Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn Queen Ann Tp.HCM - 10

chất lượng sản phẩm trong bài toán kinh doanh khách sạn? Cách đơn giản nhất là thực hành tiết kiệm. Tiết kiệ m không có nghĩa là cắt giảm chi phí mà là hạn chế những chi phí không cần thiết. Điều này phụ thuộc vào ý thức của mỗi nhân viên. Tiết kiệm nước, tiết kiệ m điện, tiết kiệm hàng amenities, tiết kiệm thời gian trong công việc hàng ngày là những việc làm nhỏ nhặt, nhưng nếu xét trên phạm vi rộng và lâu dài sẽ thu được kết quả rất lớn. Do đó, cái hay của những người quản lý giỏi là thuyết phục được nhân viên thực hành tiết kiệm mỗi ngày, làm sao để điều đó trở thành một nét văn hóa riêng của khách sạn, có như vậy doanh thu khách sạn mới tăng, uy tín khách sạn mới được nâng cao trong lòng khách hàng.

Đồng thời, khách sạn nên chủ động khuyến khích khách hàng cùng thực hành tiết kiệ m để thể hiện trách nhiệm với xã hội. Hành động này chỉ cần thực hiện bằng cách đơn giản như: dán những mẩu giấy nhắc nhở “Xin vui lòng lấy thức ăn vừa đủ dùng” trong nhà hàng, đặt ghi chú trong phòng khách – “Tiết kiệm giặt 4 khăn tay hay 2 drap giường là trồng thêm 1 cây xanh”, “Cảm ơn bạn đã giúp chúng tôi tiết kiệm điện, giảm hiệu ứng nhà kính”…

3.2. Một số kiến nghị:

3.2.1. Kiến nghị đối với các bộ phận:

Bộ phận phòng:

Bộ phận phòng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, là nguồn doanh thu chính của khách sạn. Do đó để đạt mục tiêu gia tăng hiệu quả kinh doanh, khách sạn phải chú ý đầu tiên và trên hết là hoạt động của bộ phận phòng. Dưới đây là một số kiến nghị riêng đối với trưởng bộ phận và nhân viên bộ phận phòng, về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận:

- Bổ sung nhân sự để giảm gánh nặng công việc cho nhân viên hiện tại.

- Thống nhất với cơ sở giặt là về thời gian giao nhận đồ vải để không ảnh hưởng đến công việc làm phòng của nhân viên.

- Khuyến khích nhân viên thường xuyên đóng góp ý tưởng để sắp xếp, thay đổi không gian trong khách sạn, giúp cho khách hàng không cảm thấy nhàm chán.

- Nhân viên bộ phận phòng nên thực hành tiết kiệm trong khách sạn (điện, nước), không sử dụng phung phí các vật dụng miễn phí, có ý thức bảo quản và giữ gìn tài sản chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

- Nhân viên bộ phận phòng nên có ý thức tận dụng hết thời gian làm việc để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Bộ phận F&B:

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn Queen Ann Tp.HCM - 10

Trong năm qua, bộ phận F&B đã hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo 20% doanh thu của khách sạn. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, bộ phận này vẫn còn tồn tại và phát sinh thêm nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Để đảm bảo tiếp tục hoàn thành mục tiêu kinh doanh trong năm tới, trưởng bộ phận, quản lý nhà hàng cùng Ban lãnh đạo khách sạn cần phải đưa ra những chiến lược hợp lý và nhạy bén hơn nữa. Dưới đây là một số kiến nghị về vấn đề này:

- Nhanh chóng có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp bộ phận để đáp ứng tối đa nhu cầu ẩm thực của khách lưu trú tại khách sạn.

- Tăng cường quản lý và giám sát thái độ làm việc của nhân viên để tránh tình trạng lơ là trong công việc.

- Tổ chức thi tay nghề, đóng góp ý tưởng món ăn, cách bài trí nhà hàng để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, đồng thời tạo ra sự đổi mới trong bộ phận.

- Khuyến khích tinh thần trách nhiệm của nhân viên trong việc bảo quản, sử dụng tài sản của bộ phận và tận dụng tối đa thời gian lao động.

Bộ phận massage:

Là một bộ phận trực tiếp đem lại doanh thu cho khách sạn, tính chất hoạt động lại mới mẻ, bộ phận massage cần được chú ý quản lý và có chiến lược phát triển phù hợp. Dưới đây là một số kiến nghị đối với bộ phận này để hoạt động có hiệu quả hơn:

- Bố trí lại hai khu vực mas sage cho phù hợp để tạo sự thuận tiện cho khách và tạo hình ảnh đẹp cho khách sạn.

- Phối hợp với các bộ phận (lễ tân, kinh doanh, phòng…) giới thiệu mạnh mẽ hơn hoạt động của bộ phận này.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp bằng các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn, thay đổi đồng phục và hình thức nhân viên.


3.2.2. Kiến nghị đối với khách sạn:

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, các nhà lãnh đạo cần quan tâm đến một số vấn đề cụ thể sau:

Tổ chức đào tạo ngoại ngữ sau giờ làm việc cho nhân viên, các cuộc thi tay nghề, các buổi học nghiệp vụ và các buổi giao lưu nhân viên toàn khách sạn.

Lắng nghe ý kiến của nhân viên để kịp thời điều chỉnh các nội quy, chính sách phù hợp với nguyện vọng của nhân viên và lợi ích của khách sạn.

Có kế hoạch nghiên cứu, tổ chức các sự kiện để thu hút khách.


3.2.3. Kiến nghị đối với ngành du lịch thành phố:

Đối với sự phát triển cá nhân của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, sự quan tâm cùng với các chính sách riêng của thành phố, quốc gia có tác động không nhỏ. Để ngành du lịch địa phương phát triển hơn nữa, ngành du lịch thành phố cần quan tâm đến những vấn đề sau:

Tái lập trật tự lề đường, dẹp nạn ăn xin chèo kéo, cướp giật để trả lại vẻ mỹ quan đô thị cũng như tạo sự an tâm, thoải má i cho khách du lịch khi đến với thành phố.

Đảm bảo đúng tiến độ thi công các dự án hạ tầng đô thị để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường… ảnh hưởng đến hình ảnh của một thành phố văn minh, hiện đại.

Có chính sách quản lý giá phòng khách sạn vào những mùa cao điểm để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ du khách.

Thường xuyên tổ chức các sự kiện, lễ hội, triển lãm du lịch để thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh của thành phố.

Thường xuyên thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh để đảm bảo kinh doanh hợp pháp, đúng tiêu chuẩn.


3.2.4. Kiến nghị đối với các trường du lịch:

Các trường đào tạo du lịch chính là nguồn cung cấp nhân lực cho các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chính vì vậy, trách nhiệm đào tạo của những cơ sở này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, các cơ sở giáo dục cần nâng cao nhận thức cho sinh viên về các vấn đề môi trường, tiết kiệm, cộng đồng… để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có đủ tài và đức.

Các trường học cần tổ chức cho sinh viên tiếp cận thực tế, học đi đôi với hành để có đủ khả năng đảm nhận công việc mà không cần đào tạo lại sau khi ra trường.

KẾT LUẬN


Người ta vẫn thường nói, khách sạn chính là “ một con tàu chiến xung trận với biết bao khó khăn luôn ở phía trước”. Những khó khăn đó càng trở thành thách thức đối với một doanh nghiệp trẻ như khách sạn Queen Ann. Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được qua hơn một năm hoạt động, khách sạn đã chứng minh được khả năng tồn tại và phát triển của mình khi xây dựng được một vị thế khá vững chắc trên thị trường đầy tính cạnh tranh. Khách sạn đã tạo được mối liên kết với rất nhiều đối tác hoạt động trong nhiều lĩnh vực, cũng như thu hút được số lượng đáng kể khách hàng thân thiết. Bên cạnh đó, khách sạn vẫn không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên để phục vụ khách hàng ngày một chất lượng hơn. Đây là những bước đi vững chắc trong quá trình khẳng định thương hiệu của khách sạn.

Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, khách sạn phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động mới có thể tiếp tục phát triển. Điều đó phụ thuộc vào sự trưởng thành và năng lực lãnh đạo của những nhà quản lý, đồng thời cũng phụ thuộc vào sự nỗ lực của từng cá nhân trong khách sạn. Trên phương diện cá nhân, bài khóa luận tuy không thể phân tích hết được mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, nhưng hy vọng rằng những đề xuất trên có thể góp phần vào chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong tương lai.


--------------


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Các văn bản hành chính Nhà nước:

1. Quốc hội Khóa XI – kỳ họp thứ 7, Luật Du lịch, năm 2005.

2. Tổng cục du lịch, Thông tư số 01/2001/TT-TCDL, 2001.


Sách:

1. Sơn Hồng Đức - Giảng viên Khoa Du Lịch (2005), Khách sạn hiện đại – Quản lý hiệu quả ngành quản gia, NXB Lao Động Xã Hội.

2. Ths.Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang, Marketing Du Lịch, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.

3. Trần Quang Tuệ - Biên dịch, Sổ tay người quản lý, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.

4. Ths.Đặng Thanh Vũ, Quản trị lưu trú (Lưu hành nội bộ).

5. Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, Nghiệp vụ lưu trú – Cách tiếp cận thực tế.


Tham khảo điện tử:

1. Queen Ann Hotel, www.queenannhotel vn.com.

2. “Số liệu thống kê”, www.vietnamtouris m.gov.vn, 05/05/2010.

3. Hương Lan,“Lịch sử khách sạn thế giới”, www.tuanvietnam.net, 25/22/2007.

4. Học liệu mở Việt Na m, www.voer.e du.vn.


Tài liệu gốc của khách sạn Queen Ann:

1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn.

2. Danh sách nhân viên của khách sạn.

3. Sơ đồ tổ chức các bộ phận.

4. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các tháng.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí