Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh hoàng mai Hà Nội - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

– CHI NHÁNH HOÀNG MAI HÀ NỘI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.


Giáo viên hướng dẫn : Ths. Trần Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Đào Quỳnh Trang

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh hoàng mai Hà Nội - 1

Mã sinh viên : A16457

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng


HÀ NỘI - 2013



LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu thực tế, nội dung tự làm, không sao chép. Các số liệu trong báo cáo là trung thực và được trích dẫn từ nguồn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội.

Sinh viên


Đào Quỳnh Trang

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là các thầy cô khoa Quản lý đã dìu dắt và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt những năm học vừa qua. Với những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt cùng với sự chỉ bảo tận tình đã giúp em rất nhiều trong quá trình học tập cũng như trong công việc sau này.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Ths. Trần Thị Thùy Linh. Với những lời khuyên, sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng tập thể các anh chị cán bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội đã giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình thực tập, tạo điều kiện cho em tiếp cận được những công việc thực tế và hoàn thành tốt bài khóa luận.

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài khóa luận còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các Quý Thầy Cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Sau cùng em xin kính chúc Quý Thầy Cô trường Đại học Thăng Long và các anh chị, cán bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt.

Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên Đào Quỳnh Trang



LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khi nền kinh tế phát triển, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO đã gây áp lực không hề nhỏ đối với các ngân hàng trong nước về khả năng tồn tại và cạnh tranh. Để có thể đứng vững, các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh việc huy động vốn, cho vay là hoạt động cơ bản không thể thiếu của các NHTM. Tuy vậy, từ xưa tới nay các ngân hàng hầu hết chỉ quan tâm đến cho vay các doanh nghiệp lớn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý rằng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân đang ngày một tăng cao.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đối với những hộ dân có mức sống trung bình khá, nhu cầu của họ là một căn nhà khang trang, phương tiện đi lại hay những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như: Tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt…Hay đối với những hộ dân có mức sống cao hơn, họ lại mong muốn có một căn hộ đẹp, đầy đủ tiện nghi, nội thất sang trọng, trang thiết bị hiện đại, bắt mắt…Tuy nhiên, khi nền kinh tế đang trong thời gian khủng hoảng cùng với mức thu nhập hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc. Nắm bắt thực tế, các ngân hàng đã thực hiện cung cấp các dịch vụ cho vay tiêu dùng (CVTD) dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu của mình trước khi có khả năng thanh toán. Và chỉ trong một thời gian ngắn khi các sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàng tìm tới ngân hàng đã không ngừng tăng lên, tạo ra nguồn thu nhập không nhỏ cho hệ thống ngân hàng.

Năm 2012, các NHTM có xu hướng chuyển từ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế lớn sang các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với mục tiêu của mỗi ngân hàng là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong các dịch vụ đó, quan trọng nhất là CVTD cùng với các dịch vụ tiện ích: Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Autobank,…Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội (NHTMCP CT VN – CN HMHN) nói riêng và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung là những đơn vị tiên phong trong hoạt động CVTD tại Việt Nam và qua đó đã đạt được những thành công nhất định. Tuy vậy, với số lượng dày đặc các ngân hàng cạnh tranh như hiện nay đã khiến hoạt động CVTD gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngân hàng cần phải có những giải pháp đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động CVTD, nỗ lực hơn để trở thành kênh kết nối hiệu quả giữa nguồn vốn huy động được với nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng thanh toán, từ đó tạo ra lợi nhuận cho chính ngân hàng, đồng thời cũng giúp cho sự phát triển chung của toàn xã hội.

Sau một thời gian thực tập tại NHTMCP CT VN – CN HMHN, tìm hiểu về thực trạng hoạt động CVTD của chi nhánh, em đã chọn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Sưu tầm, tổng hợp, làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về hoạt động CVTD và hiệu quả hoạt động CVTD đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình của ngân hàng cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động CVTD hiện nay.

Đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại NHTMCP CT VN – CN HMHN, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong CVTD của ngân hàng này, đưa ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại NHTMCP CT VN – CN HMHN.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động CVTD đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình tại NHTMCP CT VN – CN HMHN.

Phạm vi nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại NHTMCP CT VN – CN HMHN.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, khóa luận sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và tư duy logic để phân tích chứng minh và đề ra các giải pháp.

5. Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm có 3 phần chính với nội dụng như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội



MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1. Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng 1

1.1.2. Vai trò cho vay tiêu dùng 3

1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng 5

1.2. Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 10

1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng 10

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng 11

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng 12

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay tiêu dùng 16

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG MAI HÀ NỘI 21

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 21

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 21

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 24

2.1.3. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2012 27

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

– chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 36

2.2.1. Cơ sở pháp lý và điều kiện cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 36

2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 37

2.2.3. Các hình thức và phương thức cho vay tiêu dùng được áp dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 42

2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 49

2.3. Thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 51

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 51

2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 64

2.4.1. Kết quả đạt được 64

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 66

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂNG HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG MAI HÀ NỘI 70

3.1. Định hướng phát triển hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 70

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 70

3.2.1. Xây dựng chiến lược cho vay tiêu dùng cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội 70

3.2.2. Mở rộng mạng lưới ngân hàng 71

3.2.3. Tăng cường chiến lược marketing 72

3.2.4. Nâng cao số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 72

3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng 73

3.2.6. Hoàn thiện công tác thẩm định trước khi cho vay 74

3.2.7. Hiện đại hóa các trang thiết bị, công nghệ trong ngân hàng 76

3.3. Một số kiến nghị 76

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 76

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 77

3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 78



DANH MỤC VIẾT TẮT


Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ


CVKH Chuyên viên khách hàng


CVTD Cho vay tiêu dùng


NHNN Ngân hàng Nhà nước


NHTM Ngân hàng thương mại


NHTMCP CT VN – CNHMHN

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội


PGD Phòng giao dịch


PKHCN Phòng Khách hàng Cá nhân


PKHDN Phòng Khách hàng Doanh nghiệp


TMCP Thương mại cổ phần


TSĐB Tài sản đảm bảo

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của NHTMCP CT VN – CN HMHN 28

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại NH TMCP CT VN – CN HMHN 30

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của NHTMCP CT VN – CN HMHN 34

Bảng 2.4. Bảng phân loại nợ 41

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTMCP CT VN – CN HMHN qua các năm 2010 – 2012 49

Bảng 2.6. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại NHTMCP CT VN – CN HMHN trong các năm 2010 – 2012 52

Bảng 2.7. Doanh số cho vay tiêu dùng tại NHTMCP CT VN – CN HMHN trong các năm 2010 – 2012 53

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn các năm 2010 – 2012 55

Bảng 2.9. Dư nợ CVTD theo sản phẩm CVTD qua các năm 2010 – 2012 57

Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ CVTD trong các năm 2010 – 2012 61

Bảng 2.11. Vòng quay vốn tín dụng CVTD trong các năm 2010 - 2012 62

Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp 8

Sơ đồ 1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp 9

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP CT VN – CN HMHN 25

Sơ đồ 2.2. Quy trình CVTD tại NHTMCP CT VN - CNHMHN 37

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tình hình dư nợ cho vay theo kì hạn giai đoạn 2010-2012 31

Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng của NHTMCP CT VN – CN HMHN qua các năm 2010 - 2012 55

Biểu đồ 2.3. Dư nợ CVTD theo mức độ tín nhiệm qua các năm 2010 - 2012 59

Biểu đồ 2.4. Thu nhập từ hoạt động CVTD qua các năm 2010 - 2012 63



CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng

1.1.1.1. Khái niệm

Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong đó: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

Theo điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào các mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Như vậy, CVTD là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là các cá nhân, người tiêu dùng. Trong đó, ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắc khách hàng sẽ hoàn trả cả gốc và lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai. Bên cạnh đó, CVTD cũng là hình thức cấp tín dụng rất hữu ích nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu, mua sắm, sửa chữa nhà cửa… của các cá nhân, hộ gia đình. Các khoản vay này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có cuộc sống với chất lượng cao hơn như mua xe hơi, mua nhà, du lịch...

1.1.1.2. Đặc điểm

Quy mô của từng các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn

Đặc điểm này xuất phát từ đối tượng của CVTD là các cá nhân và hộ gia đình. Họ tìm đến ngân hàng với mục đích vay tiêu dùng có nhu cầu vốn không lớn, thường vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm khi đã có một khoản tích lũy từ trước (ngân hàng không cho vay 100% nhu cầu vốn). Vì vậy, các khoản CVTD thường có quy mô nhỏ so với tài sản của ngân hàng, nhưng số lượng khoản vay rất lớn do nhu cầu chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình là không giới hạn.

Các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất thường cao và “cứng nhắc”

Lãi suất của các khoản CVTD hầu hết đều cao hơn so với những khoản vay khác trong ngân hàng. Nguyên nhân do quy mô của các khoản vay thường nhỏ dẫn đến chi phí cho vay cao (tốn nhiều thời gian, nhân lực thẩm định, chi phí quản lý các khoản


1

vay và theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng). Đồng thời CVTD tiềm ẩn nhiều rủi ro và rất khó kiểm soát vì vậy khách hàng muốn vay theo hình thức CVTD phải chịu mức lãi suất khá cao. Mức lãi suất cao giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro và ổn định thu nhập trong những trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Bên cạnh mức lãi suất cao, CVTD còn có lãi suất cố định, đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng trả góp, không giống như các khoản vay kinh doanh hiện nay có lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường.

Các khoản vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao

Vì đối tượng của các hoạt động CVTD là các cá nhân, hộ gia đình nên bên cạnh các yếu tố khách quan từ bên ngoài như: thiên tai, mất mùa, thất nghiệp, tình trạng sức khỏe, chu kì kinh tế…, còn có các yếu tố chủ quan từ chính người tiêu dùng như: tâm lý tiêu dùng (người tiêu dùng muốn vay tiêu dùng nhưng không muốn trả). Trong những trường hợp như vậy, dù có nắm giữ tài sản đảm bảo ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro giảm thu nhập. Mặt khác do các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất cứng nhắc nên khi lãi suất huy động tăng lên, ngân hàng đối mặt với rủi ro lãi suất.

Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ của nền kinh tế

CVTD lấy thu nhập của khách hàng làm cơ sở để quyết định mức tín dụng, thời hạn cho vay, phương thức trả gốc và lãi… Trong khi đó, thu nhập của khách hàng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nghề nghiệp, công việc, thâm niên làm việc của khách hàng,… và đặc biệt là chu kì của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, mọi người kì vọng trong tương lại, thu nhập của mình sẽ tăng cao và họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Đồng thời, các nhà sản xuất được khuyến khích sản xuất ra nhiều mặt hàng đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như nâng cao được chất lượng sản phẩm, từ đó khuyến khích được nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Nếu thu nhập của người dân không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, họ sẽ phát sinh nhu cầu xin vay của các ngân hàng vì tin tưởng vào dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế, chắc chắn sẽ hoàn trả được khoản vay trong tương lai. Các ngân hàng cũng sẽ mở rộng quy mô cho vay nên CVTD sẽ phát triển khi nền kinh tế tăng trưởng.

Nhu cầu đối với các khoản vay tiêu dùng của khách hàng ít co giãn với lãi suất

Khách hàng vay tiêu dùng thường quan tâm đến những tiện ích và giá trị mà vay tiêu dùng đem lại nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hơn là chi phí phải trả để có khoản vay đó. Mặc khác, số lượng khoản vay nhỏ, số tiền gốc và lãi khách hàng thanh toán theo định kỳ, vì vậy số tiền trả định kì không quá lớn, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của khách hàng.



1.1.1.3. Đối tượng cho vay tiêu dùng của NHTM

Phân theo thu nhập

Nhóm người thu nhập thấp: Nhu cầu tín dụng của nhóm người này thường hạn chế do nguồn thu nhập không đủ để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ. Tuy nhiên, họ cũng có nhu cầu chi tiêu không khác mấy so với nhóm có thu nhập cao hơn. Do đó nếu có phương pháp phù hợp thì cũng có thể hình thành các khoản vay hợp lý tới nhóm đối tượng này.

Nhóm người có thu nhập trung bình: Nhu cầu tín dụng của nhóm người này có xu hướng tăng trưởng ngày càng mạnh bởi khoản tích lũy của nhóm này tuy ít song thu nhập trong tương lai của họ ổn định và có thể chi trả cho những nhu cầu hiện tại.

Nhóm người có thu nhập cao: Nhóm người này thường cần tới những khoản vay với tư cách là các khoản phụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm các khoản thanh toán đặc biệt khi tiền của họ đã đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn. Mặc dù việc vay mượn nhằm mục đích tiêu dùng của họ chỉ thể hiện một tỷ trọng nhỏ nhưng lại là một món tiền lớn so với các nhóm khách hàng khác nên các ngân hàng rất quan tâm tới nhóm khách hàng này.

Phân theo tình trạng công tác hay lao động

Nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều như: tính chất công việc, nghề nghiệp, thâm niên làm việc.... Xét theo khía cạnh này chúng ta có những nhóm khách hàng:

Cán bộ công nhân viên chức,

Những người làm công việc kinh doanh riêng,

Những người hành nghề chuyên nghiệp (Bác sĩ, ca sĩ, tư vấn,…), Những người lao động tự do.

Trên thực tế, những khách hàng thuộc ba nhóm khách hàng đầu tiên có thu nhập cao và ổn định hơn so với nhóm khách hàng cuối nên nhu cầu vay tiêu dùng cũng chủ yêu phát sinh từ 3 nhóm trên.

1.1.2. Vai trò cho vay tiêu dùng

1.1.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại

Xu hướng hoạt động của các NHTM ngày nay là đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ, đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. CVTD đáp ứng đủ các yêu cầu phát triển đó của ngân hàng và cũng làm tăng sức cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng khác.

Các ngân hàng hiện nay còn tăng lượng khách hàng vay tiêu dùng của mình thông quá các cửa hàng bán lẻ. Khách hàng có thể nhận được sự hỗ trợ tiêu dùng của


3

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí