Đánh Giá Về Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính Của Acb


nhuận vẫn rất lớn. Đến năm 2008 theo như mô hình của chứng khoán kinh doanh thì đối với chứng khoán đầu tư, thu nhập từ việc bán chứng khoán thấp hơn năm 2007 và lớn hơn năm 2006 tuy nhiên khoản chi phí lớn, và dự phòng giảm giá làm giảm lợi nhuận của việc bán chứng khoán đầu tư là rất lớn thấp hơn năm 2006 nhiều.

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn luôn chiếm phần lớn trong tổng danh mục đầu tư của ACB. ACB chủ yếu đầu tư vào chứng khoán nợ do Chính Phủ phát hành (trái phiếu chính phủ), chứng khoán nợ và chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng trong nước phát hành, phần nhỏ là chứng khoán nợ do các tổ chức trong nước phát hành (đầu tư vào trái phiếu do một công ty liên quan phát hành với thời hạn 5 năm và đảm bảo bằng cổ phiếu của một công ty và một tổ chức tín dụng trong nước). Do vậy mức độ rủi ro không cao, lãi suất tương đối ổn định, không có khoản dự phòng nào cả.

Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết tập trung vào các công ty thành viên như: công ty địa ốc ACB, công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ ACB, công ty cổ phần kinh doanh kim hoàn ACB-SJC ngoài ra còn đầu tư vào các công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác như: công ty cổ phần phát triển hạ tầng Phố Nối, Công ty cổ phần Thủy Tạ, công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên… mở rộng danh mục đầu tư ở nhiều lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro, đạt hiệu quả cao trong đầu tư.

Thu nhập từ chứng khoán đầu tư giữ tới đáo hạn và thu nhập từ khoản đầu tư vào các công ty liên doanh liên kết thường là thu nhập từ cổ tức và lãi chia theo vốn chủ sở hữu từ các khoản đầu tư từ công ty liên kết.


Biểu đồ 11: Lợi nhuận từ đầu tư dài hạn của ACB.

Đơn vị: Tỷ đồng


Nguồn Báo cáo tài chính ACB năm 2006 2008  Thu nhập từ các khoản đầu tư thu 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB năm 2006-2008

Thu nhập từ các khoản đầu tư: thu nhập từ lãi trái phiếu, cổ tức từ chứng khoán nợ do các tổ chức tín dụng và công ty phát hành, thu nhập từ khoản đầu tư vào liên doanh liên kết năm 2008 là 2.106,1 tỷ đồng. Ngoài ra năm 2008, ACB thực hiện đầu tư mua một khoản cho vay dài hạn từ một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã tạo ra thu nhập cho năm 2008 là 82,8 tỷ đồng.

Hoạt động đầu tư tài chính được ACB đặc biệt quan tâm. Theo bản cáo bạch của ACB, trong năm 2008, ACB có danh mục đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng thông qua công ty chứng khoán trực thuộc ACBS. Mục tiêu của đầu tư tài chính là phục vụ các liên minh chiến lược, đầu tư dài hạn và đầu tư mang tính kinh doanh chênh lệch giá khi thị trường có những biến động. Năm 2009 ACB vẫn sẽ tiếp tục lựa chọn những doanh nghiệp tốt, có tình hình tài chính lành mạnh, thương hiệu uy tín với người tiêu dùng và sản phẩm có chất lượng


thuộc những ngành nghề có triển vọng phát triển để tham gia quản trị, đầu tư dài hạn.

2.3.4. Đánh giá về hoạt động đầu tư tài chính của ACB

Hoạt động đầu tư tài chính của ACB tập trung vào hoạt động dài hạn, danh mục chứng khoán đầu tư khá đa dạng tuy nhiên có mức độ rủi ro thấp do tập trung phần lớn vào trái phiếu chính phủ, tín phiếu Ngân Hàng Nhà Nước, công trái và kỳ phiếu của các Ngân hàng Thương mại nhà nước và Ngân hàng chính sách.

ACB cũng đã xây dựng được phòng phân tích dự án và phòng đầu tư giúp cho hoạt động đầu tư chuyên nghiệp hơn, nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh rủi ro. Như năm 2008 ACB đã giảm danh mục đầu tư cổ phiếu xuống tránh tác động mạnh từ sự sụt giảm chứng khoán tới lợi nhuận từ đầu tư tài chính của công ty.

Hoạt động đầu tư tài chính luôn tăng trưởng ở mức cao trong khi thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh nói chung suy giảm nặng nề.

Điểm yếu của ACB là danh mục đầu tư vào trái phiếu lớn làm cho lợi suất sinh lời chưa cao. Hoạt động góp vốn kinh doanh với các công ty khác thấp (lãi từ đầu tư liên doanh liên kết nhỏ so với cổ tức nhận được từ các chứng khoán đầu tư). Đầu tư vào Bất động sản còn thấp.

2.4. Đánh giá thành công, tồn tại của hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam.

2.4.1. Thành công.

So với giai đoạn trước năm 2005, thì hoạt động ĐTTC trong giai đoạn này đã sôi nổi hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp huy động thêm nguồn vốn từ các cổ đông, từ các công ty liên doanh liên kết để tham gia đầu tư tài chính, không còn tình trạng thiếu vốn, chưa đáp ứng đủ vốn cho mọi nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho nên không thể huy động vốn để sử dụng cho hoạt động ĐTTC như trước kia.


Đối với nền kinh tế quốc dân, hoạt động ĐTTC cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nên kinh tế thông qua các dự án, mua trái phiếu Chính Phủ, tiền gửi trung và dài hạn, đã góp phần phát triển thị trường tài chính, ngoài ra giúp nhà nước phát triển mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Việc các doanh nghiệp hoạt động ĐTTC ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân với quy mô đầu tư tăng nhanh cũng đã đóng góp phần nào vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung của đất nước.

Nhận thức hiện nay của các doanh nghiệp khác với thời kỳ trước, hiện nay đã rất năng động, nhạy bén, để phát triển, mở rộng các hoạt động ĐTTC trên nhiều phương diện, cả về quy mô và chất lượng. Chính điều này làm cho thị trường tiền tệ trong nước trở nên sôi động hơn, trưởng thành hơn.

Một số doanh nghiệp đã xây dựng riêng cho mình phòng ban nghiên cứu đầu tư, nhằm đạt được hiệu quả tốt ở tất cả các khâu đầu tư tài chính. Doanh nghiệp nhỏ thì đang thực hiện quản lý đầu tư ở tại trung tâm đầu tư, tại trung tâm này 2 phòng ban được hoạt động song song nhau là phòng quản lý dự án và phòng Thẩm định đầu tư. Các phòng này được chia nhỏ thành các bộ phận khác nhau: bộ phận tiền gửi và trái phiếu, bộ phận quản lý danh mục cổ phiếu, bộ phận thẩm định. Một số doanh nghiệp lớn đã có bước chuyển đỏi mô hình từ trung tâm đầu tư lên thành công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư để hoạt động đầu tư được chuyên nghiệp.

Hoạt động ĐTTC đã mở rộng ra ngoài phạm vi quốc gia, giúp cho nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung và của nhà nước nói riêng đạt được hiệu quả tối ưu.

Nhiều doanh nghiệp đã từng bước hoạt thiện mô hình hoạt động đầu tư trong mô hình tập đoàn tài chính, thể hiện ở các mặt: Xây dựng được một bộ phận đầu tư chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, mạng lưới thông tin tốt. Về mặt chuyên môn: đã có nhiều doanh nghiệp tự xây dựng cho


mình trung tâm đầu tư riêng với cơ cấu chuyên môn hóa theo nhiệm vụ đầu tư. Về mặt kỹ thuật: đã có ứng dụng khoa học công nghệ để thay thế phần lớn công việc tính toán quản lý bằng sổ sách, ứng dụng Internet trong việc khai thác thông tin và hình thành thói quen làm việc với phương tiện trợ giúp kỹ thuật cao cho cán bộ.

2.4.2. Tồn tại.

Tuy nhiên bên cạnh thành công của các doanh nghiệp đầu tư tài chính thì việc thua lỗ đang trải dài trên diện rộng. Bài học dồn tiền vào đầu tư tài chính, không tập trung phát triển ngành nghề chính đang ngày càng rõ nét, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các nhà đầu tư. Đầu tư tài chính năm 2008 đi vào đen tối, nhiều doanh nghiệp như SAM, GMD, REE, HAP, KDC… lợi nhuận trước thuế âm dù tổng doanh thu tăng so với năm 2007 và đang nằm trong diện kiểm soát bởi đầu tư tài chính.

Hoạt động đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp tập trung quá dàn trải. Danh mục đầu tư phong phú tuy nhiên đây lại là mặt khó khăn đối với doanh nghiệp, do năng lực đầu tư có hạn, tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường, khủng hoảng ảnh hưởng tới hầu hết ở tất cả mọi ngành nghề. Do vậy các công ty nên hạn chế việc đầu tư tài chính, nếu đầu tư thì giới hạn vốn nhất định và trong số vốn đó nên giải ngân vào những cổ phiếu cùng ngành nghề, có hiểu biết rõ.

Danh mục đầu tư chưa thật sự hợp lý, chưa thực hiện đa dạng hóa đầu tư một cách toàn diện. Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng còn cao, các hoạt động cho vay và ủy thác đầu tư là một trong những hình thức đầu tư mang lại hiệu quả cao nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư.

Các hoạt động hỗ trợ đầu tư như nghiên cứu, dự bảo thị trường, phân tích đánh giá hoạt động đầu tư mới chỉ triển khai nên chưa có sự linh động và hỗ trợ được nhiều cho việc thực hiện các nghiệp vụ đầu tư.


Các hoạt động đầu tư tài sản tài chính vào chứng khoán phái sinh mới được thực hiện ở một số ít các ngân hàng, còn đa số các doanh nghiệp trong nước chưa đầu tư vào các tài sản tài chính này.

Thị trường chứng khoán là kênh giúp cho doanh nghiệp huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tuy nhiên ở nhiều doanh nghiệp sản xuất như SAM, REE, KDC thì nguồn vốn lại được đưa ngược lại thị trường, với rất nhiều rủi ro nguy hiểm và đi ngược lại với kỳ vọng của nhà đầu tư.

Hoạt động chứng khoán của các ngân hàng trở nên đáng lo ngại. Những con số quá lớn được tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2007 của một số ngân hàng thương mại về hoạt động đầu tư chứng khoán làm nhiều nhà đầu tư và các cổ đông giật mình. Một thống kê cho thấy dẫn đầu trong khối ngân hàng về hoạt động này là Ngân hàng Á Châu, khi tổng danh mục đầu tư chứng khoán là 9.636 tỷ đồng; tiếp theo là Ngân hàng Techcombank 6.842 tỷ đồng, Ngân hàng Đông Nam Á là 3.968 tỷ đồng, Ngân hàng An Bình gần 3.600 tỷ đồng, Ngân hàng Hàng Hải là 2.169 tỷ đồng, Ngân hàng ngoài quốc doanh là 1.678 tỷ đồng... Có thể thấy rằng luồng vốn dịch chuyển từ khu vực ngân hàng sang thị trường chứng khoán là rất lớn nảy sinh nhiều rủi ro, đe dọa ổn định của khu vực tài chính. Điều gì sẽ xảy ra khi tốc độ phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán trượt dốc liên tục trong thời gian qua? Câu trả lời là thị trường tài chính sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Với mức lãi suất tương đối ổn định, các nhà đầu tư sẽ vay vốn của ngân hàng để kinh doanh chứng khoán, nếu chứng khoán liên tục giảm sút thì sẽ có hai tác động xảy ra:

- Nếu giá xuống 30% thì các khoản vay cận dưới trong giới hạn cho phép của các ngân hàng sẽ bị mất trắng. Người đi vay, đặc biệt là các nhà đầu tư các nhân sẽ lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán, và các khoản vay ngân hàng nhanh chóng trở thành nợ xấu.

- Thứ hai, khi gái trị các khoản chứng khoán hóa giảm mạnh sẽ tạo ra ảnh hưởng kép với hoạt động của các ngân hàng, làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu và


tỷ lệ thâm hụt vốn tự có. Nếu sự kiện xảy ra đồng loạt thì tình hình tài chính của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó có thể trụ vững nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao. Đồng thời nếu ngân hàng sử dụng một phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của mình để đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán thì rủi ro tăng lên gấp bội khi tính thanh khoản của thị trường giảm sút và hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng còn chưa đủ mạnh.

- Có nhận định cho rằng các ngân hàng đã đổ lượng tiền quá nhiều vào tự doanh chứng khoán đã dẫn đến khả năng thua lỗ nặng sau những đợt giảm giá kéo dài. Đối chiếu với quy định tại Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 19/04/2005 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, có thể thấy ngay vốn lưu động của ngân hàng kể trên chỉ khoảng từ 2.500 – 3000 tỷ đồng nhưng lại đầu tư từ

3.000 tỷ đồng lên đến trên 9.000 tỷ đồng vào chứng khoán vốn. Đây là hiện tượng bất thưỡng đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ trong nước.

2.5. Nguyên nhân.

Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp có thể chia làm hai loại: các nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan) và các nhân tố bên trong (nhân tố chủ quan). Tùy thuôc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau tới hiệu quả đầu tư tài chính.

2.5.1. Nhân tố khách quan

Công tác kế toán, kiểm toán ở Việt Nam còn yếu, các quy định trong việc công bố thông tin chưa chặt chẽ nên độ chính xác trong các thông tin công bố chưa cao, gây khó khăn trong công tác thẩm định dự án đầu tư.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động. Diễn biến thị trường có thể chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn từ đầu năm 2006 đến tháng 3/2007: Chỉ số Vn-index của cả 2 sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng như giá cổ phiếu trên thị trường OTC


tăng giá mạnh với đỉnh điểm là HaSTC-index đạt 459,36 điểm, tăng 90% so với cuối năm 2006 và HoSTC- index (Vn-index) đạt 1170,67 điểm tăng 56%.

Biểu đồ12: Sự thay đổi giá chứng khoán từ 6/10/2006 – 13/1/2009


Nguồn www cafef vn Giai đoạn điều chỉnh bắt đầu từ giữa tháng 3 năm 2007 do 2

Nguồn: www.cafef.vnGiai đoạn điều chỉnh bắt đầu từ giữa tháng 3 năm 2007: do giá các cổ phiếu đã trở nên quá cao và các biện pháp kiềm chế tăng nóng của thị trường như kiểm soát nguồn vốn, thông tin về việc thuế đánh vào lợi nhuận đầu tư,.v.v. đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào giai đoạn điều chỉnh từ giữa tháng 3 năm 2007. Trong giai đoạn này, chỉ số chứng khoán của cả hai sàn giao dịch Hà Nội và TP.HCM và giá chứng khoán trên thị trường OTC đều giảm mạnh vào cuối tháng 3 và tháng 4, sau đó giao động quanh mức 1000điểm của VN-index và 300 điểm của HaSTC-index. Tổng giá trị vốn hóa

của thị trường vào khoảng 13 tỷ đô la Mỹ, giảm 23%so với quý I/2007. Nguyên nhân chính dẫn đến thị trường điều chỉnh giai đoạn này:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022