Cơ Cấu Vé Thắng Cảnh Và Vé Đò Ở Khu Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn (Áp Dụng Từ Năm 2009)



quyền hạn cụ thể cho một cơ quan đơn vị nào quản lý, đây chính là vấn đề cần có một kế hoạch cụ thể trong công tác quản lý lao động, đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch thì du lịch ở đây mới phát triển được.

Nhận thức của người dân đối với hoạt động kinh doanh du lịch

Người dân Hương Sơn đã có ý thức về những cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh cùng nguồn thu nhập mà du lịch đem lại nhưng vấn đề nhận thức về du lịch lại rất thấp. Cư dân bản địa chỉ chú ý khai thác một cách đơn thuần các tài nguyên du lịch ở đây, phát triển đa dạng các dịch vụ nhằm thu tiền.

Một cách nhìn nhận du lịch trên quan điểm phát triển bền vững chưa được hình thành và phát triển trong nhận thức của cư dân nơi đây. Trong khi đó, vấn đề ý thức nhận thức của người dân Hương Sơn đối với hoạt động kinh doanh du lịch có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững của Khu di tíchThắng cảnh Hương Sơn. Vấn đề cốt yếu ở đây là bản thân cư dân Hương Sơn phải nhận thức vấn đề phát triển du lịch mang tính bền vững, họ phải thấy được phát triển du lịch bền vững là một xu thế tất yếu để tiếp tục duy trì danh tiếng, sức hấp dẫn của điểm du lịch và cũng chính là duy trì cuộc sống của họ. Nếu không tất cả nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, của chính quyền địa phương đối với vấn đề nâng cao nhận thức sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn hay nói cách khác bản thân cư dân Hương Sơn là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình nâng cao nhận thức về du lịch để Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn phát triển bền vững. Vấn đề quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước như: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ủy ban nhân dân Huyện Mỹ Đức, chính quyền địa phương xã Hương Sơn, Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn phải có những biện pháp để giúp người dân nơi đây tự phát triển nhận thức của mình.

Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã phối hợp với địa phương tổ chức một số lớp tập huấn cho cộng đồng cư dân địa phương tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch về văn hoá du lịch nhưng các lớp học này hiệu quả còn chưa cao, chưa đạt được mục tiêu làm thay đổi nhận thức về du lịch cho nhân dân địa phương. Trong thời gian tới việc nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương về du lịch tiếp tục là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới



việc phát triển bền vững du lịch ở Hương Sơn, nhưng để đạt hiệu quả cao hơn có lẽ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần chú trọng vào chất lượng tuyên truyền giáo dục cộng đồng dưới những hình thức thích hợp với điều kiện, đặc điểm của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Tình hình giáo dục và an ninh, trật tự an toàn xã hội

Về tình hình giáo dục, các xã trong khu vực đều có trường trung học cơ sở, tiểu học và trường mầm non. Giáo dục được bảo đảm thực hiện tốt, trẻ em được tạo điều kiện đến trường. Tuy nhiên ở đây đã xuất hiện tình trạng trẻ em bỏ học trong mùa lễ hội để tham gia vào các hoạt động dịch vụ. Đây là một hiện tượng khó tránh khỏi khi điều kiện kinh tế chung của khu vực còn kém phát triển.

Hương Sơn là khu di tích thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam nên trong mùa lễ hội Hương Sơn thu hút rất nhiều khách du lịch trong đó có một lượng lớn khách quốc tế. Trong điều kiện như vậy, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội đã được chính quyền Hương Sơn và cả thành phố Hà Nội quan tâm. Trong những năm qua ở Hương Sơn, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không xảy ra các hiện tượng mất an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy tỷ lệ nghiện hút và một số tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng lên trong một vài năm gần đây nhưng với những nỗ lực của chính quyền địa phương các yếu tố tiêu cực này đã được hạn chế một cách tối đa. Đây có thể coi là một trong những điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển.

Vai trò của cư dân địa phương đối với hoạt động du lịch ở Hương Sơn.

Cư dân địa phương có vai trò là chủ nhà đón tiếp khách du lịch, thái độ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến sức hấp dẫn của điểm du lịch. Trong hoạt động du lịch, cư dân địa phương tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp vào việc cung cấp hàng hoá lưu niệm, các dịch vụ cho khách du lịch, cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, với vốn hiểu biết về sinh thái, văn hoá khu vực họ sẽ trở thành những hướng dẫn viên du lịch và tình nguyện viên trong lĩnh vực tuyên truyền giáo dục, bảo vệ môi trường.



Tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, hầu như tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đều do cư dân địa phương thực hiện, do đó vai trò của cư dân địa phương đối với sự phát triển du lịch càng quan trọng hơn. Thực tế những năm qua đã cho thấy, cư dân Hương Sơn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh du lịch, các dịch vụ ở đây đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế là chính cư dân bản địa cũng phải chịu trách nhiệm cho sự phát triển thiếu bền vững của du lịch Hương Sơn.

Như vậy xét về đặc trưng văn hoá, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn vẫn mang những đặc trưng của nông thôn Việt Nam, tuy nhiên môi trường văn hoá xã hội của khu vực bắt đầu chịu những tác động tiêu cực do sự phát triển du lịch trong thời gian qua mang lại.

Số lượng cư dân địa phương tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch khá lớn nhưng nhận thức về du lịch cũng như trình độ của lực lượng lao động còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của du lịch ở Hương Sơn.

Đời sống tinh thần của nhân dân địa phương còn nghèo nàn do thiếu các hình thức sinh hoạt cộng đồng, thiếu các cơ sở văn hoá và vui chơi giải trí.

Hoạt động du lịch ở Hương Sơn đã mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội quan trọng cho cộng đồng cư dân ở đây thông qua các cơ hội về việc làm, những điều kiện để nâng cao trình độ nhận thức, những kỹ năng thiết yếu về nghề nghiệp và quan trọng nhất là nó nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương góp phần ổn định môi trường xã hội.

Thực trạng quản lý các loại hình dịch vụ

Quản lý thu phí thắng cảnh (vé thắng cảnh)

Việc quản lý bán vé thắng cảnh do Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn đảm nhiệm. Số nhân sự hiện nay của Ban là khoảng 80 người.

Hiện nay giá vé thắng cảnh được tính chung cho cả khách Việt Nam và khách quốc tế là 30.000 đồng; cơ cấu vé thắng cảnh cụ thể như bảng 2.7.



Vào mùa lễ hội, thành phố và huyện đều thành lập Ban chỉ đạo của mình, thành lập Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương để giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện tốt lễ hội. Các tổ kiểm tra liên ngành cũng thường xuyên được thành lập để kiểm tra và xử lý các vấn đề xảy ra trong lễ hội.

Quản lý dịch vụ thuyền đò.

Dịch vụ này do UBND xã Hương Sơn quản lý mà trực tiếp là giao cho tổ thương binh điều hành. Trong số 35.000 đồng của vé đò chất lượng cao, 25.000 đồng của vé đò thông thường tuyến Hương tích và 15.000 vé đò của các tuyến khác được trích ra theo thống kê tại bảng 2.7 “Cơ cấu vé thắng cảnh và vé đò đi du lịch Hương Sơn” để chi trả cho các mục đích như: Bảo hiểm, chi phí in tuyên truyền quảng bá, chi phí bán vé và chi phí cho hoạt động điều hành của tổ thương binh. Phòng kinh tế hạ tầng kết hợp với UBND xã Hương Sơn tiến hành cấp biển hiệu cho các đò tham gia vận chuyển, thường mỗi đò chỉ chở từ 6 - 8 người. Các chủ đò hầu hết đều chưa có chứng chỉ đào tạo mà chỉ qua kinh nghiệm hàng ngày. Do số đò được cấp đăng ký thực tế ít hơn số đò và người tham gia vận chuyển nên còn có lúc xảy ra tình trạng tranh giành khách, bán khách dọc đường, một số chủ đò còn đi đón khách từ các tỉnh khác về và đưa khách đi đò của mình ép khách, xin thêm tiền của khách ... điều này cho thấy việc quản lý dịch vụ này còn nhiều bất cập.



Bảng 2.7: Cơ cấu vé thắng cảnh và vé đò ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (áp dụng từ năm 2009)

Hạng mục vé

Giá trị (đồng)

- Vé tham quan

30.000

Trong đó


+ Bảo hiểm :

500

- Vé đò bao gồm các loại:


+ Vé đò chất lượng cao tuyến Hương Tích:

35.000

Trong đó


+ Người vận chuyển

30.500

+ Chi phí in vé, tuyên truyền :

800

+ Chi phí bán vé:

250

+ Thuế:

3.450

+ Vé đò thông thường tuyến Hương Tích:

25.000

Trong đó


+ Người vận chuyển

22.000

+ Chi phí in vé, tuyên truyền :

550

+ Chi phí bán vé:

200

+ Thuế:

2.250

+ Vé đò tuyến Long Vân:

15.000

Trong đó


+ Người vận chuyển

11.000

+ Chi phí quản lý điều hành

4.000

+ Vé đò tuyến Tuyết sơn:

15.000

Trong đó


+ Người vận chuyển

11.000

+ Chi phí quản lý điều hành

4.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 12

Nguồn: Ban QLDTTC Hương Sơn



Bảng 2.8: Thuế thu từ hoạt động vận chuyển ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơ từ 2007 - T12/2011

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Thuế thu từ hoạt

động vận chuyển

1.969

2.609

2.839

2.925

2.993

Nguồn: Ban QLDTTC Hương Sơn


 Quản lý dịch vụ cáp treo chùa Hương Từ năm 2006 Công ty Cổ phần vận tải 1


Quản lý dịch vụ cáp treo chùa Hương.

Từ năm 2006, Công ty Cổ phần vận tải và du lịch Hương Sơn đã đưa vào khai thác hệ thống cáp treo. Hệ thống cáp treo đã phát huy được tác dụng trong việc giảm ách tắc. Tổng chiều dài tuyến cáp treo là 1.218 m, nối từ sau chùa Thiên Trù lên động Hương Tích, có vốn đầu tư 76 tỷ đồng (tại thời điểm đầu tư). Toàn tuyến có 32 cabin loại Omega III của Thuỵ Sĩ, công suất chuyên chở 1.500 hành khách/giờ.

Từ Thiên Trù lên Hương Tích có ba ga, là ga Thiên Trù, ga Giải Oan và ga Hương Tích. Công tác quản lý dịch vụ này tốt hệ thống vận hành các cabin thường xuyên được bảo hành, bảo dưỡng; Tại các ga có đội ngũ bán vé và điều hành khoa học ít bị ách tắc

Bảng 2.9: Thống kê số lượng vé cáp treo bán qua các năm

từ 2007 - T12/2011

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Số lượng vé cáp treo đã bán (vé)

283.300

414.285

428.570

457.142

380.800

Giá vé (nghìn đồng)

60.000

70.000

70.000

70.000

100.000

Nguồn: Công ty cổ phần cáp treo Hương Sơn



Quản lý dịch vụ lưu trú


- Đối với các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ... đủ điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú theo Luật du lịch và thông tư hướng dẫn đều tổ chức đoàn kiểm tra để hướng dẫn và xử lý các vi phạm.

- Đối với các hộ kinh doanh nhà trọ do UBND huyện cấp đăng ký kinh

doanh mỗi năm một lần.

Tuy nhiên ở dịch vụ lưu trú vẫn xảy ra tình trạng mất vệ sinh, thiếu thốn trang

thiết bị và hoạt động mang tính thời vụ, tự phát chưa tuân theo quy hoạch thống nhất.

Quản lý dịch vụ ăn uống.

Cũng như nhiều dịch vụ khác, đây cũng là dịch vụ do UBND xã quản lý, tại những địa điểm như Thiên Trù hàng năm đều có tiến hành bốc thăm đấu thầu địa điểm bán hàng, các hộ kinh doanh phải nộp thuế môn bài cho chi cục thuế của huyện. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm Hàng năm trung tâm y tế huyện kết hợp với xã tiến hành kiểm tra định kỳ đặc biệt là trong mùa vụ. Tuy nhiên vào vụ do đông khách nên vệ sinh các hàng ăn còn chưa đảm bảo, rác vứt bừa bãi, nước để rửa và nấu ăn không được kiểm soát... cộng với giá cả đắt đỏ dẫn đến một số lượng lớn khách du lịch tới đây vẫn mang theo đồ ăn từ nhà.

Nhìn chung về phương diện quản lý: trong mùa lễ hội BQL ký hợp đồng với công ty TNHH Yến Hương chịu trách nhiệm quản lý công tác vệ sinh tại Hương Sơn. Ngoài lễ hội UBND xã phát động nhân dân cùng làm. Tại khu vực này cũng có nhiều dự án đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường của các ngành, các cấp (như tiến hành nạo vét suối Yến, kè đá dọc hai bên bờ, đặt thùng đựng rác trên thuyền...)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao nhận thức

cộng đồng.

Cũng như đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp

vụ là những vấn đề hết sức quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển ngành.

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của những người phục vụ cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân ... hết sức cao.



Tại Việt Nam nói chung và khu di tích thắng cảnh Hương Sơn nói riêng trong thời gian qua do sự bức xúc trong phát triển cũng như do những tồn tại của lề lối làm ăn bao cấp một thời đã phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.

Tại các đơn vị du lịch của nhà nước và sự nghiệp có thu:

+ Đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt hầu hết là qua đào tạo tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn, có chuyên môn nghiệp vụ thuộc các ngành khác hoặc do kinh nghiệm công tác lâu năm mà có chứ chưa qua đào tạo chính quy của ngành du lịch.

+ Đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ cá thể hầu hết cũng chỉ đạt trình độ PTTH, có điều kiện mở ra kinh doanh chứ không có nghiệp vụ chuyên môn.

+ Đối với cộng đồng dân cư:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên sử dụng lực lượng lớn lao động địa phương. Do đặc thù ở Hương Sơn là sự tham gia đông đảo của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch từ chèo đò, nghỉ trọ, bán hàng... vì vậy mà sự tiếp xúc, thái độ đối với khách là hết sức quan trọng song từ lâu điều này chưa được chú trọng.

Nhận thức được các vấn đề trên ngành du lịch trong những năm gần đây đã phối hợp với các trường đại học mở các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho các cán bộ, hướng dẫn viên, các chủ doanh nghiệp về nghiệp vụ quản lý du lịch. Ngoài ra còn phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức và UBND xã Hương Sơn mở các lớp bồi dưỡng kiến thức văn minh du lịch cho các tình nguyện viên, lái đò và các đối tượng phục vụ khác trong khu vực đặc biệt là trên địa bàn xã Hương Sơn. Qua đó đã nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với hoạt động du lịch.

Công tác tuyên truyền quảng bá

Đây là một nội dung được thực hiện thường xuyên từ trước đến nay:

Đối với Hội Phật giáo và ngành Văn hoá: Thường xuyên có các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử văn hoá tại chùa Hương như các đền, chùa, hang động... giúp du khách cảm nhận được những nét đẹp của tài nguyên nhân văn tại Hương Sơn.

Đối với ngành Du lịch: Đặc biệt từ năm 1995 đến nay cùng với công tác xúc

tiến tuyên truyền quảng bá sâu rộng trong toàn ngành, khu DT-TC Hương Sơn là

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí