được ca ngợi và được coi như cội nguồn, như một bộ phận hợp thành của mỗi tác phẩm. Cái nguồn gốc, cội nguồn đó có thể được xem là những cái nội sinh, những gì bên trong của một nền văn hóa được đánh thức, vận động trở lại trong sự trao đổi, tiếp nhận một cách tự tin với cái ngoại sinh. Quan trọng hơn cả, rò ràng có sự nhận thức rằng cải biến truyền thống sẽ dẫn đến việc làm nguy hại cả những thành tựu đã có của mỹ thuật và ảnh hưởng tới sự tiếp nhận một cách nghiêm túc các luồng văn hóa từ bên ngoài vào; Thiếu truyền thống dân tộc thì khó có thế đối trọng để giữ gìn bản sắc dân tộc trước ảnh hưởng vô hình của mỹ thuật ngoại lai. Từ đó, mặc dù vẫn có sự đan xen nhiều loại hình loại thể trong sáng tác nhưng mỹ thuật Hà Nội vẫn có được các tác phẩm mỹ thuật với nhiều hình thức biểu đạt đa dạng, thể hiện sự ảnh hưởng của mỹ thuật nước ngoài, nhưng bản sắc dân tộc vẫn là cái hồn cốt đậm đà trong từng tác phẩm.
Tinh thần này đã trở thành một xu hướng hiển hiện trong quan niệm sáng tác của nhiều tác giả, thể hiện mạnh mẽ trong giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX. Có thể gọi xu hướng này là xu hướng truyền thống- cách tân, hay còn có thể gọi là xu hướng Việt hóa ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây. Tại sao lại nảy sinh xu hướng này? Theo tác giả luận án, xu hướng đó xuất phát từ hai động lực. Thứ nhất, các họa sĩ có tham vọng thực sự thấu
hiểu những gì mình lựa chọn. Đúng là ảnh hưởng bên ngoài vào mỹ thuật Việt Nam không thời nào không có [123, tr.139], nhưng các luồng văn hóa bên ngoài sẽ không thực hiện được quá trình lấn át văn hóa truyền thống; hay nói cách khác, sự pha trộn sẽ bớt những cái tạp nham, nếu như nền văn hóa truyền thống đó được chú trọng bảo tồn một cách phù hợp và kiên trì, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa, hội nhập. Trong quan niệm sáng tác của các họa sĩ, ý thức về truyền thống phải được nhấn mạnh hơn bao giờ hết, được kết hợp với các cách thức biểu đạt mới. Thứ hai, người họa sĩ đã nhận thấy nhu cầu cần phải tách rời khỏi quan điểm tạo hình phương Tây để tiếp tục tìm đến cái phổ quát và xây dựng bản sắc của nền mỹ thuật Việt Nam.
Do đó, có nhiều tác phẩm vượt qua những lối mòn mượn lại hình thức cũ, không câu nệ để chủ động theo ý đồ sáng tạo, mất dần những hiện tượng áp dụng nguyên dạng hình thức hay trích đoạn nguyên các mô típ trong truyền thống hay trên thế giới; bởi nghệ thuật với bản chất của nó là sáng tạo không chấp nhận bất cứ một công thức nào, một sơ đồ nào. Bản thân xu hướng truyền thống- cách tân lại có những cách thức biểu đạt khác nhau. Nhiều họa sĩ tiếp nhận ảnh hưởng mỹ thuật hiện đại phương Tây bằng việc lựa chọn cho mình cách thức biểu đạt mới như trừu tượng, Nghệ thuật Sắp đặt hay Nghệ thuật Trình diễn… trên nền tảng những nghiên cứu về văn hóa dân tộc như Đặng Thị Khuê, Bảo Toàn, Lý Trực Sơn, Phan Cẩm Thượng… Nhiều họa sĩ lựa chọn cho mình phương pháp và quan niệm mỹ thuật hiện thực như họa sĩ Lê Huy Tiếp, Đỗ Quang Em,…, với chủ ý làm mới những chủ đề truyền thống như chiến tranh, cách mạng, hiện thực xã hội. Trường hợp của họa sĩ Đặng Thị Khuê, những nghiên cứu về nghệ thuật truyền thống các nhóm dân tộc Việt Nam đã trở thành tinh cốt được tái hiện trong không gian mới. Các tác phẩm của Đặng Thị Khuê hoàn toàn hướng nội và “về nguồn” truyền thống. Sự nghiên cứu, tiếp thu văn hóa Việt Nam đó được kết hợp với hình thức nghệ thuật hậu hiện đại phương Tây là Nghệ thuật Sắp đặt- minh chứng cho sự đồng đại của tư duy nghệ thuật minh triết Việt xưa với phát triển hôm
nay của nghệ thuật đương đại thế giới [89] [PL.4.2.2; PL.4.2.4; PL.4.2.5]. Những tác phẩm sắp đặt của bà được đánh giá là những tác phẩm mang cá tính được gọi là “Sắp đặt kiểu Đặng Thị Khuê”, không na ná, không mờ nhạt và đầy cảm xúc.
Có thể bạn quan tâm!
- Mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới từ góc độ văn hóa học - 11
- Do Dự Trong Việc Kế Thừa Các Giá Trị Văn Hóa
- Thành Tựu Của Mỹ Thuật Hà Nội Thời Kỳ Đổi Mới
- Sáng Tác Chạy Theo Đồng Tiền Dẫn Đến Tha Hóa Lao Động Nghệ Thuật, Bào Mòn Năng Lực Sáng Tạo
- Đề Cao Bản Lĩnh Nghệ Thuật Chân Chính
- Mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới từ góc độ văn hóa học - 17
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Có thể nói rằng, xu hướng này phát triển dựa trên sức mạnh nội sinh của những giá trị văn hóa dân tộc bởi những yếu tố nội dung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cá nhân các nghệ sĩ và công chúng hưởng thụ nghệ thuật. Bản sắc dân tộc trong mỹ thuật sẽ không chỉ được hiểu đơn giản dưới dạng tĩnh mà còn bao hàm việc duy trì truyền thống dưới dạng thức mới thể hiện sự tiếp nhận bên ngoài. Xu hướng này nếu phát triển mạnh mẽ sẽ tạo thuận lợi rò rệt, hình thành diện mạo tiến bộ của mỹ thuật Việt Nam đương đại.
Xu hướng cách tân
Trong quá trình mở cửa, đổi mới, các họa sĩ trước cánh cửa tự do sáng tác rộng mở, háo hức tiếp nhận cái mới, cái chưa từng có mặt trong nền mỹ thuật cách mạng trước đó. Đặc biệt khi tự do sáng tác được đề cao thì không tránh khỏi việc tiếp nhận các luồng văn hóa bên ngoài. Nhưng bởi nó là một quá trình không bình đẳng giữa những kẻ đối thoại không cân sức, nên bên cạnh mặt tích cực thì không thể tránh khỏi việc du nhập những cái tiêu cực. Ở thế hệ thứ nhất, những năm đầu đổi mới, sự đan xen các loại hình loại thể trong sáng tác đó có phần kín đáo hơn. Ở thế hệ thứ hai, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, phong cách cá nhân có sự pha loãng một cách rò ràng hơn; sang đến thế hệ thứ ba với các họa sĩ rất trẻ- những nghệ sĩ thị giác của dòng nghệ thuật đương đại [128, tr.130] cho thấy sự tiếp nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng các quan điểm mỹ thuật phương Tây, yếu tố đối trọng trong mỹ thuật là văn hóa Việt Nam dường như không còn dấu vết.
Hãy gạt những cái “hổ lốn” tai tạp ra, cho phép tự do nhưng không được đánh truyền thống để đề cao “cái mới” (bắt chước của người nước ngoài mà không tiêu hóa được) [174]
Nhưng đáng lo ngại hơn cả là cũng đã có người quan niệm rằng, văn hóa phương Tây là đẹp đẽ và tốt, cái đẹp chưa quan trọng bằng cái mới [159], là đúng và có thể; chỉ siêu thực và trừu tượng mới đẹp; khẳng định nghệ thuật trừu tượng là khuynh hướng chủ đạo của mỹ thuật Việt Nam trong tương lai. Thậm chí phải lập dị, khác thường mới là đổi mới, đòi hỏi xét lại những giá trị của các thời kỳ mỹ thuật trước. Thực tế đó đã được họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm nhìn nhận một cách nghiêm túc khi cho rằng: “Lớp trẻ bây giờ vẽ quá phương Tây. Cũng tốt. Nhưng phải nhớ mình là ai” [123, tr.137].
Có thể lý giải xu hướng này bằng hai lý do. Một là, có thể những trải nghiệm của các họa sĩ với nghệ thuật phương Tây quá hạn hẹp; hoặc là họ diễn giải nó không đúng như bản chất của nó. Học theo nghệ thuật phương Tây, cũng không thể quên rằng họ có những thế mạnh áp đảo về kỹ thuật và công nghệ tạo hình [41, tr.16]. Điều này thường xảy ra ở nhóm các họa sĩ trẻ ở thập niên 90 của thế kỷ XX. Bởi, ở một chừng mực nào đó, các họa sĩ tiếp cận với nghệ thuật phương Tây dưới góc độ của chủ nghĩa hình thức, tập trung đến hình thức của một tác phẩm (màu sắc, hình dáng, chất liệu, kiểu thức) mà không chú ý đến đến bối cảnh: cách thức tác phẩm nghệ mỹ thuật đáp ứng các thực hành xã hội của một nền văn hóa, để từ đó hiểu một cách đúng đắn về tác phẩm, về trào lưu nghệ thuật đó. Nghệ thuật mang tính phổ quát, con người về cơ bản là giống nhau và họ có thể truyền đạt điểm tương đồng đó với nhau. Nhưng con người là sản phẩm của nền văn hóa và bản sắc của một cá nhân được hình thành phần nhiều từ chính nền văn hóa họ đang sống. Bản sắc văn hóa của một dân tộc không thể dễ dàng diễn giải sang một nền văn hóa khác. Mỹ thuật cũng vậy. Mỹ thuật hiện đại thế kỷ XX là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong lịch sử phương Tây có nền tảng từ những cải cách xã hội, những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và công nghệ đã sản sinh ra hàng loạt các phong cách nghệ thuật. Các trào lưu mỹ thuật hiện đại này ra đời liên tiếp, hoán vị nhau trong những khoảng thời gian rất ngắn, thậm
chí có những trường phái chỉ tồn tại vài năm như trường phái Dã thú; trái ngược hẳn với những thế kỷ trước đó, vài ba thế kỷ thậm chí thời kỳ Trung cổ kéo dài hàng ngàn năm cũng chỉ có một vài phong cách nghệ thuật xuất hiện. Chính vì thế nên mỹ thuật hiện đại thế kỷ XX, bản thân nó cũng vấp phải không ít những chỉ trích, những tranh luận, đặc biệt đối với các trào lưu nghệ thuật thử nghiệm- hậu hiện đại từ giữa thế kỷ XX. Cần thực sự hiểu mới có thể diễn giải nó sang nhưng bối cảnh văn hóa khác. Tất nhiên, điều này không phải dễ dàng thực hiện được, trừ khi là thành viên của chính nền văn hóa đó. Càng hiểu thấu đáo một nền văn hóa khác thì nó lại càng trở thành văn hóa của mình. Có thể điều đó chỉ thực hiện ở một nền văn hóa tương đồng với nền văn hóa phương Tây, nơi những quan niệm về giá trị nền tảng khá phổ biến.
Hai là, có thể những trải nghiệm đó được diễn giải đúng nhưng lại không phù hợp với công chúng Việt Nam. Tất cả các nền văn hóa đều coi trọng một số tiêu chuẩn nhất định không kể phương Đông hay phương Tây. Nghệ thuật phương Tây, đặc biệt là những trào lưu nghệ thuật hậu hiệu đại như Sắp đặt, Trình diễn quá mới lạ, lạ đến quái dị [42] đối với công chúng Việt Nam, gây nhiều phản ứng trái chiều đối với các nhà quản lý và công chúng. Chẳng hạn, trong Triển lãm Sắp đặt và Video Art mang tên ArtconneXions (2006), tác giả sắp đặt các hình ảnh về Việt Nam, có đoạn video về cảnh thịt chó trên nền hình ảnh Đại tướng Vò Nguyên Giáp.
Việc quá đề cao nghệ thuật phương Tây để lại những hậu quả khó lường, bởi ở đó có những biểu hiện của sự lộn xộn, phiến diện; cố gắng chạy theo một cách muộn màng; hoặc coi đó là thước đo sự hòa nhập đối với mỹ thuật thế giới. Trước sự phát triển ồ ạt đó, thậm chí, có họa sĩ nêu yêu cầu cần có sự định hướng cho mỹ thuật như thời kỳ trước đổi mới [96], khởi phát cho những quan niệm bảo thủ trong mỹ thuật.
Xu hướng bảo thủ
Có thể xem đây là một cách thức chống lại ảnh hưởng của các loại hình mỹ thuật hiện đại phương Tây xuất hiện ở giai đoạn này. Có thể gọi xu hướng
này là sự phản kháng của các quan niệm gìn giữ giá trị truyền thống. Tác phẩm thể hiện sự học tập đối với thế giới bên ngoài, thường bị coi là không phù hợp. Xu hướng này thực tế chưa xem “sự mở rộng, dung nạp những khuynh hướng và thủ pháp nghệ thuật đa dạng, có mục đích” [52] là cần thiết. Đây lại là một xu hướng cứng nhắc, hẹp hòi; bởi không thể coi những gì mỹ thuật Hà Nội đã đạt được trước đó là tuyệt đối, có giá trị vĩnh cửu. Vì thế các quan niệm đó không chấp nhận được bất cứ sự đổi thay nào. Những tranh luận, xung đột thể hiện rất rò trong các bài trao đổi đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Thời nay những năm 1991-1995.
Xu hướng bảo thủ sẽ là một trở ngại cho sự phát triển của mỹ thuật Hà Nội bởi bám chặt lấy mỹ cảm truyền thống thì cũng có khả năng tách khỏi quỹ đạo thời đại [41, tr.18]. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế là các họa sĩ hiển nhiên không muốn chấp nhận quan niệm văn hóa, mỹ thuật từ bên ngoài một cách đơn giản, mà mong muốn mỹ thuật phải xuất phát từ những giá trị văn hóa tốt đẹp và lành mạnh trong truyền thống, nhưng đồng thời cũng cần đổi mới nội dung và cách biểu hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội đương thời; mỹ thuật phải trải qua sự sàng lọc theo nhu cầu phát triển của dân tộc để loại trừ hoặc khu biệt những yếu tố không phù hợp. Mong muốn đó là hoàn toàn chính đáng.
Tóm lại, có thể thấy rất rò là ba xu hướng nói trên đồng thời hiện diện trong mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới. Ba xu hướng đồng thời tồn tại và đồng thời vận động. Tình trạng đó cắt nghĩa cho tính chất đa dạng, dân chủ khi tự do sáng tạo được coi trọng.
4.1.3. Thúc đẩy dân chủ hóa trong hoạt động mỹ thuật
Dân chủ hóa được coi là điều kiện tiên quyết để thực hiện đổi mới và đổi mới giúp cho quá trình dân chủ hóa không chỉ trong các lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật ngày càng sâu sắc hơn. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác,
mỹ thuật Hà Nội trước năm 86 của thế kỷ XX hoàn toàn hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa, thống nhất tập trung từ trên xuống, có sự bao cấp của Nhà nước, do đó cộng đồng nghệ thuật hoạt động theo kiểu hành chính [45]. Sau khi mở cửa, đổi mới, trước tác động của văn hóa thế giới, mỹ thuật Hà Nội hoạt động linh hoạt hơn, dân chủ hơn. Hoạt động mỹ thuật đi vào phương thức xã hội hóa các hoạt động tổ chức trưng bày, thưởng thức và tiêu thụ tác phẩm mỹ thuật như một sản phẩm hàng hóa văn hóa. Ngoài Hội nghề nghiệp, còn có cá nhân hay các gallery tư nhân và bản thân các họa sĩ cũng có thể đứng ra tự tổ chức.
Có thể thấy rò điều này ở các triển lãm nhóm trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, như Triển lãm Trẻ, Triển lãm nhóm 5 người, Triển lãm nhóm 10 người và Triển lãm 16 người năm 1989 tại Bảo tàng Mỹ thuật. Những triển lãm này, như Nguyễn Quân nhận xét là có tiếng vang lớn trong xã hội, báo hiệu sự tự do sáng tác, tự do trưng bày và tự do tiêu thụ [128]. Các hoạt động này, nếu trước đây được định hướng, được bao cấp hoàn toàn, thì sau 1986, các họa sĩ chỉ được tài trợ về tinh thần, về mặt danh nghĩa, còn họ hoàn toàn phải tự lo liệu về kinh phí tổ chức, quảng bá… Hoạt động triển lãm đi vào chuyên nghiệp hơn, giúp các họa sĩ đưa các tác phẩm của mình tiếp cận với khách nước ngoài từ đó tạo ra vị thế trong cộng đồng nghệ thuật, bán được nhiều tranh với giá cả cao hơn. Các họa sĩ không còn chỉ là những họa sĩ bán chuyên mà họ trở thành cá nhân độc lập, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, bài bản hơn.
Sở dĩ có được một bằng nghệ thuật rộng rãi, cộng đồng mỹ thuật hoạt động sôi nổi và năng động chính là nhờ yếu tố dân chủ hóa trong đời sống mỹ thuật. Không kể sự khác nhau về thế hệ, về tuổi tác, về quá trình làm nghề, về trình độ nghề nghiệp, về quan niệm sáng tạo, ai cũng có quyền được làm việc, được bộc lộ hết mình, được chăm lo cho cuộc sống của mình [56, tr.8].
Chính vì lẽ đó mà các triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm tác giả đã góp phần làm phong phú đa dạng đời sống mỹ thuật thành phố. Các hoạt động triển lãm mỹ thuật được tổ chức nhiều, liên tục như vậy cũng như sự đa dạng trong phong cách, bút pháp và khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, cũng đã tạo nên một lớp công chúng có sự hiểu biết cái mới của mỹ thuật. Ngoài ra, sự chấp nhận tính chất phong phú, đa dạng của mỹ thuật có thể lý giải cho cho việc bùng nổ số lượng tác phẩm mỹ thuật trong những năm đổi mới, bởi mỹ thuật phong phú thì số lượng sẽ rất nhiều.
Tóm lại, từ quá trình đổi mới của mỹ thuật Hà Nội, các chính sách mở cửa đã đem theo những làn gió mới làm cho mỹ thuật Hà Nội có một không khí sáng tạo khác biệt hoàn toàn so với những giai đoạn trước đây. Chỉ trong một thời gian ngắn, mỹ thuật nhanh chóng khởi sắc. Cùng với yêu cầu tự do sáng tác của văn hóa nghệ thuật, việc mở cửa giao lưu kinh tế thế giới được thể hiện qua những chính sách cụ thể của Chính phủ Việt Nam đã tạo tiền đề cho sự hội nhập về văn hóa trở nên sâu rộng, đặc biệt trong mỹ thuật. Môi trường đổi mới cũng tạo điều kiện cho nhiều họa sĩ tiếp cận với các quan niệm thẩm mỹ và chính trị khá đa dạng của nước ngoài. Những động thái đổi mới trong tư duy nghệ thuật và thực hành nghệ thuật của các họa sĩ đã có tác động thúc đẩy quan trọng đối với sự đổi mới mạnh mẽ của văn hóa, nghệ thuật, tạo thành xung lực không thể thay thế cho quá trình biến đổi của xã hội. Cá nhân với những nhu cầu về tự do sáng tạo, bình đẳng trong nghệ thuật giành được vị trí nhất định trong đời sống văn hóa. Tuy nhiên, trong cái đà “đổi mới”, “bung ra” v.v… nhiều vấn đề chúng ta còn cần phải suy nghĩ [11], bởi giai đoạn đầu có thể sự “mở” có nhiều yếu tố tích cực như việc tiếp nhận các trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật hiện đại trên thế giới nhưng khi cánh cửa “mở” ra, cũng đồng nghĩa là bên cạnh gió mát lành cũng có những làn gió độc, những yếu tố tiêu cực len vào, nhiều nông cạn, thiếu sót mà ở thời điểm ban đầu rất khó để nhận thức đúng ngay được. Nhưng có thể khẳng định rằng