ngoại giao nhằm đẩy mạnh việc phân phối các tài liệu quảng bá này. Từ việc xác định lại đối tượng khách hàng mục tiêu, địa phương sẽ xác định được phương pháp và đối tượng quảng bá một cách hiệu quả hơn.
+ Khai thác đa dạng các kênh tiếp cận khách hàng, đặc biệt chú trọng các mạng xã hội, các diễn đàn, các blog du lịch, lữ hành với đối tượng quan trọng là nhóm các thanh niên đi du lịch, với tính chất khám phá các điểm đến và trải nghiệm mới.
- Khuyến mại:
Cần áp dụng các biện pháp như giảm giá tour, miễn phí dịch vụ ngoài gói tour nhằm kích thích lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng hình thức tặng quà lưu niệm để tạo dấu ấn trong lòng du khách, đây cũng là một hình thức quảng bá du lịch một cách gián tiếp thông qua khách hàng.
- Bổ sung kinh phí cho hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch:
Ngân sách đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế. Đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các tập thể và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch.
-Điều tra đánh giá (thường xuyên và định kỳ) thị trường và các thông tin phản hồi từ khách hàng và các đối tác cũng như đánh giá hiệu quả của các hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến để có các điều chỉnh, bổ sung phù hợp.
- Kết hợp hiệu quả công - tư trong hoạt động xúc tiến, quảng bá, với xu hướng sự tham gia và đóng góp ngày càng tích cực của các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Sầm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa
- Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Tây Âu Đến Thành Phố Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa
- Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Tây Âu Đến Thành Phố Sầm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa
- Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 11
- Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Liên kết chặt chẽ với Hà Nội, Ninh Bình và các địa phương trong vùng Bắc Trung bộ trong việc lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá.
- Xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá ngắn hạn và dài hạn; thường xuyên cập nhật, bổ sung kế hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển sản phẩm du lịch của địa phương.
3.3.4 Giải pháp phân phối
Hệ thống kênh phân phối trong du lịch là một tập hợp các đơn vị cung ứng hoặc cá nhân; hoạt động những việc thuộc lĩnh vực của mình hoặc của những đơn vị khác nhằm đưa khách hàng đến với sản phẩm hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng.
Có thể thấy các đại lý du lịch đóng vai trò quan trọng nhất, vì họ bán sản phẩm trọn gói của các công ty lữ hành bao gồm các dịch vụ chính như vận chuyển, lưu trú, ăn uống. Các đại lý du lịch cũng làm nhiệm vụ tư vấn, cung cấp thông tin du lịch, vì vậy, để việc phân phối sản phẩm, dịch vụ đạt hiệu quả, trước tiên các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành tại thành phố Sầm Sơn cần mở thêm nhiều đại lý, văn phòng, chi nhánh ở các thị trường trọng điểm, các thành phố lớn.
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở thành phố Sầm Sơn cần hợp tác, mở rộng liên kết với các tỉnh lân cận và các điểm du lịch trọng điểm, hỗ trợ làm cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đặc biệt là các quốc gia Tây Âu hợp tác, phát triển tour du lịch, tuyến du lịch để đưa du khách đến với thành phố Sầm Sơn. Mục đích của việc liên kết, hợp tác phát triển du lịch là hỗ trợ nhau quảng bá hình ảnh du khách đến du khách, ngoài ra còn khai thác tối đa tiềm năng phát triển du lịch, lợi thế du lịch của từng địa phương, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Do đó, công tác liên kết du lịch với các vùng lân cận cần được đầu tư và chú trọng, đặc biệt là liên kết với các tỉnh miền Trung, thành phố Hà Nội
… tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến với Sầm Sơn,Thanh Hóa.
Bên cạnh đó, việc tạo lập mối quan hệ lâu dài với các khách hàng có mối liên kết với khách du lịch Tây Âu là vô cùng quan trọng.Trong quá trình tạo lập mối quan hệ cần đặc biệt chú ý tới các đại lý du lịch trung gian có uy tín trên thị trường du lịch và các khách hàng lớn của công ty. Tuy nhiên cũng cần có sự khắt khe trong việc lựa chọn những nhà cung cấp dịch vụ từ phía công ty du lịch nhằm
đảm bảo uy tín của mình.
Cần nghiên cứu sử dụng kết hợp các kênh phân phối dọc và ngang: Sầm Sơn không những cần nghiên cứu phân phối sản phẩm của mình thông qua các kênh trung gian riêng của họ mà còn cần xác định khả năng hợp tác, sử dụng các kênh trung gian riêng của các đối thủ cạnh tranh nhằm mở rộng hoạt động, tăng cường tiêu thụ sản phẩm [15].
Có thể thấy, việc xây dựng một chính sách phân phối sản phẩm một cách hợp lý dựa trên việc thiết kế hệ thống kênh phân phối sản phẩm trong chính sách Marketing du lịch là một công việc lâu dài, đòi hỏi sự hoàn thiện không ngừng tuỳ theo từng tình hình cụ thể của thị trường
3.3.5 Giải pháp con người
Con người là yếu tố quyết định trong quá trình phân phối dịch vụ du lịch bởi vì con người tạo ra sản phẩm và cũng chính con người sẽ tiêu thụ sử dụng sản phẩm. Bởi vậy, các doanh nghiệp dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng, việc tuyển chọn và đạo tạo nhân viên là yêu cầu cấp thiết được đưa nên hàng đầu.
Nhận thấy những mặt hạn chế về nguồn nhân lực cũng như con người tại địa phương, do đó, để có thể phát triển du lịch một cách toàn diện,Sầm Sơn cần có những giải pháp về con người cụ thể như sau:
Chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao văn hóa giao tiếp ứng xử du lịch cho đối tượng là cộng đồng dân cư, chủ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ; chủ các đại lý hải sản, người điều khiển xích lô, xe điện vận chuyển du khách, nhân viên làm việc tại các cơ sở lưu trú du lịch, karaoke... Các đơn vị kinh doanh du lịch cần chủ động mời giảng viên, chuyên gia về du lịch tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho nhân viên của đơn vị mình, góp phần đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Đào tạo theo hướng bám sát thực tiễn, cần có nhiều đổi mới trong hoạt động
đào tạo nguồn nhân lực tại một số trường như: Đại học VH,TT&DL, Đại học Hồng Đức, Trung cấp nghề Thương mại và Du lịch. Đặc biệt chú trọng sự phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, tăng thời lượng thực hành cho học viên.
Tranh thủ sự hỗ trợ từ Tổng cục Du lịch cũng như các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng nhưcác tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch.
Cần sớm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như xây dựng đội ngũ giáo viên đủ chuẩn, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; đẩy mạnh liên kết đào tạo trong nước với các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín ở nước ngoài; đổi mới phương pháp kiểmtra, đánh giá và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học...
3.3.6 Giải pháp phát triển quan hệ đối tác
- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế:
Đàm phán, ký kết và triển khai nhiều thỏa thuận quốc tế với các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Lào.Bên cạnh đó cần đặc biệt tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu (Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan) góp phần quan trọng vào phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo vị thế và uy tín vững chắc cho Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương trên cả nước:
Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa để phát triển du lịch biên giới và du lịch biển, du lịch sinh thái và để khai thác dòng khách du lịch từ các vùng khác nhau. Ngoài ra, du lịch Sầm Sơn cần mở rộng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch với các doanh nghiệp lữ hành tại các địa phương khác nhau trên cả nước, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh trong
vùng duyên hải Đông Bắc, Bắc Trung Bộ…tạo điều kiện cho việc kết nối các điểm du lịch trong các tour du lịch liên vùng.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, bằng việc dựa vào những đánh giá về thực trạng hoạt động marketing điểm đến kèm theo phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức của điểm đến. Đề tài đã đưa ra các giải pháp marketing lớn nhằm thu hút thị trường khách Tây Âu đến với Sầm Sơn bao gồm: giải pháp định vị, xây dựng thương hiệu điểm đến; giải pháp phát triển sản phẩm du lịch; giải pháp xúc tiến điểm đến du lịch, giải pháp phân phối, giải pháp con người và các giải pháp phát triển quan hệ đối tác trong du lịch.
KẾT LUẬN
Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh rất rộng, đa dạng và phức tạp. Do đó, sự cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp, cá nhân làm du lịch rất lớn và áp lực. Để phát triển, tăng doanh thu cũng như bắt kịp xu hướng du lịch trong và ngoài nước các chiến dịch, chiến lược và kế hoạch marketing là rất cần thiết.
Điểm đến Sầm Sơn với nhiều lợi thế cho hoạt động du lịch phát triển như vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú phù hợp cho phát triển hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển. Các dịch vụ du lịch cũng được chú trọng và có những chuyển biến tích cực cả về chất lượng và số lượng, phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tuy nhiên để có thể thu hút được khách du lịch quốc tế đặc biệt là khách du lịch Tây Âu, biến du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố thì việc thực hiện một chiến lược marketing có đầu tư là vô cùng quan trọng.
Đề tài Khóa luận tốt nghiêp Đại học “Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu đến với thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” đã nghiên cứu, tổng hợp được cơ sở lý thuyết về du lịch, marketing, điểm đến du lịch, marketing điểm đến du lịch,... ở Chương 1 để từ đó áp dụng vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng của hoạt động du lịch, hoạt động marketing du lịch của thành phố Sầm Sơn giai đoạn 2015-2019 ở Chương 2, từ đó đưa ra một số giải pháp marketing thu hút khách du lịch Tây Âu đến với Sầm Sơn ở Chương 3.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn này, nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ dẫn của quý thầy cô để khóa luận có thể hoàn thiện hơn.
KHUYẾN NGHỊ
1.Đối với cơ quan quản lí nhà nước về du lịch
- Cần hỗ trợ trợ đầu tư kinh phí cho chính quyền thành phố Sầm Sơn thực hiện các chương trình hoạt động liên ngành về quản lý, bảo vệ môi trường..
- Phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
- Rà soát các quy định pháp luật du lịch và dịch vụ liên quan; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các quy định không hợp lý; cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính.
- Xem xét tiến độ đầu tư phát triển các trung tâm, công trình hạ tầng du lịch hiện có; xác định những khó khăn, vướng mắc; trực tiếp hỗ trợ giải quyết, đồng thời, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ đầu tư mở rộng.
- Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan, đề xuất các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.
- Tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các điều kiện, tiện nghi phục vụ du lịch, bảo đảm an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường,
- Tăng cường xúc tiến,quảng bá du lịch.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn cần phải được tổ chức học tập bồi dưỡng về kinh doanh du lịch, văn hóa ứng xử đối với khách du lịch, những quy định về trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường du lịch. Cam kết cùng với chính quyền xây dựng môi trường du lịch thân thiện với du khách và phát triển du lịch bền vững. Liên kết với các doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, thành lập hiệp hội du lịch trên địa bàn thành phố.
3. Đối với cộng đồng
Cần có nhận thức đúng về du lịch, du lịch cộng đồng, không vì tham gia kinh
doanh du lịch mà bỏ đi những bản sắc văn hóa địa phương hay các vấn đề môi trường bởi cần gắn kết phát triển du lịch với phát triển bền vững.