4. Đẩy mạnh quy hoạch, kế hoạch, giám sát và nghiệm thu dự án
Tổ chức các đoàn liên ngành để đánh giá hiệu quả sử dụng ODA theo 3 nhóm dự án: Hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại và vốn vay. Các kết quả đánh giá sẽ công khai hoá dư luận trong và ngoài nước. Cấp Uỷ các cơ quan, đơn vị và Hội đồng nhân dân các cấp cần được thường xuyên báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện dự án. Trên cơ sở đó thực hiện chức năng chỉ đạo, kiểm tra và giám sát, đánh giá dự án. Tăng cường kỉ luật hành chính về chế độ báo cáo định kỳ.
Củng cố hệ thống thông tin và giám sát ngành lâm nghiệp phục vụ cho giám sát và đánh giá việc thực thi Chiến lược phát triển lâm nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành lâm nghiệp và hội nhập quốc tế.
Ngoài các chế tài chung quy định trách nhiệm của các cơ quan, cần có các quy định về trách nhiệm cá nhân, hình thức và mức độ xử lý các vi phạm đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư; các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án để xảy ra tình trạng chậm chễ tiến độ, gây thất thoát, lãng phí trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện và khai thác vận hành các dự án đầu tư.
Đẩy mạnh và tổ chức tốt công tác giám sát cộng đồng: Công tác giám sát cộng đồng ở tất cả các địa phương nên sớm được triển khai, định kỳ tổng kết, rút kinh nghiệm làm cho công tác này có tác dụng thiết thực góp phần chấn chỉnh hoạt động đầu tư ở địa phương; Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và cộng đồng để thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và xử lý các vấn đề phát sinh, ngăn chặn kịp thời ảnh hưởng hoặc hậu quả tiêu cực góp phần chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư và xây dựng.
5. Đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng
Vấn đề vốn đối ứng từ lâu đã trở thành một cản trở lớn đối với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Thông thường các dự án ODA yêu cầu vốn đối ứng trong
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Thu Hút Và Sử Dụng Vốn Oda Của Việt Nam Giai Đoạn 2006-2010.
- Chương Trình Bảo Vệ Rừng, Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Và Phát Triển Các Dịch Vụ Môi Trường
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thu Hút Và Sử Dụng Vốn Oda Trong Ngành Lâm Nghiệp Việt Nam
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
nước từ 10%-30% tổng mức đầu tư dự án. Do khó khăn về tài chính nên nhiều chủ đầu tư thường không chuẩn bị đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng để triển khai dự án. Trong khi đó do đặc thù của ngành lâm nghiệp, mặc dù chưa được giải ngân ODA nhưng nhu cầu sử dụng vốn ban đầu lại rất cần thiết phục vụ việc chuẩn bị các khâu như:
Chuẩn bị đất trồng rừng
Giải phóng mặt bằng
Chuẩn bị giống cây trồng và các điều kiện cơ sở vật chất khác.
Chi phí liên quan đến đàm phán và vận động người dân tham gia các chương trình, dự án...
Bản thân các quy định về giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, cần được bổ sung, sửa đổi, song bên cạnh đó, vốn đối ứng cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng thường không được cân đối kịp thời, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Nguồn vốn đối ứng của dự án thường đến chậm, gây khó khăn cho các tỉnh nghèo do hầu hết thu ngân sách địa phương không đủ bù chi. Nhà nước cần tăng cường công tác kế hoạch hoá nguồn vốn đối ứng, bảo đảm sự sẵn có của nguồn vốn đối ứng, không chỉ cho công tác giải phóng mặt bằng mà còn nhằm phối hợp chặt chẽ với kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA.
Trước mắt, Chính phủ cần tập trung cung cấp kịp thời vối đối ứng cho các dự án ODA đang được triển khai và các dự án đã cam kết, để những công trình này được nhanh chóng đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.
6. Liên tục đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thực hiện các dự án đầu tư bằng vốn ODA
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, vai trò đội ngũ cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, cần có chiến lược đào
tạo nguồn nhân lực, đặc biệt tập trung vào kỹ năng giao tiếp, năng lực thực hiện trong mọi bước của chu trình dự án.
Hiện tại, như đã nêu ở trên, trở ngại lớn nhất của việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA là đội ngũ cán bộ tham gia quản lí điều phối ODA ở các cấp thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, năng lực quản lí…)
Đào tạo cán bộ đủ năng lực thu hút và quản lí vốn ODA cũng là phát huy tính chủ động trong thu hút, quản lí và sử dụng vốn ODA. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là công việc quan trọng và cấp thiết. Trong các trường đào tạo cần có thêm các môn học về cách thức thu hút, quản lí và sử dụng vốn ODA và đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ. Mặt khác phải đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhằm trang bị, bổ sung kiến thức mới về thu hút, quản lí và sử dụng vốn ODA đối với các cán bộ trước đây chưa được học. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lí theo tiêu chuẩn chức danh. Tổ chức thi tuyển để tuyển dụng cán bộ đủ năng lực chuyên môn và quản lí. Chú trọng đào tạo cán bộ giỏi, chuyên gia đầu đàn cho ngành, am hiểu về nghề rừng, kỹ thuật lâm sinh…
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo bằng cách cử cán bộ đi đào tạo, tham quan ở nước ngoài. Mời chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ, tổ chức hội thảo báo cáo chuyên đề. Mở các lớp về ODA, khuyến khích các hình thức đào tạo, kết hợp đào tạo ngắn hạn với dài hạn, kết hợp đào tạo chính quy, đào tạo kèm cặp với tự đào tạo. Xây dựng chiến lược, kế hoạch cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Lâm nghiệp liên quan đến ODA. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm quản lí hành chính, công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư, theo dõi, đánh giá… Đến năm 2010 ngành lâm nghiệp dự kiến sẽ đào tạo và bồi dưỡng khoảng 1000 lượt người.Việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ sẽ tăng cường tính làm chủ, bảo đảm tính hiệu quả đối với các chương trình, dự án ODA.
Tuyển dụng đội ngũ chuyên gia nước ngoài: Bên cạnh đó, lực lượng chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước và đội ngũ quan chức theo dõi, chuyên quản chương trình, dự án của nhà tài trợ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả quản lí chương trình, dự án ODA. Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng dịch vụ tư vấn, định kỳ cần đánh gia năng lực của các công ty tư vấn và các nhà thầu để sàng lọc và thay thế nếu cần. Các nhà tài trợ cũng cần tuyển chọn tốt cán bộ phụ trách chương trình, dự án ODA có năng lực giỏi, phẩm chất tốt, tinh thần hợp tác và hiểu biết về văn hoá Việt Nam.
Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật: Đi đôi với mở rộng đào tạo đội ngũ cán bộ và nâng cao trình độ chuyên gia thực hiện dự án, cần mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật trồng rừng ở các vùng kinh tế lâm nghiệp trọng điểm. Giai đoạn 2001-2005 dự kiến số lượng đào tạo tăng lên gấp đôi so với trước và trong giai đoạn 2006-2010 sẽ đào tạo khoảng 4000 lượt người; Ngoài ra, cũng cần bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về lâm nghiệp cho cán bộ kỹ thuật cấp xã, thôn, bản và chủ trang trại thuộc địa bàn trung du, miền núi và ven biển. Giai đoạn 2001-2005 tập trung đào tạo cho các vùng trọng điểm có dự án phát triển nông lâm; giai đoạn 2006-2010 mở rộng cho các vùng khác; đồng thời phát triển hệ thống khuyến lâm trên cơ sở xã hội hoá, đặc biệt ở địa bàn cơ sở. Nội dung phổ cập là các chính sách giao đất, khoán rừng, những điều cơ bản trong Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng và những chính sách, chế độ của Nhà nước liên quan đến rừng và nghề rừng và chú trọng chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc. Phấn đấu mỗi xã đào tạo được từ 1-2 cán bộ khuyến lâm, để vừa sản xuất, vừa là người hướng dẫn cho các hộ gia đình khác, được hưởng trợ cấp từ kinh phí của chương trình, dự án.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những chủ trương cần thiết cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong các chương trình, dự án ODA lâm nghiệp. Nguồn nhân lực cần được phát triển theo quan điểm kết hợp giữa truyền thống
và hiện đại, đào tạo gắn với sử dụng bằng cách kết hợp giữa đào tạo chính quy với xã hội hoá đào tạo, phù hợp với xu thế của thời đại “nền kinh tế tri thức”.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển ngành Lâm nghiệp nước ta trong giai đoạn tới. Việc quán triệt chủ trương và thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp này sẽ mang lại một ý nghĩa hết sức thiết thực cho ngành Lâm nghiệp nói riêng và các lĩnh vực sử dụng vốn ODA nói chung.
KẾT LUẬN
Luận văn này đã trình bày một cách khái quát về các vấn đề liên quan đến việc thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam nói chung và trong ngành Lâm nghiệp nói riêng. Bài viết đã đưa ra những số liệu thống kê cùng các đánh giá về quá trình vận động thu hút, sử dụng, quản lý và giám sát thực hiện các dự án ODA trong ngành Lâm nghiệp trong hơn 10 năm qua, cả những thành tựu đạt được lẫn những tồn tại, hạn chế chưa khắc phục được. Qua đó, đề xuất kiến nghị một số giải pháp mang tính cơ bản nhất cho việc nâng cao hiệu quả các công tác thu hút vá sử dụng vốn ODA trong ngành Lâm nghiệp.
Trong gần 20 năm (1991-2007) mở cửa thu hút vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để phục vụ cho quá trình cải cách, đổi mới và phát triển đất nước, nâng cao đời sống người dân, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp lý cũng như công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ này. Điều đó đã khiến cộng đồng các nhà tài trợ trên thế giới ngày càng tin tưởng và minh chứng là nguồn vốn ODA các nước phát triển, tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam ngày càng tăng, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Bên cạnh những mặt được, do việc thu hút và sử dụng vốn ODA nói chung và trong ngành Lâm nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chia ra nhiều khâu, phụ thuộc vào cả yếu tố trong và ngoài nước nên hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế và cả các bất cập chưa thể giải quyết được. Điều đó khiến cho hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA chưa được như mong muốn của các bên, gây thất thoát lãng phí ở nhiều khâu. Với xu hướng vốn viện trợ ODA ngày càng giảm trong thời gian tới, các vấn đề bất cập này cần sớm được giải quyết để Việt Nam có thể tiếp tục tranh thủ được nguồn viện trợ này.
Sau quá trình thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá hiệu quả công tác thu hút và sử dụng vốn ODA, đặc biệt trong ngành Lâm nghiệp, tôi nhận thấy bên cạnh những bất cập, lạc hậu mang tính chính sách, vẫn còn tồn tại một tư tưởng coi vốn ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển – đồng nghĩa với “thứ cho không” gây đến tình trạng sử dụng bừa bãi, gây thất thoát lãng phí, kéo theo nạn tham nhũng, việc sử dụng kém hiệu quả tạo sẽ nên gánh nặng trả nợ cho thế hệ sau. Để khắc phục những bất cập trên, những giải pháp cơ bản mà luận văn nêu ra cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, và triệt để, trong đó bao gồm:
Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách ưu tiên phát triển
Từng bước tiến tời hài hòa thủ tục quy trình vận động và tiếp nhận ODA
Tinh giảm các khâu trong quy trình tiếp nhận vốn ODA
Đẩy nhanh mạnh quá trình giải ngân và bảo đảm đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho việc thực hiện các dự án.
Tăng cường giám sát theo dõi, kiểm tra các dự án.
Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hiện có đồng thời tranh thủ kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các đối tác.
Do nhiều hạn chế nên trên đây chỉ là một số những giải pháp mang tính cơ bản nhất. Để có thể hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp này và để thực sự nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam nói chung và trong ngành Lâm nghiệp nói riêng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và những người quan tâm.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ : Nguyễn Thị Thùy Vinh trong việc giúp đỡ em hoàn thiện bài Luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS. Vũ Thúy Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, Trường ĐH Ngoại Thương, NXB Giáo Dục.
2. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
3. TS. Nguyễn Xuân Thuỷ và Bùi Văn Đông (1995), Bản dịch Quyết định dự toán vốn đầu tư, NXB Thống kê.
4. Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003, NXB Thống Kê.
5. Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005, Vụ Kế Hoạch, Bộ NN&PTNT.
6. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020.
7. Nghị định 88/2000/NĐ-CP và Nghị định 22 CP về tái định cư.
8. Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 về quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
9. Các ấn phẩm báo, tạp chí:
Báo diễn đàn doanh nghiệp, Số 77 – 27/9/2006.
Báo Đầu tư, Số 126 – 16/10/2002; Số 114 – 22/9/2006; Số 108 – 9/2006.
Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 9 – 9/2006; Số 19 – 7/2007; Số 21 – 9/2007.
Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 142 (Tr. 13-15) – 9/2002; Số 143 (Tr.2-4) – 9/2002; Số 111 – 9/2006; Số 135 – 9/2007.
Tạp chí Thông tin tài chính, Số 8 – 9/2006; Số 4 – 2/2007; Số 11 – 4/2007 .
Tạp chí Ngân hàng, Số 9 (Tr.77-78) – 9/2002 .
Thời báo Kinh tế Việt Nam, Số 119 (Tr.6) – 04/10/2002, Số 215 – 4/2006; Số 143 – 2/2007; Số 148 – 2/2007; Số 311 – 8/2007.
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 16 – 9/2006.
Thông tin từ Ban Quản lí các dự án Lâm nghiệp .
10. Thông tin trên mạng Internet: Các website
http://www.vir.com.vn(Tạp chí đầu tư Việt Nam) Truy cập ngày 3/9; 6/9; 12/9; 13/9; 21/9; 5/10; 13/10; 15/10; 25/10; 27/10.
http://www.undp.org.vn (Chương trình phát triển LHQ) Truy cập ngày 18/8; 19/8; 2/9; 6/9; 11/9; 13/9; 20/9; 5/10; 13/10; 18/10; 26/10; 27/10.
http://www.Worldbank.org.vn (Ngân hàng thế giới) Truy cập ngày 18/8; 19/8; 20/8; 3/9; 12/9; 21/9; 8/10; 13/10; 15/10; 25/10;30/10.