Thống Kê Cslt Tại Khu Di Tích - Thắng Cảnh Hương Sơn Tính Đến T12/2011.



Hệ thống cung cấp nước sạch đúng tiêu chuẩn cho toàn khu vực chưa được xây dựng, tại các điểm tham quan, lưu trú chủ yếu là nước ở các nguồn tự nhiên và giếng khoan. Trong mùa lễ hội thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sạch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của du khách.

Hệ thống xử lý chất thải chưa phát triển là vấn đề đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Mặc dù lượng chất thải trong thời gian diễn ra lễ hội rất lớn nhưng chưa có hệ thống xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường. Rác thải vẫn được tập trung để đốt hoặc chôn ngay trong khu vực di tích, nước thải chủ yếu được thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.

CSHT khác của khu vực khá phát triển so với các địa phương khác trong thành phố nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vấn đề thông tin liên lạc đã được cải thiện, hiện tại đã phủ sóng điện thoại di động trong khu vực từ Thiên trù trở vào. Vấn đề cung cấp điện, hiện đã có đường dây tải điện đến Thiên trù. Nhìn chung, hệ thống CSHT tương đối phát triển, tuy nhiên còn một số vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch như hệ thống cấp nước sạch, thoát nước và xử lý chất thải… và đặc biệt nó lại càng tác động tiêu cực mạnh hơn khi giao thông phát triển tạo điều kiện cho số lượng khách du lịch cùng với nhu cầu về cấp nước và lượng rác thải tăng lên… và tất yếu dẫn đến quá tải cho môi trường của Hương Sơn.

Như vậy Hương Sơn là một khu vực có xuất phát điểm kinh tế thấp, nhưng dưới tác động của hoạt động du lịch, tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng nhanh hơn so với nhiều xã trong huyện Mỹ Đức. Tuy nhiên đây là những dấu hiệu thể hiện sự phát triển thiếu bền vững của kinh tế Hương Sơn. Thương mại dịch vụ trở thành một ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế địa phương với tốc độ tăng trưởng khoảng 10% nhưng đó là sự tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động du lịch trong khi các ngành kinh tế khác như nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng quá nhanh (đến gần 15%/năm) còn tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa tương xứng với những bối cảnh thuận lợi do du lịch tạo ra.



Hệ thống CSHT đã được nâng cấp, cải tạo cùng với sự phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện. Tuy nhiên các cơ sở hạ tầng khác như hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý rác thải chưa bảo đảm phục vụ cho nhu cầu của du khách đồng thời là những nguy cơ tiềm ẩn tác động đến sự phát triển bền vững của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Đặc điểm nổi bật của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn mang tính thời vụ rất cao. Một phần do đặc trưng của loại hình sản phẩm du lịch lễ hội nhưng cũng do chưa khai thác được các tiềm năng du lịch khác về sinh thái, văn hóa… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động kinh doanh mà còn gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý vì khó có thể xây dựng được một cơ chế quản lý ổn định khi các đối tượng của hoạt động quản lý luôn biến động.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Do tính chất đặc thù của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn nên cơ sở vật chất du lịch chỉ tập trung ở các dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vận chuyển, và bán hàng lưu niệm. Sau đây ta nghiên cứu cụ thể từng loại dịch vụ.

Dịch vụ lưu trú:

Cơ sở lưu trú tại Hương Sơn hiện tại chỉ có một số đạt tiêu chuẩn như: Nhà nghỉ Công đoàn chùa Hương còn lại hầu hết là các nhà nghỉ, nhà trọ do tư nhân quản lý; số lượng các cơ sở lưu trú thì nhiều song về chất lượng còn chưa cao, hoạt động phần nhiều mang tính tự phát, thời vụ. Quy mô các cơ sở lưu trú còn nhỏ, chất lượng dịch vụ kém.

Nhìn chung các phòng nghỉ ở đây đều chưa đạt chất lượng cao do lâu ngày sử dụng chưa được đầu tư tu bổ nâng cấp. Các tiện nghi sinh hoạt còn nghèo nàn, trang thiệt bị lại không đồng bộ nên khả năng đáp ứng nhu cầu của khách kém điều này dẫn đến tình trạng doanh thu từ việc cho thuê phòng chưa cao và không hấp dẫn du khách ở lại dài ngày tại các điểm du lịch. Các nhà trọ của dân trong vùng thì càng không đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách. Mỗi một nhà trọ trong một ngày thường có thể có từ 30 đến 100 khách thuê. Một số nhà trọ trong nhà chỉ có các tấm phản trải khắp phòng làm nơi nghỉ, chất lượng dịch vụ không đảm bảo. Mặc dù điều kiện



như vậy nhưng về mặt giá cả cũng không ổn định, tăng giảm theo lưu lượng khách đến trong ngày, gây ra những bức xúc cho du khách.

Bảng 2.1: Thống kê CSLT tại Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn tính đến T12/2011.

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Khách sạn

0

0

0

0

0

Nhà nghỉ

21

23

24

26

29

Nhà trọ

119

110

109

106

106

Tổng số

140

133

133

132

135

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 10

Nguồn: Sở VHTT và DL Hà Nội


140


120


100


Khach san Nha nghi

Nha tro

80


60


40


20


0

Nam 2007 Nam 2008 Nam 2009 Nam 2010 Nam 2011


Qua số liệu của bảng trên ta thấy tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn chưa có khách sạn phục vụ khách du lịch; các nhà nghỉ, nhà trọ thì nhiều xong chất lượng chưa cao do đó mà có thể nói tại đây chưa đủ điều kiện để đón các đoàn khách quốc tế cũng như khách trong nước có khả năng thanh toán cao. Trong tình hình hiện nay, với lượng khách chủ yếu là đi trong ngày và tập trung chủ yếu vào mùa xuân hội thì số lượng các cơ sở lưu trú tại Hương Sơn là đủ để cung cấp thậm chí là dư thừa ở ngoài mùa vụ. Tuy nhiên, hệ thống khách sạn chất lượng còn thấp, đầu tư manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp.



Dịch vụ ăn uống:

Dịch vụ ăn uống của Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn tập trung chủ yếu ở tại điểm đón tiếp đầu mối là bến Đục, bến Yến và khu vực Thiên Trù. Do tính chất mùa vụ do vậy trong những năm qua dịch vụ cửa hàng ăn uống của các tổ chức du lịch và các cơ sở tư nhân chưa đầu tư chế biến món ăn phong phú, nấu nướng chưa ngon, thái độ phục vụ chưa tốt, đặc biệt là giá cả còn đắt đỏ, không mua sắm trang thiết bị mới do đó có phần gây phản cảm dẫn tới ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Với tất cả những lý do này thì hầu hết các cửa hàng ăn uống tại Hương Sơn chỉ phục vụ một số khách ở các tỉnh (thành) xa đi theo đoàn hoặc khách tự mang theo đồ ăn từ nhà. Cũng tại nhiều cửa hàng còn chưa thực hiện việc niêm yết giá chưa có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, việc tổ chức quản lý dịch vụ này còn chưa chặt chẽ và chưa được kiểm soát thường xuyên. Hoạt động kinh doanh phần nhiều còn mang tính thời vụ, không chuyên nghiệp.

Bảng 2.2: Thống kê cửa hàng - dịch vụ ăn uống tại khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn tính đến T12/2011.

Địa điểm

Cửa hàng

Diện tích (m2)

Khu vực bến Đục

14

420

Khu vực bến Yến

17

680

Khu vực Thiên Trù

23

1035

Tổng cộng

54

2135

Nguồn: Ban QLDTTC Hương Sơn

Điểm đáng chú ý là các cửa hàng dịch vụ tư nhân nói trên phần lớn là các cửa hàng được làm tạm thời hoặc sử dụng nhà ở lẫn lộn với cửa hàng cho nên vệ sinh chưa đảm bảo.

Các cửa hàng ăn uống ở khu vực Thiên Trù có số lượng và diện tích lớn nhưng do du khách tập trung rất nhiều vào một thời điểm rất ngắn cho nên việc phục vụ cũng như sinh hoạt của du khách có nhiều khó khăn.Tình trạng khan hiếm nước sạch và mất vệ sinh là không thể tránh khỏi.



Phần chi tiêu cho ăn uống của du khách trong mùa lễ hội là một khoản chi lớn chiếm gần 40-50% tổng số chi tiêu của du khách trong cả chuyến đi. Nếu tổ chức tốt dịch vụ ăn uống tại đây sẽ góp phần tăng doanh thu cho các đơn vị du lịch và nâng cao thu nhập của các hộ tư nhân. Đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và dân địa phương, tránh được tình trạng hàng quán mọc lộn xộn mất mỹ quan, rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách du lịch, khắc phục dần tình trạng kinh doanh tràn lan tự phát, hoạt động theo kiểu chụp giựt như đã diễn ra trong nhiều năm qua.

Dịch vụ vận chuyển:


Trong tổng số khách du lịch đến Hương Sơn, chỉ có 5% khách đi bằng đường bộ, còn lại 95% khách đến bằng đường thủy. Bởi vậy, phương tiện vận chuyển khách duy nhất là thuyền nhỏ mà dân địa phương thường gọi là đò.

Do đó một trong những hoạt động chính của nhân dân ở Hương Sơn phục vụ lễ hội chùa Hương là hoạt động dịch vụ vận chuyển khách bằng đò (thuyền) trên đường thủy, hình thức dùng đò vận chuyển khách du lịch đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân Hương Sơn từ bao đời nay. Thu nhập của người chèo đò tuy không lớn song đây là một nguồn thu quan trọng đối với nhân dân tại điểm du lịch Hương Sơn.

Số lượng đò này ngày một gia tăng cùng với sự gia tăng của khách du lịch, đến năm 2011 có khoảng 4.500 đò và đã được gắn biển đăng ký tham gia vận chuyển. Tuy nhiên, những con đò này vẫn hết sức đơn giản, chỉ là những thuyền nhỏ bằng sắt, trung bình mỗi đò nhỏ chở được khoảng từ 6 đến 8 người, nhưng những hôm đông khách có đò chở quá số lượng khách cho phép gây nguy hiểm cho khách. Những ngày nghỉ cuối tuần lượng khách đi tập chung rất đông gây ách tắc cục bộ trên dòng suối Yến cả giờ đồng hồ.

Ngoài ra do số lượng đò vận chuyển nhiều, số lượng người phục vụ và số lượng khách đến hàng ngày khác nhau cũng như nhận thức của người dân chưa tốt nên đã dẫn tới một số hiện tượng phục vụ chưa văn minh lịch sự như nạn xin thêm tiền bồi dưỡng của khách, giành giật khách, dọa khách và cãi lộn lẫn nhau...

Từ năm 2006 đã có tuyến cáp treo vận chuyển khách du lịch từ Thiên Trù lên động Hương Tích và ngược lại góp phần đáng kể trong việc ùn tác giao thông trên tuyến đường bộ trong khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn.



Dịch vụ bán hàng lưu niệm:

Tập trung chủ yếu tại các điểm đón tiếp thuộc bến Yến và đường lên Thiên Trù. Nhìn chung hoạt động cung cấp quà lưu niệm đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên theo thống kê các mặt hàng lưu niệm bày bán trên thị trường Hương Sơn không do chính người dân ở đây làm ra mà phần lớn là của nước ngoài (Trung Quốc, Thái Lan...) và của các địa phương khác. Do đó thu nhập từ dịch vụ này còn hạn chế và trên thực tế Hương Sơn đã trở thành thị trường hàng hoá của khu vực khác.

2.2.4.2. Công tác quy hoạch khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Trước đây công tác quy hoạch khu di tích thắng cảnh Hương Sơn chưa được chú trọng, chưa thấy được những giá trị to lớn của các di tích mang lại nếu được sử dụng một cách hợp lý, năm 1998 UBND tỉnh Hà Tây cũ đã ra quyết định phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn" với các nội dung chính như sau:

Định hướng không gian quy hoạch

Không gian du lịch Hương Sơn nằm trong không gian phát triển kinh tế xã hội khu vực chia làm 03 cụm chính:

+ Cụm Hương Tích: Gồm các thôn Đục Khê, Yến Vĩ, Hội Xá và đền chùa, hang động phía Bắc và phía Nam núi Thiên Trù với các điểm du lịch Đền Trình, Thiên Trù, Hương Tích, Giải oan, Hinh Bồng, Long Vân….

+ Cụm Tuyết Sơn: Gồm các đền, chùa, hang động, cảnh quan vùng núi Tuyết Sơn, phía Đông Nam núi Hương tích.

+ Cụm du lịch sinh thái rừng - hồ.

Quy hoạch sử dụng đất

Phạm vi nghiên cứu của điểm đến du lịch Hương Sơn là 5.100 ha, trong đó:

+ Khu đón tiếp 100 ha: gồm bến đò Yến Vĩ, khu dân cư và dịch vụ, khu Đền

Trình và một phần núi Ngũ Nhạc.

+ Cụm du lịch lễ hội Hương Tích 900 ha: gồm các đền, chùa phía Bắc Thiên Trù, Hương Tích, Giải Oan, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, dự trữ phát triển, rừng cảnh quan, rừng bảo vệ môi trường.



+ Cụm du lịch lễ hội Hinh Bồng 400 ha: gồm Hinh Bồng, Long Vân, động Người Xưa.

+ Cụm Tuyết Sơn 300 ha: gồm đền chùa, hang động Nam Hương Tích.

+ Khu du lịch sinh thái rừng 2.000 ha: gồm giữa Thiên Trù và Long Vân, Hinh Bồng và vùng đệm phòng hộ 500 ha. không gian đệm 200 ha.

+ Cụm du lịch sinh thái hồ 150 ha: gồm giữa Hương Tích và Tuyết Sơn

+ Khu dân cư và đất nông nghiệp trong xã Hương Sơn: 550ha.

Tổ chức thực hiện quy hoạch.

Trong Quyết định quy hoạch tổng thể khu di tích thắng cảnh Hương Sơn của

UBND tỉnh Hà Tây cũ đã nêu rõ:

+ Giao Ban Quản lý di tích và thắng cảnh Hương Sơn chịu trách nhiệm lập các dự án tiền khả thi và khả thi, công bố quy hoạch tổng thể, giới thiệu để thu hút vốn đầu tư xây dựng đồng thời tổ chức, quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch.

+ Các ngành Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, VHTT&DL, Công nghiệp, Tài chính Vật giá, NN & PTNT, Giao thông Vận tải, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên & Môi trường giúp Ban quản lý di tích và thắng cảnh Hương Sơn theo chức năng của từng ngành.

2.2.4.3. Công tác quản lý hoạt động du lịch khu di tích thắng cảnh Hương Sơn

Quan điểm, của chính quyền địa phương đối với sự phát triển dịch vụ du lịch Hương Sơn

Quan điểm của thành phố Hà Nội

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội, du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế. Trong đó khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng sẽ được tập trung phát triển trong thời gian tới.

Hương Sơn được đánh giá rất cao do tiềm năng phát triển du lịch đa dạng của khu vực, nó là một trong những điểm du lịch quan trọng nhất trong định hướng phát triển du lịch của Hà Nội. Hương Sơn được xác định là điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia quốc tế, hạt nhân của vùng du lịch trọng điểm Hương Sơn - Quan Sơn.

Phương hướng phát triển dịch vụ du lịch chủ yếu của khu vực Hương Sơn - Quan Sơn là tập trung phát triển du lịch lễ hội kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái. Tại Hương Sơn sẽ phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới như du lịch thể



thao leo núi, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nghỉ cuối tuần... nhằm khai thác tiềm năng đa dạng của Hương Sơn bên cạnh sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống. Các phương hướng phát triển này nhằm xây dựng, phát triển du lịch Hương Sơn trở thành một trong những khu du lịch tổng hợp lớn nhất của thành phố và cả vùng Bắc bộ, mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Quan điểm của huyện Mỹ Đức

Mỹ Đức là huyện có xuất phát điểm kinh tế khó khăn hơn so với mức trung bình của thành phố do những điều kiện tự nhiên không ưu đãi. Tuy nhiên Mỹ Đức lại có thế mạnh rất lớn đó là tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở Hương Sơn. Xuất phát từ đó, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức đã xác định tập trung đầu tư phát triển dịch vụ du lịch là một hướng đi quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Như vậy, Hương Sơn cùng với hồ Quan Sơn là hai điểm du lịch quan trọng nhất của huyện Mỹ Đức, cần tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư phát triển và mở rộng. Đặc biệt, trong quy hoạch tổ chức không gian kinh tế của huyện Mỹ Đức đến năm 2020 xã Hương Sơn sẽ trở thành cụm kinh tế trọng điểm với định hướng phát triển tập trung vào các hoạt động dịch vụ du lịch.

Như vậy có thể thấy, trong điều kiện du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội cũng như của huyện đã nhận thức được tiềm năng du lịch của Hương Sơn cũng như vị trí vai trò một động lực phát triển kinh tế xã hội và du lịch của huyện Mỹ Đức. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi không nhỏ đối với sự phát triển các hoạt động du lịch ở Hương Sơn.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Công tác tổ chức bộ máy quản lý

Năm 1962, quần thể khu Di tích - Thắng cảnh Hương Sơn đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là khu du tích lịch sử danh lam thắng cảnh. Từ đó đến nay bộ máy tổ chức ở đây cũng được hình thành và hoạt động qua nhiều giai đoạn:

- Năm 1961 có Ban Quản trị chùa Hương thuộc UBND xã Hương Sơn.

- Từ đầu năm 1962 đến tháng 12/1975 có Ban Quản lý thắng cảnh Hương Sơn

thuộc Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí