Hoạt Động Lưu Trú Và Lữ Hành Trong Tỉnh Hiện Nay


Các dự án đầu tư về du lịch ngày càng tăng cả về chất và lượng:

Biểu đồ 2-3: Tình hình đầu tư Du lịch – Khách sạn tại BR-VT từ 1991 đến 2011


Nguồn Trang web Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch BR VT Tuy vậy du lịch BR VT vẫn 1


Nguồn: Trang web Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch BR-VT


Tuy vậy, du lịch BR-VT vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Nguồn thu từ du lịch chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh, năm 2011 chiếm 2,4% GDP.

Biểu đồ 2-4: Tỷ trọng nhóm ngành trong GDP năm 2010 của BR-VT


Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng


Dịch vụ

Dịch vụ

10%

Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 6%

Công nghiệp và xây dựng 84%

Nguồn: Trang web Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch BR-VT


2.1.3. Hoạt động lưu trú và lữ hành trong tỉnh hiện nay

BR-VT có 2 thành phố (Bà Rịa, Vũng Tàu) và 6 huyện (Long Điền, Đất đỏ, Châu Đức, Tân Thành, Côn đảo, Xuyên mộc). Trong đó, tài nguyên du lịch tập trung chủ yếu tại Tp. Vũng Tàu, Côn Đảo, Long Điền, Xuyên Mộc.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, đến tháng 8 năm 2012, toàn tỉnh có 205 cơ sở lưu trú với 7.522 phòng tập trung chủ yếu tại TP. Vũng Tàu.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch BR-VT, tháng 8/1012, trên địa bàn tỉnh BR-VT có 21 doanh nghiệp lữ hành trong đó có 11 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 10 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành tập trung tại TP. Vũng Tàu (gồm 18 doanh nghiệp), Bà Rịa 3 doanh nghiệp.

Bảng 2-1: Thống kê cơ sở lưu trú theo địa phương và hạng


Địa phương:

Hạng

Vũng Tàu

Côn Đảo

Long Điền

Xuyên Mộc

Tân Thành

Bà Rịa

Đất Đỏ

Tổng

Cao cấp

Số KS

2


1





3

Số phòng

76


19





95

5 sao

Số KS

1







1

Số phòng

144







144

4 sao

Số KS

3


2

2




7

Số phòng

498


164

183




845

3 sao

Số KS

13

1





1

15

Số phòng

903

82





113

1.098

2 sao

Số KS

26


1


2


1

30

Số phòng

1.485


18


92


39

1.634

1 sao

Số KS

37



1

3



41

Số phòng

855



12

133



1.000

Đạt TCTT

Số KS

45



1

1

8

1

56

Số phòng

898



18

12

71

51

1.050

Khác

Số KS

38

4

2

5

2

1


52

Số phòng

1.195

164

61

104

124

8


1.656

Tổng

Số KS

165

5

6

9

8

9

3

205

Số phòng

6.054

246

262

317

361

79

203

7.522

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BR-VT


Bảng 2-2: Thống kê cơ sở lưu trú trong tỉnh BR-VT theo hạng


Hạng

Số

lượng

Tổng số phòng

Cộng dồn

Số

lượng

Tổng số phòng

Cao cấp

3

95

3

95

5 sao

1

144

4

239

4 sao

7

845

11

1.084

3 sao

15

1.098

26

2.182

2 sao

30

1.634

56

3.816

1 sao

41

1.000

97

4.816

Đạt TCTT

56

1.050

153

5.866

Khác

52

1.656

205

7.522

Tổng

205

7.522



Ghi chú: TCTT = Tiêu chuẩn tối thiểu Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch BR-VT

2.2. Tổng quan về tình hình đào tạo Du lịch – Khách sạn tại tỉnh BR-VT

Toàn Tỉnh hiện nay có 02 cơ sở tham gia đào tạo Du lịch Khách sạn (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2011a). Hai cơ sở này đều có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh.

2.2.1. Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu

1. Thông tin chung

Là trường dân lập được thành lập theo Quyết định số 27/2006/ QĐ-TTg ngày 27/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên gồm 100 giảng viên cơ hữu, có 4 giáo sư và phó giáo sư, 8 tiến sĩ, 53 thạc sĩ.

Trường có các Khoa: (1) Khoa Khoa học cơ bản; (2) Khoa Điện - Điện tử; (3) Khoa Công nghệ thông tin; (4) Khoa Kinh tế; (5) Khoa Ngoại ngữ; (6) Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm; (7) Khoa Xây dựng và Cơ khí; (8) Khoa Quốc tế.

Trường đào tạo các ngành:


Đại học, cao đẳng: (1) Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; (2) Công nghệ thông tin; (3) Công nghệ kỹ thuật công trình; (4) Công nghệ kỹ thuật hóa học; (5)


Công nghệ thực phẩm; (6) Kế toán; (7) Quản trị kinh doanh; (8) Đông phương học; (9) Ngôn ngữ Anh.

Liên thông trung cấp chuyên nghiệp lên đại học: (1) Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; (2) Công nghệ thông tin; (3) Kế toán.

Liên thông cao đẳng lên đại học: (1) Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; (2) Công nghệ thông tin; (3) Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; (4) Công nghệ kỹ thuật hóa học; (5) Công nghệ thực phẩm; Kế toán; (6) Quản trị kinh doanh; (7) Đông phương học; (8) Ngôn ngữ Anh.

Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: (1) Điện công nghiệp và dân dụng; (2) Điện tử; (3) Điện lạnh; (4) Tin học; (5) Cơ khí; (6) Cơ khí động lực; (7) Hoá phân tích; (8) Kế toán; (9) Văn thư lưu trữ.

2. Đào tạo Du lịch – Khách sạn

Trường có đào tạo ngành Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn thuộc Khoa Kinh tế, gồm hai hệ Đại học và Cao đẳng.

Chiêu sinh khóa đầu tiên năm 2006, đến nay đã có 3 khóa bậc đại học (tổng cộng 135 sinh viên) và 04 khóa cao đẳng (tổng cộng 204 sinh viên) ra trường.

Giảng viên trực tiếp giảng dạy chuyên ngành quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn: 3 giảng viên cơ hữu và 8 giảng viên thỉnh giảng, tổng cộng 11 (Khoa Kinh tế có tổng cộng 13 giảng viên cơ hữu).

Cơ sở vật chất phục vụ riêng cho ngành Quản trị DLNHKS còn yếu.

Lượng sinh viên đang theo học ngành quản trị DLNHKS hiện nay:

Bảng 2-3: Lượng sinh viên cao đẳng, đại học đang học tại Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu



2009

2010

2011

Tổng cộng

Đại học

-

41

56

97

Cao đẳng

52

40

105

197

Tổng cộng:

52

81

161

294

Nguồn: Trường ĐH BRVT (Năm 2009 không mở ngành này bậc Đại học).


3. Nhận xét chung về đào tạo Du lịch – Khách sạn của Trường

Mảng đào tạo Du lịch – Khách sạn là một mảng rất nhỏ trong Trường và trường mới đào tạo được 4 khóa do đó chương trình giảng dạy, tài liệu, lực lượng giảng viên còn mỏng, ít giảng viên được đào tạo chuyên ngành. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Du lịch – Khách sạn rất kém.

2.2.2. Trường cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu

1. Thông tin chung

Trường Cao Đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu (VTVC) là trường công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập ngày 16/9/2008 trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu, mà tiền thân là Trường Công nhân Khách sạn Du lịch Vũng Tàu (được thành lập ngày 01/12/1975).

Trường hiện có 95 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Trong đó có 67 giảng viên cơ hữu với 1 tiến sĩ, 09 thạc sĩ, 12 cao học, 43 đại học, 2 trung cấp.

Các Khoa: (1) Khoa Du lịch; (2) Khoa Ngoại ngữ; (3) Khoa Quản trị khách sạn (03 bộ môn: Quản trị khách sạn, Lễ tân, Lưu trú); (4) Khoa Quản trị nhà hàng (02 bộ môn: Kỹ thuật Bàn-Bar; Kỹ thuật chế biến món ăn); (5) Khoa Kiến thức cơ bản.

Các ngành, nghề đào tạo:


Hệ cao đẳng nghề: (1) Quản trị Nhà hàng; (2) trị Khách sạn; (3) Hướng dẫn viên du lịch; (4) Kỹ thuật chế biến món ăn; (5) Kế toán doanh nghiệp

Hệ trung cấp chuyên nghiệp: (1) Hướng dẫn du lịch; (2) Lễ tân khách sạn; (3) Quản trị nhà hàng; (4) Quản trị lưu trú; (5) Kỹ thuật chế biến món ăn; (6) Nghiệp vụ nhà hàng; (7) Ngoại ngữ du lịch

Hệ ngắn hạn: (1) Quản lý khách sạn nhà hàng; (2) Kỹ thuật chế biến món ăn;

(3) Nghiệp vụ Bàn-Bar; (4) Nghiệp vụ buồng; (5) Lễ tân khách sạn; (6) Hướng dẫn du lịch


2. Đào tạo Du lịch – Khách sạn

Là trường đào tạo chuyên ngành DL-KS thành lập đầu tiên ở phía Nam. Qua 37 năm hoạt động, Trường đã đào tạo được hơn 35 ngàn cán bộ, công nhân nghề du lịch

– khách sạn cho các tỉnh thành từ Vinh trở vào phía Nam. Quy mô đào tạo chính quy của trường hiện nay là 1.800 sinh viên, học sinh/năm; 1.500 học viên ngắn hạn/năm.

Giảng viên trực tiếp giảng dạy các nghề DL-KS: 38 cơ hữu và 4 thỉnh giảng.

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy các nghề DL-KS: 2 nhà hàng 200 chỗ (đang xây dựng) và 2 nhà hàng 100 chỗ, 3 phòng học thực hành bếp (mỗi phòng 40 ca-bin), 1 phòng học lý thuyết bếp, 14 phòng học buồng (đang xây dựng lại), 2 phòng học thực hành lễ tân, 2 phòng thực hành hướng dẫn.

Lượng sinh viên cao đẳng DL-KS hiện đang theo học tại Trường:

Bảng 2-4: Lượng sinh viên cao đẳng đang học tại Trường CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu



K2

K3

K4

Tổng cộng

Quản trị Nhà hàng

-

29

73

102

Quản trị Khách sạn

106

140

186

432

Hướng dẫn Du lịch

22

18

23

63

Chế biến món ăn

34

36

57

127

Tổng cộng:

162

223

339

724

Nguồn: Trường CĐ Nghề Du lịch Vũng Tàu


Lượng học sinh trung cấp du lịch – khách sạn đang theo học tại Trường:

Bảng 2-5: Lượng học sinh trung cấp đang học tại Trường CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu



K37

K38

Tổng cộng

Chế biến món ăn

70

67

137

Lễ tân Khách sạn

59

49

108

Quản trị Nhà hàng

45

37

82

Tổng cộng:

174

153

327

Nguồn: Trường CĐ Nghề Du lịch Vũng Tàu


3. Nhận xét chung về đào tạo Du lịch – Khách sạn của Trường

Mảng đào tạo Du lịch – Khách sạn là mảng chính trong Trường, đã đào tạo được 37 khóa do đó chương trình giảng dạy, tài liệu giáo trình, lực lượng giảng viên, giáo viên tốt. Trường là một những trường trong điểm của khu vực (theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đồng thời cũng là một trường trọng điểm trong hệ thống trường nghề (theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) do đó được đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Du lịch – Khách sạn tốt. Lực lượng giảng viên cơ hữu được đào tạo đúng chuyên môn và được thường xuyên cập nhật phương pháp, kiến thức tại các nước trong khu vực cũng như tại một số nước châu Âu. Tuy nhiên hệ cao đẳng nghề là hệ mới (từ năm 2009) nên chương trình đào tạo, giảng viên vẫn chưa đạt chất lượng cao.

2.3. Đánh giá thực trạng đào tạo Du lịch – Khách sạn tại BRVT hiện nay

Qua nghiên cứu lý thuyết ở chương 1, tác giả đã xác định đào tạo là một dịch vụ và chọn lựa đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo bằng mô hình SERVPERF. Trong phần này, thang đo SERVPERF được áp dụng để chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh với ba đối tượng khách hàng là: Người học, Người dạy và Doanh nghiệp.

2.3.1. Quy trình nghiên cứu

Ba bảng hỏi được xây dựng cho ba nhóm khách hàng để có thể đánh giá được chất lượng đào tạo. Dựa trên thang đo SERVPERF 5 thành phần với 22 biến đo lường và tham khảo bảng câu hỏi của Chua (2004) và Nguyễn Thành Long (2006), ba bảng hỏi nháp được xây dựng và hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu định tính để có được các bảng hỏi chính thức. Các biến quan sát trong các bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức: 1 – Hoàn toàn phản đối, 2 – Nóichung là phản đối, 3 – Trung hòa, 4 – Nói chung là đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Bảng hỏi chính thức đưa vào khảo sát thực nghiệm, kết quả khảo sát được phân tích để xác định chất lượng đào tạo Du lịch – Khách sạn tại tỉnh BR-VT hiện nay cũng như các thành phần ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo (qua phân tích nhân tố khám phá), mức ảnh hưởng của từng nhân tố (phân tích hồi quy). Qua tham khảo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008), tác giả xác định các bước thực hiện nghiên cứu như trong Sơ đồ 2-1: Các bước thực hiện nghiên cứu.


Phân tích số liệu

Mô hình

nghiên cứu

Dữ liệu đã loại các biến rác

Thang đo nháp

Mô hình thang đo mới (sau EFA)

Các yếu tố ảnh hưởng đến CLĐT DLKS

Phương trình hồi

quy

Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến CLĐT DLKS

Thang đo

chính thức

Khác biệt trung bình tổng thể

Các yếu tố mạnh, yếu của CLĐT DLKS hiện nay

Phân tích phương

sai (ANOVA)

Dữ liệu khảo sát

Khác biệt trong

đánh giá

Khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm khách hàng khác nhau

Đánh giá độ tin cậy (Cronbach s Alpha)

Phân tích Nhân tố khám phá (EFA)

Hồi quy

Ước lượng trung

bình tổng thể

Sơ đồ 2-1: Các bước thực hiện nghiên cứu


Lý thuyết dịch vụ, chất

lượng dịch vụ, đào tạo




Xây dựng thang đo nháp




Nghiên cứu định tính để xây dựng thang đo chính thức





Thu thập dữ liệu




2.3.2. Xây dựng các bảng câu hỏi

Dựa trên các câu hỏi trong thang đo SERVPERF và tham khảo các bảng hỏi của Chua (2004) và Nguyễn Thành Long (2006), ba thang đo nháp cho ba nhóm khách hàng được xây dựng. Các thang đo này được đưa ra phỏng vấn (đối với người dạy và doanh nghiệp) và thảo luận (đối với người học) để hiệu chỉnh nhằm có được các thang đo chính thức.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí