Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ HƯƠNG


MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L

Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S Trần Anh Tú

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Hương

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 5

1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội. 5

1.1.1. Lược sử về sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới. 5

1.1.2. Khái niệm doanh nghệp xã hội. 9

1.1.3. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội. 12

1.2. Pháp luật về doanh nghiệp xã hội. 21

1.2.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với doanh nghiệp xã hội. 21

1.2.2. Khung pháp lý về doanh nghiệp xã hội. 22

Tiểu kết Chương 1 28

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 29

2.1. Sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam 29

2.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam hiện nay.33

2.2.1. Những thuận lợi của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam 33

2.2.2. Một số khó khăn của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam 35

2.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp xã hội. 37

2.3.1. Pháp luật về doanh nghiệp xã hội trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời. 37

2.3.2. Pháp luật về doanh nghiệp xã hội từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời. 39

2.3.3. Một số hạn chế của pháp luật về doanh nghiệp xã hội. 40

Tiểu kết Chương 2 45

Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 46

3.1. Đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp xã hội. 46

3.2. Xây dựng hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp xã hội.47

3.3. Xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho doanh nghiệp xã hội. 47

3.4. Xây dựng các chính sách trợ doanh nghiệp xã hội. 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DNXH Doanh nghiệp xã hội DNhXH Doanh nhân xã hội NGO Tổ chức phi chính phủ

HTX Hợp tác xã

CSIP Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng TNHH Trách nhiệm hữu hạn

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với mức tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng trong những năm gần đây, sự gia tăng các vấn đề xã hội và môi trường tại Việt Nam cũng trở thành mỗi lo ngại lớn: khoảng 15 triệu người sống dưới mước nghèo đói, hơn 180 nghìn người nhiễm HIV, 5 triệu người khuyết tật, 3 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Trong bối cảnh những vấn đề xã hội trên cùng với sự khuyết thiếu trong hoạt động thị trường, sự hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ công của Nhà nước, doanh nghiệp xã hội (DNXH) xuất hiện như một giải pháp cho bài toán giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.

Tại Việt Nam mô hình doanh nghiệp xã hội vẫn còn khá mới mẻ. Với sự tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong những năm vừa qua, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các hoạt động xã hội sẽ ngày một giảm. Tuy nhiên, thực tế những đối tượng cần được hỗ trợ về việc làm như người nghèo, người khuyết tật, thương bệnh binh… của Việt Nam vẫn rất lớn. Dù Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình nhưng với sự sụt giảm của các nguồn tài trợ, nhu cầu của xã hội đối với mô hình doanh nghiệp xã hội sẽ tăng lên.

Mới đây, trong Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 - khóa XIII ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, doanh nghiệp xã hội đã được thừa nhận là một hình thức doanh nghiệp, được tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp đã được quy định, nhưng khác ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Đây là một đạo luật có nhiều quy định mới mang tính đột phá, khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát huy tính sáng tạo, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững.

Tại nhiều nước trên thế giới, mô hình doanh nghiệp xã hội đã phát triển từ lâu và nhận được nhiều hỗ trợ của Nhà nước. Đơn cử như tại Mỹ, những nhà đầu tư đổ tiền vào doanh nghiệp xã hội sẽ không phải đóng thuế. Tại Thái

Lan, Chính phủ cũng dành 3% từ tiền thuế thu từ thuốc lá và hoạt động vũ trường để đầu tư vào doanh nghiệp xã hội… Tuy nhiên, ở Việt Nam thì hình thức doanh nghiệp xã hội vẫn còn khá mới mẻ, vẫn chưa có cơ chế đặc thù nào để khuyến khích doanh nghiệp xã hội phát triển, chưa có quỹ nào đầu tư vào doanh nghiệp xã hội. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp xã hội mặc dù đã được manh nha ra đời nhưng phát triển rất chậm, sự đóng góp và quá trình phát triển của xã hội, cộng đồng chưa thực sự nhiều như kỳ vọng của xã hội.

Mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra được một khuôn khổ pháp lý ban đầu cho doanh nghiệp xã hội song vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý có liên quan đến vị trí, quá trình hình thành, hoạt động của doanh nghiệp xã hội cần được làm rò. Thêm vào đó, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn nên ít người dám đầu tư. Hiện nay, trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 mới chỉ có duy nhất một điều luật quy định về doanh nghiệp xã hội, các hướng dẫn cụ thể về thủ tục thành lập, mô hình quản trị, đầu tư, vốn góp, chuyển đổi mô hình... vẫn chưa được quy định cụ thể. Chính vì vậy, sinh viên quyết định chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Qua việc trình bày, phân tích và luận giải những nội dung đã được xác định, đề tài có những đóng góp sau đây:

2.1. Ý nghĩa khoa học

Tổng hợp những cơ sở có tính hệ thống, luận giải, góp phần bổ sung, phát triển những cơ sở lý luận về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay, chỉ rò những thuận lợi, khó khăn.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất có tính ứng dụng trong thực tiễn nhằm

giải quyết, khắc phục những hạn chế về quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài có mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về thực tiễn đề tài nghiên cứu về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, đề tài nghiên cứu trên địa bàn cả nước, thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Khóa luận được kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022